Nguyên tắc đưa tin về trẻ em và người yếu thế? Liên hệ thực tế | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Kỹ năng làm báo với trẻ em và các vấn đề đặt ra. Những sai lầm và hậu quả từ việc thiếu kỹ năng báo chí với trẻ em, người yếu thế. Nguyên tắc đạo đức khi đưa tin về trẻ em, người yếu thế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật pháp và đạo đức trong thực tiễn báo chí, truyền thông
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA BÁO CHÍ TIỂU LUẬN
MÔN: Luật pháp và đạo đức trong thực tiễn báo chí, truyền thông
Đề tài: NGUYÊN TẮC ĐƯA TIN VỀ TRẺ EM VÀ NGƯỜI YẾU THẾ?
LIÊN HỆ THỰC TẾ?
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN THỊ TRƯỜNG GIANG
Nhóm thực hiện: 1. ĐỖ MINH NAM (nhóm trưởng) 2. NGUYỄN THỊ MINH THỦY 3. NGUYỄN XUÂN HỒNG 4. BẠCH HỒNG THÚY 5. NGUYỄN NHƯ THÁI 6. TRẦN BẢO LÂM 7. HÀ THẢO ANH 8. LÊ PHƯƠNG DUNG 9. LÊ THỊ THANH THỦY Hà Nội Tháng 10 năm 2016 1 MỞ ĐẦU
Truyền thông, báo chí về đề tài trẻ em, người yếu thế và ngược lại, trẻ
em, người yếu thế với báo chí, truyền thông ngày càng nhận được quan tâm
của công chúng. Tuy nhiên, so với các nhóm công chúng thuộc các đối
tượng khác thì đối tượng trẻ em chưa được quan tâm nhiều, nhất là ở nước ta
– một nước có gần 40% dân số là trẻ em.
Từ khi báo chí cách mạng Việt Nam ra đời thì báo chí dành cho trẻ em
cũng ra đời và phát triển. Cùng với sự phát triển của báo chí nói chung,
nhóm sản phẩm báo chí cho trẻ em đã ngày càng trở thành món ăn tinh thần
không thể thiếu được của trẻ em Việt Nam. Thậm chí trong hệ thống thông
tin báo chí từ trước đến nay, tưởng chừng chỉ dành riêng cho những vấn đề
nóng bỏng và bức xúc thu hút sự quan tâm của công chúng người lớn, nay
cũng luôn dành những vị trí thích đáng để thông tin về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
Từ đó, ở nước ta hình thành một đội ngũ nhà báo thường xuyên viết bài,
làm các chương trình phát thanh, truyền hình… lấy trẻ em, người yếu thế
làm đối tượng phục vụ và cũng là đối tượng để khai thác. Tuy nhiên, dù nỗ
lực nhiệt tâm, không phải lúc nào hiệu quả tác động đến trẻ em, người yếu
thế cũng đạt được như mong đợi.
Những thách thức đặt ra đối với người làm báo là kiến thức và kỹ năng
báo chí về trẻ em, người yếu thế. Đã có không ít những thiếu sót đáng tiếc
khi nhà báo viết về trẻ em, người yếu thế, khi đưa hình ảnh trẻ em, người
yếu thế trên báo in, báo hình. Đôi khi, chính từ sự non kém về nghề nghiệp,
sự thiếu hiểu biết, thiếu thận trọng khi thông tin về trẻ em, người yếu thế đã
làm tổn hại đến quyền lợi, danh dự và nhân phẩm của trẻ em, người yếu thế.
Một em bé bị xâm hại tình dục, cuộc sống của em đã rất tồi tệ, đến khi bị 2
đưa lên báo chí một cách thiếu cẩn trọng thì cuộc sống của em bé đó sẽ còn
tồi tệ gấp bội. Có thể coi đó cũng là một sự xâm hại, mà sự xâm hại lần thứ
hai của truyền thông đáng sợ hơn cả lần thứ nhất.
Chính vì vậy, khi viết về trẻ em, người yếu thế, nhà báo cần hiểu rõ về
“nguyên tắc đưa tin về trẻ em và người yếu thế” để có thể tác nghiệp hiệu
quả. Ở mỗi loại hình báo chí, tùy thuộc vị trí tác nghiệp của nhà báo, kỹ
năng được nhìn nhận, thể hiện ở những góc độ khác nhau, nhưng phải tuân
thủ theo những nguyên tắc cụ thể khi tiếp cận các vấn đề về trẻ em và người
yếu thế để nâng cao kỹ năng tác nghiệp của nhà báo. 3 CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Trẻ em.
Điều 1, Công ước Quốc tế Quyền trẻ em ghi rõ: “Trẻ em có nghĩa là
người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật phát áp dụng với trẻ em đó quy định
tuổi thành niên sớm hơn”.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam quy định: “Trẻ em
là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”, “Những người dưới 18 tuổi là người
chưa thành niên”. Như vậy, điều đó khẳng định, trẻ em cũng phải được
hưởng mọi quyền lợi của một công dân, một con người, đã được nêu trong
Công ước quốc tế về quyền con người mà “không bị bất cứ một sự phân biệt
đối xử nào vì chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến
hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài sản, dòng dõi hoặc
mối tương quan khác”. Trẻ em là người chưa trưởng thành nên còn có quyền
được chăm sóc cho sự sống, sự tồn tại và phát triển, được bảo vệ và được
bày tỏ ý kiến, nhất là đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Ở Việt Nam, ngoài thuật ngữ trẻ em còn có nhiều thuật ngữ khác được
dùng để chỉ đối tượng này. Phổ biến nhất là thuật ngữ “thiếu niên, nhi đồng”
hoặc “thanh thiếu niên”. Đôi khi người ta sử dụng thuật ngữ “vị thành niên”
để chỉ độ tuổi không còn là trẻ em nhưng chưa phải là người lớn, độ tuổi này
đã phải chịu trách nhiệm và bị chi phối bởi một hệ thống pháp luật khác.
1.1.2. Người yếu thế.
Khái niệm nhóm yếu thế được sử dụng rất phổ biến trong các văn kiện
pháp lý quốc tế và trong các hoạt động nghiên cứu, thực tiễn về quyền con 4
người trên thế giới. Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, nhóm người yếu thế
trong xã hội bao gồm người nghèo, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật.
Mặc dù không có định nghĩa chính thức chung nào được đưa ra về nhóm
người yếu thế, tuy nhiên, từ các nguồn tài liệu và thực tiễn, có thể xác định
khái niệm nhóm người yếu thế là: “Nhóm xã hội đặc biệt, có hoàn cảnh khó
khăn hơn, có vị thế xã hội thấp kém hơn so với các nhóm xã hội bình thường
có những đặc điểm tương tự. Họ gặp phải những thách thức, ngăn cản khả
năng hòa nhập của họ vào đời sống cộng đồng”. Đó có thể là rào cản vô hình
có thể là hữu hình, ngăn cản họ tiếp cận và sử dụng các phương tiện sống
thiết yếu hay các dịch vụ xã hội cần thiết cho một người bình thường của xã
hội. Vì thế những nhóm người yếu thế này cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so
với những nhóm, cộng đồng người khác.
1.1.3. Về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Một trong những yêu cầu tối thiểu làm nên kỹ năng nhà báo với trẻ em
và người yếu thế là trước khi có tác phẩm báo chí hay thì cần phải có tác
phẩm báo chí đúng. Sự đúng đắn thể hiện rõ nhất trong việc hiểu biết các
chủ trương, đường lối của Đảng, nắm vững luật pháp về trẻ em.
Công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em là bộ phận của sự nghiệp
cách mạng, thể hiện tính ưu việt hơn hẳn của chế độ xã hội chủ nghĩa.
1. Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em:
Đây được coi là văn bản pháp luật quan trọng đã được Nhà nước Việt
Nam phê chuẩn và nỗ lực thực hiện. Bản công ước này đã có một ảnh hưởng
rất lớn đến hệ thống pháp luật Việt Nam bởi nó là văn bản mang tính luật
pháp quốc tế được thế giới thừa nhận. 5
2. Luật Báo chí sửa đổi và bổ sung năm 2016:
Điều 8: Nghiêm cấm thông tin sau sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc
phạm uy tín của cơ quan tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, quy kết
tội danh khi chư có bản án của tòa án.
Điều 9: Các hành vi bị nghiêm cấm, phần 9: Thông tin ảnh hưởng đến sự
phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.
3. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi và bổ sung năm 2004).
- Điều 5: Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình,
nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ
quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ
em phải được quan tâm hàng đầu.
- Điều 6. Thực hiện quyền của trẻ em.
+ Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện.
+ Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển
bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.
4. Luật người khuyết tật năm 2010.
- Điều 13. Thông tin, truyền thông, giáo dục
+ Thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật nhằm phòng
ngừa, giảm thiểu khuyết tật; nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi
về vấn đề khuyết tật; chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
+ Nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật bao gồm: 6
a) Quyền, nghĩa vụ của người khuyết tật;
b) Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật;
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình đối với người khuyết tật;
d) Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật;
đ) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
+ Thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật phải bảo đảm
chính xác, rõ ràng, thiết thực; phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội.
+ Trách nhiệm thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật:
a) Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật;
b) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác
thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật cho nhân dân trên địa bàn địa phương;
c) Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về dung
lượng, vị trí đăng trên báo in, báo điện tử; về thời điểm, thời lượng phát sóng
thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật trên đài phát thanh, đài
truyền hình theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
5. Một số văn bản khác:
- Chỉ thị số 1408 ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Về tăng
cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. 7
- Nghị định số 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Nghị định số 91/2011/NĐ-CP Qui định xử phạt vi phạm hành chính về
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ Quy
định việc xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội, và bảo vệ chăm sóc trẻ em.
- Quyết định số 34/2014/QĐ-TTg ngày 30/5/2014 của Thủ tướng Chính
phủ Quy định Tiêu chuẩn xã phường thị trấn phù hợp với trẻ em.
- Thông tư số 25/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/9/2014 của Bộ LĐTBXH
Hướng dẫn trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn phù
hợp với trẻ Nghị quyết 16/2015/NQ-HĐND ngày 09/12/2015 của em. …
1.1.4. Báo chí với trẻ em và người yếu thế
Việc trẻ em, người yếu thế thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm,
chương trình của người lớn với tư cách là đối tượng được phản ánh, các em
như những nhân chứng cho những vụ việc, vấn đề liên quan đến trẻ em
nhưng khi được phản ánh trong các tác phẩm báo chí lại có tác động đến
người lớn, đến các tổ chức xã hội, đến các nhà hoạch định chính sách.
Các tác phẩm thường là các tin tức, các bài phản ánh, phóng sự thời sự,
các chương trình chuyên đề về những vấn đề chính trị, xã hội bức xúc đang
đặt ra với trẻ em, người yếu thế được phản ánh từ khắp nơi, trên tất cả các
lĩnh vực, với một chủ đề rộng lớn và bao trùm như: trẻ em đường phố, trẻ
em bị xâm hại hay sử dụng lao động trẻ em… và trách nhiệm của cơ quan
đoàn thể, tổ chức xã hội. 8
Đôi khi do quá chú trọng đến các lĩnh vực chính trị, xã hội mà nhà báo
tập trung khai thác hình ảnh trẻ em để phục vụ mục đích của người lớn. Trẻ
em xuất hiện chỉ có tính minh họa. Thậm chí quyền lợi của trẻ em, người
yếu thế bị xem nhẹ. Ví dụ: quên ghi tên tuổi, địa chỉ các em, đưa các hình
ảnh thiếu tôn trọng các em, thậm chí làm tổn hại các em, sử dụng ngôn từ
thể hiện sự kỳ thị, phân biệt đối xử… CHƯƠNG 2
CÁC KỸ NĂNG, NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
2.1. Kỹ năng làm báo với trẻ em và các vấn đề đặt ra:
Ngoài những vấn đề chung trong việc tuân thủ các yêu cầu về thực hiện
quy trình tác nghiệp của nhà báo, người làm báo cho trẻ em, người yếu thế có những yêu cầu riêng.
2.1.1. Kỹ năng giao tiếp với trẻ em, người yếu thế:
Giao tiếp với trẻ em, người yếu thế là một trong những kỹ năng quyết
định đến sự thành công hay thất bại trong quá trình thu thập thông tin từ trẻ
em, người yếu thế. Vì thế, đây là một trong những kỹ năng quan trọng mà
bất cứ nhà báo nào cũng cần phải rèn luyện.
Khó khăn hay các rào cản trong giao tiếp có thể làm nhà báo thật bại khi
tiếp cận với trẻ em, người yếu thế.
2.1.2. Kỹ năng phỏng vấn trẻ em, người yếu thế:
Một cuộc phỏng vấn trẻ em, người yếu thế tốt phải có những yếu tố sau:
Có mục tiêu rõ ràng, phải được nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng, được phát 9
triển lô-gic, lôi kéo được chính các em, được thực hiện vô tư, tự nhiên, chân thực và thú vị.
Những lỗi chính hay gặp khi phỏng vấn trẻ em, người yếu thế là nhà báo
không đặt câu hỏi theo trình tự lô-gic, hỏi nhiều quá, nhắc đi nhắc lại. Nhà
báo thường nói chồng chéo lên nhau như: bắt đầu một câu hỏi mới khi câu
trả lời cho câu hỏi trước vẫn chưa hoàn thành, mớm lời cho các em trả lời
theo ý mình… Thái độ của nhà báo: không chú ý lắng nghe, quá bận tâm với
những cái khác ví dụ như vừa phỏng vấn vừa nghe điện thoại, nhắn tin hoặc
chỉ chăm chăm nghĩ về câu hỏi tiếp theo.
2.1.3. Kỹ năng thể hiện tác phẩm:
Một nhà báo có kỹ năng trước hết phải biết sử dụng đúng, thành thạo
và chính xác các thuật ngữ về trẻ em và người yếu thế trên báo chí. Có nhiều
từ, thuật ngữ mà khi sử dụng, nhà báo phải hết sức cân nhắc. Ví dụ: khi nào
thì dùng “trẻ em phạm tội”, khi nào thì dùng “trẻ em làm trái pháp luật”…
2.2. Những sai lầm và hậu quả từ việc thiếu kỹ năng báo chí với trẻ
em, người yếu thế:
2.2.1. Tiếp cận trẻ em, người yếu thế vội vàng:
Nhà báo bỏ qua giai đoạn làm quen và tạo không khí giao tiếp thân
thiện, khiến trẻ em, người yếu thế hoảng sợ dẫn đến không thu được thông tin.
2.2.2. Phỏng vấn trẻ em, người yếu thế như phỏng vấn người lớn,
người bình thường:
Với những câu hỏi tra cứu, truy bức, với thái độ thiếu thân thiện, coi
thường trẻ em, người yếu thế sẽ tạo kết quả ngược lại với ý đồ của nhà báo.
Khi nhà báo phỏng vấn trẻ em nhằm khai thác những chi tiết giật gân hấp 1
dẫn như những vụ xâm hại trẻ em về tình dục, có thể làm tổn hại đến các
em. Nhà báo thiếu kỹ năng có thể chạy theo giật gân, câu khách mà đưa
những chi tiết nhạy cảm vào tác phẩm. Điều này vô tình làm tổn hại trẻ em,
người yếu thế. Có người gọi đó là sự xâm hại trẻ em một lần nữa.
2.2.3. Quên ghi tên tuổi các em:
Tất cả trẻ em đều có tên, tuổi, địa chỉ. Đây là một thao tác thông thường
nhưng đã bị nhiều nhà báo bỏ qua dẫn đến việc quên ghi tên các em trên
ảnh, hình hoặc giới thiệu trên đài làm cho thông tin thiếu tin cậy và thể hiện
sự không tôn trọng trẻ em. Ví dụ: Người lớn có chức vị thì không bao giờ
quên ghi tên, chức danh; người yếu thế thì quên ghi tên; trẻ em thì đương
nhiên không cần ghi tên… tạo ra một loại hình báo chí mang tính phân biệt
đối xử và coi thường công chúng.
2.2.4. Ghi tên tuổi các em, người yếu thế quá cụ thể:
Trong một số trường hợp cần bảo vệ danh tính các em và người yếu thế
cần giấu tên địa chỉ, cần che mặt để tránh hình ảnh các em và người yếu thế
không bị tổn hại sau khi xuất hiện trên báo chí.
2.2.5. Thể hiện hình ảnh trẻ em, người yếu thế thiếu thân thiện:
Sử dụng trong tác phẩm những ngôn từ như: thằng, thằng bé, con bé, đứa
bé, nó, chúng nó… đôi khi ngôn ngữ mang tính kỳ thị. Khi trẻ em, người
yếu thế xuất hiện trong các tác phẩm báo chí, nhà báo với vai trò khách quan
thường sử dụng những ngôn từ dễ gây cảm giác xa cách. Ví dụ: Khi gọi các
em, người yếu thế là “những đứa trẻ này”, “Chị ta”, “chúng nó”, “nó”… ở
ngôi thứ ba, khoảng cách giữa nhà báo và các em đã được hình thành. Còn
khi gọi là “cậu bé này”, “cô bé này”, “các em”, “em”… khoảng cách đã xích lại gần hơn. 1
2.2.6. Khai thác hình ảnh trẻ em, người yếu thế nhằm mục đích giật
gân, câu khách:
Một số tờ báo thường coi việc đăng những tin nóng về trẻ em, người yếu
thế như một tin giật gân nhằm câu khách. Những vụ án hiếp dâm trẻ em, phụ
nữ yếu thế được khai thác triệt để. Hình ảnh các em được đưa lên rõ ràng.
Những biến tướng như “tên nạn nhân đã được thay đổi” có vẻ như tạo cho
người đọc cảm giác về việc nhà báo đã có ý thức bảo vệ trẻ em, tuy nhiên,
tên thì thay đổi nhưng địa chỉ, quê quán, vụ việc thì lại rõ như ban ngày.
Người ta dễ dàng nhìn thấy mục đích đưa tin, viết bài của tờ báo nhằm câu
khách. Hình ảnh trẻ em, người yếu thế bị sử dụng không khác gì những vụ án người lớn.
Ví dụ như bài báo dưới đây liên quan đến việc xâm phạm đời tư của trẻ
em. Trong bài báo này: phần thứ nhất tác giả tuy nói đã thay đổi tên nạn
nhân nhưng địa chỉ nơi ở rồi ảnh ông bà của cháu bé vẫn được đăng rõ ràng,
ảnh chụp cháu bé tuy đã làm mờ mặt nhưng tất cả những dữ liệu bài báo
cung cấp đều khiến độc giả dễ dàng xác định danh tính nạn nhân. Phần thứ 2
bài báo nói về một vụ việc khác, trong đó tên nạn nhân không thay đổi, tác
giả còn đăng rõ địa chỉ, tên tuổi bố mẹ nạn nhân.
Như vậy nhà báo đã không thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền lợi tốt
nhất cho trẻ em. Nhà báo đăng tin, khai thác thông tin cá nhân của các em
mà không lường đến hậu quả. Các em có thể gặp những áp lực xã hội và vô
hình chung đã bị xâm phạm kép. Các em còn quá nhỏ tuổi và nếu bị xâm
phạm đời tư như vậy các em sẽ rất khó có cơ hội xóa bỏ ám ảnh quá khứ để làm lại cuộc đời. 1 1 1
2.3. Nguyên tắc đạo đức khi đưa tin về trẻ em, người yếu thế:
2.3.1. Cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa thông tin về trẻ em
Khi viết và chuẩn bị cho đăng một bài báo, nhà báo phải chú ý đến mối
quan hệ đạo đức với nhân vật trong tác phẩm của mình. Nhân vật trong tác
phẩm báo chí là nhân vật có thật, vì vậy nhà báo phải cân nhắc kỹ lưỡng
xem nên đưa thông tin gì và không nên đưa thông tin gì để không gây hại 1
cho nhân vật. Nhà báo phải tự đặt ra các câu hỏi như: Viết như thế này có
ảnh hưởng gì đến cuộc sống, lợi ích, nhân phẩm của nhân vật không? Đưa
bức ảnh này, chi tiết này, tính cách này có gây hại gì cho nhân vật không?
Nếu công bố mối quan hệ này có làm phức tạp cuộc sống hàng ngày của
nhân vật không? Công chúng liệu có hiểu đúng về nhân vật của mình không?
Đối với một nhà báo, nhân vật dù là người trưởng thành đã nhận thức
được tầm quan trọng của việc đăng tin và cho phép đăng nhưng với ý thức
cao về nghề nghiệp, anh ta vẫn luôn phải cân nhắc mức độ thiệt, hơn có thể
xảy ra với nhân vật của mình. Bởi trong nhiều trường hợp, chỉ có nhà báo
mới nhận biết hết được những nguy hại đó. Điều này lại càng quan trọng
hơn đối với những người không có đủ khả năng nhận biết hết sự phức tạp
của vấn đề, đặc biệt là trẻ em và người yếu thế. Trong các bản quy ước đạo
đức báo chí trên thế giới đều đưa ra các yêu cầu cụ thể cho nhà báo khi viết
về trẻ em và người yếu thế.
Đa số bản quy ước đạo đức báo chí trên thế giới (như Hungary, Hy Lạp,
Tây Ban Nha, Campuchia, Sri Lanka, Anh, Ba Lan, Catalonia, Cộng hòa Síp
(Cyprus), Bosnia và Herzegovina, Botswana, Đức, Czech, Việt Nam…) yêu
cầu nhà báo phải đặc biệt tôn trọng quyền của trẻ em/vị thành niên dựa trên
các tiêu chuẩn đạo đức và Công ước quốc tế về quyền trẻ em và cho rằng
việc xâm phạm quyền của trẻ em/vị thành niên là hành vi vi phạm đạo đức
nghiêm trọng trong nghề báo.
Quy tắc đạo đức của truyền thông Bulgaria yêu cầu nhà báo: “Không
được lợi dụng sự trong sáng và lòng tin của trẻ”. Các bản quy ước đạo đức
báo chí cũng quy định, khi xử lý các vấn đề liên quan đến trẻ em/vị thành
niên, các nhà báo phải cực kỳ cẩn thận và có trách nhiệm bảo vệ nhân quyền 1
của trẻ em/vị thành niên bao gồm việc tránh đăng tải danh tính, hình ảnh, các
chi tiết có thể xác định được danh tính, cũng như tránh làm ảnh hưởng xấu
đến sự trưởng thành của họ.
Vụ việc của em Hào Anh nổi tiếng một thời là một vụ việc khá điển hình
của việc cân nhắc khi đưa tin. Hào Anh - từ cậu bé bị bạo hành đến nghi can
trộm đồ. Ở tuổi 14, Hào Anh bị chủ đìa tôm bạo hành đến biến dạng. 4 năm
sau khi nhận gần 800 triệu đồng từ các nhà hảo tâm, Hào Anh đã tiêu sạch
tiền trước khi bị bắt vì cạy cửa nhà dân trộm máy tính.
ĐSPL) - Trước khi ngược đãi cha mẹ, Hào
Anh từng là cậu bé bị vợ chồng chủ
trại tôm giống Minh Đức hành hạ dã man và nhận được sự giúp đỡ của nhiều nhà hảo tâm.
Ngày 28/4/2010, người dân xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, Cà Mau
đã phát hiện Nguyễn Hoàng Anh (tên gọi khác Hào Anh, sinh năm
1996) bị gia đình chủ trại tôm giống Minh Đức là Huỳnh Thanh Giang
(30 tuổi) và Mã Ngọc Thơm (33 tuổi) bạo hành dã man. 1
Quãng thời gian giúp việc tại trại tôm giống của vợ chồng Huỳnh Thanh
Giang và Mã Ngọc Thơm, quãng đời Hào Anh đã trải qua những giờ phút
kinh khủng nhất của cuộc đời bởi những hình thức tra tấn tàn ác: Dùng
giẻ lau nhà nhét vào miệng, dùng búa đập vào tay, nước đang sôi hắt
thẳng vào người, bỏ đói thường xuyên, treo ngược lên mái nhà, dùng đũa
than đang nóng gí vào mặt, vào đầu... 1
Sau thời gian dài bị hành hạ dã man, trên người Hào Anh toàn những vết
thương. Lúc mới được giải cứu, nằm tại bệnh viện, những vết đánh còn
hằn trên da thịt cơ thể Hào Anh.
Giọt nước mắt muộn màng của vợ chồng vợ chồng chủ trại tôm giống
Minh Đức. Ngày 29/6/2010, TAND tỉnh Cà Mau đã mở phiên tòa xử vợ
chồng chủ trại tôm Minh Đức hành hạ dã man cháu Hào Anh.Hội đồng
xét xử đã tuyên phạt hai bị cáo Giang và Thơm mỗi người 23 năm tù. 1
Bé Hào Anh và mẹ ruột (bà Phạm Thị Thoa, sinh năm 1972) tại phiên
tòa. Được biết, trước đó, do gánh nặng gia đình, bà Thoa gửi Hào Anh
làm thuê tại trại tôm giống Minh Đức. Còn bà Thoa thì đưa em trai của
Hào Anh về quê sinh sống. Như vậy, Hào Anh đã bước chân vào cuộc đời
làm thuê với những tháng ngày kinh hoàng từ năm 12 tuổi.
Sau khi Hào Anh bị hành hạ dã man, các tấm lòng nhân ái đã hỗ trợ cho
Hào Anh bằng nhiều nguồn tiền khác nhau. Nhờ đó, Hào Anh (trái) cùng
mẹ, cha dượng (Nguyễn Xuân Hùng) và em trai sinh đôi bên căn nhà mới
xây. Ngôi nhà do Hào Anh đứng tên sở hữu. 2