Quyền và nghĩa vụ của nhà báo đối với nhân vật được phản ánh trên báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nhân vật trong tác phẩm báo chí. Cơ sở pháp lý hiện nay về trách nhiệm của nhà báo đối với nhân vật trong tác phẩm báo chí. Sao chép thông tin, lấy thông tin cá nhân không phép. Bịa đặt và hư cấu thông tin. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật pháp và đạo đức trong thực tiễn báo chí, truyền thông
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA BÁO CHÍ TIỂU LUẬN
LUẬT PHÁP VÀ ĐẠO ĐỨC
TRONG THỰC TIỄN BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG ĐỀ TÀI
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ BÁO
ĐỐI VỚI NHÂN VẬT ĐƯỢC PHẢN ÁNH TRÊN BÁO CHÍ Nhóm học viên: NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH NGUYỄN THỊ MẾN PHAN THỊ CẨM CHÂU LỤC ĐẠI LƯỢNG NGUYỄN XUÂN CƯỜNG ĐỖ THÀNH TUYÊN TĂNG THỊ HÀ LÊ THANH TÙNG NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
Lớp: CAO HỌC QUẢN LÝ BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG K22.1
Giảng viên: PGS, TS. NGUYỄN THỊ TRƯỜNG GIANG
HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2016 MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................3
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN..........................................................................4
I.1. Nhân vật trong tác phẩm báo chí..............................................................4
I.2. Cơ sở pháp lý hiện nay về trách nhiệm của nhà báo đối với nhân vật
trong tác phẩm báo chí.......................................................................................4
I.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật........................................................4
I.2.2. Quy định về đạo đức nghề báo...........................................................7
II. THỰC TRẠNG VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ BÁO ĐỐI VỚI NHÂN
VẬT TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.....................8
II.1. Sao chép thông tin, lấy thông tin cá nhân không phép............................8
II.2. Bịa đặt và hư cấu thông tin......................................................................9
II.3. Sai số liệu, nhầm lẫn thông tin..............................................................11
II.4. Thông tin câu khách vi phạm đạo đức và pháp luật..............................12
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA
NHÀ BÁO ĐỐI VỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ...............13
III.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan báo chí, hội nhà báo.......13
III.1.1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước đối với hoạt động báo chí....................................................................13
III.1.2. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với những người làm báo......................14
III.1.3. Đẩy mạnh, đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với báo chí....15
III.2. Đối với nhà báo....................................................................................15
III.2.1. Tăng cường cập nhật, nắm vững và tôn trọng luật pháp................15
III.2.2. Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và thực hiện đúng quy định đạo đức
về nghề nghiệp của những người làm báo....................................................17
III.2.3. Nâng cao khả năng sử dụng, áp dụng công nghệ hiện đại.............19
KẾT LUẬN.........................................................................................................20 L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................21 L I NÓI Đ Ờ ẦẦU
Hơn 91 năm kể từ ngày tờ báo cách mạng Việt Nam đầu tiên ra đời (21-6-
1925) cho đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng nước ta
không ngừng phát triển, luôn đi đầu trên trận địa tư tưởng-văn hóa, đóng góp
xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ thông
tin và cùng với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh
mẽ, sâu sắc, tạo ra nhiều cơ hội và cả những thách thức. Những biến động về
chính trị, kinh tế, xã hội quốc tế cũng đang diễn ra hết sức phức tạp ảnh hưởng
không nhỏ đến hầu hết các lĩnh vực ở nước ta nói chung và lĩnh vực báo chí nói
riêng. Vấn đề đạo đức, trách nhiệm của nhà báo trước xã hội, trước nhân vật,
đối tượng được phản ánh hiện nay là vấn đề nhức nhối và cực kỳ quan trọng
trong tình hình mới của phát triển báo chí.
Chính vì vậy, trong khuôn khổ tiểu luận này, nhóm học viên chỉ phân tích
khái quát về vấn đề Quyền và nghĩa vụ của nhà báo đối với nhân vật được
phản ánh trong tác phẩm báo chí và đưa ra một số vấn đề, tồn tại và giải pháp
nhằm tăng cường hiệu quả hơn việc thực hiện cũng như tăng cường sự hiểu biết
hơn về luật pháp, về trách nhiệm của nhà báo trước công chúng, trước nhân vật và tác phẩm của mình.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo - PGS. TS. Nguyễn Thị Trường
Giang - đã giảng dạy và cung cấp những kiến thức căn bản, đồng thời nâng cao
nhận thức của học viên về pháp luật báo chí và đạo đức nghề nghiệp của nhà
báo. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Cô giáo chủ nhiệm, ban cán sự
lớp và toàn thể học viên đã luôn hỗ trợ chúng tôi trong quá trình học tập. Trân trọng cảm ơn. L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 3 I.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
I.1. Nhân vật trong tác phẩm báo chí
Nhân vật trong tác phẩm báo chí là con người hoặc tổ chức cụ thể được
nhà báo lựa chọn điều tra, nghiên cứu, khai thác tư liệu để phản ánh trong tác
phẩm của mình. Con người ở đây có thể là một người cụ thể nào đó hoặc cả một
nhóm người, một cộng đồng, một dân tộc,... Tổ chức ở đây có thể hiểu là những
tổ chức chính trị-xã hội-kinh tế cụ thể hoặc một ngành, nghề cụ thể.
Nhân vật xuất hiện trong tác phẩm báo chí dưới các dạng thức như sau:
- Tên nhân vật, thông tin liên quan đến nhân vật dưới dạng chữ (text)
- Hình ảnh cá nhân bao gồm cả ảnh và video có nhân vật xuất hiện.
Thông tin báo chí phải bảo đảm tính trung thực, đây là một trong những
yêu cầu cơ bản cho chức năng thông tin – giao tiếp của báo chí1. Nhân vật trong
tác phẩm báo chí là nhân vật có thật 2.
I.2. Cơ sở pháp lý hiện nay về trách nhiệm của nhà báo đối với nhân vật
trong tác phẩm báo chí
I.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật
Hiến pháp năm 1980, điều 70 quy định: Công dân có quyền được pháp
luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm.
Hiến pháp năm 1992, điều 71 quy định: Công dân có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Hiến pháp năm 2013:
1 Những yêu cầu cơ bản cần bảo đảm của Chức năng thông tin – giao tiếp (một trong những chức năng của báo
chí) bao gồm: thông tin cần phải nhanh chóng, hợp thời hay có tính mới mẻ và hữu dụng; thông tin cần bảo đảm
tính phong phú, đa dạng và nhiều chiều; thông tin phải phù hợp với các quy tắc, giá trị xã hội, các giá trị văn
hóa và đạo lý dân tộc, phù hợp với phát triển và phục vụ sự phát triển; thông tin báo chí phải bảo đảm tính trung
thực. (Nguyễn Văn Dững: Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, 2012).
2 Nguyễn Thị Trường Giang: Đạo đức nghề nghiệp của Nhà báo, NXB Chính trị - Hành chính, 2011, tr. 104. L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 4
- Điều 20 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- Điều 21 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự,
uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí
mật gia đình được pháp luâ ,t bảo đảm an toàn.
Đây trước hết là những tiền đề pháp lý quan trọng liên quan trực tiếp đến
công dân Việt Nam (có thể là nhân vật trong tác phẩm báo chí) làm cơ sở cho
việc nghiên cứu, thực hiện quyền và nghĩa vụ của không chỉ riêng nhà báo mà
của tất cả công dân Việt Nam.
Đối với các nhà báo, cơ quan báo chí, Quốc hội ban hành các văn bản
Luật quy định rõ quyền và nghĩa vụ của nhà báo, đặc biệt đối với nhân vật được
phản ánh trong tác phẩm của mình theo từng giai đoạn như sau:
- Luật báo chí 1989: Mục 4 – Điều 10: Không được đưa tin sai sự thật,
xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự,
nhân phẩm của công dân. Mục 1 - Điều 15: Nhà báo Nhà báo có
quyền và nghĩa vụ thông tin trung thực, phản ánh ý kiến, nguyện vọng
của nhân dân. Mục 3 – Điều 15: Nhà báo chịu trách nhiệm về nội
dung tác phẩm báo chí của mình.
- Luật báo chí sửa đổi 1999: sửa đổi, bổ sung Điều 15: Nhà báo có
những nghĩa vụ sau đây: Thông tin trung thực về tình hình trong nước
và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản
ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân;
- Luật báo chí 2016: o
Điều 9 quy định hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có Mục 8 quy
định cấm “Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm
uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án”, Mục 9 quy L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 5
định cấm “Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường
về thể chất và tinh thần của trẻ em.”, .. o
Điều 25 quy định Quyền và nghĩa vụ của nhà báo: Mục 3 quy
định Nhà báo phải có nghĩa vụ sau đây: (a) Thông tin trung
thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của
đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính
đáng của Nhân dân; (d) Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp
thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của
cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; (e) Tuân thủ
quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; .. o
Điều 59 quy định về Xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí: Mục
5 quy định: Trường hợp cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức, cá
nhân tham gia hoạt động báo chí vi phạm gây thiệt hại đến
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác,
ngoài việc bị xử lý theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều
này, còn phải công khai xin lỗi, cải chính trên báo chí, bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. o
Các điều khoản khác ví dụ như Cải chính trên báo chí, “Cơ
quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc
phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá
nhân thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi trên báo chí và
thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.”; ..
Như vậy, từ những văn bản luật báo chí đầu tiên đến nay, cũng đã khẳng
định quy định việc thông tin trung thực là nghĩa vụ của nhà báo, của cơ quan
báo chí. Đến văn bản Luật báo chí 2016, được bổ sung hoàn thiện hơn với đầy
đủ quyền và nghĩa vụ của nhà báo trong những vấn đề liên quan đến nhân vật
trong tác phẩm báo chí của mình thông qua các quy định về các hành vi nghiêm
cấm, quyền và nghĩa vụ của nhà báo, cải chính và xử lý vi phạm. Đây là những L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 6
cơ sở pháp lý hết sức quan trọng, bảo đảm cho các cơ quan báo chí, nhà báo
thực hiện đúng chức năng, quyền và nghĩa vụ của mình.
I.1.2. Quy định về đạo đức nghề báo
Trong Luật báo chí 2016, quy định các nhà báo phải Tuân thủ quy định về
đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Đây là một căn cứ bổ sung rất quan
trọng, giúp cho ngừơi làm báo có thêm những hàng rào bảo vệ, những hướng
dẫn cụ thể hơn để tránh các vi phạm, sai phạm trong quá trình tác nghiệp của
mình. Những quy định đó được quy định bởi Hội Nhà báo Việt Nam như sau:
Người làm báo Việt nguyện thực hiện những quy định về đạo đức nghề nghiệp sau đây: 1.
Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2.
Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân. 3.
Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật. 4.
Sống lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ
lợi và làm trái pháp luật. 5.
Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân,
làm tốt trách nhiệm xã hội. 6.
Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thông tin. 7.
Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp. 8.
Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa,
nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ. 9.
Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn
lọc các nền văn hóa khác. L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 7 II.
THỰC TRẠNG VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ BÁO ĐỐI VỚI
NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I.3. Sao chép thông tin, lấy thông tin cá nhân không phép
Với sự phá triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng xã hội đã tạo
ra cơ hội lan tỏa thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện. Tuy nhiên, mặt trái
của nó là khó thẩm định tính chính xác, trung thực của thông tin. Và báo chí
thời gian quan cũng đã vấp phải việc sao chép lại thông tin từ những nguồn
không chính xác, thiếu kiểm chứng đó. Ví dụ gần đây:
- Ngày 22/12/2015, chuyên trang An ninh tiền tệ và Truyền thông
(www.antt.vn) của báo điện tử Người đưa tin đã đăng bài viết “Phát
hiện ruồi trong suất ăn của VietnamAirlines?”. Theo đó, bài viết dựa
trên thông tin của một cá nhân đăng tải trên facebook về việc có ruồi
trong suất ăn trên máy bay của một hãng hàng không; nhưng Báo lại
đặt nghi vấn là trong suất ăn của Vietnam Airlines. Sau khi được yêu
cầu giải trình, Báo đã xác minh, thừa nhận thông tin trong bài là không chính xác. 3
- Ngày 3/11/2016, Thanh tra Bộ TT&TT đã xử phạt vi phạm hành chính
đối với báo điện tử Một Thế Giới 4 triệu đồng do đã đăng ảnh cá nhân
khi chưa được sự đồng ý của ông Chiêm Quốc Thái trong các bài viết:
“Vợ bác sỹ Chiêm Quốc Thái: Tôi quá khiếp sợ chồng tôi” ngày
12/7/2016, “Vợ bác sỹ Chiêm Quốc Thái: Mới quen tôi, anh Thái
không có tiền và chỉ được phụ mổ các ca tiểu phẫu” ngày 15/7/2016,
Bác sỹ Chiêm Quốc Thái nhắn tin cho vợ: “Tính anh thích lăng
nhăng” ngày 17/7/2016. Ngoài ra báo Một Thế Giới cũng bị phạt 4
triệu đồng do đăng phát tài liệu cá nhân (từ tài khoản cá nhân của ông
Thái) khi chưa được sự đồng ý của ông Thái và bà Võ Thị Hoàng Yến
3 Thông tin Xử phạt thông tin sai sự thật trong bài viết “Phát hiện ruồi trong suất ăn của Vietnam Airlines?”,
ngày 30/6/2016, đăng trên trang tin điện tử thuộc Cục Báo chí, Bộ TT&TT. L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 8
trong bài “Vợ bác sỹ Chiêm Quốc Thái: Mới quen tôi, anh Thái không
có tiền và chỉ được phụ mổ các ca tiểu phẫu” ngày 15/7/2016.4
Bên cạnh sự lấy thông tin thiếu kiểm chứng, việc báo này lấy tin báo kia
rồi xào nấu, lướt các trang tin điện tử rồi tổng hợp, .. tạo thành một thế hệ làm
báo “sa lông”. Đây là một cách bỏ qua khâu đầu tiên của quy trình sáng tạo tác
phẩm báo chí là tìm hiểu và nghiên cứu thực tế. Chính sự thiếu thực tế, thiếu
hiểu biết và cẩu thả như thế đã và đang gây tổn hại rất lớn đến cá nhân, tổ chức
được phản ánh trong tác phẩm báo chí của những nhà báo “sa lông”.
I.4. Bịa đặt và hư cấu thông tin
Trong thời gian qua, một số báo, đài xảy ra nhiều trường hợp bịa đặt, dàn
dựng, hư cấu thông tin gây thất thiệt cho người dân, vi phạm nghiêm trọng luật
pháp, xúc phạm đến nhân phẩm và danh dự của nhiều cá nhân, nhiều tập thể. Có
thể kể đến những trường hợp đã bị xử phạt như sau:
- “Chúng tôi nhận thấy, phóng viên Phạm Thị Phương đã tự tìm hiểu đề
tài bằng quan sát cá nhân thiếu kiểm chứng, vi phạm quy trình tác
nghiệp, phản ánh không trung thực sự việc và có dàn dựng một số
cảnh quay” là nội dung mà VTV gửi công văn gửi UBND huyện Vĩnh
Lộc, Thanh Hóa và UBND xã Vĩnh Thành sau phóng sự “Cây chổi
quét rau” trên chương trình “Café sáng” 5.
- Bộ Trưởng Bộ Thông tin Truyền thông đã ký quyết định thu thẻ nhà
báo đối với ông Mai Phan Lợi vì đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự
của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong khi nhân dân cả nước đang
hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ,
chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm
vụ cứu nạn phi công và máy bay chiến đấu Su-30MK; các tầng lớp
nhân dân bày tỏ tình cảm thương tiếc, kính phục những người lính đã
4 Trích thông tin từ bài báo Xử phạt mạng xã hội otofun và báo Một Thế Giới, đăng trên trang ictnews.vn thuộc
báo điện tử Infonet, ngày 4/11/2016.
5 Trích Thông tin từ bài báo “VTV xin lỗi vì sai sót trong phóng sự Cây chổi quét rau”, đăng trên báo điện tử vnexpress.net ngày 12/5/2016. L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 9
hy sinh vì Tổ quốc vì đồng đội, tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì,
nhà báo Mai Phan Lợi - Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh - quản
trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lập tức lập một cuộc thăm dò dư
luận với cách đặt câu hỏi "Vì sao CASA tan xác?" cùng với các giả
thuyết mang tính suy diễn khiến dư luận rất bất bình. 6
- Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ra quyết định xử phạt
vi phạm hành chính 14 cơ quan báo chí vì có thông tin sai sự thật
trong vụ “Cậu bé 11 tuổi tự tử vì không có áo mới đến trường.” Theo
đó, 14 cơ quan báo chí bị xử phạt vì có thông tin sai sự thật, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng, vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8
Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Các cơ quan báo chí vi phạm gồm: Báo Điện tử Dân trí, Báo Điện tử
Người lao động, Tạp chí điện tử Doanh nghiệp Việt Nam (mỗi cơ quan
báo chí bị phạt 13 triệu đồng); Báo Điện tử VOV, Báo Điện tử Dân
Việt, Báo Điện tử Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Điện tử Đất
Việt, Báo Điện tử Giao thông, Báo Điện tử Công an Thành phố Hồ
Chí Minh (mỗi cơ quan báo chí bị phạt 15 triệu đồng); Báo Điện tử
Tiền Phong, Báo Điện tử Tuổi trẻ thủ đô, Báo Điện tử Công lý, Báo
Điện tử xây dựng, Tạp chí điện tử Saostar (mỗi cơ quan báo chí bị
phạt 10 triệu đồng). Trước đó, cuối tháng 8/2016, nhiều cơ quan báo
chí đã đăng tải hàng loạt bài viết có nội dung sai sự thật như : “Xót
thương học sinh lớp 6 vì không có áo mới đến trường,” “Cậu bé 11
tuổi tự tử vì không có quần áo mới: Cảnh bần hàn cùng cực trong căn
nhà lợp tôn,” “Cậu bé 11 tuổi tự tử: Bi kịch hiện hữu trong đời sống”…7
6 Trích thông tin từ bài báo “Thu thẻ nhà báo của ông Mai Phan Lợi vì xúc phạm danh dự QĐND Việt Nam”,
đăng trên báo điện tử VTV.vn, ngày 20/6/2016.
7 Trích bài báo “Phạt 14 cơ quan báo chí vì đưa thông tin sai sự thật vụ em bé tự tử”, đăng trên báo điện tử
Vietnamplus.vn, ngày 07/11/2016. L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 10
- Ngày 11/10/2016, Thanh tra Bộ TT&TT xử phạt Tạp chí Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng 6 triệu đồng vì đã đăng một số thông tin sai sự
thật trong bài viết “Dự án Artemis: Thời hạn 49 năm nhưng hứa cấp sổ
hồng vĩnh viễn” đăng ngày 27/9/2016. Mặc dù các thông tin về pháp
lý của dự án được cập nhập đầy đủ trên website chính thức của chủ
đầu tư http://theartemis.vn/ nhưng một số báo chí vẫn cố tình đăng tải
không đúng sự thật về quyền sở dụng đất tại dự án Artemis – số 03 Lê
Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội khiến khách hàng hoang mang gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chủ đầu tư. 8
I.5. Sai số liệu, nhầm lẫn thông tin
Một trong những khâu quan trọng trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo
chí là thu thập và khai thác thông tin. Tuy nhiên, nhiều nhà báo có thể vô tình
(do vội vàng, kiến thức hạn hẹp, không thực tiễn, ..) hoặc cố ý (có cấu kết với
nguồn tin, có động cơ xấu, ..) thường xuyên vấp phải lỗi căn bản này đã gây
những hậu quả nghiêm trọng đến xã hội.
Ví dụ gần đây là vụ “Khủng hoảng truyền thông nước mắm”: Ở Việt
Nam, có thể coi việc vừa qua một tờ báo phải gỡ bỏ những bài viết về nước
mắm trên trang online, gửi lời xin lỗi đến người dân, bạn đọc, nhà sản xuất có
sản phẩm liên quan vì loạt bài có nội dung sai lệch nghiêm trọng với kết luận
của Bộ Y tế về nước mắm truyền thống, là một thí dụ điển hình. Dù chủ quan,
thiếu kinh nghiệm hay có ý đồ gì đi nữa thì các bên liên quan cuộc “khủng
hoảng truyền thông nước mắm” vừa qua đã gây thiệt hại lớn cho các doanh
nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống. Nếu dư luận không kịp thời lên tiếng
thì hệ lụy rất khó tránh khỏi của việc làm này là đẩy sản xuất nước mắm truyền
thống vào tình trạng đình đốn, ngư dân đánh bắt cá cung cấp cho doanh nghiệp
sản xuất nước mắm truyền thống sẽ không bán được cá, người lao động làm
việc trong các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống bị thất nghiệp,
8 Trích từ bài báo “Bộ TT&TT xử phạt 4 tờ báo, tạp chí”, đăng trên báo điện tử Vietnamnet.vn, ngày 12/10/2016 L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 11
các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống điêu đứng… thì đâu là trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân đã gây ra sự việc này? Đây không phải lần đầu
một số doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn vì trên truyền thông xuất hiện
các bài báo có mục đích “bảo vệ lợi ích” người tiêu dùng nhưng tác dụng thì
ngược lại. 9 Hiện nay, vụ việc đang được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm
tra, xử lý các sai phạm của các cơ quan báo chí liên quan đến vụ việc này.
I.6. Thông tin câu khách vi phạm đạo đức và pháp luật
Hiện tượng thông tin câu khách, không rõ ràng, mập mờ diễn ra khá phổ
biến trên báo chí, đặc biệt và đa số là trên các báo mạng điện tử. Hình ảnh gợi
cảm, thông tin nóng đều được khai thác từ các trang cá nhân, mạng xã hội của
các nhân vật mà không hề xin phép. Nhiều từ ngữ dạng câu khách được thể hiện
đa dạng trên cả tiêu đề, sapo. Do áp lực câu “view” để thu hút quảng cáo, nhiều
tờ báo đăng tải thông tin “sex, sến, shock” trái với tôn chỉ, mục đích, ảnh hưởng
tiêu cực đến nhận thức, lối sống của giới trẻ. Nhiều báo đã đăng tải đậm đặc tin,
bài, ảnh về tình dục, tranh, ảnh khỏa thân hòng câu khách, thỏa mãn nhu cầu, thị
hiếu tầm thường của một bộ phận độc giả. Bên cạnh đó, nhiều tin, bài mê tín dị
đoan, những hiện tượng kỳ bí cũng được các báo phát triển làm người đọc có xu hướng tiêu cực.
Hầu hết sự câu khách (câu view) đó đã vi phạm pháp luật về những điều
cấm, vi phạm quyền riêng tư của rất nhiều nhân vật. Hình ảnh đời tư của hoa
hậu, người mẫu, ca sĩ, những người nổi tiếng và thậm chí những thân phận khốn
cùng cũng bị soi mói, đưa lên báo. Chính vì vậy, nhiều tờ báo đã bị xử phạt vi
phạm hành chính hoặc truất giấy phép hoạt động.
9 Trích từ bài báo “Truyền thông sản phẩm phải hướng đến mục đích cao nhất là lợi ích của cộng đồng” trong
chuyên mục Bình luận – Phê phán, đăng trên báo Nhân Dân, ngày 01/11/2016. L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 12 III.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
CỦA NHÀ BÁO ĐỐI VỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ.
I.7. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan báo chí, hội nhà báo.
III.1.1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước đối với hoạt động báo chí.
Trong Điều 4, Luật báo chí 2016, ghi rõ: Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội;
là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân. Báo chí có nhiệm vụ: Thông tin trung
thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của
Nhân dân; Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước
và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính
trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành
mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây
dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Phản ánh và
hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân; ..10
Hoạt động của báo chí thực chất là hoạt động chính trị; nội dung quan
trọng nhất trên báo chí là nội dung chính trị; vì vậy, tiếp tục tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của báo chí, xuất bản
trong tình hình hiện nay là một đòi hỏi khách quan, đồng thời là nguyên tắc cơ
bản bảo đảm tính Đảng trong hoạt động của báo chí. 10 Luật báo chí 2016 L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 13
Trong Điều 25 – Luật báo chí 2016 quy định rõ một trong những nhiệm
vụ của nhà báo đó chính là “Bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ trương của
Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ
nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;”.
Có thông qua sự lãnh đạo của Đảng, nhà báo và hoạt động của báo chí
mới đi đúng hướng và thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm xã hội của mình.
Để thực hiện được điều này, đòi hỏi tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị, đặc biệt đối với lĩnh vực báo chí.
III.1.2. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với những người làm báo.
Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của những cơ quan nhà
nước về báo chí, các cơ quan báo chí và những người làm báo; gắn với chống
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu,
tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái,
"lợi ích nhóm", nói không đi đôi với làm.
Xây dựng và thực hiện tốt các quy định để phát huy vai trò gương mẫu
trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công
tác của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu các
cơ quan, đơn vị. Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát của tổ
chức đảng, giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội và của nhân dân về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 14
III.1.3. Đẩy mạnh, đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với báo chí -
Đẩy mạnh triển khai Luật Báo chí 2016; xây dựng, hoàn thiện các
văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn
Luật Báo chí; Chỉ đạo và định hướng tốt công tác thông tin, tuyên
truyền về việc triển khai các nghị quyết của Đại hội Đảng, Quốc
hội; các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với những người làm báo. -
Cụ thể hóa những quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm
báo thành những bộ quy tắc đạo đức phù hợp với từng đơn vị,
từng cơ quan báo chí, từng loại hình báo chí. Công việc này cần
thực hiện mạnh mẽ ở Hội nhà báo từ trung ương đến cơ sở. -
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử phạt các vi phạm trong quyền
và nghĩa vụ của người làm báo; vai trò và trách nhiệm của nhà
báo đối với xã hội, đối với nhân vật, tác phẩm của mình.
I.8. Đối với nhà báo
III.1.4. Tăng cường cập nhật, nắm vững và tôn trọng luật pháp
Nhà báo cần phải được rèn luyện để tinh thông nghiệp vụ, am hiểu pháp
luật để tự bảo vệ mình trong quá trình tác nghiệp. Gần đây có nhiều phóng viên
nhà báo của chúng ta bị cản trở tác nghiệp, gây khó dễ, xô xát, thậm chí bị hành
hung… Ví dụ sự việc sáng ngày 23/9/2016, phóng viên bị chính người của lực
lượng bảo vệ pháp luật là công an đánh đập. Đúng sai trên nhiều lập luận, góc
nhìn và các cơ quan chức năng đã làm rõ. Nhưng nhà báo phải tự biết quyền,
nghĩa vụ của mình; hiểu rõ luật pháp thì sẽ tránh rơi vào những trường hợp có nguy hại đến mình.
Luật Báo chí hiện hành và Luật Báo chí 2016 được thực hiện từ 1/1/2017
đều đã khẳng định: “Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; Phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu,
cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật” (Khoản 12, L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 15
điều 9 Luật Báo chí 2016). Như vậy, việc nhà báo được pháp luật bảo vệ là cực kỳ rõ ràng.
Tuy nhiên, không chỉ có Luật báo chí hay những văn bản quy phạm pháp
luật cho hoạt động báo chí, mà còn có những bộ Luật, những văn bản quy phạm
pháp luật của nhiều vấn đề khác đều có những quy định cụ thể. Nhà báo cần tìm
hiểu rõ hơn, nắm chắc những điều cấm, nhưng quy định về quyền và nghĩa vụ
phải thực hiện. Ví dụ như một vài Luật sau liên quan trực tiếp đến quyền và
nghĩa vụ của nhà báo đối với nhân vật trong tác phẩm báo chí: -
Luật Dân sự 33/2005/QH11; Ban hành ngày 27-06-2005; Hiệu lực từ ngày: 01-01-2006 o
Điều 37. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Danh
dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. o
Điều 38. Quyền bí mật đời tư
1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và
được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của
cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp
người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ
mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã
thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ
trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết
định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin
điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức
thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 16
trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. -
Luật Trẻ em 102/2016/QH13 o
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm:
8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá
nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín
ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.
11. Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em
từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em. o
Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư
1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng
tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy
tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức
trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại
sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư. -
Và nhiều bộ Luật, văn bản pháp lý khác.
Chính vì vậy, việc tăng cường học tập, trau dồi kiến thức, am hiểu luật
pháp và tôn trọng luật pháp là điều mà các nhà báo cần thực hiện thường xuyên, cập nhật.
III.1.5. Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và thực hiện đúng quy định đạo
đức về nghề nghiệp của những người làm báo
Cùng với hệ thống nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực đạo đức chung của xã
hội, mỗi nghề nghiệp xã hội lại có các chuẩn mực đạo đức chuyên biệt đòi hỏi
người làm nghề phải tuân thủ nhằm bảo đảm nghề nghiệp luôn có ý nghĩa xã L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 17
hội, con người. Trong những chuẩn mục đó, có chuẩn mực đạo đức của báo chí,
của những người làm báo. Vai trò, phạm vi ảnh hưởng, tác động của báo chí đến
với xã hội, với công chúng đã nhấn mạnh tầm quan trọng vấn đề đạo đức người
làm báo. Đây là một yếu tố không chỉ giúp nâng cao chất lượng báo chí, mà còn
cấu thành nên uy tín của báo chí và lòng tin của xã hội.
Hiện nay, bắt đầu từ Luật báo chí 2016, những quy định về đạo đức nghề
nghiệp của người làm báo được luật hóa, xem như một thước đo về tư cách, đạo
đức của những người làm báo. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo với nhân vật của
mình cũng lấy những quy định về đạo đức làm nền tảng. Thông qua đó, nhân
vật được phản ánh trong tác phẩm ngoài tính chân thực, khách quan và những
yêu cầu đúng của luật pháp thì còn có lăng kính của lương tâm, lương tri của người làm báo.
Chỉ khi và chỉ khi đạo đức đã thấm nhuần vào nhà báo, thì những nghĩa vụ
của nhà báo đối với nhân vật trong tác phẩm báo chí tự nhiên đã hoàn thành
ngay trong quá trình sáng tạo tác phẩm.
Để thực hiện được điều đó, nhà báo cần thực hiện các nội dung sau: -
Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, lối sống cần chú trọng đầu tiên.
Lấy học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh làm kim chỉ nam cho nội dung căn bản, những quy định về
đạo đức nghề nghiệp làm nội dung chuyên môn. -
Tích cực tham gia các công tác xã hội; Tăng cường đi thực tế để
có vốn sống nhiều hơn, để hiểu rõ nhân vật, sự kiện cần quan tâm
hơn thông qua những trải nghiệm đó. Theo nhiều nhà báo nói là
“phải theo kịp hơi thở của cuộc sống”. L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 18
III.1.6. Nâng cao khả năng sử dụng, áp dụng công nghệ hiện đại
Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại với đặc trưng là cách mạng
tri thức, cách mạng thông tin phát triển như vũ bão, đang tạo ra những thay đổi
mạnh mẽ, sâu sắc trong mọi hoạt động của xã hội loài người, từ cách sản xuất
kinh doanh, tổ chức quản lý, đến quan hệ xã hội, văn hóa, lối sống, làm thay đổi
cả những khái niệm và phương pháp tư duy.
Xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển, loài
người đang bước vào nền văn minh trí tuệ, và với nhà báo cũng vậy. Để tận
dụng được cơ hội trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, đội ngũ
những người làm báo cần có năng lực làm việc đa phương tiện hơn, có khả năng
tiếp cận thông tin, thành thạo ngoại ngữ, tin học và các phương tiện hỗ trợ
chuyên môn nghiệp vụ khác.
Việc chia sẻ thông tin, phản hồi với nhân vật trong tác phẩm giờ đây cũng
thay đổi theo phương thức mới hơn, thuận tiện hơn. Qua đó, nhà báo có cơ hội
để hợp thức thông tin với nhân vật, cho nhân vật hiểu quyền và nghĩa vụ của
nhà báo với họ và ngược lại, để tăng thêm hiệu quả, chất lượng của tác phẩm
báo chí mà nhân vật được phản ánh. L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 19 KẾẾT LU N Ậ
Nhân vật trong tác phẩm báo chí là con người hoặc tổ chức cụ thể được
nhà báo lựa chọn điều tra, nghiên cứu, khai thác tư liệu để phản ánh trong tác
phẩm của mình. Nhà báo phải có trách nhiệm đối với nhân vật của mình. Nhưng
để thực hiện được trách nhiệm đó, trước hết nhà báo phải hiểu rõ luật pháp,
những quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhân vật, đối với người dân, công
luận. Bên cạnh đó, việc học hỏi, rèn luyện thêm ngoài kiến thức chuyên môn
nghề báo thì cần phải trau dồi, tu dưỡng đạo đức theo đúng quy định, luật định.
Qua đó, chất lượng của tác phẩm báo chí sẽ được nâng cao với những vấn đề, sự
kiện, nhân vật được phản ánh một cách trung thực, đầy thượng tôn pháp luật và
cũng đầy giá trị nhân văn, đại diện cho lương tâm và lương tri của những con
người tiến bộ, những nhà báo chân chính. L p Cao h ớ c Quan lý Báo c ọ
hí - Tryềền thông K22.1 Trang 20