Nguyên tắc khách quan trong triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, triết học Mác – Lenin đã rút ra nguyên tắc phương pháp luận là phải xuấtphát trừ thực tế khách quan. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bản chất của nguyên tắc khách quan trong triết học
1. Bản chất của nguyên tắc khách quan trong triết học
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, triết học Mác – Lenin đã rút ra nguyên tắc phương pháp luận là phải xuất
phát trừ thực tế khách quan.
Xuất phát từ thực tế khách quan tức là xuất phát từ tính khách quan của vật chất, chúng ta phải xuất phát từ bản thân
sự vật, không thể tùy tiện gán cho sự vật cái mà nó không có hoặc là nó chưa có. Trong hoạt động thì chúng ta phải
luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, mục tiêu, phương
hướng thì đều phải xuất phát từ thực tế khách quan. Tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời
sống tinh thần của con người.
Như vậy, xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan có ý nghĩa rất lớn cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Có thể khái quát được rằng bản chất của nguyên tắc khách quan đó là khi đánh giá, phân tích sự vật hiện tượng nào
đó thì chúng ta phải đánh giá đúng như sự vật thể hiện như vậy. Chúng ta không được gán cho sự vật cái mà nó
không có. Khi chúng ta bôi hồng hoặc to đen sự vật là chúng ta vi phạm nguyên tắc khách quan trong đánh giá.
2. Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan trong triết học?
Từ mqh giữa vật chất,ý thức Vật chất là gì
Vật chất quyết định ý thức
Ý thức tác động trở lại vật chất
Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mqh giữa vật chất và ý thức
Triết học Mác – Lênin là nền tảng và là kim chỉ nam của cách mạng Việt Nam, việc nắm bắt và hiểu những quy luật
này sẽ giúp cá cá nhân góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Triết học Mác – Lênin có rất nhiều vấn đề được nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đời sống con người, đến tự
nhiên, xã hội như vật chất, ý thức, mối quan hệ biện chứng, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm… Và một trong số
những nội dung phổ biến nhất trong môn học này là Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là gì?
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất
là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người.
Theo Lê-nin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan, đem đến cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh lại và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.
Đặc điểm của vật chất:
– Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận động.
– Không có vận động ngoài vật chất và không có vật chất không có vận động;
– Vật chất vận động trong không gian và thời gian;
– Không gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể và là hình thức tồn tại của vật chất.
Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Ý thức mang bản chất là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan, chính là sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ động thế giới khách quan và bộ
não con người thông qua hoạt động thực tiễn.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể
hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:
Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức
Ví dụ 2: Việt Nam ta thường có câu ca dao tục ngữ "có thực mới vực được đạo" ý là vật chất quyết định nhận
thức của con người. Khi con người không đủ no, không có sức khoẻ thì bộ não của con người sẽ khó hoạt động.
Bộ não con người sẽ phản ánh những hiện thực của cuộc sống một cách cụ thể nhất.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có con người mới có ý thức.
Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế
giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất. Kết luận này đã được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài
của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau.
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộ óc người, thế giới khách quan tác động
đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ), hoặc là chính bản thân thế giới vật chất (thế giới
khách quan), hoặc là những dạng tồn tại của vật chất (bộ óc người, hiện tượng phản ảnh, lao động, ngôn ngữ) đã
khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội dung của ý thức được quyết
định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các
quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật
chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức tự
nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt
động vật chất. Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp
tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con
người xác định mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ,
phương tiện, v.v. để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất
thông qua hoạt động thực tiền của con người.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận
thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp
với các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích
của mình, thế giới được cải tạo – đó là sự tác động tích cực cúa ý thức. Còn nếu ý thức của con người phản ánh
không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người
đã đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thế quyết định hành động của con người,
hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả.
Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật chất, của ý thức có thể thấy: vật chất là
nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng sáng tạo ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức;
ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực
tiễn (hoạt động vật chất) của con người. Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh
của ý thức, mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ chức của con người và những điều
kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất, trong đó con người hành động theo định hướng của ý thức.
Ý nghĩa phương pháp luận
– Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động
Tri thức mà con người thu nhận được sẽ thông qua chu trình học tập, nghiên cứu từ các hoạt động quan sát, phân
tích để tác động vào đối tượng vật chất và buộc những đối tượng đó phải thể hiện những thuộc tính, quy luật.
Để cải tạo thế giới khách quan đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để có thể
đánh giá, xác định phương hướng biện pháp, kế hoạch mới có thể thành công.
Bên cạnh đó cần phải tránh xa những thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, niềm tin mà không nghiên cứu đánh giá tình
hình đối tượng vất chất.
– Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.
Con người muốn ngày càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải luôn chủ động, phát huy khả năng của
mình và luôn tìm tòi, sáng tạo cái mới. Bên cạnh đó, con người phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao
năng lực và không bỏ cuộc giữa chừng.
Con người tuyệt đối không được thụ động, ỷ lại trong mọi trường hợp để tránh việc sa vào lười suy nghĩ, lười lao động.
Ví dụ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Ý thức có tính độc lập tương đối, tính năng động sáng tạo có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của
con người, vì vậy cùng với việc xuất phát từ hiện thực khách quan, cần phát huy tính năng động chủ quan, tức là
phát huy mặt tích cực của ý thức, hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.
Ví dụ: Trước khi thực hiện một trận đánh chung ta làm quyết tâm thư; thực hiện tự phê bình và phê bình; rút ra các
nhược điểm để tiến bộ, khắc phục những mặt tiêu cực. Thực hiện giáo dục nhận thức thông qua các phong trào, thực
tiễn tư tưởng cục bộ địa phương và đạo đức giả.
Hay, giữa vật chất và ý thức chỉ có những mặt đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thức luận. Bên ngoài lĩnh vực
đó, sự phân biệt là tương đối. Vì vậy một chính sách đúng đắn là cơ sở để kết hợp hai điều này.
Liên hệ bản thân với mối quan hệ vật chất và ý thức
Thứ nhất: Bản thân phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, vì vật chất
quyết định ý thức nên con người cần phải ý thức được những vật chất của cuộc sống còn thiếu thốn để có hành động
phù hợp với thực tế khách quan.
Thứ hai: Phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày. Kết cấu của ý thức thì tri thức là
quan trọng nhất nên mỗi chúng ta cần chú trọng phát triển tri thức của bản thân.
Thứ ba: Cần phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và không chủ quan trong mọi tình huống.
Thứ tư: Khi giải thích một hiện tượng cần phải xét có yếu tố vật chất lẫn tinh thần, cả yếu tố khách quan và điều kiện khách quan.
Nguyên tắc khách quan trong triết học sẽ được xây dựng dựa trên nội dung của nguyên lý về tính thống
nhất vật chất của thế giới. Yêu cầu của nguyên tắc khách quan trong triết học này được tóm tắt như sau: khi
chúng ta nhận thức khách thể, sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực thì các chủ thể tư duy sẽ cần phải
nắm bắt, tái hiện khách thể, sự vật, hiện tượng trong chính nó mà bất cứ ai trong chúng ta đều không được
thêm hay bớt đi một cách tùy tiện.
Ta nhận thấy rằng, vật chất sẽ là cái có trước. Vật chất tồn tại vĩnh viễn và ở một giai đoạn phát triển nhất
định nào đó của chính bản thân mình vật chất mới sản sinh ra tư duy. Bởi vì tư duy phản ánh thế giới vật
chất, nên trong quá trình nhận thức đối tượng tất cả chúng ta cũng sẽ không được xuất phát từ tư duy, hay
xuất phát từ ý kiến chủ quan của chúng ta về đối tượng mà chúng ta sẽ cần phải xuất phát từ chính bản thân
đối tượng, từ bản chất của đối tượng đos, chúng ta cũng không được bắt buộc các đối tượng phải tuân theo
tư duy mà ngược lại cần phải bắt tư duy tuân theo đối tượng. Chúng ta cũng sẽ không được ép đối tượng
thỏa mãn một sơ đồ chủ quan mà sẽ cần phải rút ra những sơ đồ được tạo ra từ đối tượng, tái tạo trong tư
duy các hình tượng, tư tưởng phát triển của chính các đối tượng đó.
Ta nhận thấy được rằng, từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, triết học Mác – Lenin cũng đã từ đó rút ra
nguyên tắc phương pháp luận là sẽ cần phải xuất phát từ thực tế khách quan.
Ta hiểu nguyên tắc phương pháp luận là sẽ cần phải xuất phát từ thực tế khách quan cũng có nghĩa là
phương pháp luận sẽ xuất phát từ tính khách quan của vật chất, chúng ta cần phải xuất phát từ bản thân của
sự vật và cũng không thể tùy tiện mà gán cho sự vật cái mà các sự vật đó không có hoặc là sự vật đó vẫn
chưa có. Trong tất cả các hoạt động thì chúng ta cũng cần phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan,
mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, mục tiêu, phương hướng được tạo lập thì đều phải xuất
phát từ thực tế khách quan. Bên cạnh đó thì chúng ta cũng sẽ cần phải tôn trọng vai trò quyết định của đời
sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con người.
Như vậy, từ những phân tích được nêu cụ thể bên trên, ta thấy được rằng, xuất phát từ thực tế khách quan,
tôn trọng khách quan cũng có những ý nghĩa rất lớn cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
Chúng ta cũng có thể khái quát được rằng bản chất của nguyên tắc khách quan đó chính là khi chúng ta
thực hiện việc đánh giá, phân tích sự vật hiện tượng nào đó thì chúng ta cũng sẽ cần phải đánh giá đúng
như sự vật hiện tượng đó thông qua cách thể hiện của chúng như vậy. Chúng ta cũng sẽ không được gán
cho sự vật hiện tượng cái mà nó không có. Khi chúng ta thực hiện việ bôi hồng hoặc to đen sự vật hiện
tượng là chúng ta đang vi phạm nguyên tắc khách quan trong quá trình thực hiện đánh giá.
3. Nội dung nguyên tắc khách quan trong triết học
– Tất cả chúng ta đều sẽ cần phải xem xét sự vật, hiện tượng giống như chính sự tồn tại của sự vật, hiện
tượng đó, chúng ta sẽ không bị những yếu tố chủ quan chi phối để từ đó có những nhận thức sai lệch, tô
hồng hay bôi đen cho sự vật hay các hiện tượng, bên cạnh đó thì chúng ta cũng cần phải có phương pháp
nhận thức thức khoa học và cũng cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc phương pháp luận trong triết học để
có thể luôn tôn trọng điều kiện khách quan.
+ Trong mọi hoạt động, khi chúng ta đã đề ra phương hướng hoạt động thì bất cứ ai cũng đều cần phải căn
cứ vào điều kiện khách quan, quy luật khách quan để nhằm mục đích có thể đảm bảo được hoạt động đạt
hiệu quả và hoạt động đó sẽ không bị các yếu tố khách quan cản trở.
+ Khi chúng ta xác định phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động sẽ cần phải căn cứ cụ thể vào các quy
luật khách quan để nhằm mục đích có thể lựa chọn được đúng phương pháp, cách thức phù hợp với từng
điều kiện khách quan để có thể từ đó đảm bảo cho sự phát triển của đối tượng tác động và hoạt động đó
theo đúng như ý thức của mỗi người.
+ Chúng ta cũng sẽ cần phai có kế hoạch điều chỉnh mục tiêu của bản thân sao cho kế hoạch đó có thể phù
hợp nhất khi điều kiện khách quan có sự biến đổi để nhằm mục đích phát huy ý thức của bản thân luôn
năng động và sáng tạo trong mọi điều kiện khách quan.
– Phát huy tính năng động chủ quan: theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì ý thức sẽ không
thụ động mà ý thức sẽ có tính độc lập, tương đối với vật chất và ý thức sẽ có những tác động trở lại vật chất
thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Bản chất của ý thức đó là mang tính năng động, sáng tạo.
+ Chúng ta nhận thấy rằng, tri thức khoa học và vận dụng tri thức khoa học trong giai đoạn hiện nay có
những ý nghĩa cũng như vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Bởi vì tri thức khoa
học hay việc vận dụng tri thức khoa học sẽ giúp cho hành động của mỗi người trở đúng quy luật và có hiệu quả hơn.
+ Chúng ta cũng sẽ cần phải luôn phát huy tính tích cực của ý thức và tìm tòi cái mới, phương pháp mới.
Bởi vì những yếu tố này cũng sẽ góp phần quan trọng để giúp ta phát triển bật phá và có sự khác biệt khi so
với những cá nhân khác luôn hoạt động theo quy luật mà các chủ thể đó mãi không chịu đổi mới.
+ Bên cạnh đó thì chúng ta cũng sẽ cần phải luôn luôn phát huy tính sáng tạo bởi vì thực chất khi sáng tạo
mới giúp phát triển trí tuệ và tạo nên đột phá, biết dự đoán một cách khoa học, phù hợp quy luật khách
quan khi đó thì mỗi chúng ta mới có thể sẵn sàng đối phó với những biến đổi của quy luật khách quan.
4. vận dụng nguyên tắc khách trong hoạt động thực tiễn
Vận dụng nguyên tắc khách quan trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
Nguyên tắc khách quan trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đòi hỏi con người trong hoạt động thực tiễn
sẽ cần phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, lấy khách quan làm cơ sở, phương tiện hoạt động cách mạng.
Những đường lối, chủ trương, chính sách trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sẽ cần phải xuất phát từ
thực tế xã hội trong từng giai đoạn khác nhau. Trong các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam trước đây,
chúng ta vẫn luôn xác định điều kiện tất yếu diễn ra cuộc cách mạng và cũng đã từ đó mà có thể đề ra chủ trương,
đường lối phù hợp với tình hình đất nước.
Một số các điều kiện khách quan mà chúng ta có thể kể đên trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam như: sự
chín muồi của mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội tạo nên cuộc khủng hoảng về chính trị sâu sắc hay là sự vực
dậy của nông dân khi bị áp bức, sự bóc lột quá sức chịu đựng của thực dân.
Vận dụng nguyên tắc khách quan trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam:
Việc vận dụng nguyên tắc khách quan trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam xuất phát từ việc
tôn trọng các điều kiện tất yếu để nhằm mục đích thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Với sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng gay gắt trên thị trường, và từ đó cũng đòi hỏi con người cần phải có khả
năng cạnh tranh trên thị trường và các vật các sản phẩm, hàng hóa sẽ cần phải được sản xuất dựa trên nền tảng vững
chắc của cơ sở vật chất và những kỹ thuật hiện đại với cơ cấu phù hợp và cũng với chi phí có thể bỏ ra của nền kinh
tế, từ đó sẽ góp phần tăng khả năng tích lũy cho nền kinh tế, và thông qua đó cũng sẽ góp phần phát triển nền kinh tế.
Chúng ta nhận thấy rằng, nguyên tắc khách quan sẽ xuất phát từ quan điểm duy vật triệt để của triết học Mác – Lê-
nin về thế giới. Nguyên tắc khách quan là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.