Nguyên nhân Liên Xô tan rã - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

Trường:

Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu

Thông tin:
10 trang 1 năm trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nguyên nhân Liên Xô tan rã - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

61 31 lượt tải Tải xuống
Chú ý mỗi đoạn cho lên slide thành một ý ngắn gọn (1-5 dòng)
NGUYÊN NHÂN LIÊN XÔ TAN RÃ
1. Nguyên nhân kinh tế
Nguyên nhân này xuất phát từ bên trong tính sâu xa. Hệ thống kinh tế quan
liêu bao cấp đã không kế thừa được những tinh hoa của nền kinh tế sản.
hình kinh tế hội chủ nghĩa Liên đã áp dụng không thúc đẩy được động
cơ làm việc, tăng năng suất của người lao động. Việc kế hoạch hóa nền kinh tế một
cách cưỡng ép, chủ quan đã đi ngược lại quy luật khách quan của lịch sử. Việc tiến
hành kế hoạch hóa, tập thể hóa nền kinh tế được áp dụng tràn lan, sai nguyên tắc
trong khi năng lực sản xuất của nền kinh tế người lao động còn thấp. việc chèn
ép các sở hữu nhân coi nhẹ sở hữu cổ phần cũng như các hình thức kinh
doanh đa sở hữu khác gây ra sự gia tăng tình trạng độc quyền phi kinh tế tình
trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí do ai cũng quyền ra lệnh, can thiệp vào
hoạt động của doanh nghiệp nhưng không ai chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả
kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung.
Đảng Cộng sản Liên Nhà nước Xô-viết đã áp dụng những biện pháp hành
chính, áp đặt để giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế. Toàn bộ liệu sản
xuất được công hữu hóa hay tập thể hóa. Sở hữu tư nhân bị thủ tiêu bằng vũ lực và
tước đoạt. Tất cả các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tập thể đều bị xóa
bỏ. Thị trường không phát triển do sản xuất hàng hóa bị coi là xa lạ với chủ nghĩa
xã hội,... Trong nông nghiệp, chính sách hợp tác hóa đã làm suy yếu lực lượng sản
xuất nông thôn, tước bỏ động lực cần thiết, làm cho nền nông nghiệp phát triển
chậm, năng suất lao động thấp. Nền công nghiệp Liên khả hơn, nhưng
chỉ phát triển tốt một số ngành công nghiệp nặng, khai khoáng, công nghiệp
quốc phòng. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ý nghĩa đặc biệt quan trọng
với hội lại khu vực yếu kém nhất. Người dân rất ít hội để lựa chọn
những hàng hóa, nhu yếu phẩm cho nhân gia đình. Nhiều thời kỳ, hàng hóa
khan hiếm gây bức xúc trong xã hội.
Vào cuối những năm 1960, Liên các nước trong hệ thống XHCN Đông
Âu đã thu được những thành tựu quan trọng về kinh tế - hội, chuyển sang giai
đoạn xây dựng chủ nghĩa hội phát triển, nhưng chế quản vận hành nền
kinh tế đã không có bất cứ sự thay đổi nào. Hơn thế nữa, cơ chế đó còn tỏ ra ngày
càng kém hiệu quả hơn do hệ thống công quyền ngày càng quan liêu hóa. Những
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ của nhân loại không được áp
dụng kịp thời vào sản xuất. Năng suất lao động hội ngày càng giảm. Tăng
trưởng kinh tế nhằm mục tiêu giành thắng lợi trong cuộc chạy đua "ai thắng ai"
với các nước bản không đạt được như mong muốn. Không những thế, nền kinh
tế còn sa vào tình trạng trì trệ. Chất lượng các loại hàng hóa tiêu dùng thấp, không
được đổi mới về hình thức, mẫu mã, hàng hóa ngày càng khan hiếm, không đáp
ứng được yêu cầu tiêu dùng của nhân dân. Sự thất bại trong phát triển kinh tế đã
góp phần đẩy xã hội Xô-viết đến bờ vực khủng hoảng.
Trong cuốn sách The Politics of Bad Faith, tác giả David Horowitz đã đưa ra
những thống kê cho thấy rằng tiêu chuẩn sống của người dân Liên Xô trong những
năm 1980 ngày càng sụt giảm. Tình trạng thiếu hụt các mặt hàng tiêu dùng ngày
càng tăng, nhiều nơi ở Liên Xô người dân đã phải đối mặt với tình trạng không
giấy vệ sinh để sử dụng (mặc dù Liên Xô có diện tích rừng lớn nhất trên thế giới).
Đến tháng 8 năm 1991, khủng hoảng chính trị xảy ra khiến hoạt động kinh tế đình
trệ. Đến tháng 10, Liên Xô xảy ra tình trạng khan hiếm lương thực thực phẩm trên
diện rộng do nhiều nông dân từ chối thanh toán bằng tiền rúp Liên (do Nhà
nước Liên đang tan nên nông dân không muốn dùng tiền do Nhà nước phát
hành), tỉ lệ lạm phát đã lên tới hơn 300%, các nhà máy đã không còn đủ khả năng
để trả lương cho công nhân, nguồn nhiên liệu dự trữ một số nơi thì chỉ đáp ứng
50-80% nhu cầu cho mùa đông đang đến. Ước tính kinh tế Liên đã sụt giảm
20% do cuộc khủng hoảng chính trị năm 1991. Tổng thống Gorbachev kêu gọi sự
hỗ trợ từ các nước phương Tây nhưng bị từ chối. Các tổ chức kinh tế- tài chính
toàn cầu như IMF WB cũng tuyên bố rằng nền kinh tế của Liên hiện đã
liệt mọi sự giúp đỡ của họ vào thời điểm này ích. Chính phủ Liên đã
buộc phải nhận viện trợ lương thực thuốc men từ Ấn Độ - một nước còn kém
phát triển.
2. Nguyên nhân chính trị
Đảng Cộng sản Liên trở thành quyền lực tối cao, hòa trộn chức năng giữa
Đảng chính quyền, dẫn tới Đảng sự bao biện, làm thay các quan nhà
nước, các tổ chức quần chúng, làm cho bộ máy của Đảng cồng kềnh, hoạt động
kém hiệu quả, không tập trung được o công việc chủ yếu của mình. Hệ thống
điều hành tổng lực của đất nước xuất hiện sự già cỗi, chậm đổi mới; Không
thiết chế kiểm soát quyền lực của Đảng Cộng sản các nhân lãnh đạo Đảng.
Mặc hệ thống giáo dục tốt, nền tảng dân trí cao nhưng thiếu phản biện hội
thực sự khiến ban lãnh đạo Liên không nhận thức được những khiếm khuyết
của mình. Nhóm cải cách do Mikhail Sergeyevich Gorbachyov đứng đầu vừa
không thoát khỏi cách làm cũ, vừa mắc những sai lầm mới: biến phản biện hội
thành một quá trình không kiểm soát được, biến hoạt động khoa học và lý luận của
các cơ quan soạn thảo văn kiện nhiều khi thành một hoạt động dạng câu lạc bộ
chính phủ.
Chính quyền Liên Xô trong giai đoạn cuối đã không nghiêm minh trong việc thực
hiện pháp luật, kỷ luật đối với Đảng viên bị buông lỏng, cũng như những hạn chế
trong việc thực hiện công bằng hội khi nhiều cán bộ thoái hóa đã tự cho mình
được hưởng đặc quyền đặc lợi không bị pháp luật trừng trị. V. I. Lê-nin đã
nhấn mạnh: chuyên chính sản phải bảo đảm thực hiện nền dân chủ XHCN,
trong đó nhân dân chủ nhân hội, người trực tiếp tham gia mọi công việc
của nhà nước, nhân dân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công việc quản lý
xã hội. Nhưng từ thời Stalin, Đảng Cộng sản Liên ngày càng có xu hướng độc
đoán, quan liêu, xa rời nhân dân không đề ra chế nào đế sửa chữa. Môi
trường thiếu dân chủ, cơ chế tổ chức yếu kém, kỷ luật đảng lỏng lẻo. Trách nhiệm
của từng tổ chức, nhân trong hệ thống tổ chức của Đảng không ràng. Công
tác kiểm tra, giám sát không chặt chẽ. Tình trạng đặc quyền, đặc lợi quan liêu,
nhũng nhiễu, "mua quan, bán chức" trong Đảng ngày càng nặng nề...
Những người bất đồng ý kiến bị loại bỏ, đưa ra khỏi các vị trí lãnh đạo. Nguyên
tắc tập trung dân chủ không được áp dụng triệt để, thậm chí còn bị giải thích sai
lạc để bảo vệ những lợi ích của nhân hay nhóm quan chức quan liêu. Đó
sở dẫn tới tệ sùng bái nhân, độc đoán, chuyên quyền... Một loạt lãnh đạo cao
cấp của Đảng, Nhà nước Liên các nước XHCN Đông Âu đã duy trì
quyền lực suốt đời mà không bị giới hạn nhiệm kỳ. Nền dân chủ XHCN ở Liên Xô
và các nước Đông Âu trên thực tế bị hạn chế rất nhiều so với các tuyên ngôn chính
thức. Hầu hết các ý kiến, quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng,
Nhà nước đều không được khuyến khích, thậm chí còn bị quy vào những tội danh
nặng nề.
Tình trạng thiếu dân chủ thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả văn học - nghệ
thuật, khoa học, nhất khoa học hội, hạn chế sự sáng tạo trong hội vai
trò của nhân dân trong giám sát quyền lực, phản biện các chính sách hội. Tình
trạng ấy dẫn đến những bức xúc về tưởng, tinh thần trong hội không được
giải tỏa, không lối thoát, bị ức chế, kìm nén, gây nên không khí nặng nề, tạo
nên những rạn nứt ngầm trong quan hệ giữa nhân dân với Đảng Nhà nước. Đó
cũng chính là mảnh đất tốt cho chủ nghĩa quan liêu, là môi trường thuận lợi cho sự
chuyên chế, độc đoán, là căn bệnh làm cho Đảng, Nhà nước xa rời nhân dân, nhân
dân mất dần niềm tin vào Đảng và Nhà nước.
Sai lầm trong nhận thức luận còn thể hiện phương pháp không đúng khi tiếp
cận với chủ nghĩa Marx-Lenin, sự bảo thủ, hẹp hòi trong thái độ ứng xử với những
giá trị của văn minh nhân loại, nhất những liên quan đến chủ nghĩa bản.
Đặc biệt, sự độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ và chủ nghĩa cá nhân là nguyên
nhân cản trở, không cho phép phát triển hệ thống luận khoa học, khách quan,
đúng đắn trong điều kiện chủ nghĩa xã hội hiện thực mô hình Xô-viết.
3. Đường lối cải tổ sai lầm và sự phản bội của Gorbachev
3.1. Đích nhắm của phương Tây
Vào đầu thập kỷ 1970 tại Sicily (Italia) diễn ra cuộc gặp mặt "những chính khách
trẻ”, có M. S. Gorbachev tham dự. Ông ta lúc đó là cán bộ đoàn, thủ lĩnh đảng của
Stavropol. Chính vào thời điểm này mối liên lạc của “người cải tổ số 1" trong
tương lai với giới lãnh đạo chính trị phương Tây được thiết lập. Những cuộc tiếp
xúc này đã khởi đầu một đường lối "Tư duy mới” điểm kết thúc sự biến mất
hoàn toàn của Liên Xô.
M. S. Gorbachev khi thư Trung ương Đảng phụ trách nông nghiệp đã tiếp
xúc công khai với người Mỹ là những nhà "hoạt động xã hội” khoác áo chuyên gia
về nông nghiệp. Thông qua con đường công khai không công khai, M. S.
Gorbachev đã từng tiếp xúc với RAND Coporatinon là tổ chức chuyên nghiên cứu
thông tin tình báo để chống phá Liên Xô.
Đại sứ Liên Israelian kể lại, đúng thời gian đó Bush đã mặt tại Geneva,
ngày 18-4-1984. Còn hôm trước đó, cố vấn Tổng Thư Liên Hợp quốc
Xadrudnin Aga Han đã gọi điện thoại mật thông báo cho tôi rằng chiều 17 ông
ta muốn cùng tôi gặp "một người bạn chung của chúng ta". Chúng tôi cùng trò
chuyện ba người. Bush đề cập đến mục đích chuyến đi Geneva đưa ra dự thảo
Hiệp ước về cấm khí hóa học. Khi chuyển sang nói chuyện khác thì Aga Han
bỏ đi, chỉ còn lại tôi và Bush.
Chuyến thăm nổi tiếng tới London mà Gorbachev và phu nhân gặp bà M. Thatcher
cũng là một đuờng nét vẽ nên mối quan hệ giữa M. S. Gorbachev với phương Tây.
Sau cái chết của K. V. Chernenko thì Thatcher đã chấp nhận chuyến thăm đối với
M. S. Gorbachev, họ ngồi với nhau cả hàng giờ liền "mắt trong mắt”, nhưng vì gặp
đông người phía Liên Xô nên chẳng nói gì được nhiều.
Bất chấp nguyên tắc của Đảng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Liên đã gặp
trực tiếp với giáo hoàng Roma John Paul II không phiên dịch, gặp tay đôi với
Bush cha trên khoang chỉ huy của một tàu chiến Mỹ tại Malta không có người thứ
ba dự.
Trên thế giới các cuộc gặp gỡ quan chức các nước với nhau bao giờ cũng được ghi
biên bản chi tiết, người tham gia là người chính thức hay quan chức chính phủ, hai
bên đưa ra những vấn đề gì, v.v. nhưng người đầu tiên vi phạm điều này
Gorbachev. Họ thường xuyên tiến hành các cuộc đàm phán nội dung không
được ghi vào biên bản. Họ cũng không sử dụng phiên dịch người mình. Không ai
ở Liên Xô biết được nội dung các cuộc trò chuyện của họ.
Tháng 5/1993, Gorbachev công nhận rằng trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ
Reagan tại Reykjavik, ông đã trao Liên Xô vào tay Mỹ.
3.2. Gorbachev chống phá Liên Xô
Gorbachev tìm mọi cách chui sâu, luồn cao vào hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của
Đảng Nhà nước. Gorbachev con người tránh vấn đề, giỏi che đậy, khôn
ngoan kỹ năng chiến thuật làm mọi người nhanh quên đi những quan
điểm cấp tiến của mình. ràng, trước khi giành được chức Tổng thư, không
phải tình cờ khi Gorbachev đã tiến hành việc tách gạt bỏ Đảng Cộng sản Liên
Xô khỏi vai trò lãnh đạo đời sống kinh tế của đất nước.
Gorbachev từ Ủy viên dự khuyết trở thành Ủy viên chính thức Bộ Chính trị
BCHTƯ ĐCS Liên Xô thật đơn giản.
Những âm mưu phản động hội đã đóng vai trò to lớn đưa Gorbachev lên vị
trí Tổng thư của Đảng. Các nhà Kremli học đã áp dụng nước cờ “biến con tốt
thành hoàng hậu” trong trường hợp Gorbachev một số Ủy viên Bộ Chính trị
phe cánh Gorbachev.
Việc đăng quang của Gorbachev đã được chuẩn bị từ lâu. Trong quá trình leo lên
ngôi vị cao nhất, Gorbachev đã áp dụng nhiều chiến thuật loại bỏ những ai không
ăn cánh khi loại bỏ hoàn toàn, khi phải cách ly tạm thời. Như với D. F.
Uxtinov bằng mọi cách phải loại bỏ hoàn toàn. Hồ sau này đã tiết lộ chính
Uxtinov đã phải chấp nhận lùi xuống vị trí thứ 2 trong Đảng sau Chernenko. Điều
này có một mục tiêu duy nhấtchặn đứng con đường thăng tiến chính trị đối với
Romanov - người chống quyết liệt việc bầu Gorbachev giữ chức Tổng Bí thư.
Gorbachev tìm mọi cách thủ tiêu những dấu vết sai lầm trước đó của mình. Chính
M. S. Gorbachev là người đầu tiên thủ tiêu vai trò của KGB để tránh hiểm họa cho
sự phản bội Đảng, phản bội Tổ quốc của ông ta.
3.3. Sự lươn lẹo của Gorbachev
Sau khi M. S. Gorbachev giữ được vị trí cao nhất trong bộ máy lãnh đạo của
Đảng, ông ta đã dốc hết sức thực hiện vai trò hai mặt. Là Tổng bí thư nhưng cũng
là một kẻ phản bội làm theo những gì mà phương Tây giao phó. Những gì mà vây
cánh của ông ta nhận thấy được chỉ mới là phần tồi tệ nhất của trò chơi quyền lực.
Trên thực tế, đã thành sự phản bội.
Sự “sáng tạo” đặc biệt của M. S. Gorbachev trong lĩnh vực điều hành bề ngoài
tỏ ra hành động theo đường lối “cải tổ” đã được lựa chọn đúng đắn, song thực
chất, ông ta thường thông qua những quyết định nước đôi rất khéo léo, những
quyết định đó thường lợi cho những kẻ phá hoại. Còn bản thân ông ta, trong
những tình huống căng thẳng, bị dồn ép lại rất biết cách phòng thủ và lảng tránh.
Liên Xôquốc gia đa dân tộc. Thế lực chống cộng phương Tây, nhất là Mỹ luôn
âm mưu chia rẽ các dân tộc trong Liên bang viết. Trong những năm tháng
cải tổ, M. S. Gorbachev lập lờ trước tình trạng mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc bùng lên
dẫn đến phong trào ly khai đòi độc lập ở một số nước cộng hòa. Chính thái độ của
M. S. Gorbachev đã dẫn đến hậu quả đẩy nhanh sự sụp đổ của thể chế chính trị Xô
viết.
Chính chương trình phá hoại từng bước về chính trị kinh tế Liên gặp
phải khủng hoảng nặng nề nhất. Đó cũng lúc, M. S. Gorbachev công khai cầu
viện Mỹ.
3.4. Chống phá Đảng từ bên trong
Sự phản bội lớn nhất của M. S. Gorbachev là thủ tiêu vai trò của ĐCS Liên Xô đối với
xã hội, cổ vũ hình thành các tổ chức chính trị đối lập, thực hiện đa nguyên, đa đảng.
Vào đầu thời kỳ cải tổ, việc đầu tiênGorbachev và êkíp của ông ta làm là đẩy
hệ thống điều hành vào trạng thái bất ổn định.
Cái gọi cải tổ kinh tế ngay từ đầu đã thất bại, tiêu cực hội ngày càng tăng
cao, đượcgiải như là một thứ học phí của quá trình cải tổ. Nhân cơ hội này, M.
S. Gorbachev làm phức tạp hoá tình hình tiếp tục sai lầm, đẩy mạnh cải cách
chính trị với khẩu hiệu công khai hoá, dân chủ hóa.
Dư luận xã hội và trong nội bộ ĐCS Liên Xô đã không ít người nhận rõ những sai
lầm rệt tính tổ chức của cái gọi cải tổ do Gorbachev khởi xướng điều
hành. Trong bối cảnh hỗn loạn, thông tin chính thức lên Ban lãnh đạo cấp cao bị
vô hiệu hoá.
Trong hơn sáu năm trên cương vị Tổngthư, M. S. Gorbachev đã thay đổi hoàn
toàn Bộ Chính trị bộ phận chủ yếu của BCH T.Ư. Chỉ trong năm đầu tiên cầm
quyền, ông ta thay 14 trong 23 lãnh đạo trong Ban Bí thư, 39 trong 101 bộ trưởng.
4. Sự chống phá điên cuồng và thâm độc của phương Tây
4.1. Thủ đoạn “diễn biến hoà bình”
Để lật đổ Liên Xô, các thế lực thù địch phương Tây đặc biệt Mỹ đã đặt ra nhiệm vụ
hàng đầu cần phải lũng đoạn được quan đầu não. Đó Đảng Cộng sản Liên Xô. Từ
đó, kẻ thù giấu mặt đã len vào nhiều vị trí then chốt trong bộ máy của Đảng Cộng sản
Liên Xô. Chúng thực hiện nhiều ý đồ: Gây mâu thuẫn nội bộ, tăng cường khuynh hướng
ly tâm, làm suy yếu khuynh hướng hướng tâm trung tâm cũ, tăng cường những trung
tâm mới mang hình thức hợp pháp nhằm làm tan rã, xáo trộn toàn bộ hệ thống hội,
thiết lập biên giới mới ở các nước cộng hoà có mối quan hệ độc lập với bên ngoài.
Mỹ đã sử dụng nhiều lực lượng từ bên ngoài xâm nhập vào nội bộ Đảng Cộng sản Liên
thông qua các “cuộc chiến” về tổ chức nhân sự, thông tin báo chí, tài chính các
cuộc chiến khác.
4.2. Những đòn phép thâm độc và hèn hạ
Một trong những dự án nổi tiếng nhất thuộc chuyên ngành mật nhất mang tên
Dự án Havard đã được áp dụng trong thời gian cải tổ Liên nhằm phi ý thức
hệ, thực chất thay đổi hệ tưởng Mác - Lênin bằng một hệ tưởng khác. Đối
tượng chịu tác động của những đòn chiến tranh tâm Mỹ người dân Liên Xô,
nhất những người cầm quyền cao nhất, làm cho họ không khả năng nhận
thức được tình thế cũng không phát hiện ra được những độc chất trên mặt trận
tư tưởng, mất tính độc lập quyết định.
Chiến tranh tâm của Mỹ đã gây mất ổn định trong nhận thức hấp dẫn người
dân bằng màn kịch chính trị lớn - cải tổ. Quần chúng chỉ còn đám đông. Trong
tình trạng đó, nhiều người đã để mất thái độ trách nhiệm công dân vốn có đối với
những đổi thay trong xã hội Xô viết đang đứng trước những nguy cơ to lớn.
Phương thức nguy hiểm nhất phương Tây áp dụng Liên đưa kẻ thù
giấu mặt hoặc những kẻ cơ hội thâm nhập cơ cấu quyền lực. Họ quan tâm thu nạp
những nhân vật dễ bị mua chuộc là những kẻ thiếu hiểu biết về Tổ quốc, không
nguồn gốc xã hội, văn hoá, tình cảm với đất nước nơi họ sinh ra và lớn lên.
Mục tiêu của của Mỹ chống Liên khai thácchiến tranh kinh tế - tài chính
được càng nhiều tài nguyên càng tốt, làm tê liệt chức năng điều hành nền tài chính
quốc gia, ngăn cản Liên Xô tiếp cận khoa học công nghệ, phục vụ cho một “chiến
lược gây căng thẳng”. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, hàng loạt biện pháp, chiến
dịch đã được tiến hành nhằm vào những hướng phát triển kinh tế then chốt ở Liên
Xô.
Với đòn giảm giá dầu chằng những Mỹ đã giành được quyền kiểm soát giá dầu mỏ
mà còn đẩy kinh tế Liên Xô thêm khó khăn trước thềm cải tổ.
Nền kinh tế Liên vốn đã phát triển không thật tốt. Cho đến khi Mỹ thực hiện
Chỉ lệnh của Hội đồng An ninh quốc gia (NSC), NSDD số 66 ngày 13-11-1982, áp
dụng bổ sung các phương thức phá hoại chủ ý trong lĩnh vực tài chính kinh
tế Liên Xô đã bị phá vỡ hoàn toàn.
4.3. Mạng lưới điệp viên
CIA tìm cách tuyển mộ những nhân vật phẩm chất nhân cũng như năng lực
công việctheo họ trong tương lai sẽ có chức vụ trong bộ máy điều hành, đồng
thời có thể hoàn thành được những nhiệm vụ mà họ giao cho. Những "điệp viên có
thế lực” được hoạt động riêng lẻ cấp xây dựng đường lối để tiến hành phá hoại
ngầm. Những điệp viên thế lực khi bị thá hoá về đạo đức tuởng đã trở
thành lực lượng chủ yếu chỗ dựa cho bọn phản cách mạng. Bọn chúng đã
"kết thành tổ kén” trong ĐCS Liên Xô.
Phướng Tây đã hình thành cả một hệ thống phức tạp to lớn để hủy diệt Liên
Xô. Hệ thống đó bao gồm cả giới lãnh đạo phương Tây, các quan mật vụ của
chúng, đội quân thứ 5 ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
Phân hệ "Những trung ương thần kinh Mỹ" một thành tố quan trọng của hệ
thống đó. Thành công trong việc phá hoại Liên Xô một phần đáng kể thuộc về "sự
phân tích thầm lặng" của các bộ tham mưu từ bên kia đại dương. Chúng soạn ra
các phương thức và nhào nặn những thông tin nhằm bóp chết Liên Xô. Vào những
năm cải tổ, Mỹ đã phát triển tới 285 trung tâm. Đó những trung tâm "Xô viết
học'' chuyên thu thập thông tin, hoạch định kế hoạch làm suy yếu, tiến tới lật đổ
Liên Xô.
Đến đúng thời điểm này phương Tây tung ra một đòn tấn công tính toán chính
xác vào Đảng Cộng sản để loại bỏ Đảng ra khỏi đời sống chính trị của đất nước.
Điều đó đã được hoàn thành vào tháng 8-1991, vấn đề còn lại chỉ hình thức
"chia tay Xô viết" và cuối cùng là báo cáo với "quan thầy" Mỹ.
Phương Tây tìm mọi cách hạn chế những năng lực của quan an ninh viết
(KGB), hủy hoại những phuơng pháp công tác có hiệu quả, làm giảm sút tinh thần
cảnh giác làm chệch hướng các mục tiêu, tung tin giả, ly gián vu cáo cán bộ KGB,
sử dụng những kẻ đại diện mật trong đội quân thứ 5 ngăn chặn các kênh thông
tin của KGB và thủ tiêu vai trò tổ chức đảng trong KGB.
4.4. Sự kiện tháng 8-1991
Tháng 8-1991, đối với Liên Xô, là điểm tận cùng trong hệ thống mà chiến dịch cải
tổ đã đẩy tới tình trạng rệu rã, nếu chỉ cần một đòn nhẹ, nhưng thâm độc được
tính toán chính xác vào chỗ dễ tổn thương nhất thì cả hệ thông đó lộn nhào, tán vỡ.
Toàn bộ "cải tổ” diễn ra trước đó đã trở thành khúc dạo đầu cho những được
hoàn thành cho tháng 8 đó.
Tháng 8-1991, có tin đồn một số người ở Liên Xô đã quyết định thành lập Ủy ban
quốc gia về tình trạng khẩn cấp.
Các cơ quan thông tin đại chúng dưới bàn tay chỉ đạo của Yakovlev đã dọn đường
luận rằng, sẽ sự phục thù từ phía những người cộng sản. Kể từ đó, bất kỳ
một hành động phản kháng nào cũng đều bị phe cải tổ quy kết âm mưu phản
loạn.
Phía Mỹ cũng chuẩn bị cho sự kiện tháng 8. Gần đây giới nghiên cứu có nhắc đến
tài liệu do Mỹ soạn thảo, phụ lục số 7, các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng trong
các tài liệu đó có nói đến vai trò của Gorbachev trong sự kiện này.
Dự án bạo loạn có hai phương án, có hoặc không có Gorbachev tham gia. Thực tế
phương án đầu tiên đã diễn ra nhưng kịch bản đã phát triển tới mức mọi diễn biến
không còn phụ thuộc vào vai trò của Gorbachev.
Ủy ban quốc gia về tình hình khẩn cấp đã chọn được phương án không chỉ thuần
túy chống Gorbachev còn lập được ông ta. Yeltsin nhận được một
chuyền bóng thuận lợi đến như vậy, không thể không đáp lại bằng một đòn tuyệt
vời.
Gorbachev chấp nhận vai trò của mình trong vở kịch chính biến tháng 8. Ông ta
cần phải loại bỏ nguy cơ lơ lửng trên đầu mình để củng cố quyền lực cá nhân bằng
bất cứ giá nào. Nhưng Gorbachev đã sa vào bẫy để rồi chính ông ta cũng bị loại
bỏ.
Nếu theo kịch bản của những bộ tham mưu cải tổ ở nước ngoài thì việc loại bỏ M.
S. Gorbachev vào thời điểm cuối năm 1991 là điều cần thiết. Người ta chỉ bảo đảm
mạng sống cho những chính khách đã giữ vai trò hai mặt. Còn khi xong việc,
chính Mỹ lại là người lật bỏ chiếc mặt nạ đó.
5. Suy thoái truyền thông, báo chí Liên Xô
Tại các quan truyền thông, báo chí, tuyên truyền lớn của Liên Xô, từ 1986 đến
1988, một loạt cán bộ chủ chốt được thay thế bởi những người tưởng ủng hộ
phương Tây, mặt trận báo chí của Đảng Cộng sản Liên dần bị "đánh chiếm". Từ đó,
báo chí Liên liên tục gây khuynh đảo luận khi ngấm ngầm (rồi sau đó công khai)
viết bài chỉ trích lịch sử cách mạng, trong khi lại tán dương chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Ảnh hưởng từ báo chí, tư tưởng Đảng viên và nhân dân Liên Xô trở nên dao động dữ dội,
ngày càng có nhiều người bi quan về đất nước trong khi lại ảo tưởng về phương Tây Năm
1994, nhà văn Yuri Boldarev khi nhìn lại tình cảnh của thời kỳ này đã nói: "Trong sáu
năm, báo chí Liên đã thực hiện được mục tiêu quân đội Đức Quốc với hàng
triệu quân tinh nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được khi xâm lược nước ta, đó
đánh đổ Nhà nước Liên Xô. Quân đội Đức có thiết bị kỹ thuật hàng đầu nhưng thiếu một
thứ, đó là hàng triệu ấn phẩm mang vi khuẩn hủy diệt tư tưởng của nhân dân Liên Xô".
| 1/10

Preview text:

Chú ý mỗi đoạn cho lên slide thành một ý ngắn gọn (1-5 dòng)
NGUYÊN NHÂN LIÊN XÔ TAN RÃ 1. Nguyên nhân kinh tế

 Nguyên nhân này xuất phát từ bên trong và có tính sâu xa. Hệ thống kinh tế quan
liêu bao cấp đã không kế thừa được những tinh hoa của nền kinh tế tư sản. Mô
hình kinh tế xã hội chủ nghĩa mà Liên Xô đã áp dụng không thúc đẩy được động
cơ làm việc, tăng năng suất của người lao động. Việc kế hoạch hóa nền kinh tế một
cách cưỡng ép, chủ quan đã đi ngược lại quy luật khách quan của lịch sử. Việc tiến
hành kế hoạch hóa, tập thể hóa nền kinh tế được áp dụng tràn lan, sai nguyên tắc
trong khi năng lực sản xuất của nền kinh tế và người lao động còn thấp. việc chèn
ép các sở hữu tư nhân và coi nhẹ sở hữu cổ phần cũng như các hình thức kinh
doanh đa sở hữu khác gây ra sự gia tăng tình trạng độc quyền phi kinh tế và tình
trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí do ai cũng có quyền ra lệnh, can thiệp vào
hoạt động của doanh nghiệp nhưng không ai chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả
kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung.
 Đảng Cộng sản Liên xô và Nhà nước Xô-viết đã áp dụng những biện pháp hành
chính, áp đặt để giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế. Toàn bộ tư liệu sản
xuất được công hữu hóa hay tập thể hóa. Sở hữu tư nhân bị thủ tiêu bằng vũ lực và
tước đoạt. Tất cả các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể đều bị xóa
bỏ. Thị trường không phát triển do sản xuất hàng hóa bị coi là xa lạ với chủ nghĩa
xã hội,... Trong nông nghiệp, chính sách hợp tác hóa đã làm suy yếu lực lượng sản
xuất ở nông thôn, tước bỏ động lực cần thiết, làm cho nền nông nghiệp phát triển
chậm, năng suất lao động thấp. Nền công nghiệp Liên Xô có khả dĩ hơn, nhưng
chỉ phát triển tốt ở một số ngành công nghiệp nặng, khai khoáng, công nghiệp
quốc phòng. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
với xã hội lại là khu vực yếu kém nhất. Người dân có rất ít cơ hội để lựa chọn
những hàng hóa, nhu yếu phẩm cho cá nhân và gia đình. Nhiều thời kỳ, hàng hóa
khan hiếm gây bức xúc trong xã hội.
 Vào cuối những năm 1960, Liên Xô và các nước trong hệ thống XHCN ở Đông
Âu đã thu được những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, chuyển sang giai
đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển, nhưng cơ chế quản lý vận hành nền
kinh tế đã không có bất cứ sự thay đổi nào. Hơn thế nữa, cơ chế đó còn tỏ ra ngày
càng kém hiệu quả hơn do hệ thống công quyền ngày càng quan liêu hóa. Những
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ của nhân loại không được áp
dụng kịp thời vào sản xuất. Năng suất lao động xã hội ngày càng giảm. Tăng
trưởng kinh tế nhằm mục tiêu giành thắng lợi trong cuộc chạy đua "ai thắng ai"
với các nước tư bản không đạt được như mong muốn. Không những thế, nền kinh
tế còn sa vào tình trạng trì trệ. Chất lượng các loại hàng hóa tiêu dùng thấp, không
được đổi mới về hình thức, mẫu mã, hàng hóa ngày càng khan hiếm, không đáp
ứng được yêu cầu tiêu dùng của nhân dân. Sự thất bại trong phát triển kinh tế đã
góp phần đẩy xã hội Xô-viết đến bờ vực khủng hoảng.
 Trong cuốn sách The Politics of Bad Faith, tác giả David Horowitz đã đưa ra
những thống kê cho thấy rằng tiêu chuẩn sống của người dân Liên Xô trong những
năm 1980 ngày càng sụt giảm. Tình trạng thiếu hụt các mặt hàng tiêu dùng ngày
càng tăng, nhiều nơi ở Liên Xô người dân đã phải đối mặt với tình trạng không có
giấy vệ sinh để sử dụng (mặc dù Liên Xô có diện tích rừng lớn nhất trên thế giới).
 Đến tháng 8 năm 1991, khủng hoảng chính trị xảy ra khiến hoạt động kinh tế đình
trệ. Đến tháng 10, Liên Xô xảy ra tình trạng khan hiếm lương thực thực phẩm trên
diện rộng do nhiều nông dân từ chối thanh toán bằng tiền rúp Liên Xô (do Nhà
nước Liên Xô đang tan rã nên nông dân không muốn dùng tiền do Nhà nước phát
hành), tỉ lệ lạm phát đã lên tới hơn 300%, các nhà máy đã không còn đủ khả năng
để trả lương cho công nhân, nguồn nhiên liệu dự trữ ở một số nơi thì chỉ đáp ứng
50-80% nhu cầu cho mùa đông đang đến. Ước tính kinh tế Liên Xô đã sụt giảm
20% do cuộc khủng hoảng chính trị năm 1991. Tổng thống Gorbachev kêu gọi sự
hỗ trợ từ các nước phương Tây nhưng bị từ chối. Các tổ chức kinh tế- tài chính
toàn cầu như IMF và WB cũng tuyên bố rằng nền kinh tế của Liên Xô hiện đã tê
liệt và mọi sự giúp đỡ của họ vào thời điểm này là vô ích. Chính phủ Liên Xô đã
buộc phải nhận viện trợ lương thực và thuốc men từ Ấn Độ - một nước còn kém phát triển.
2. Nguyên nhân chính trị
 Đảng Cộng sản Liên Xô trở thành quyền lực tối cao, hòa trộn chức năng giữa
Đảng và chính quyền, dẫn tới Đảng có sự bao biện, làm thay các cơ quan nhà
nước, các tổ chức quần chúng, làm cho bộ máy của Đảng cồng kềnh, hoạt động
kém hiệu quả, không tập trung được vào công việc chủ yếu của mình. Hệ thống
điều hành tổng lực của đất nước xuất hiện sự già cỗi, chậm đổi mới; Không có
thiết chế kiểm soát quyền lực của Đảng Cộng sản và các cá nhân lãnh đạo Đảng.
Mặc dù hệ thống giáo dục tốt, nền tảng dân trí cao nhưng thiếu phản biện xã hội
thực sự khiến ban lãnh đạo Liên Xô không nhận thức được những khiếm khuyết
của mình. Nhóm cải cách do Mikhail Sergeyevich Gorbachyov đứng đầu vừa
không thoát khỏi cách làm cũ, vừa mắc những sai lầm mới: biến phản biện xã hội
thành một quá trình không kiểm soát được, biến hoạt động khoa học và lý luận của
các cơ quan soạn thảo văn kiện nhiều khi thành một hoạt động dạng câu lạc bộ vô chính phủ.
 Chính quyền Liên Xô trong giai đoạn cuối đã không nghiêm minh trong việc thực
hiện pháp luật, kỷ luật đối với Đảng viên bị buông lỏng, cũng như những hạn chế
trong việc thực hiện công bằng xã hội khi nhiều cán bộ thoái hóa đã tự cho mình
được hưởng đặc quyền đặc lợi mà không bị pháp luật trừng trị. V. I. Lê-nin đã
nhấn mạnh: chuyên chính vô sản phải bảo đảm thực hiện nền dân chủ XHCN,
trong đó nhân dân là chủ nhân xã hội, là người trực tiếp tham gia mọi công việc
của nhà nước, nhân dân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công việc quản lý
xã hội. Nhưng từ thời Stalin, Đảng Cộng sản Liên Xô ngày càng có xu hướng độc
đoán, quan liêu, xa rời nhân dân mà không đề ra cơ chế nào đế sửa chữa. Môi
trường thiếu dân chủ, cơ chế tổ chức yếu kém, kỷ luật đảng lỏng lẻo. Trách nhiệm
của từng tổ chức, cá nhân trong hệ thống tổ chức của Đảng không rõ ràng. Công
tác kiểm tra, giám sát không chặt chẽ. Tình trạng đặc quyền, đặc lợi và quan liêu,
nhũng nhiễu, "mua quan, bán chức" trong Đảng ngày càng nặng nề...
 Những người bất đồng ý kiến bị loại bỏ, đưa ra khỏi các vị trí lãnh đạo. Nguyên
tắc tập trung dân chủ không được áp dụng triệt để, thậm chí còn bị giải thích sai
lạc để bảo vệ những lợi ích của cá nhân hay nhóm quan chức quan liêu. Đó là cơ
sở dẫn tới tệ sùng bái cá nhân, độc đoán, chuyên quyền... Một loạt lãnh đạo cao
cấp của Đảng, Nhà nước ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu đã duy trì
quyền lực suốt đời mà không bị giới hạn nhiệm kỳ. Nền dân chủ XHCN ở Liên Xô
và các nước Đông Âu trên thực tế bị hạn chế rất nhiều so với các tuyên ngôn chính
thức. Hầu hết các ý kiến, quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng,
Nhà nước đều không được khuyến khích, thậm chí còn bị quy vào những tội danh nặng nề.
 Tình trạng thiếu dân chủ thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả văn học - nghệ
thuật, khoa học, nhất là khoa học xã hội, hạn chế sự sáng tạo trong xã hội và vai
trò của nhân dân trong giám sát quyền lực, phản biện các chính sách xã hội. Tình
trạng ấy dẫn đến những bức xúc về tư tưởng, tinh thần trong xã hội không được
giải tỏa, không có lối thoát, bị ức chế, kìm nén, gây nên không khí nặng nề, tạo
nên những rạn nứt ngầm trong quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Đó
cũng chính là mảnh đất tốt cho chủ nghĩa quan liêu, là môi trường thuận lợi cho sự
chuyên chế, độc đoán, là căn bệnh làm cho Đảng, Nhà nước xa rời nhân dân, nhân
dân mất dần niềm tin vào Đảng và Nhà nước.
 Sai lầm trong nhận thức lý luận còn thể hiện ở phương pháp không đúng khi tiếp
cận với chủ nghĩa Marx-Lenin, sự bảo thủ, hẹp hòi trong thái độ ứng xử với những
giá trị của văn minh nhân loại, nhất là những gì liên quan đến chủ nghĩa tư bản.
Đặc biệt, sự độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ và chủ nghĩa cá nhân là nguyên
nhân cản trở, không cho phép phát triển hệ thống lý luận khoa học, khách quan,
đúng đắn trong điều kiện chủ nghĩa xã hội hiện thực mô hình Xô-viết.
3. Đường lối cải tổ sai lầm và sự phản bội của Gorbachev
3.1. Đích nhắm của phương Tây

 Vào đầu thập kỷ 1970 tại Sicily (Italia) diễn ra cuộc gặp mặt "những chính khách
trẻ”, có M. S. Gorbachev tham dự. Ông ta lúc đó là cán bộ đoàn, thủ lĩnh đảng của
Stavropol. Chính vào thời điểm này mối liên lạc của “người cải tổ số 1" trong
tương lai với giới lãnh đạo chính trị phương Tây được thiết lập. Những cuộc tiếp
xúc này đã khởi đầu một đường lối "Tư duy mới” và điểm kết thúc là sự biến mất hoàn toàn của Liên Xô.
 M. S. Gorbachev khi là Bí thư Trung ương Đảng phụ trách nông nghiệp đã tiếp
xúc công khai với người Mỹ là những nhà "hoạt động xã hội” khoác áo chuyên gia
về nông nghiệp. Thông qua con đường công khai và không công khai, M. S.
Gorbachev đã từng tiếp xúc với RAND Coporatinon là tổ chức chuyên nghiên cứu
thông tin tình báo để chống phá Liên Xô.
 Đại sứ Liên Xô Israelian kể lại, đúng thời gian đó Bush đã có mặt tại Geneva,
ngày 18-4-1984. Còn hôm trước đó, cố vấn Tổng Thư ký Liên Hợp quốc
Xadrudnin Aga Han đã gọi điện thoại bí mật thông báo cho tôi rằng chiều 17 ông
ta muốn cùng tôi gặp "một người bạn chung của chúng ta". Chúng tôi cùng trò
chuyện ba người. Bush đề cập đến mục đích chuyến đi Geneva là đưa ra dự thảo
Hiệp ước về cấm vũ khí hóa học. Khi chuyển sang nói chuyện khác thì Aga Han
bỏ đi, chỉ còn lại tôi và Bush.
 Chuyến thăm nổi tiếng tới London mà Gorbachev và phu nhân gặp bà M. Thatcher
cũng là một đuờng nét vẽ nên mối quan hệ giữa M. S. Gorbachev với phương Tây.
Sau cái chết của K. V. Chernenko thì Thatcher đã chấp nhận chuyến thăm đối với
M. S. Gorbachev, họ ngồi với nhau cả hàng giờ liền "mắt trong mắt”, nhưng vì gặp
đông người phía Liên Xô nên chẳng nói gì được nhiều.
 Bất chấp nguyên tắc của Đảng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Liên Xô đã gặp
trực tiếp với giáo hoàng Roma John Paul II không có phiên dịch, gặp tay đôi với
Bush cha trên khoang chỉ huy của một tàu chiến Mỹ tại Malta không có người thứ ba dự.
 Trên thế giới các cuộc gặp gỡ quan chức các nước với nhau bao giờ cũng được ghi
biên bản chi tiết, người tham gia là người chính thức hay quan chức chính phủ, hai
bên đưa ra những vấn đề gì, v.v. nhưng người đầu tiên vi phạm điều này là
Gorbachev. Họ thường xuyên tiến hành các cuộc đàm phán mà nội dung không
được ghi vào biên bản. Họ cũng không sử dụng phiên dịch người mình. Không ai
ở Liên Xô biết được nội dung các cuộc trò chuyện của họ.
 Tháng 5/1993, Gorbachev công nhận rằng trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ
Reagan tại Reykjavik, ông đã trao Liên Xô vào tay Mỹ.
3.2. Gorbachev chống phá Liên Xô
 Gorbachev tìm mọi cách chui sâu, luồn cao vào hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của
Đảng và Nhà nước. Gorbachev là con người né tránh vấn đề, giỏi che đậy, khôn
ngoan và có kỹ năng và chiến thuật làm mọi người nhanh quên đi những quan
điểm cấp tiến của mình. Rõ ràng, trước khi giành được chức Tổng Bí thư, không
phải tình cờ khi Gorbachev đã tiến hành việc tách và gạt bỏ Đảng Cộng sản Liên
Xô khỏi vai trò lãnh đạo đời sống kinh tế của đất nước.
 Gorbachev từ Ủy viên dự khuyết trở thành Ủy viên chính thức Bộ Chính trị
BCHTƯ ĐCS Liên Xô thật đơn giản.
 Những âm mưu phản động và cơ hội đã đóng vai trò to lớn đưa Gorbachev lên vị
trí Tổng Bí thư của Đảng. Các nhà Kremli học đã áp dụng nước cờ “biến con tốt
thành hoàng hậu” trong trường hợp Gorbachev và một số Ủy viên Bộ Chính trị phe cánh Gorbachev.
 Việc đăng quang của Gorbachev đã được chuẩn bị từ lâu. Trong quá trình leo lên
ngôi vị cao nhất, Gorbachev đã áp dụng nhiều chiến thuật loại bỏ những ai không
ăn cánh có khi loại bỏ hoàn toàn, có khi phải cách ly tạm thời. Như với D. F.
Uxtinov bằng mọi cách phải loại bỏ hoàn toàn. Hồ sơ sau này đã tiết lộ chính
Uxtinov đã phải chấp nhận lùi xuống vị trí thứ 2 trong Đảng sau Chernenko. Điều
này có một mục tiêu duy nhất là chặn đứng con đường thăng tiến chính trị đối với
Romanov - người chống quyết liệt việc bầu Gorbachev giữ chức Tổng Bí thư.
 Gorbachev tìm mọi cách thủ tiêu những dấu vết sai lầm trước đó của mình. Chính
M. S. Gorbachev là người đầu tiên thủ tiêu vai trò của KGB để tránh hiểm họa cho
sự phản bội Đảng, phản bội Tổ quốc của ông ta.
3.3. Sự lươn lẹo của Gorbachev
 Sau khi M. S. Gorbachev giữ được vị trí cao nhất trong bộ máy lãnh đạo của
Đảng, ông ta đã dốc hết sức thực hiện vai trò hai mặt. Là Tổng bí thư nhưng cũng
là một kẻ phản bội làm theo những gì mà phương Tây giao phó. Những gì mà vây
cánh của ông ta nhận thấy được chỉ mới là phần tồi tệ nhất của trò chơi quyền lực.
Trên thực tế, đã thành sự phản bội.
 Sự “sáng tạo” đặc biệt của M. S. Gorbachev trong lĩnh vực điều hành là bề ngoài
tỏ ra hành động theo đường lối “cải tổ” đã được lựa chọn đúng đắn, song thực
chất, ông ta thường thông qua những quyết định nước đôi và rất khéo léo, những
quyết định đó thường có lợi cho những kẻ phá hoại. Còn bản thân ông ta, trong
những tình huống căng thẳng, bị dồn ép lại rất biết cách phòng thủ và lảng tránh.
 Liên Xô là quốc gia đa dân tộc. Thế lực chống cộng phương Tây, nhất là Mỹ luôn
có âm mưu chia rẽ các dân tộc trong Liên bang Xô viết. Trong những năm tháng
cải tổ, M. S. Gorbachev lập lờ trước tình trạng mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc bùng lên
dẫn đến phong trào ly khai đòi độc lập ở một số nước cộng hòa. Chính thái độ của
M. S. Gorbachev đã dẫn đến hậu quả đẩy nhanh sự sụp đổ của thể chế chính trị Xô viết.
 Chính vì chương trình phá hoại từng bước về chính trị mà kinh tế Liên Xô gặp
phải khủng hoảng nặng nề nhất. Đó cũng là lúc, M. S. Gorbachev công khai cầu viện Mỹ.
3.4. Chống phá Đảng từ bên trong
Sự phản bội lớn nhất của M. S. Gorbachev là thủ tiêu vai trò của ĐCS Liên Xô đối với
xã hội, cổ vũ hình thành các tổ chức chính trị đối lập, thực hiện đa nguyên, đa đảng.
 Vào đầu thời kỳ cải tổ, việc đầu tiên mà Gorbachev và êkíp của ông ta làm là đẩy
hệ thống điều hành vào trạng thái bất ổn định.
 Cái gọi là cải tổ kinh tế ngay từ đầu đã thất bại, tiêu cực xã hội ngày càng tăng
cao, được lý giải như là một thứ học phí của quá trình cải tổ. Nhân cơ hội này, M.
S. Gorbachev làm phức tạp hoá tình hình và tiếp tục sai lầm, đẩy mạnh cải cách
chính trị với khẩu hiệu công khai hoá, dân chủ hóa.
 Dư luận xã hội và trong nội bộ ĐCS Liên Xô đã không ít người nhận rõ những sai
lầm rõ rệt có tính tổ chức của cái gọi là cải tổ do Gorbachev khởi xướng và điều
hành. Trong bối cảnh hỗn loạn, thông tin chính thức lên Ban lãnh đạo cấp cao bị vô hiệu hoá.
 Trong hơn sáu năm trên cương vị Tổng Bí thư, M. S. Gorbachev đã thay đổi hoàn
toàn Bộ Chính trị và bộ phận chủ yếu của BCH T.Ư. Chỉ trong năm đầu tiên cầm
quyền, ông ta thay 14 trong 23 lãnh đạo trong Ban Bí thư, 39 trong 101 bộ trưởng.
4. Sự chống phá điên cuồng và thâm độc của phương Tây
4.1. Thủ đoạn “diễn biến hoà bình”
Để lật đổ Liên Xô, các thế lực thù địch ở phương Tây đặc biệt là Mỹ đã đặt ra nhiệm vụ
hàng đầu cần phải lũng đoạn được cơ quan đầu não. Đó là Đảng Cộng sản Liên Xô. Từ
đó, kẻ thù giấu mặt đã len vào nhiều vị trí then chốt trong bộ máy của Đảng Cộng sản
Liên Xô. Chúng thực hiện nhiều ý đồ: Gây mâu thuẫn nội bộ, tăng cường khuynh hướng
ly tâm, làm suy yếu khuynh hướng hướng tâm và trung tâm cũ, tăng cường những trung
tâm mới mang hình thức hợp pháp nhằm làm tan rã, xáo trộn toàn bộ hệ thống xã hội,
thiết lập biên giới mới ở các nước cộng hoà có mối quan hệ độc lập với bên ngoài.
Mỹ đã sử dụng nhiều lực lượng từ bên ngoài xâm nhập vào nội bộ Đảng Cộng sản Liên
Xô thông qua các “cuộc chiến” về tổ chức nhân sự, thông tin báo chí, tài chính và các cuộc chiến khác.
4.2. Những đòn phép thâm độc và hèn hạ
 Một trong những dự án nổi tiếng nhất thuộc chuyên ngành bí mật nhất mang tên
Dự án Havard đã được áp dụng trong thời gian cải tổ ở Liên Xô nhằm phi ý thức
hệ, thực chất là thay đổi hệ tư tưởng Mác - Lênin bằng một hệ tưởng khác. Đối
tượng chịu tác động của những đòn chiến tranh tâm lý Mỹ là người dân Liên Xô,
nhất là những người cầm quyền cao nhất, làm cho họ không có khả năng nhận
thức được tình thế và cũng không phát hiện ra được những độc chất trên mặt trận
tư tưởng, mất tính độc lập quyết định.
 Chiến tranh tâm lý của Mỹ đã gây mất ổn định trong nhận thức và hấp dẫn người
dân bằng màn kịch chính trị lớn - cải tổ. Quần chúng chỉ còn là đám đông. Trong
tình trạng đó, nhiều người đã để mất thái độ trách nhiệm công dân vốn có đối với
những đổi thay trong xã hội Xô viết đang đứng trước những nguy cơ to lớn.
 Phương thức nguy hiểm nhất mà phương Tây áp dụng ở Liên Xô là đưa kẻ thù
giấu mặt hoặc những kẻ cơ hội thâm nhập cơ cấu quyền lực. Họ quan tâm thu nạp
những nhân vật dễ bị mua chuộc là những kẻ thiếu hiểu biết về Tổ quốc, không có
nguồn gốc xã hội, văn hoá, tình cảm với đất nước nơi họ sinh ra và lớn lên.
 Mục tiêu của chiến tranh kinh tế - tài chính của Mỹ chống Liên Xô là khai thác
được càng nhiều tài nguyên càng tốt, làm tê liệt chức năng điều hành nền tài chính
quốc gia, ngăn cản Liên Xô tiếp cận khoa học công nghệ, phục vụ cho một “chiến
lược gây căng thẳng”. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, hàng loạt biện pháp, chiến
dịch đã được tiến hành nhằm vào những hướng phát triển kinh tế then chốt ở Liên Xô.
 Với đòn giảm giá dầu chằng những Mỹ đã giành được quyền kiểm soát giá dầu mỏ
mà còn đẩy kinh tế Liên Xô thêm khó khăn trước thềm cải tổ.
 Nền kinh tế Liên Xô vốn đã phát triển không thật tốt. Cho đến khi Mỹ thực hiện
Chỉ lệnh của Hội đồng An ninh quốc gia (NSC), NSDD số 66 ngày 13-11-1982, áp
dụng bổ sung các phương thức phá hoại có chủ ý trong lĩnh vực tài chính và kinh
tế Liên Xô đã bị phá vỡ hoàn toàn.
4.3. Mạng lưới điệp viên
 CIA tìm cách tuyển mộ những nhân vật có phẩm chất cá nhân cũng như năng lực
công việc mà theo họ trong tương lai sẽ có chức vụ trong bộ máy điều hành, đồng
thời có thể hoàn thành được những nhiệm vụ mà họ giao cho. Những "điệp viên có
thế lực” được hoạt động riêng lẻ ở cấp xây dựng đường lối để tiến hành phá hoại
ngầm. Những điệp viên có thế lực khi bị thá hoá về đạo đức và lý tuởng đã trở
thành lực lượng chủ yếu và là chỗ dựa cho bọn phản cách mạng. Bọn chúng đã
"kết thành tổ kén” trong ĐCS Liên Xô.
 Phướng Tây đã hình thành cả một hệ thống phức tạp và to lớn để hủy diệt Liên
Xô. Hệ thống đó bao gồm cả giới lãnh đạo phương Tây, các cơ quan mật vụ của
chúng, đội quân thứ 5 ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
 Phân hệ "Những trung ương thần kinh Mỹ" là một thành tố quan trọng của hệ
thống đó. Thành công trong việc phá hoại Liên Xô một phần đáng kể thuộc về "sự
phân tích thầm lặng" của các bộ tham mưu từ bên kia đại dương. Chúng soạn ra
các phương thức và nhào nặn những thông tin nhằm bóp chết Liên Xô. Vào những
năm cải tổ, Mỹ đã phát triển tới 285 trung tâm. Đó là những trung tâm "Xô viết
học'' chuyên thu thập thông tin, hoạch định kế hoạch làm suy yếu, tiến tới lật đổ Liên Xô.
 Đến đúng thời điểm này phương Tây tung ra một đòn tấn công có tính toán chính
xác vào Đảng Cộng sản để loại bỏ Đảng ra khỏi đời sống chính trị của đất nước.
Điều đó đã được hoàn thành vào tháng 8-1991, vấn đề còn lại chỉ là hình thức
"chia tay Xô viết" và cuối cùng là báo cáo với "quan thầy" Mỹ.
 Phương Tây tìm mọi cách hạn chế những năng lực của Cơ quan an ninh Xô viết
(KGB), hủy hoại những phuơng pháp công tác có hiệu quả, làm giảm sút tinh thần
cảnh giác làm chệch hướng các mục tiêu, tung tin giả, ly gián vu cáo cán bộ KGB,
sử dụng những kẻ đại diện bí mật trong đội quân thứ 5 ngăn chặn các kênh thông
tin của KGB và thủ tiêu vai trò tổ chức đảng trong KGB.
4.4. Sự kiện tháng 8-1991
 Tháng 8-1991, đối với Liên Xô, là điểm tận cùng trong hệ thống mà chiến dịch cải
tổ đã đẩy tới tình trạng rệu rã, nếu chỉ cần một đòn nhẹ, nhưng thâm độc và được
tính toán chính xác vào chỗ dễ tổn thương nhất thì cả hệ thông đó lộn nhào, tán vỡ.
Toàn bộ "cải tổ” diễn ra trước đó đã trở thành khúc dạo đầu cho những gì được
hoàn thành cho tháng 8 đó.
 Tháng 8-1991, có tin đồn một số người ở Liên Xô đã quyết định thành lập Ủy ban
quốc gia về tình trạng khẩn cấp.
 Các cơ quan thông tin đại chúng dưới bàn tay chỉ đạo của Yakovlev đã dọn đường
dư luận rằng, sẽ có sự phục thù từ phía những người cộng sản. Kể từ đó, bất kỳ
một hành động phản kháng nào cũng đều bị phe cải tổ quy kết là âm mưu phản loạn.
 Phía Mỹ cũng chuẩn bị cho sự kiện tháng 8. Gần đây giới nghiên cứu có nhắc đến
tài liệu do Mỹ soạn thảo, phụ lục số 7, mà các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng trong
các tài liệu đó có nói đến vai trò của Gorbachev trong sự kiện này.
 Dự án bạo loạn có hai phương án, có hoặc không có Gorbachev tham gia. Thực tế
phương án đầu tiên đã diễn ra nhưng kịch bản đã phát triển tới mức mọi diễn biến
không còn phụ thuộc vào vai trò của Gorbachev.
 Ủy ban quốc gia về tình hình khẩn cấp đã chọn được phương án không chỉ thuần
túy chống Gorbachev mà còn cô lập được ông ta. Yeltsin nhận được một cú
chuyền bóng thuận lợi đến như vậy, không thể không đáp lại bằng một đòn tuyệt vời.
 Gorbachev chấp nhận vai trò của mình trong vở kịch chính biến tháng 8. Ông ta
cần phải loại bỏ nguy cơ lơ lửng trên đầu mình để củng cố quyền lực cá nhân bằng
bất cứ giá nào. Nhưng Gorbachev đã sa vào bẫy để rồi chính ông ta cũng bị loại bỏ.
 Nếu theo kịch bản của những bộ tham mưu cải tổ ở nước ngoài thì việc loại bỏ M.
S. Gorbachev vào thời điểm cuối năm 1991 là điều cần thiết. Người ta chỉ bảo đảm
mạng sống cho những chính khách đã giữ vai trò hai mặt. Còn khi xong việc,
chính Mỹ lại là người lật bỏ chiếc mặt nạ đó.
5. Suy thoái truyền thông, báo chí Liên Xô
Tại các cơ quan truyền thông, báo chí, tuyên truyền lớn của Liên Xô, từ 1986 đến
1988, một loạt cán bộ chủ chốt được thay thế bởi những người có tư tưởng ủng hộ
phương Tây, mặt trận báo chí của Đảng Cộng sản Liên Xô dần bị "đánh chiếm". Từ đó,
báo chí Liên Xô liên tục gây khuynh đảo dư luận khi ngấm ngầm (rồi sau đó công khai)
viết bài chỉ trích lịch sử cách mạng, trong khi lại tán dương chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Ảnh hưởng từ báo chí, tư tưởng Đảng viên và nhân dân Liên Xô trở nên dao động dữ dội,
ngày càng có nhiều người bi quan về đất nước trong khi lại ảo tưởng về phương Tây Năm
1994, nhà văn Yuri Boldarev khi nhìn lại tình cảnh của thời kỳ này đã nói: "Trong sáu
năm, báo chí Liên Xô đã thực hiện được mục tiêu mà quân đội Đức Quốc xã với hàng
triệu quân tinh nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được khi xâm lược nước ta, đó là
đánh đổ Nhà nước Liên Xô. Quân đội Đức có thiết bị kỹ thuật hàng đầu nhưng thiếu một
thứ, đó là hàng triệu ấn phẩm mang vi khuẩn hủy diệt tư tưởng của nhân dân Liên Xô".