Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài: Những nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới
2008 và tác động của nó đối với kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới
Người thực hiện: Hà Trọng Thành
Lớp/Khoá: QHQT K22, 2021 - 2023 Chuyên ngành: QHQT
Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Hoàn
Hà Nội, tháng 3 năm 2022 1 MỤC LỤC Mở đầu T
…………………………………………………………… rang 03
Phần I. Nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 T
……………………………………………………………………… rang 03
Phần II. Tác động đối với nền kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới ... Trang 06
1. Tác động đối với nền kinh tế Mỹ T
…………………………….. rang 06
2. Tác động đối với nền kinh tế thế giới T
………………………... rang 08
Kết luận …………………………………………………………... Trang 12 2 Mở đầu
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 được coi là một trong những
cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ sau Đại khủng hoảng năm 1929 – 1933,
mà tác động, ảnh hưởng của nó đã tạo ra những thay đổi đáng kể, dẫn tới một xu
hướng hình thành cục diện thế giới mới. Trong đó, các quốc gia phát triển vốn là
động lực thúc đẩy kinh tế thế giới rơi vào suy thoái kéo dài; các quốc gia đang phát
triển lại tăng trưởng nhanh, một số nền kinh tế mới nổi vươn lên chiếm lĩnh vị trí
của các nền kinh tế phát triển1. Các tổ chức kinh tế quốc tế có nhiều điều chỉnh
đáng chú ý nhằm thích ứng với tình hình mới; xu hướng hình thành các liên kết
kinh tế quốc tế theo nhóm quốc gia và khu vực gia tăng mạnh mẽ, một số nền kinh
tế mới nổi đóng vai trò quan trọng; các luồng vốn đầu tư, lao động và cơ cấu ngành
nghề cũng có sự dịch chuyển từ Tây sang Đông, từ Bắc tới Nam, từ các nước phát
triển sang các nước mới nổi và đang phát triển. Nội dung bài tiểu luận sẽ tập trung
làm rõ những nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008,
tác động đối với nền kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới. Phần I
Nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008
Nguyên nhân cuộc khủng hoảng được xác định là bắt đầu từ cuộc khủng
hoảng tài chính ở Mỹ. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ lại được xác định có
nguyên nhân từ việc các ngân hàng thương mại của Mỹ cho vay mua nhà với một
quy mô lớn, tạo nên những “đống” nợ xấu khổng lồ, đánh sập hoạt động của các
ngân hàng này vốn đang ôm nhiều khoản vay được thế chấp bằng bất động sản “dưới chuẩn”.
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng, trong đó
có nhiều nguyên nhân đã tiềm ẩn từ trong nền kinh tế và chính sách tài chính của
Mỹ rất lâu trước khi chính thức bùng nổ và gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tại
cường quốc kinh tế số một thế giới. Một trong những nguyên nhân sâu xa là xuất
phát từ cơ cấu và cơ chế vận hành nền kinh tế Mỹ sau cuộc suy thoái kinh tế năm
1 Năm 2008, TQ vươn lên chiếm lĩnh vị trí nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới của Nhật Bản; năm 2013, Brazil vượt
qua Anh trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới. 3
2001, ảnh hưởng từ cuộc khủng bố 11/92; bên cạnh đó, sự buông lỏng trong cơ chế
quản lý nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại hoạt động đa năng và rộng
khắp cả nước, mở cửa tự do và không kiểm soát mọi loại công cụ tài chính mới
xuất hiện, cho phép các công ty bảo hiểm chỉ dựa hoàn toàn vào “niềm tin” (khi thị
trường xuống dốc toàn diện, các công ty này phá sản vì không có khả năng thanh
toán), bán khống chứng khoán vô căn cứ… Khi đồng USD mất giá thì giá cả,
thương mại, tài chính và các tài sản có giá trị bằng đồng USD đều bị ảnh hưởng; sự
sụp đổ của ngân hàng Mỹ kéo theo hiệu ứng domino gây ra sự phá sản của hàng
loạt ngân hàng các nước trên thế giới, có thể tóm gọn lại 07 nguyên nhân chính giải
thích cho những sai lầm của Mỹ dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cụ thể như sau: 1. Nợ dưới chuẩn
Nợ dưới chuẩn chính là các khoản cho vay đối với các đối tượng có mức tín
nhiệm thấp. Họ thường là những người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định,
vị thế xã hội thấp hoặc có một lịch sử thanh toán tín dụng không tốt. Vì thế, nợ
dưới chuẩn có mức độ rủi ro tín dụng rất cao, nhưng lại có mức lãi suất rất hấp dẫn.
Đây còn là một giải pháp để cân đối về nguồn vốn tín dụng toàn cầu nhằm tối đa
hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, việc cho vay nợ dưới chuẩn một cách thái quá dẫn đến
việc mất kiểm soát chất lượng tín dụng. 2. Chứng khoán hóa
Nguyên tắc căn bản của chứng khóa hóa là biến các chứng từ tài sản thành
các sản phẩm có thể mang ra bán trên thị trường chứng khoán. Bất cứ chứng từ tài
sản nào cũng có thể chuyển đổi được như chứng từ tín dụng truyền thống, tín dụng
bất động sản, tín dụng thương mại… Nó đã trở thành một công cụ chuyển giao rủi
ro hiệu quả để thực hiện cho vay nợ dưới chuẩn. Chứng khoán hóa xuất hiện đầu
tiên ở Mỹ vào năm 1970 và phát triển mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ
được nới lỏng từ năm 2001.
Khi nền kinh tế suy thoái, người vay tiền mua nhà không được trả các khoản
vay thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín
2 Từ tháng 5/2001 đến tháng 12/2002, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã liên tục giảm lãi suất liên ngân hàng từ
6,5% xuống còn 1,75%. Trong tháng 01/2008, đạt tỷ lệ 4% và xuống còn 0,25% trong tháng 01/2009. Các giải
pháp nới lỏng tiền tệ trong thời gian quá dài đã khiến đồng tiền mất giá và dẫn tới lạm phát. 4
dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng tăng thì việc phát mại
tài sản càng tăng, làm giá bất động sản ngày càng giảm. Vì vậy, giá trị tài sản đảm
bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng. Vòng xoáy khủng hoảng
cứ tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh.
3. Các công ty định mức tín nhiệm
Do sự ra đời của các công ty định mức tín nhiệm nên các giấy nợ đảm bảo
bằng tài sản (CDO) rất hấp dẫn người mua, nó có mức độ rủi ro thấp nhất, được các
tổ chức đánh giá tín nhiệm xếp hạng cao. Hàng loạt những khoản vay được định giá
AAA để thực hiện chứng khoán hóa là những khoản vay thứ cấp, người đi vay
không trả được nợ, dẫn đến hiệu ứng domino trong toàn hệ thống tài chính.
4. Công cụ đầu tư kết cấu
Công cụ đầu tư kết cấu (SIV) hoạt động theo hình thức huy động vốn ngắn
hạn bằng việc phát hành thương phiếu với lãi suất thấp, đầu tư vào các loại chứng
khoán được đảm bảo bằng tài sản với lãi suất cao. Các công ty SIV đi vay bằng
cách phát hành chứng khoán ngắn hạn lãi suất thấp rồi cho vay lại bằng cách mua
các chứng khoán dài hạn, nhất là mua MBS và CDO, qua đó hưởng phần chênh
lệch. Tuy nhiên, khi lãi suất của chứng khoán dài hạn thấp hơn lãi suất chứng
khoán ngắn hạn thì các SIV này bị lỗ. Khi khủng hoảng nợ dưới chuẩn xảy ra,
người đi vay không còn khả năng thanh toán thì các SIV này phải lâm vào tình
trạng nguy cấp, dẫn tới phá sản hàng loạt.
5. Hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng
Hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng (CDS) là một thỏa thuận giữa hai bên,
trong đó một bên phải trả phí dịch vụ định kỳ cho bên kia và được cam kết nhận đủ
số tiền cho vay tín dụng nếu bên thứ ba không trả được nợ. CDS giống như một
hợp đồng bảo hiểm vì chúng có thể được các chủ nợ mua để đề phòng nguy cơ bên
vay không thanh toán được nợ. Tuy nhiên, trên thực tế, do không có yêu cầu cầm
cố bất cứ tài sản nào nên CDS cũng có thể được sử dụng cho các mục đích đầu cơ.
Do ngày ngày càng nhiều các các công ty của Mỹ không thanh toán được số chứng
khoán phát hành khi suy thoái kinh tế ngày một lún sâu nên sự đổ vỡ của các CDS
là điều không thể tránh khỏi. 5 6. Mua bán khống
Khi giới đầu cơ đoán chắc rằng cổ phiếu của những tập đoàn liên quan đến
cho vay dưới chuẩn sẽ sụt giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra, tạo
nên một áp lực giảm giá rất lớn. Sau khi giá giảm đến một mức nào đó, họ sẽ mua
và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít phí, còn lại bao nhiêu tiền chệnh lệch họ sẽ
hưởng trọn. Thậm chí, họ còn áp dụng cách thức mua bán khống vô căn cứ, tức là
không vay chứng khoán nữa mà liên tục ra lệnh bán vì lợi dụng khe hở, mua bán ba
ngày sau mới giao cổ phiếu.
7. Khủng hoảng niềm tin
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là từ sự sụp đổ thảm khốc của niềm tin.
Các ngân hàng cạnh tranh về mức độ cho vay cũng như tài sản. Những giao dịch
phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro và che giấu những trượt giá giá trị tài sản thực
của ngân hàng. Cả thị trường xuống dốc và tất cả mọi người đều bị thua lỗ. Thị
trường tài chính xoay quanh trục nguyên tắc độ tin cậy và độ tin cậy đó đã bị xuống
cấp. Sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers (ngày 15/9/2008) là biểu
tượng của mức độ tin cậy đã xuống một mức thấp mới, là vụ phá sản lớn nhất trong
lịch sử thế giới và là sự kiện đánh dấu cho cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Phần II
Tác động đối với nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế thế giới
1. Tác động đối với nền kinh tế Mỹ
Mỹ rơi vào suy thoái kéo dài, tiềm lực kinh tế của nước này suy giảm đáng
kể3. Dưới tác động của toàn cầu hóa, nền kinh tế Mỹ đã bộc lộ những yếu điểm của
mô hình sản xuất dựa vào công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 1980 – 2000 và
sau đó là dựa vào “bong bóng” tài chính – ngân hàng giai đoạn 2000 – 2008. Nhiều
thành phố, kể cả các thành phố công nghiệp của Mỹ đã bị phá sản bởi sự dịch
chuyển của ngành công nghiệp chế tạo trong nước tới các nước mới nổi và đang
phát triển để tận dụng chi phí sản xuất và lao động giá rẻ, do hạn chế của mô hình
3 Hàng loạt tập đoàn công nghiệp, tài chính – ngân hàng lớn bị phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt (ở mức 8,2% -
9,1%), chỉ số giá tiêu dung và sản lượng công nghiệp sụt giảm đáng kể, tốc độ tăng trưởng GDP giảm thấp (năm
2011 đạt 1,8%, năm 2012 tăng lên 2,3%), nhiều quý tăng trưởng âm, xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài sụt giảm
đáng kể do suy thoái thị trường toàn cầu, nợ công (năm 2012 là 16.000 tỷ USD) và thâm hụt ngân sách (năm
2012 là 1.090 tỷ USD). Năm 2011, lần đầu tiên kể từ năm 1971, Mỹ bị đánh tụt hạng về mức độ tín nhiệm tài
chính (từ AAA xuống AA+) và TQ trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ. 6
kinh tế thị trường tự do và “bong bóng” tài chính – ngân hàng. Mỹ tiếp tục bị lôi
kéo và các cuộc chiến tranh tốn kém gây chia rẽ nội bộ, nguy cơ khủng bố tăng cao,
nợ công, thâm hụt ngân sách và thất nghiệp cao kỷ lục.
Việc duy trì và củng cố sức mạnh kinh tế Mỹ còn bị cản trở bởi các yếu tố
khác như sự suy giảm về tiềm lực kinh tế dẫn đến vị thế cường quốc hàng đầu của
Mỹ sụt giảm đáng kể, năm 2012, GDP của Mỹ còn chiếm 21,96% tổng GDP thế
giới (15.653 tỷ USD/71.277 tỷ USD), giảm so với mức 32,6% vào năm 2001; đóng
góp của Mỹ tại IMF chỉ còn 16,74% giảm so với mức 17,49% trước đó; đóng góp
và vai trò của Mỹ tại WB (chiếm 15,85% quyền bỏ phiếu) và một số tổ chức kinh
tế quốc tế khác cũng giảm sút. Năm 2012, Mỹ bị tụt xuống vị trí thứ ba thế giới về
thương mại quốc tế (chỉ còn chiếm 11% tổng thương mại thế giới, so với 12% của
TQ và 16% của EU). Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu hút và đầu tư ra nước ngoài
của Mỹ bị suy giảm đáng kể do suy thoái kinh tế và cạnh tranh quyết liệt từ các
nước công nghiệp phát triển và các nước mới nổi khác. Mỹ trở thành con nợ lớn
của TQ và Nhật Bản. Vai trò là động lực quyết định chính đối với nền kinh tế thế
giới của Mỹ đang giảm dần.
Bên cạnh đó, Mỹ còn phải đối mặt với hàng loạt vấn đề đặt ra sau khủng
hoảng như sự sụp đổ của các thị trường nước ngoài, bạo lực, xung đột sắc tộc – tôn
giáo, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, cạn kiệt tài nguyên, dân số tăng nhanh, ô
nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, dịch bệnh, di dân… tiếp tục diễn ra và có
nhiều diễn biến xấu, tác động tiêu cực tới vị thế của Mỹ. Thiếu hụt nguồn tài chính,
khủng hoảng mô hình phát triển kinh tế, vị trí số một về khoa học – công nghệ bị
thách thức, cạnh tranh quyết liệt từ các trung tâm kinh tế lớn khác, đặc biệt là từ các
nền kinh tế mới nổi, khiến ưu thế siêu cường đơn cực của Mỹ bị lung lay, buộc Mỹ
phải có sự điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại theo hướng củng cố trong
nước, chia sẻ nguồn lực trong quản lý và kiểm soát các vấn đề toàn cầu, điều tiết và
chi phối kinh tế thế giới.
2. Tác động đối với nền kinh tế thế giới
Sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, nền kinh tế thế giới, cụ thể hơn
là các nền kinh tế quốc gia, các tổ chức kinh tế quốc tế đều bộc lộ những khiếm 7
khuyết bởi những hạn chế trong cấu trúc quyền lực kinh tế, trong quan hệ kinh tế
quốc tế và trong các cơ chế, thể chế kinh tế quốc tế. Do đó, theo chiều hướng của
quy luật phát triển, buộc tất cả các chủ thể kinh tế quốc tế phải có những thay đổi,
tìm kiếm sự phù hợp mới, thích ứng với điều kiện tồn tại và phát triển ở một giai đoạn lịch sử mới.
Hệ thống ngân hàng phá sản hàng loại tại Mỹ và các nước đang phát triển (từ
15/9/2008 – 24/7/2009 có đến 79 ngân hàng thương mại tại các nước này tuyên bố
phá sản); ngành ngân hàng thế giới thiệt hại 2.280 tỷ USD vì khủng hoảng tài
chính. Thị trường chứng khoán toàn cầu đã mất khoảng 17.000 tỷ USD; thị trường
các nước mới nổi giảm 54,72%, thị trường các nước phát triển giảm 42,72%. Các
nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Đức và Pháp vấp phải nghi ngờ về quy mô các
khoản nợ công; có những quốc gia phải đối mặt với tình trạng “phá sản quốc gia”.
Giá cả của hầu hết các mặt hàng trên thế giới sụt giảm (giá dầu giảm đến 62,82%).
Theo tiến trình đó, khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã tác động mạnh mẽ
đến nền kinh tế giới như sau:
2.1. Hình thành cục diện kinh tế thế giới mới, phản ánh xu thế phát triển
khách quan của nền kinh tế thế giới.
Điều này thể hiện qua sự soán ngôi trong cấu trúc quyền lực kinh tế thế giới,
các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trỗi dậy mạnh mẽ; các nền kinh tế công
nghiệp phát triển, đặc biệt là Mỹ và EU suy giảm tương đối. Kinh tế Mỹ suy thoái,
ảnh hưởng đáng kể tới vị thế cường quốc số một; TQ nhanh chóng vượt lên thành
nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vừa là đối tác, vừa là đối thủ cạnh tranh chiến lược
với Mỹ, cùng chi phối việc hình thành cục diện kinh tế thế giới mới. Sau khủng
hoảng, nhóm BRICS4 nhanh chóng vươn lên, đại diện cho hiện tượng trỗi dậy của
các nước mới nổi. Nhóm BRICS và cơ chế G20 đang có ảnh hưởng ngày một lớn
hơn, có khả năng làm thay đổi cán cân quyền lực trong nền kinh tế thế giới, thay
thế cơ chế G7/G8 đã suy giảm vị thế.
Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là do sự thay đổi tương quan sức
mạnh giữa các nước phát triển và mới nổi. Sau nhiều thập kỷ phát triển nhanh
chóng, các nước công nghiệp phương Tây đang rơi vào tình trạng bão hòa, suy
4 Nhóm các nền kinh tế mới nổi bao gồm: Brazil, Nga, Ấn Độ, TQ và Nam Phi. 8
thoái kéo dài, thất nghiệp và nợ công tăng cao, làm ảnh hưởng tới sức mạnh tổng
hợp quốc gia. Trong khi đó, các nước mới nổi và đang phát triển đã tích lũy được
tiềm lực kinh tế đáng kể trong hơn một thập kỷ qua nhờ tiếp nhận các luồng di
chuyển hoạt động sản xuất, nguồn vốn và chuyển giao công nghệ từ phương Tây,
có cơ cấu dân số vàng, nguồn tài nguyên sẵn có và nhiều tiềm năng chưa khai thác,
đang trỗi dậy mạnh mẽ, gây ảnh hưởng đáng kể tới cục diện kinh tế - chính trị thế
giới, đồng thời đấu tranh để xây dựng một trật tự kinh tế - chính trị thế giới mới,
trong đó những nước này có vị trí, vai trò quan trọng hơn, tương xứng hơn.
2.2. Các trung tâm kinh tế, công xưởng sản xuất của thế giới dịch chuyển từ
Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, từ các nước phát triển sang các nước mới nổi
và đang phát triển, kéo theo sự chuyển dịch của luồng vốn, lao động, công nghệ và sự thịnh vượng.
Cùng với việc dịch chuyển này, thất nghiệp, suy thoái kinh tế đang gia tăng
tại các nước công nghiệp phương Tây, khiến các nước này, đặc biệt là Mỹ và EU,
phải cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy mạnh khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ,
tạo bước phát triển đột phá về chất nếu không muốn tụt hậu. Trong khi đó, các
nước mới nổi và đang phát triển tích lũy được tiềm lực kinh tế đáng kể, đang vương
lên cạnh tranh quyết liệt. Việc giải quyết thực trạng này quyết định cục diện kinh tế
thế giới mới hậu khủng hoảng.
2.3. Các ngành nghề và loa động trong nền kinh tế thế giới có sự thay đổi.
Kết cấu ngành nghề của các nước có sự thay đổi lớn và quan trọng do sự tác
động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng mạnh
(trung bình chiếm 60% GDP, ở Mỹ là 73%, EU 63%, Nhật Bản 56%), công nghiệp
tăng chút ít, một số nước giảm tỷ trọng công nghiệp (Mỹ 21% – 23%, EU 20%
GDP), ngành nông nghiệp giảm tỷ trọng trong GDP (chỉ khoảng 2% - 3%).
Các ngành nghề có hàm lượng khoa học – công nghệ cao, công nghệ “xanh”
tăng trưởng vượt bậc, các ngành công nghiệp truyền thống có tốc độ phát triển
trung bình, công nghệ thông tin trở thành trụ cột phát triển kinh tế.
Cơ cấu lao động việc làm có sự thay đổi đáng kể, yêu cầu đối với lực lượng
lao động thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi phải đầu tư thích đáng cho giáo dục – đào 9
tạo, dạy nghề và quyết định sức cạnh tranh của các nền kinh tế. Già hóa dân số trở
thành lực cản của các nước phát triển phương Tây.
2.4. Hợp tác và cạnh tranh giữa các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc,
ngày càng đan xen quyết liệt, vì lợi ích và tính toán chiến lược của từng quốc gia.
Hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế gia tăng đột biến sau khủng
hoảng năm 2008, đồng thời với các va chạm, xung đột lợi ích và trừng phạt kinh tế
giữa các cường quốc lớn (TQ, EU, Mỹ, Nhật Bản…), các cuộc chiến tiền tệ - tỷ giá,
tranh chấp thương mại cũng tăng lên tương ứng… Đáng chú ý là sự gia tăng chưa
từng có của các liên kết kinh tế khu vực và liên kết liên khu vực, hình thành nên
các liên kết chéo và các siêu khu vực thương mại tự do trên thế giới, hướng tới
thành lập các siêu nhà nước, các siêu liên kết (như nhà nước Liên bang châu Âu,
cộng đồng ASEAN…). Các quốc gia có chính sách hợp tác kinh tế quốc tế, nhất là
chính sách liên kết kinh tế và tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu hợp lý, chủ động đặt
trong tổng thể lợi ích quốc gia sẽ tận dụng thành công và hiệu quả lợi ích của nền
kinh thế giới mới; ngược lại, nếu để bị lôi kéo theo ý đồ của các nước lớn sẽ thiệt
hại tới lợi ích và ANQG.
2.5. Hệ thống tài chính – tiền tệ, thương mại, đầu tư quốc tế có nhiều chuyển
biến, theo tương quan sức mạnh kinh tế của các trung tâm lớn.
Cơ cấu tổ chức và vai trò của các tổ chức tài chính – tiền tệ đa phương được
thiết kế lại, phản ánh thay đổi trật tự kinh tế thế giới, các nước mới nổi gia tăng vai
trò và các nước phát triển suy giảm tương ứng. Đồng NDT của TQ dần tham gia vào
trục đồng tiền chủ chốt USD – EUR – JPY, hình thành nên một trục tiền tệ mới cho
hệ thống tài chính – tiền tệ. Trọng tâm các thị trường thương mại hàng hóa – dịch vụ
đang dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước mới nổi và đang phát triển,
lần đầu tiên kể từ sau khủng hoảng, các nước này đóng vai trò dẫn dắt thương mại
hàng hóa dịch vụ, xóa bỏ thế độc chiếm của các nước phát triển giữa thế kỷ XX. Một
số nền kinh tế mới nổi tranh thủ đầu cơ tích trữ các hàng hóa chiến lược, tạo thế và
lực lớn trong giai đoạn sau khủng hoảng. Chính sách bảo hộ gia tăng đột biến sau
khủng hoảng, phản ánh khả năng cạnh tranh ngang bằng của các nền kinh tế mới nổi
và sự suy yếu tương đối của các nền kinh tế phát triển. Các FTA tăng đột biến do nhu
cầu liên kết gia tăng, hình thành các khối siêu liên kết có sức mạnh lớn hơn, hướng 10
tới thành lập các siêu liên kết, các siêu nhà nước, đáng kể như Hiệp định TTIP, TPP,
RCEP… Nguồn vốn FDI đang dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước mới
nổi và đang phát triển, từ Tây sang Đông với trung tâm mới là châu Á, hình thành
nên các công xưởng sản xuất tại các nền kinh tế mới nổi.
2.6. Các quốc gia phải thúc đẩy cải cách cơ cấu kinh tế trong nước, tận dụng
tối đa thời cơ, vươn lên trong bối cảnh tăng cường liên kết kinh tế quốc tế.
Trong cục diện kinh tế thế giới mới, xuất hiện những cơ hội và thách thức
mới đối với các quốc gia trên thế giới. Điều này đòi hỏi các nước phải nhanh chóng
thích ứng, điều chỉnh nền kinh tế cho phù hợp hơn, nhằm tận dụng cơ hội, khắc
phục khó khăn, thách thức, giảm thiểu khoảng cách phát triển và có tiếng nói lớn
hơn trên trường quốc tế. Các nhà nước có xu hướng tăng cường can thiệp vào nền
kinh tế, thúc đẩy đổi mới công nghệ, cấu trúc lại nền kinh tế, tằng cường điều tiết
hệ thống tài chính tiền tệ, tăng cường khả năng cạnh tranh và mức độ hội nhập và
các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực… nhằm xây dựng nền kinh tế linh hoạt hơn,
có trình độ phát triển và khả năng cạnh tranh cao hơn, có khả năng thích nghi trước
bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động, đồng thời tận dụng tối đa các cơ hội,
vươn lên phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng có xu hướng tăng
cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, hợp tác ứng phó với các vấn
đề toàn cầu như bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, hợp tác an ninh…
trong xu hướng toàn cầu hóa và hợp tác ngày càng chiếm ưu thế.
2.7. Đặt ra các vấn đề về đảm bảo an ninh kinh tế và ANQG, đòi hỏi các nhà
nước có giải pháp hợp lý.
Trong giải quyết các mối quan hệ kinh tế các đối tác không chỉ đàm phán về
giá cả, mức thuế quan, quy chế đối xử quốc gia… mà còn cả những vấn đề nhạy
cảm, liên quan tới chủ quyền quốc gia như mua sắm công của chính phủ, các loại
trợ cấp, tiêu chuẩn lao động, môi trường, tự do di trú… Các hiệp định kinh tế còn
kèm theo ràng buộc mang tính chính trị, với mục đích lôi kéo, tạo ảnh hưởng hay
nằm trong một chiến lược tổng thể lớn hơn của các cường quốc5. An ninh kinh tế
nói riêng và ANQG nói chung ngày càng gắn chặt với nguy cơ tụt hậu và trình độ
5 Ví dụ như việc viện trợ hợp tác kinh tế của TQ với các nước trong chiến lược “Chuỗi Ngọc Trai” tại châu Phi,
việc Mỹ triển khai Hiệp định TPP nằm trong chiến lược “xay trục về châu Á”. 11
phát triển. Khoa học kỹ thuật, công nghệ kém phát triển sẽ khiến một quốc gia bị
gạt ra bên lề, có nguy cơ trở thành bãi rác thải của các nước khác, trong khi một
nền kinh tế kém phát triển sẽ khó đảm bảo được sự ổn định xã hội và an ninh của quốc gia đó. Kết luận
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, thế giới chứng kiến sự
biến đổi sâu sắc trong thế cân bằng của nền kinh tế thế giới và hình thành một cục
diện kinh tế thế giới mới. Điều này đã tác động đáng kể tới mọi mặt đời sống kinh
tế - xã hội của từng quốc gia cũng như nền kinh tế thế giới nói chung. Qua nghiên
cứu, tìm hiểu cho thấy kết quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động
hình thành các liên kết kinh tế, hướng tới thành lập các siêu nhà nước, các siêu khu
vực tăng nhanh do toàn cầu hóa và nhu cầu liên kết trong một thế giới thay đổi
nhanh chóng; đặt ra những thách thức phát triển đối với các nhà nước, đáng kể là
tìm kiếm mô hình quản lý nhà nước thích hợp, phát huy lợi thế và hạn chế nhược
điểm của việc tham gia các liên kết kinh tế, đổi mới khoa học công nghệ, giải quyết
các vấn đề mới nảy sinh… Do kiến thức và thông tin của học viên còn nhiều hạn
chế nên bài tiểu luận vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được đánh giá, góp ý
của giảng viên để học viên nâng cao kiến thức và hoàn thành tốt hơn trong những bài tiểu luận sau./. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jonathan R. Pincus. “Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008”, Chương trình
Giảng dạy Kinh tế Fulbright, 2018. https://happy.live/khung-hoang-kinh-
te-the-gioi-2008-p1-nhung-nguyen-nhan-sau-xa-nao/ 12
2. Báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á. “Khủng hoảng kinh tế toàn
cầu và các nền kinh tế mới nổi: ảnh hưởng tiêu cực và tổn thất”. Tháng 3/2009.
3. Michel Beaud và Gilles Dostaler. “Tư tưởng kinh tế từ Keynes”. NXB Trí
Thức, Hà Nội, 2008.
4. Austin Murphy. “An Analyis of the Financial Crisis of 2008: Causes and
Solution, Small Business Administration – SBS Publication, USD”. 2008.
5. PGS TS Phạm Thái Quốc. “Về xu hướng dịch chuyển cán cân quyền lực
thế giới”. Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 06 (170), 2010.
6. Nguyễn Nguyệt Nga. “Cục diện kinh tế quốc tế và xu hướng phát triển
trong những năm tới”. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 04 (83), tháng 12/2010.
7. TS Nguyễn Hồng Nhung. “Tổng quan kinh tế thế giới năm 2010 và triển
vọng đến năm 2015. Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 02 (178), 2011.
8. Báo cáo đầu tư toàn cầu năm 2012: “Hướng tới một chính sách đầu tư
mới”. UNCTAD, năm 2012. 13