-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nguyên quán là gì? Nguyên quán khác quê quán như thế nào?
Nguyên quán và quê quán có gì khác nhau không ? Trong các giấy tờ hành chính hay đặc biệt là trong lý lịch cá nhân thì hay có phần nguyên quán và quê quán, cụ thể như thế nào mời các bạn xem tại bài viết dưới đây. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Nguyên quán là gì? Nguyên quán và quê quán khác nhau như thế nào sẽ được chúng tôi nêu tại bài viết dưới đây.
Nguyên quán và quê quán có gì khác nhau không ? Trong các giấy tờ hành chính hay đặc biệt là trong lý lịch cá nhân thì hay có phần nguyên quán và quê quán, cụ thể như thế nào mời các bạn xem tại bài viết dưới đây.
1. Nguyên quán là gì ?
- Nguyên quán là thuật ngữ dùng để xác định nguồn gốc của cá nhân và được xác định bằng những căn cứ nhất định như nơi sinh sống của ông, bà nội sinh (nếu khai sinh theo họ cha) hoặc ông, bà ngoại sinh (nếu khai sinh theo họ mẹ).
Việc xác định nguyên quán cũng được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA (đã hết hết lực) quy định nội dung ghi trong biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú, sổ hộ khẩu là nguyên quán:
"Mục nguyên quán: ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại."
Hiện nay theo Thông tư 55/2021/TT-BCA thì từ ngày 01/07/2022 sẽ không còn cấp mới sổ hộ khẩu giấy nên nguyên quán sẽ không cần phải nhắc đến nữa mà thay bằng quê quán. Mặc dù có sự thay đổi nguyên quán thành quê quán trên chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu nhưng tất cả những giấy tờ theo mẫu cũ có ghi nguyên quán thì vẫn có giá trị pháp lý (trừ trường hợp CMND hết hạn sử dụng) nên việc công dân vẫn được sử dụng bình thường trong các giao dịch dân sự, kinh tế.
Như vậy dựa theo căn cứ trên có thể hiểu đơn giản nguyên quán là nơi sinh của ông, bà (nội hoặc ngoại) hoặc nguồn gốc, xuất xứ của bố mẹ.
- Ngoài ra trong Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 1999 có định nghĩa như sau:
"Nguyên quán là quê gốc, phân biệt với trú quán."
- Như vậy kể cả theo Đại từ điển này thì cũng định nghĩa nguyên quán là quê gốc, quê gốc ở đây có thể hiểu là quê của bố hoặc mẹ, tức là nơi sinh của ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Nên việc định nghĩa giữa các khái niệm này vẫn có yếu tố tương đồng. Nguyên quán là nơi sinh của ông bà nhưng cũng có nhiều trường hợp mà nguyên quán trùng với quê quán.
2. Quê quán là gì ?
- Cũng giống như Nguyên quán thì Quê quán là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong các văn bản, giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, ... nhưng đến nay vẫn chưa có định nghĩa chi tiết về khái niệm này. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 có quy định như sau:
"Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của chả hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh."
- Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 1999 thì "Quê quán là quê, nơi sinh trưởng, nơi anh em, họ hàng sinh sống lâu đời."
Như vậy có thể hiểu quê quán là quê hương, nơi sinh trưởng nơi lớn lên của người này, nơi anh em, họ hàng sinh sống lâu đời.
- Việc xác định quê quán của một cá nhân có thể phụ thuộc vào thỏa thuận của bố mẹ cá nhân đó. Bố mẹ có thể thỏa thuận với nhau về việc lựa chọn quê quán cho con theo quê của cha hoặc của mẹ. Trong trường hợp nếu bố mẹ không thể thỏa thuận được về quê quán của con sẽ được tuân theo tập quán của địa phương mà con được sinh ra. Thông thường tại Việt Nam thì đa số địa phương đều xác định quê quán của con theo nơi đăng ký hộ tịch cha, chỉ có một số ít địa phương là xác định quê quá theo nơi đăng ký hộ tịch của người mẹ.
3. Nguyên quán và quê quán khác nhau như thế nào ?
- Như đã phân tích ở trên chúng ta có thể hiểu nguyên quán hay quê quán đều được hiểu là quê, nguồn gốc, xuất xứ của công dân. Nguyên quán được xác định là nguồn gốc, xuất xứ, nơi sinh của ông bà. Còn quê quán được xác định dựa trên nguồn gốc, xuất xứ của cha mẹ. Việc xác định quê quán và nguyên quán không chỉ giúp cơ quan chức năng trong việc quản lý dữ liệu dân cư mà còn có ý nghĩa về mặt tinh thần, giúp mỗi người nhớ về quê hương, nguồn cội của mình.
- Nguyên quán và quê quán tuy đều dùng để chỉ nguồn gốc của một cá nhân nào đó nhưng đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Việc xác định nguyên quán, quê quán cũng không hoàn toàn giống nhau.
- Nhưng nguyên quán được xác định sâu và xa hơn so với quê quán vì nguyên quán là từ nơi sinh của ông bà còn quê quán thì chỉ là nguồn gốc của cha mẹ. Cũng có thể dễ hiểu hơn là quê quán là nơi sinh ra của bố hoặc mẹ của người đó còn nguyên quán là quê gốc, nơi sinh ra của ông bà.
- Việc các cơ quan quản lý chưa có các hướng dẫn cụ thể để áp dụng hai khái niệm này chưa có sự đồng nhất dẫn đến sự khó khăn trong cách sử dụng. Tuy nhiên chúng ta có thể phân biệt nguyên quán và quê quán theo các cách sau:
+ Phân biệt theo giấy tờ: Ví dụ nguyên quán sẽ được ghi theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Nếu địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính mới của hiện tại.
+ Quê quán được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Tóm lại: nguyên quán và quê quán đều chỉ nguồn gốc, xuất xứ của công dân. Tuy nhiên, nguyên quán được xác định sâu, rõ ràng và xa hơn so với quê quán.