-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nhận định của bản thân về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX | Bài tập nhóm môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Nhận định của bản thân về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45470709
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ——— ——— BÀI TẬP LỚN
MÔN: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Đề bài: Nhận định của bản thân về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HOÀN Hà Nội, 2023 MỤC LỤC lOMoAR cPSD| 45470709
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 3
I. NHỮNG ĐIỀU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC ...................................................................... 4
II. NHỮNG HẠN CHẾ TỒN TẠI ......................................................................... 6
III. LIÊN HỆ BẢN THÂN SINH VIÊN ................................................................ 6
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 9 2 lOMoAR cPSD| 45470709 LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỷ XXI, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cách mạng nước ta
tiếp tục thu được những thành tựu cơ bản trên nhiều phương diện, tạo thế và lực để
thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, song cũng gặp nhiều thách thức to lớn.
Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ
sinh học, tiếp tục có bước phát triển nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu
kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xu thế toàn cầu hoá
diễn ra mạnh mẽ bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức
ép cạnh tranh và tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Tình hình đất nước ta sau
15 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thế và lực để thúc đẩy
công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó, chúng ta còn phải đối phó với
những thách thức: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên
thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng quan liêu, “diễn biến hoà
bình” do các thế lực thù địch gây ra.
Trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế tiếp tục có những biến đổi khó lường,
sâu sắc tác động mạnh mẽ vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, Đảng ta tổ
chức Đại hội đại biểu toàn quôc lần thứ IX của Đảng. Đại hội có nhiệm vụ nhìn lại
chặng đường 71 năm lãnh đạo cách mạng của Đảng, đi sâu tổng kết, đánh giá 15
năm đổi mới, 10 năm thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến
năm 2000 và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, từ
đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước trong
giai đoạn mới. Đại hội đã thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng bao gồm
Báo cáo chính trị, Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001 – 2010, Phượng hướng
nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005 và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. 3 lOMoAR cPSD| 45470709 I.
NHỮNG ĐIỀU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung Uơng khoá IX gồm 150 uỷ viên. Tại Hội nghị
lần thứ nhất, đã bầu ra Bộ Chính trị gồm 13 đồng chí, Ban Bí thư gồm 9 đồng chí.
Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư.
Đại hội IX đã nêu ra, đánh giá được những thành tựu đạt được từ kết quả thực hiện
kế hoạch 5 năm 1996 – 2000. Bên cạnh đó Đại hội cũng đã khẳng định những yếu
kém, khuyết điểm của quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII về các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa xã hội, chính sách cũng như nhiều tình trạng tiêu cực còn tồn tại ở
một bộ phận không nhỏ các cán bộ, đảng viên. Từ việc nhìn nhận và đánh giá kĩ
càng, Đại hội đã rút ra được các bài học đổi mới do các Đại hội VI, VII, VIII của
Đảng nêu lên vẫn còn giá trị lớn, nhất là những bài học: Trong quá trình đổi mới phải
kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng Chủ nghĩa Mác –
Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân
dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo. Đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân
tộc với sứ mạnh thời đại. Đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành
công của sự nhiệp đổi mới.
Với việc đề ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005, Đại hội IX đã
thể hiện được các quan điểm và mục tiêu chiến lược được cụ thể hóa thành định
hướng phát triển. Chúng ta đã xác định được việc Phát triển kinh tế nhiều thành
phần, trong đó kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo; củng cố kinh tế tập thể; hình
thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, ta thực hiện nhiệm vụ tăng nhanh vốn đầu tư phát triển kinh tế, xã hội;
xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh, hoàn chỉnh một
bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng và đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tế trọng
điểm; hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn. Qua 5 năm thực
hiện nghị quyết Đại hội IX, nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng
trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm (2001 – 2005)
là 7,51% và phát triển tương đối toàn diện. Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ 4 lOMoAR cPSD| 45470709
tăng tương đối khá, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm
nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Việc mở rộng và nâng cao hiệu
quả kinh tế đối ngoại, củng cố thị trường đã có và mở rộng thêm thị trường mới và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ từ bên
ngoài đã giúp hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển toàn diện và sâu rộng, đưa nước
ta hội nhập ngày càng đầy đủ với kinh tế khu vực và thế giới.
Qua Đại hội IX, ta cũng đã định hướng đổi mới về phát triển giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý; triển
khai thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở; ứng dụng nhanh các công nghệ
tiên tiến, hiện đại; từng bước phát triển kinh tế tri thức. Kế hoạch 5 năm 2001-2005
cũng đã đề ra mục tiêu giải quyết các vấn đề bức xúc, xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ
lệ thất nghiệp ợ cả thành thị và nông thôn. Kêt quả là qua 5 năm thực hiện nghị quyết
của Đảng, văn hóa xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn phát triển kinh tế với
giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, nhất là công cuộc xóa đối, giảm
nghèo, đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Đời sống các tầng lớp dân cư
tiếp tục được cải thiện; sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác
có những tiến bộ đáng kể. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được
tăng cường, quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới. Việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp hành pháp tư pháp.
Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tốc được phát huy. Công tác xây dựng Đảng
đạt một số kết quả tích cực.
Đạt được những thành tựu trên là nhờ đường lối đúng đắn của Đảng, sự quản lý
thống nhất theo pháp luật của Nhà nước, sự điều hành năng động của Chính phủ và
sự nỗ lực của toàn Đảng toàn dân toàn quân. Đó còn là do tác động tích cực của
những cơ chế, chính sách đã ban hành, do kết quả đầu tư trong nhiều năm qua đã
làm cho năng lực sản xuất của nhiều ngành và toàn bộ nền kinh tế tăng khá. 5 lOMoAR cPSD| 45470709 II.
NHỮNG HẠN CHẾ TỒN TẠI:
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mười năm 2001-2010, xu hướng chuyển
dịch cơ cấu ngành chậm dần và nhìn chung chỉ diễn ra ở 5 năm đầu (20012005). Do
vậy, tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; chất lượng, hiệu quả, sức
cạnh tranh của nền kinh tế còn kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.
Tuy Đại hội IX đã đề ra các kế hoạch, mục tiêu xóa đói giảm nghèo, chống tệ nạn xã
hội, nhưng kết quả thực hiện nghị quyết của Đảng vẫn còn những hạn chế như chính
sách về văn hóa – xã hội chậm đổi mới; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải
quyết tốt; đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn; nhiều vấn đề xã hội bức xúc
chậm được khắc phục. Các lĩnh vực quốc phòng an ninh, đối ngoại còn một số mặt
hạn chế. Tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân còn một số khâu chậm đổi mới. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu.
Có những khuyết điểm đó là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, chủ yếu
là những nguyên nhân chủ quan như: tư duy của Đảng trên một số lĩnh vực chậm đổi
mới; một số vấn đề ở tầm quan điểm, chủ trương lớn chậm làm rõ nên chưa đạt được
thống nhất cao về nhận thức và thiếu dứt khoát trong hoạch định chính sách, chỉ đạo
điều hành. Sự chỉ đạo tổ chức thực hiện chưa tốt, nhất là trong ba lĩnh vực: xây dựng
đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tạo bước chuyển
mạnh về phát triển nguồn nhân lực; đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của
hệ thống chính trị. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các
cấp yếu kém về phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiệm, vừa thiếu tính tiên
phong, gương mẫu, vừa không đủ trình độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ.
III. LIÊN HỆ BẢN THÂN SINH VIÊN:
Ở Việt Nam, sinh viên là lực lượng đông đảo trong xã hội, được Đảng, Nhà nước
và toàn xã hội quan tâm, kỳ vọng. Do vậy, bên cạnh việc trau dồi những kiến thức
về chuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu kiến tiên tiến của thời đại, ta còn cần phải có 6 lOMoAR cPSD| 45470709
được nhận thức đúng đắn về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, về vai
trò lãnh đạo của Đảng.
Trong hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta
đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác với những mốc son chói lọi trong lịch sử
dân tộc. Tính đến nay, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Ðảng - Ðại hội đại biểu toàn
quốc đã qua 13 kỳ được tổ chức. Qua mỗi kỳ đại hội, bản thân sinh viên đã thấy
được các dấu mốc lịch sử quan trọng với những thắng lợi to lớn và những bài học
kinh nghiệm quý báu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Việc
nghiên cứu, học tập từ các Đại hội Đảng đóng góp phần hình thành tư tưởng, phẩm
chất đối với bản thân sinh viên. Nó giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về các chính
sách, đường lối của Đảng và nhà nước ta.
Sinh viên cần tích cực hưởng ứng và chủ động xây dựng kế hoạch học tập và làm
theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch tự
học tập, rèn luyện bảo đảm toàn diện các nội dung nâng cao trình độ, nhận thức về
mọi mặt: Lý luận chính trị; rèn luyện đạo đức, lối sống; chuyên môn. Sinh viên cần
nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ về lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. KẾT LUẬN
Đại hội IX là đại hội của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới, thể hiện ý chí kiên
cường và niềm hy vọng lớn lao của toàn Đảng, toàn dân trong thời điểm trọng đại
của dân tộc, mở đường cho đất nước ta nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức tiến
vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới, thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt
Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Tuy vẫn còn những hạn chế tồn tại về các chính sách, sự chỉ đạo
và tổ chức của Đảng để lại những khuyết điểm và hạn chế về các mặt kinh tế, chính
trị xã hội, nhưng những điều đạt được qua việc thực hiện các Nghị quyết đã giúp
đất nước ta cải thiện đời sống xã hội, phát triển kinh tế, quốc phòng an ninh,... Đại
hội IX đã mở đường cho đất nước ta nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức tiến vào 7 lOMoAR cPSD| 45470709
thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới, thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 8 lOMoAR cPSD| 45470709
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 60
2. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 65
3. Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
4. Báo điện tử Đảng cộng sạn Việt Nam 9