Nguyên thủ quốc gia Anh - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Nguyên thủ quốc gia Anh - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Danh sách thành viên Nhóm 1 – Lớp TT46C: 1 Trần Linh Chi TT46C-076-1923 2 Nguyễn Thế Chính TT46C-077-1923 3 Nguyễn Vũ Thu Diễm TT46C-078-1923 4 Trịnh Bình Giang TT46C-079-1923 5 Nguyễn Trần Mỹ Hạnh TT46C-080-1923 6 Trịnh Thị Mỹ Hân TT46C-081-1923 7 Cao Thị Hiền TT45C-066-1822 8 Hoàng Thu Hiền TT46C-082-1923 9 Bùi Ngọc Hòa TT46C-083-1923
NGUYÊN THỦ QUỐC GIA CỦA VƯƠNG QUỐC ANH I.
Sơ lược về nguyên thủ quốc gia Vương quốc Anh:
1. Một số quy định chung về Nguyên thủ quốc gia Anh:
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (Tiếng Anh: United Kingdom of Great
Britain and Northern Ireland) là một quốc gia quân chủ lập hiến theo thể chế dân chủ đại
nghị. Như vậy, nguyên thủ quốc gia của Anh là Quốc Vương hoặc Nữ Vương.
Lần đầu tiên điều này được quy định rõ ràng trong một văn bản pháp luật là tại Bill
of Rights 1689 (Luật về các Quyền 1689), một đạo luật mang tính bước ngoặt trong luật
hiến pháp của Anh. Trong đó, Nghị viện Anh đã tuyên bố William III và Mary II trở
thành quân chủ chung của Anh và ngôi vị sẽ được truyền cho hậu duệ của họ. (Điều 30).
Về tôn giáo đối với nguyên thủ quốc gia Vương quốc Anh, Điều 1 Act of
Settlement 1701 (Đạo luật về Quyền kế vị 1701) đã quy định rằng chỉ người thừa kế ngai
vàng Anh phải là tín đồ của đạo Tin Lành, qua đó loại trừ tín đồ Công giáo La Mã và
những người kết hôn với tín đồ Công giáo La Mã ra khỏi danh sách kế vị.
Về kế vị, Vương quyền Anh được thiết lập trên nguyên tắc thế tập, hay nói cách
khác là cha truyền con nối. Trước đây, việc xác định người thừa kế ngôi vị Quân chủ
Vương thất Anh được thực hiện theo phương pháp ưu tiên trưởng nam, tức là ngôi vị sẽ
được ưu tiên truyền lại cho nam giới, và chỉ truyền cho nữ nếu như không có người kế vị
trực tiếp nào là nam. Tuy nhiên, vào năm 2013, Quốc hội Anh thông qua Đạo luật Kế
thừa Vương vị 2013 (Succession to the Crown Act 2013), qua đó thay thế phương pháp
ưu tiên trưởng nam bằng phương pháp ưu tiên tuyệt đối. Theo đó, đối với các thành viên
của Vương thất Anh sinh sau năm 2013, thứ tự kế vị sẽ được sắp xếp theo thứ tự trưởng
thứ bất kể giới tính.
2. Nguyên thủ quốc gia Anh hiện nay:
Hiện nay, Nguyên thủ quốc gia của Vương quốc Liên hiê k p Anh và Bắc Ireland,
cũng là người đứng đầu Anh giáo, là Nữ Vương Elizabeth II.
Nữ Vương sinh vào ngày 21/04/1926 tại Luân Đôn và kế thừa Vương vị từ cha bà
là Vua George VI vào ngày 06/02/1952. Nữ Vương chính thức đăng quang vào ngày
02/06/1953 tại Tu viện Westminster. Như vậy, tính đến nay, Nữ Vương Elizabeth II đã trị
vì được hơn 69 năm, giúp bà trở thành người nắm giữ vương quyền lâu nhất Vương quốc
Anh, vượt qua Nữ Vương Victoria, cũng như là quân chủ có thời gian trị vì đứng thứ 4 thế giới.
Trong thời gian Nữ Vương nắm quyền, nước Anh đã trải qua 14 đời Thủ tướng.
Thời gian trị vì suốt 69 năm của bà cũng chứng kiến nhiều sự thay đổi sâu sắc, trong đó
có sự giải thể của Đế quốc Anh và sự phát triển tiếp đó của Khối Thịnh vượng chung Anh.
Nữ Vương kết hôn cùng Vương tế Philip vào ngày 20/11/1947 và có 4 người con.
Trong đó, Thân vương Charles xứ Wales hiện đang là người kế vị mặc định của Nữ Vương.
Danh sách kế thừa Vương vị Anh như sau: II.
Vai trò của nguyên thủ quốc gia Vương quốc Anh:
1. Vai trò lập pháp:
a. Công bố đạo luật đã được thông qua:
Vương quốc Anh có chế độ quân chủ lập hiến nên khả năng đưa ra và thông qua
luật thuộc về Nghị viện chứ không phải Nữ Vương.
Tuy nhiên, để đưa bất kỳ một dự luật nào vào bộ luật đều cần đến sự đồng ý của
Nữ Vương. Một dự luật sau khi được thông qua bởi hai viện của Quốc hội, sẽ đến tay
Hoàng gia và quy trình này được gọi là “Hoàng gia phê chuẩn” (Royal Assent).
Trong thực tế, Nữ Vương chỉ thực thi những quyền này theo đề nghị của Thủ
tướng hoặc các bộ trưởng chính phủ. Trong Hiến pháp của Anh có nói rằng “Nguyên thủ
quốc gia thực hiện các quyền hạn theo lời khuyên của Thủ tướng”, nên vai trò của Nữ
Vương trong việc ban hành pháp luật chỉ mang tính hình thức.
b. Các hoạt động liên quan đến cơ quan l ập pháp:
Nữ Vương có quyền bổ nhiệm thành viên cho Thượng viện (Viện Quý tộc), tất
nhiên điều này chỉ được thực hiện “theo cố vấn” của Thủ tướng.
Ngoài ra, Nữ Vương còn có vai trò vô cùng quan trọng là triệu tập, trì hoãn, khai
mạc, bế mạc các kỳ họp của Nghị viện và giải tán Nghị viện.
c. Thống lĩnh lực lượng vũ trang:
Nữ Vương là Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang nên có quyền tổng chỉ huy các
lực lượng vũ trang. Các lực lượng vũ trang phải tuyên thệ trung thành với Nữ Vương.
2. Vai trò hành pháp:
Đối với mô hình nguyên thủ quân chủ đại nghị như nước Anh, nguyên thủ quốc
gia không có thực quyền trong hành pháp, chỉ mang tính tượng trưng. “Nhà vua trị vì mà
không cai trị” - câu nói của nhà văn Anh Walter Bagehot về nhà vua Anh đã trở thành câu
châm ngôn nổi tiếng về chế độ quân chủ lập hiến ở Anh. Theo Hiến pháp, Quốc Vương là
người đứng đầu Nhà nước có rất nhiều quyền nhưng những quyền đó Quốc Vương không
trực tiếp thực hiện hoặc thực hiện theo sự tư vấn của Thủ tướng. Theo Hiến pháp, Vua có
các thẩm quyền sau đây: bổ nhiệm và miễn nhiệm Thủ tướng; bổ nhiệm và miễn nhiệm
các bộ trưởng; bổ nhiệm các công chức cấp cao; bổ nhiệm các giám mục và Tổng giám
mục của nhà thờ Anh; phong tặng các danh hiệu quý tộc.
Lần cuối cùng Quốc Vương bổ nhiệm Thủ tướng không theo ý chí của đảng chiếm
đa số ghế trong Nghị viện là bổ nhiệm Harold Wilson làm Thủ tướng tháng 2/1974 mặc
dù Đảng của Harold Wilson không chiếm đa số trong Hạ viện. Nữ Vương Elizabeth II đã
thực hiện quyền này theo sự tư vấn của Hội đồng cơ mật.
Lần cuối cùng Quốc Vương nước Anh tự mình quyết định bãi nhiệm Thủ tướng
không cần việc bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ là vào năm 1834, Vua Wiliam IV đã
giải thể Chính phủ của Lord Melbourne thay nó bằng Chính phủ của Công tước
Wellington. Quyền phủ quyết luật của Vua cũng mang tính hình thức vì lần cuối cùng
quyền này được thực hiện là vào năm 17088.
Trong hoạt động hành pháp, Nữ Vương gần như chỉ làm hợp lí hóa những quyết
định của Chính phủ. Vì Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội nên Nguyên thủ
quốc gia phải bổ nhiệm người được Quốc hội tín nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ.
Ngoài ra, Nữ Vương còn phối hợp với các nhánh quyền lực về những tình trạng đặc biệt
của đất nước phải áp dụng tình trạng thiết quân luật, dùng mọi biện pháp để đưa đất nước
về trạng thái bình thường.
Khi Brexit diễn ra, Nữ Vương vẫn giữ vị trí nhất định trong bối cảnh chính trường
Anh gặp nhiều biến động. Bà đã ra thông báo về việc Cựu Thủ tướng Theresa May từ
chức, giúp cựu thủ tướng giữ tự trọng sau khi không thể đưa đất nước đạt thỏa thuận
Brexit, rồi chào đón Johnson lên nắm quyền. Nữ Vương cũng đưa ra hai bài phát biểu
khai mạc kỳ họp quốc hội trong thời gian ngắn, nhưng không sai sót dù chỉ một chữ.
3. Vai trò tư pháp:
Đại Chưởng ấn (The Lord Chancellor) là người đứng đầu nhánh tư pháp tại Anh
và xứ Wales, bổ nhiệm thẩm phán cho các tòa hình sự trên danh nghĩa của vương triều.
Quan Chưởng ấn đảm nhiệm các chức trách trong cả ba nhánh của chính quyền – hành
pháp, lập pháp và tư pháp. Đây là nét đặc thù trong vòng các nền dân chủ của thế giới hiện đại.
Trước Đạo luật Cải cách Hiến pháp 2005 và trên thực tế là vào năm 2009, Tòa án
tối cao được tích hợp trong Thượng viện (hay Quý tộc viện – House of Lords) với người
đứng đầu là Lord Chancellor (Đại chưởng Ấn) và các thành viên được gọi là Law Lords
(các Nghị sĩ Pháp luật). Khi đó vương quốc Anh không có Tòa án tối cao mà chỉ có Ủy
ban phúc thẩm (Appellate committee) thuộc Thượng viện nắm quyền xét xử.
Về mặt tổ chức, Đại chưởng ấn vừa là một Thượng nghị sĩ, vừa là một bộ trưởng
trong nội các, lại vừa là một thẩm phán đứng đầu các thẩm phán trong Ủy ban Phúc thẩm.
Ngoài ra, Đại chưởng ấn còn nắm các vị trí trong giáo hội Anh giáo và văn phòng hoàng gia.
Việc bổ nhiệm thẩm phán trên nguyên tắc là thuộc thẩm quyền của Quốc Vương
theo đề xuất của Thủ tướng (đối với thẩm phán tòa tối cao) và Đại chưởng ấn (đối với
thẩm phán tòa cao cấp) nhưng trong quy trình này Ủy ban Nội vụ (và sau này là Ủy ban
các vấn đề hiến định) của Hạ viện có quyền thẩm tra việc này thông qua điều trần hoặc các cơ chế báo cáo.
Cả hai viện đều có quyền yêu cầu Quốc Vương loại bỏ một thẩm phán của Tòa cấp
cao hoặc Tòa phúc thẩm theo Khoản 3, Điều 11 Đạo luật về Tòa án tối cao 1981 với nền
tảng có từ Đạo luật về sự chuyển giao 1701. Quyền nay cho đến ngày nay vẫn còn được
duy trì nhưng thực tế rất ít khi được sử dụng. Riêng ở nước Anh và xứ Wales, chưa bao
giờ có thẩm phán nào bị bãi nhiệm.
Tuy nhiên, Đạo luật Cải cách Hiến pháp năm 2005 dời bỏ nhiều quyền hạn của
chức danh này để trao cho các chức danh khác trong chính quyền nước Anh bằng cách
thành lập chức vụ Bộ trưởng Hiến pháp Sự vụ, trong khi đó một phần trong các chức
trách của quan chưởng ấn tại Viện Quý tộc được giao cho Chủ tịch Viện Quý tộc.
4. Vai trò đối ngoại:
Với tư cách là Nguyên thủ quốc gia, Nữ Vương đóng vai trò quan trọng trong nền
ngoại giao Vương quốc Anh, hỗ trợ công việc của Văn phòng Đối ngoại và Khối thịnh
vượng chung trong và ngoài nước. Nữ Vương có quyền thay mặt cho nhà nước về mặt
đối ngoại. Nữ Vương có quyền ký kết các điều ước quốc tế, đại diện cho đất nước trong
quan hệ quốc tế. Nữ Vương thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao, cử hành các nghi lễ như
đón tiếp nguyên thủ nước ngoài hay tham gia các sự kiện chính thức. Các chuyến công du
hay viếng thăm chính thức ra nước ngoài, Nữ Vương đều được tiếp đón trọng thể theo
nghi lễ đối với nguyên thủ quốc gia như cử quốc ca, duyệt đội quân danh dự và hưởng
các đặc quyền ngoại giao cấp cao khác.. Nhưng Nữ Vương không ký kết các hiệp ước
quan trọng với các nước khác mà thay vào đó người trực tiếp ký kết là các Bộ trưởng
tháp tùng đi theo. Sự hiện diện của Nguyên thủ quốc gia chỉ là sự chứng giám.
Ngoài ra, Nữ Vương còn có quyền bổ nhiệm các đại sứ, đại diện ngoại giao, triệu
hồi các đại sứ, tiếp nhận ủy nhiệm thư của đại diện ngoại giao nước ngoài, quyết định
phong hàm cấp ngoại giao, tiếp nhận đại sứ, đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài.
Nữ Vương thường xuyên liên lạc với các quan chức tại Văn phòng Đối ngoại và
Khối thịnh vượng chung (FCO), cơ quan chăm sóc các lợi ích của Anh ở nước ngoài và
xây dựng quan hệ ngoại giao với các nước khác. FCO tư vấn về việc các Nguyên thủ
quốc gia nước ngoài nào nên được mời đến Vương quốc Anh trong các chuyến thăm cấp
Nhà nước. Sau đó, Nữ Vương và Hoàng gia chịu trách nhiệm tổ chức chiêu đãi Nguyên
thủ quốc gia và bữa tiệc của người đó với sự xuất hiện theo nghi thức và Tiệc chiêu đãi
cấp Nhà nước để chào đón họ. Ví dụ:
- Lãnh đạo các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO),
trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, từng tới Anh để dự hội nghị thượng
đỉnh của Liên minh EU. Giữa lúc London đặt hy vọng vào một thỏa thuận thương
mại hậu Brexit có lợi với Washington, Nữ Vương đã hai lần gặp ông chủ Nhà
Trắng tại Lâu đài Windsor và Cung điện Buckingham, sau đó khéo léo sắp xếp tiệc
trà giữa vợ chồng Tổng thống Mỹ với vợ chồng Thái tử Charles.
- Vào tháng 7 năm 2020, Nữ Vương đã tham gia một cuộc gọi điện video với FCO
để nghe về phản ứng của họ đối với sự bùng phát COVID-19 và cảm ơn họ vì
những nỗ lực của họ. Cô đã nói chuyện với nhân viên về công việc của họ trong
việc hồi hương thời bình lớn nhất từ trước đến nay của Vương quốc Anh, đã giúp
hơn 1 triệu du khách Anh trở về nhà trong thời gian bị khóa sau khi các hạn chế đi
lại có hiệu lực. Như một phần của cuộc gọi, một bức chân dung mới của Nữ
Vương đã được công bố. Bức tranh đã được FCO ủy quyền treo tại Văn phòng
Phát triển và Thịnh vượng chung nước ngoài, nhằm tri ân những đóng góp mà Nữ
Vương đã đóng góp cho nền ngoại giao Vương quốc Anh trong suốt thời gian trị vì của bà.
Tài liệu tham khảo: 1. https://www
.constituteproject.org/constitution/United_Kingdom_2013.pdf? lang=en
2. http://hdll.vn/vi/thong-tin-ly-luan/noi-dung-phuong-thuc-lanh-dao- cua-cac-dang-
cam-quyen-o-vuong-quoc-anh-va-mot-so-kinh-nghiem-co-y-nghia-tham-khao-voi- viet-nam.html
3. https://xemtailieu.com/tai-lieu/hanh-chinh-nha- nuoc-vuong-quoc-anh-quyen- 1169207.html 4. https://www
.theweek.co.uk/royal-family/97645/how-much-power-does-the-royal- family-have 5. https://www
.parliament.uk/globalassets/documents/commons-
committees/political-and-constitutional-reform/The-UK-Constitution.pdf 6.
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet .aspx?tintucid=210355
Trả lời câu hỏi trên lớp:
1. Đã từng có trường hợp giải tán Nghị viện hay chưa?
Lần cuối giải tán Nghị viện là vào năm 1830. Còn theo quy định trong Đạo luật
Quốc hội có nhiệm kỳ cố định 2011 (Điều 3) thì Nữ Vương chỉ giải tán Nghị viện
trước một cuộc tổng tuyển cử theo các điều kiện được nêu trong quy định trên.
2. Vai trò khác của Nữ Vương trong Brexit? Nữ Vương có thuộc Đảng phái nào không?
Nữ Vương không thuộc Đảng phái nào hết. Trong Brexit, Nữ Vương không lên
tiếng ủng hộ phe nào trong sự kiện Brexit được cho là nhằm giữ gìn vị thế và
truyền thống không can thiệp chính trị của Hoàng gia. Tuy không can thiệp vào
các hoạt động chính trị của quốc gia, nhưng thái độ im lặng của Nữ hoàng đã cho
thấy bà là một "chính trị gia" chuyên nghiệp, thận trọng và đầy khôn ngoan. Nếu
tham gia vào bất cứ bên nào trong cuộc tranh cãi gay cấn như Brexit, hình ảnh
hoàng gia Anh sẽ bị tổn hại nghiêm trọng.