Nhà nước là gì - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Nhà nước là tổ chức chính trị, xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, chính quyền vàdân cư độc lập. Nhà nước có quyền lực, luật pháp để thực hiện các chức năngquản lý nhằm duy trì trật tự trong vùng lãnh thổ nhất định. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nhà nước là gì? Bản chất của Nhà nước là gì? 1. Nhà nước là gì?
Nhà nước là tổ chức chính trị, xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, chính quyền và
dân cư độc lập. Nhà nước có quyền lực, luật pháp để thực hiện các chức năng
quản lý nhằm duy trì trật tự trong vùng lãnh thổ nhất định.
2. Bản chất của Nhà nước là gì?
Bản chất là những cái gì bên trong thể hiện đặt tính, giá trị cốt lõi của sự vật gắn
liền với quá trình hình thành và phát triển của sự vật, sự việc đó. Từ đó, chúng ta
có thể suy luận ra bản chất của Nhà nước thể hiện qua giá trị cốt lõi từ quá
trình quan sát, nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, bản chất nhà nước có 2 thuộc tính:
a. Tính giai cấp của Nhà nước:
Nhà nước sinh ra và tồn tại trong một xã hội có giai cấp nên tính giai cấp được
thể hiện một cách sâu sắc nhất. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt, là
công cụ để quản lý và duy trì trật tự trong xã hội, bảo vệ lợi ích cho các giai cấp
đặc biệt là giai cấp thống trị, thực hiện các mục đích của giai cấp thống trị đề ra.
Nhà nước là công cụ của giai cấp chiếm vị trí chủ yếu trong xã hội nắm giữ và
lợi dụng. Những mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa những giai cấp đã
sinh ra nhu cầu nắm giữ quyền lực để cai quản, thống trị xã hội. Nói đơn giản
hơn là sự thống trị về kinh tế của một giai cấp trong điều kiện mâu thuẫn giai
cấp, mâu thuẫn xã hội đòi hỏi giai cấp đó phải trở thành giai cấp thống trị thông
qua “công cụ đặc biệt” đó chính là Nhà nước.
Để thực hiện quyền thống trị của mình, giai cấp thống trị còn sử dụng công cụ
tác động tư tưởng đối với giai cấp của mình và các giai cấp khác. Giai cấp thống
trị áp đặt hệ tư tưởng của mình là hệ tư tưởng thống trị đối với xã hội thông qua
Nhà nước để ép buộc các giai cấp khác phải nghe theo và thực hiện theo những
gì giai cấp thống trị muốn.
Như vậy, Nhà nước ở góc độ giai cấp là công cụ thực hiện những nhiệm vụ kinh
tế, chính trị, tư tưởng cho giai cấp thống trị, thỏa mãn lợi ích cho giai cấp thống trị.
Hiểu theo nghĩa rộng, bản chất giai cấp của Nhà nước không chỉ liên quan đến
vấn đề giai cấp mà còn là bảo vệ sự an toàn và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia
khỏi bị xâm phạm. Do bản chất là giai cấp được nắm quyền và hưởng lợi trực
tiếp từ việc nắm giữ quyền quản lý xã hội, nên việc duy trì sự an tồn tại và ổn định của xã hội.
b. Tính xã hội của Nhà nước:
Thuộc tính xã hội của Nhà nước được thể hiện rõ nhất qua vai trò quản lý xã hội
của Nhà nước hay còn gọi là vai trò kinh tế - xã hội của Nhà nước. Nhà nước là
một tổ chức xã hội, có nhiệm vụ duy trì, quản lý và xử lý các vấn đề phát sinh
trong xã hội để bảo vệ lợi ích, phục vụ nhu cầu của xã hội. Muốn xã hội tồn tại
ổn định và phát triển phải có sự quản lý rất chặt chẽ và hoạt động theo nguyên
tắc chung. Vì xã hội luôn tồn tại những vấn đề mang tính chấ tchung chứ không
phải những vấn đề của mỗi một cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào vì vậy nếu không
có sự quản lý dễ gây ra tình trạng hỗn loạn. Để giải quyết những vấn đề chung của xã
hội như thiên tai, sản xuất, ổn định trật tự xã hội,...cần có một tổ chức chung
thay mặt cho toàn bộ xã hội đứng ra giải quyết đó là Nhà nước. Nhà nước phải
đứng ra giải quyết các vấn đề của xã hội vì sự ổn định và sống còn của toàn thể
xã hội chứ không vì một giai cấp chung nào hết.Nhà nước phải tiến hành
thực hiện giúp cho những lĩnh vực trong xã hội đượchoạt động bình thường và
phát triển, thực hiện các công việc chung để pháttriển xã hội như: xây đường xá,
bệnh viện, trường học, giải quyết các tệ nạn xãhội,... vì lợi ích phát triển chung
của cả cộng đồng. Vì vậy, trong xã hội có giaicấp nếu giai cấp này suy yếu và bị
lật đổ bởi giai cấp khác thì phải có một nhànước khác được lập nên để duy trì ổn
định và phát triển của xã hội.
Ở góc độ xã hội, Nhà nước là một tổ chức quyền lợi công, quản lý và thực hiện
các công việc vì lợi ích chung của xã hội, xã hội không thể tồn tại nếu Nhà nước
chỉ tập trung đáp ứng và thỏa mãn quyền lợi cho mỗi giai cấp thống trị mà
không quan tâm đến lợi ích, quyền lợi của giai những giai cấp và lực lượng khác trong xã hội.
Hiểu theo nghĩa rộng, Nhà nước dưới góc độ xã hội không chỉ tồn tại ở
phạmquy quốc gia mà còn đối với nhân loại. Các Nhà nước cần phải liên kết
vớinhau để giải quyết vấn đề chung của cả nhân loại như: giáo dục, môi trường,
ytế,... và bằng chứng là đã có rất nhiều tổ chức đã được lập ra với sự tham
giacủa nhiều nước trên thế giới: Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em (UNICEF),
tổchức Y Tế Thế giới (WHO),...
Tính giai cấp và xã hội của Nhà nước là hai mặt luôn không thể tách rời, chúng
gắn bó chặt chẽ và đan xen nhau trong một thể thống nhất. Dù ở bất kỳ Nhà
nước nào thì tính giai cấp và xã hội đều luôn được thể hiện một cách sâu sắc.
Tính giai cấp và xã hội trong bản chất của Nhà nước