Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm lý ở trẻ là gì? - Tâm lý học đại cương | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm lý ở trẻ là gì? - Tâm lý học đại cương | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tâm lý học đại cương (TLH02)
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm lý ở trẻ
1. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu
- Trẻ em còn quá nhỏ để thích nghi với những biến đổi bất thường từ môi
trường. Nhất là phần lớn trẻ thường vẫn còn phụ thuộc nhiều vào ba mẹ.
Chính điều này đã khiến trẻ luôn có cảm giác sợ phải xa cách, mất đi
tình yêu thương của ba mẹ, ông bà, sợ khi làm sai,...
- Tuy tình trạng này không phải là vấn đề đáng quan ngại, đôi khi nó còn
rất có lợi cho sự phát triển của trẻ nhưng một khi tình trạng căng thẳng,
lo lắng kéo dài, biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em sẽ trở nên trầm trọng
hơn. Nguyên nhân chủ yếu có thể bắt nguồn từ các yếu tố môi trường và các yếu tố sinh học:
+ Cú sốc gia đình: Những sự việc đau lòng như cha mẹ ly hôn, người
thân qua đời,... hay thậm chí chỉ là mẹ có em bé mới,... có thể khiến trẻ
cảm thấy mất an toàn và có cảm giác bị bỏ rơi.
+ Gia đình không hạnh phúc: Khi thường xuyên phải chứng kiến các
cuộc cãi vã, mâu thuẫn giữa ba mẹ, ông bà, trẻ có thể cảm thấy áp lực và sợ hãi.
+ Học quá nhiều: Một số trường hợp trẻ đi học, ba mẹ sắp xếp thời
khóa biểu của trẻ quá kín cũng như quá kỳ vọng vào trẻ, thời gian nghỉ
ngơi của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
+ Bị bạo hành, bắt nạt: Thường xuyên bị bắt nạt cũng rất có thể
khiến biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em xuất hiện. -
Ví dụ minh họa: Nam là học sinh lớp 1, là một cậu bé hiếu động và hòa
đồng, nhưng sự thay đổi về môi trường từ mẫu giáo lên tiểu học khiến
Nam cảm thấy không kịp thích nghi, em cảm thấy bồn chồn, lo lắng mỗi
khi đến trường. Điều đó khiến Nam dần thu mình lại, em ít nói và luôn
trốn tránh việc đến trường.
2. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm -
Bạo lực học đường: Trẻ bị rơi vào trạng thái khủng hoảng, lo sợ vì bị ức
hiếp, bắt nạt khi đi học, đa số trong trường hợp này trẻ sẽ giấu đi và cố
gắng chịu đựng, không chia sẻ với ba mẹ. -
Áp lực học tập: Việc bị cha mẹ đặt mục tiêu về điểm số, mọi thời gian của
bé đều dành cho việc học, khiến trẻ bị áp lực, tự ti, xấu hổ, sợ hãi khi không
đạt được thành tích đã đặt ra. -
Cuộc sống gia đình: Gia đình đóng vai trò quan trọng về tâm lý và sự phát
triển của trẻ, nếu ba mẹ thường xuyên cãi vã, khiến bé chịu đựng nhiều tổn
thương, dẫn đến trầm cảm. -
Bị áp đặt: Chịu nhiều sự ràng buộc của ba mẹ về học tập, vui chơi trong
thời gian dài cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi và tâm lý, đây cũng là
rào cản lớn về khả năng giao tiếp của trẻ. -
Môi trường sống thay đổi: Nếu trẻ thường xuyên phải thay đổi môi trường
sống sẽ khiến việc thích nghi trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng đến các mối
quan hệ bạn bè, học tập và tâm lý. -
Các chấn thương về tâm lý: Những chấn thương về tâm lý có thể gây ra
bệnh trầm cảm cho trẻ như: gia đình tan vỡ, thất bại trong học tập, bị lạm
dụng tình dục,... khiến trẻ cảm thấy tự ti, không muốn giao lưu với mọi người. -
Di truyền: Có tới khoảng 40% trường hợp trầm cảm ở trẻ em xuất phát từ
ADN (theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Mỹ), căn bệnh này chủ yếu
xuất hiện ở các trẻ từ 1 - 6 tuổi. -
Ví dụ: C là 1 học sinh lớp 6, em là một học sinh ngoan ngoãn, hòa đồng và
có thành tích học tập tốt, nhưng đến năm lớp 7 đột nhiên C thay đổi khiến
cả thầy cô và bạn bè ngạc nhiên. Em trở nên lầm lì, ít nói, lên lớp chỉ ngủ,
thành tích học tập của em giảm sút. Cô giáo phát hiện ra sự bất thường nên
đã đưa em đến phòng tham vấn học đường. Tại đây, nhà tham vấn biết
được rằng hiện tại em đang ở cùng bác trai do ba mẹ đi làm ăn xa và em đã
bị chính bác mình xâm hại.