-
Thông tin
-
Quiz
Nguyễn Trọng Hiếu - Thi Cuối Kỳ - Quản Trị Học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nguyễn Trọng Hiếu - Thi Cuối Kỳ - Quản Trị Học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181) 475 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Nguyễn Trọng Hiếu - Thi Cuối Kỳ - Quản Trị Học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nguyễn Trọng Hiếu - Thi Cuối Kỳ - Quản Trị Học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181) 475 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN ---------------------------
BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ HỌC NGUYỄN TRỌNG HIẾU Mã số SV: 03549
Ngành: Quản trị kinh doanh Lớp MH: TVD22211
GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH LỚP: BÙI THỊ VÂN QUỲNH TPHCM, 29 tháng 12 năm 2022 LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết bài tiểu luận của tôi bảo đảm được bảo mật, tuyệt đối không chia sẻ bài
cho sinh viên khác. Kết quả bài tiểu luận của tôi do tôi tự thực hiện dựa trên bài giảng,
powerpoint, các thông tin từ giảng viên và tham khảo từ các nguồn trích dẫn trong bài....
Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin trích dẫn trong bài tiểu luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Sinh viên thực hiện bài tiểu luận
(Ký và ghi rõ họ tên)
NGUYỄN TRỌNG HIẾU
Toàn bộ nội dung BÀI TIỂU LUẬN: 1.
Nhà quản trị cần hoạch định vì:
Giúp doanh nghiệp định hướng được hướng đi để có những chiến lược, kế hoạch phù hợp trong tương lai.
Giúp đề ra mục tiêu, phương pháp, cách thức cho các hoạt động của tổ chức.
Là công cụ thiết yếu trong việc phối hợp, thống nhất sự nỗ lực của các thành viên trong
tổ chức, từ đó tạo sự gắn kết thống nhất trong doanh nghiệp.
Giúp giảm được rủi ro trong các hoạt động kinh doanh và tính bất ổn định trong các
hoạt động khác của doanh nghiệp.
Đảm bảo được hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp trong môi trường luôn thay đổi và
hạn chế sự chồng chéo và các hoạt động lãng phí công việc.
Giúp thiết lập nên những tiêu chuẩn hỗ trợ cho công tác kiểm tra kết quả sau quá trình quản trị. Ví dụ:
Công ty Vinamilk đề ra chiến lược phát triển [1] của họ:
1. Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao
2. Củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam
3. Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông Nam Á
Từ đó giúp họ đề ra được những hướng đi, chiến lược và kế hoạch hoạt động. Đồng thời đề
ra phương pháp và cách thức vận hành cho tổ chức, từ đó đảm bảo được hiệu quả của
doanh nghiệp và giảm thiểu các rủi ro trong thị trường, cụ thể [1]:
Tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa, vốn là ngành kinh
doanh cốt lõi tạo nên thươndg hiệu Vinamilk.
Ưu tiên tập trung khai thác thị trường nội địa với tiềm năng phát triển còn rất lớn.
Mở rộng thâm nhập và bao phủ khu vực nông thôn với các dòng sản phẩm phổ
thông, nơi tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn.
Tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới với chiến lược chuyển đổi mô hình
xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với các đối tác phân
phối tại các thị trường trọng điểm mới 2. a/
Tại đây, quản đốc phân xưởng đã đề xuất giám đốc phân xưởng thưởng cho công nhân theo
tiêu chuẩn 2 triệu đồng/người. Đây là phương pháp quản lý “quản lý vừa phải” dựa trên
khen thưởng để động viên nhân viên, nhưng nhân viên không bị ràng buộc bởi việc hoàn
thành mục tiêu của công ty, tức là khối lượng công việc không quá nhiều, nếu ít thì sẽ được
thưởng. Có hai triệu đồng.
Mặt khác, giám đốc công ty đưa ra chính sách thưởng, công nhân nào sản xuất vượt chỉ tiêu
quy định sẽ được tính thêm 5% đơn giá sản phẩm, ngược lại công nhân nào làm không đạt
chỉ tiêu sẽ bị xem xét để bị cắt tiền thưởng cuối cùng của họ. Số năm. Đó là hình thức quản
lý tạo động lực dựa trên cơ sở “quản lý chặt chẽ và công bằng” về thưởng phạt. Theo cách
tiếp cận này, người lao động sẽ phải quan tâm đến hiệu suất của chính họ, vì họ chỉ được
thưởng nếu đạt được mục tiêu, còn nếu không, họ sẽ bị xem xét cắt giảm tiền thưởng cuối năm. b/
Lấy Công ty TNHH Hoàng Châu làm ví dụ, họ cần một cách khen thưởng để giúp công ty
hoàn thành mục tiêu càng sớm càng tốt. Phương thức thưởng của quản đốc có thể xuất hiện
ngay cả khi công nhân không thực sự cố gắng, vì họ đã được thưởng 2 triệu đồng và nó
không gắn liền với kết quả công việc của họ. Công nhân mục tiêu là những người lao động
bản chất không thích làm việc và sẽ tránh nó càng nhiều càng tốt, vì vậy khả năng cao là
công ty sẽ không thể đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Một cách tiếp cận khen thưởng cho người giám sát sẽ có thể giải quyết vấn đề hiệu suất
làm việc kém của công nhân bằng cách kiểm soát các hoạt động của họ, đặt ra các mục tiêu
rõ ràng và công nhân phải tuân thủ để được khen thưởng. .Và, để hạn chế tình trạng công
nhân không muốn được thưởng mà chỉ thích công việc họ làm, cuối năm công nhân bị cho
nghỉ việc nếu không đạt mục tiêu. Với phương pháp này, công ty có thể tối ưu hóa công
suất của công nhân, không bị lãng phí phần thưởng cho những công nhân không cố gắng
như phương pháp của quản đốc và khả năng rất cao sẽ có thể hoàn thành chỉ tiêu đã được đề ra. c/
Chính sách này được Giám đốc áp dụng theo các lý thuyết về động viên nhân viên:
Lý thuyết X của Doulas Mc Gregor, áp dụng cho đối tượng:
o Người lao động vốn dĩ không thích làm việc và họ sẽ tránh việc nếu có thể được
o Hầu hết mọi người phải bị ép buộc, kiểm tra, chỉ thị và đe dọa bằng hình phạt
để thực hiện những mục tiêu của tổ chức; nghĩa là người quản lí phải sử dụng
quyền lực tuyệt đối đối với người lao động bất cứ lúc nào và ở đâu.
o Hầu hết người lao động chỉ muốn an phận, ít tham vọng, làm việc thụ động,
nên nhà quản lí phải chỉ dẫn công việc cho họ một cách tỉ mỉ.
Đây là hình thức quản lý để tạo động lực bằng “Quản lý nghiêm khắc và công bằng”
dựa vào cả sự trừng phạt và khen thưởng.
Lý thuyết về tháp nhu cầu của Maslow: ở đây phương pháp áp dụng cho tầng thứ hai
là sự an toàn, nhằm thỏa mãn nhu cầu cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể,
việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo. 3.
a/ Quyết định sử dụng phần mềm để thay thế cho phương pháp quản lý thủ công truyền
thống của Tổng giám đốc là đúng, vì:
- Bất kỳ công ty nào cũng cần quản lý thông tin. Thông tin được xem là máu của tổ
chức; nó là mạch gắn những bộ phận phụ thuộc của tổ chức lại với nhau. Tổ chức là
một hệ thống ổn định của các hoạt động nơi con người cùng làm việc với nhau để
đạt tới những mục tiêu chung thông qua thứ bậc của các vai trò và việc phân công
lao động. Chính vì vậy, thông tin cần được quản lý một cách hiệu quả và có tính bảo mật.
- Giúp đạt được mức hiệu quả cao hơn: Các nhà quản lý có thông tin cần thiết để xác
định điểm mạnh và điểm yếu của công ty.
- Cải thiện chất lượng của các quyết định: Thông tin sẵn có tốt hơn làm giảm sự
không chắc chắn và cho phép các nhà quản lý đưa ra các quyết định hợp lý hơn dựa
trên dữ liệu đáng tin cậy.
- Thúc đẩy giao tiếp tốt hơn giữa các bộ phận tại nơi làm việc: Khi các nhà quản lý,
trưởng bộ phận và nhân viên chia sẻ cùng một thông tin, thì sẽ có sự giao tiếp tốt
hơn giữa họ để xác định các khu vực có vấn đề và tìm giải pháp được cả hai bên đồng ý.
- Cung cấp một nền tảng để khám phá các kịch bản khác nhau cho các lựa chọn thay
thế và môi trường kinh tế khác nhau: Ban quản lý có thể khám phá các lựa chọn thay
thế khác nhau để xem kết quả có thể xảy ra trước khi đưa ra quyết định và cam kết.
- Cải thiện năng suất của nhân viên: Nhân viên làm việc hiệu quả hơn vì họ không
phải dành thời gian thu thập dữ liệu mà ban quản lý muốn.
- Tăng cường lợi thế cạnh tranh của công ty: Điều hành một doanh nghiệp hiệu quả
hơn bằng cách giảm thiểu và loại bỏ các điểm yếu và các lĩnh vực không hoạt động
sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh của công ty so với các đối thủ.
- Tiết lộ nhiều dữ liệu hơn về khách hàng: Với nhiều dữ liệu hơn về nhu cầu của
khách hàng, ban quản lý có thể cải thiện dịch vụ khách hàng tốt hơn và thiết kế các
chiến dịch tiếp thị và quảng cáo hiệu quả hơn.
Chính vì vậy, việc sử dụng hệ thống quản lý mới là bước cần thiết cho các doanh nghiệp
đang pháp triển vì nó mang lại sự ổn định và giảm thiểu được các sai sót do con người. Nhà
lãnh đạo có thể dễ dàng nhìn thấy được bức tranh chung của doanh nghiệp thông qua các
dữ liệu từ hệ thống, từ đó định hướng được con đường phát triển tốt nhất, ngoài ra cũng
tránh được các rủi ro lỗ hỏng của quy trình gây tổn thất cho doanh nghiệp.
b/ Các cách thức giúp doanh nghiệp triển khai việc sử dụng phần mềm như thế nào để
không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Doanh nghiệp, nhà quản trị
cần có phương pháp truyền thông hiệu quả:
o Nhà quản trị cấp cao cần ban hành văn bản rộng rãi đến các nhà quản trị cấp trung và
cấp cơ sở thông qua kênh truyền thông chính thống. Nội dung thông tin phải tuân theo
các nguyên tắc trong giao tiếp văn bản: Rõ ràng – Hoàn chỉnh – Súc tích – Chính xác –
Lịch sự - Nhất quán – Cẩn thận. Mục đích của văn bản nhằm đảm bảo các lãnh đạo cấp
trung và cấp cơ sở hiểu được quy trình sử dụng các phần mềm, lợi ích cũng như các
kiểm soát thông tin và vai trò quản lý thông tin.
o Nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở cần truyền thông đến nhân viên của họ thông qua
các kênh truyền thông truyền thông văn bản và bằng lời nói, bao gồm: email, văn bản
giấy, huấn luyện. Các nhà quản trị cần đảm bảo nhân viên đã hiểu rõ các quy trình sử
dụng phần mềm, có thể sử dụng thành thạo và hiểu rõ các lợi ích của hệ thống đối với
việc kiểm soát công việc. Nhà quản trị cần liên tục nhắc nhở nhân viên, thúc đẩy nhân
viên sử dụng phần mềm hiệu quả hơn, làm gương để các nhân viên noi theo và không
ngừng theo dõi khả năng thao tác trên hệ thống mới của nhân viên. Ngoài ra, nhà quản
trị cần thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện giúp nhân viên làm quen với hệ thống
mới, tránh để cho nhân viên chán nản do không quen với việc sử dụng phần mềm.
o Trong quá trình sử dụng, các phòng ban khác nhau cần thích nghi với hệ thống tùy
thuộc vào tính chất công việc, đồng thời nhà quản trị và nhân viên cần đóng góp ý kiến
để cải thiện phần mềm quản lý. Nhà quản trị cấp cao cần nghiêm túc xem xét các ý kiến
đóng góp của cấp dưới nhằm hoàn thiện hệ thống. Tài liệu tham khảo:
[1] https://www.vinamilk.com.vn/vi/mobile/chien-luoc-phat-trien