Nhận định đúng/ sai môn Luật công chứng
Nhận định đúng/ sai môn Luật công chứng
Preview text:
Câu hỏi nhận định trong SLIDE bài giảng
1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi thực hiện công chứng, công
chứng viên chỉ xác nhận có giao dịch, hợp đồng được xác lập trên thực tế,
tổ chức cá nhân giao kết hợp đồng, giao dịch phải chịu trách nhiệm về tính
hợp pháp của hợp đồng giao dịch.
TRẢ LỜI: Nhận định này SAI. Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014.
Công chứng viên khi thực hiêṇ viêc ̣ công chứng không chỉ xác nhâṇ có
giao dịch, hợp đồng được xác lâp ̣ trên thực tế (tính xác thực) mà còn
chứng nhâṇ tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của hợp
đồng, giao dịch, đồng thời, cùng với các bên trong giao dịch, hợp đồng
chịu trách nhiêṃ pháp lý về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó.
2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, công chứng viên chỉ công chứng
đối với những hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải công chứng.
TRẢ LỜI: Nhận định này SAI. Điều 2 Luật Công chứng. Ngoài những
hợp đồng, giao dịch bằng văn bản mà theo quy định của pháp luâṭ phải
công chứng, công chứng viên còn thực hiêṇ công chứng đối với những
giao dịch, hợp đồng bằng văn bản mà cá nhân, tổ chức tự nguyêṇ yêu cầu công chứng.
3. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức hành nghề công chứng
gồm có Phòng công chứng nhà nước và Văn phòng công chứng.
TRẢ LỜI: Nhận định này SAI. Điều 18 Luật Công chứng. Hình thức tổ
chức hành nghề công chứng gồm phòng công chứng và văn phòng công
chứng. Không có khái ni ê ṃ phòng công chứng nhà nước, vì nếu thêm từ
“nhà nước” vào “phòng công chứng” sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa
phòng công chứng và văn phòng công chứng, dễ gây hiểu lầm viêc ̣ công
chứng ở phòng công chứng có giá trị hơn viêc ̣ công chứng ở văn phòng công chứng.
I. Câu hỏi nhận định p1
1. Người muốn là công chứng viên thì đều phải là người đã được đào tạo
nghề công chứng.
TRẢ LỜI: Nhận định này SAI. Điều 10 Luật công chứng 2014. Những
người thuộc đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng có thể được
bổ nhiệm công chứng viên mà không cần qua đào tạo.
2. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
TRẢ LỜI: Nhận định này SAI. Khoản 2 Điều 44 Luật công chứng 2014
quy định những trường hợp việc công chứng có thể được thực hiện ngoài
trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, đó là: Người yêu cầu công
chứng là người già yếu không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm
giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể
đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Như vậy, không phải lúc
nào việc công chứng cũng bắt buộc phải được thực hiện tại trụ sở của tổ
chức hành nghề công chứng.
3. Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn
phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật công
chứng năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
TRẢ LỜI: Nhận định này ĐÚNG. Điều 18 Luật công chứng 2014. Hình
thức tổ chức hành nghề công chứng gồm: Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
4. Tất cả các vǎn bản công chứng đều được sử dụng làm chứng cứ trưóc Tòa án.
TRẢ LỜI: Nhận định này SAI. Khoản 2 Điều 5 Luật công chứng 2014.
Chỉ những văn bản công chứng có hiệu lực, có chứa tình tiết cần thiết cho
việc giải quyết đúng đắn vụ việc mới được dùng làm chứng cứ.
5. Theo quy định của pháp luật hiện hành, văn bản công chứng bị sai lỗi kỹ
thuật có thể được sửa bởi công chứng viên của tổ chức hành nghề công
chứng đã thực hiện việc công chứng.
TRẢ LỜI: Nhận định này ĐÚNG. Khoản 2 Điều 50 Luật công chứng
2014. Việc sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng phải được thực hiện bởi
công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc
công chứng. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc
công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc
tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện
việc sửa lỗi kỹ thuật.
6. Ngưòi đã vi pham pháp luật thì không được bổ nhiệm làm công chứng viên.
TRẢ LỜI: Nhận định này SAI. Khoản 1, 2 Điều 13 Luật công chứng
2014. Chỉ những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án
mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý; đã bị kết án về tội phạm
do cố ý; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì mới không
được bổ nhiệm công viên chức. Các đối tượng vi phạm pháp luật mà
không nằm trong những trường hợp nêu trên và thỏa các điều kiện, tiêu
chuẩn thì có thể được bổ nhiệm làm công chứng viên.
7. Trong trường hợp người yêu cầu công chứng di chúc đang trong tình
trạng hấp hối, không thể đi đến tổ chức công chứng thì phải ủy quyền cho
người khác để yêu cầu công chứng di chúc đó.
TRẢ LỜI: Nhận định này SAI. Khoản 1 Điều 56 Luật công chứng 2014.
Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không được
ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
8. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân, tổ chức phải trực tiếp
thực hiện thủ tục công chứng đối với tất cả hợp đồng, giao dịch.
TRẢ LỜI: Nhận định này SAI. Khoản 1 Điều 47, Điều 56 Luật công
chứng 2014. Nếu người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu
công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc
người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó. Trường hợp công chứng di
chúc, người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng, không ủy
quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
9. Công chứng viên không được kiêm nhiệm.
TRẢ LỜI: Nhận định này ĐÚNG. Theo Điểm c Khoản 2 Điều 15 Luật
công chứng 2014. Công chứng viên phải hành nghề chuyên trách; không
được đồng thời hành nghề khác, không được kiêm nhiệm các chức danh
tư pháp như: Luật sư, đấu giá viên, trọng tài viên, thừa phát lại hoặc các
chức danh tư pháp khác.
10. Mọi tổ chức, cá nhân đều có thể được cung cấp dịch vụ công chứng
ngoài trụ sở.
TRẢ LỜI: Nhận định này SAI. Khoản 2 Điều 44 Luật công chứng 2014.
Chỉ trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu không
thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù
hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành
nghề công chứng mới có thể được cung cấp dịch vụ công chứng ngoài trụ sở.
II. Câu hỏi tình huống p1
11. Ông Huỳnh Văn An có tài sản là một ngôi nhà với diện tích 100m2 trên
địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ, một căn nhà 200m2 trên địa
bàn quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh. Nay ông An lập di chúc để lại
tài sản cho 2 người con của mình, theo đó tài sản của ông An được chia
người con đầu 2/3 và người con thứ hai 1/3. HỎI:
1. Nếu ông An công chứng di chúc thì phải công chứng tại Cần thơ hay
thành phố Hồ Chí Minh? Tại sao?
Nếu ông P công chứng di chúc thì có thể công chứng tại cả TP.HN hoặc
TP.HCM đều được.
Cơ sở pháp lý:
– Điều 42, 56 Luật công chứng năm 2014;
– Điều 122. Luật Nhà ở năm 2014;
– Điều 167 Luật Đất đai năm 2013. Theo đó:
– Khoản 3, 4 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: “3. Văn bản thừa kế nhà
ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự. 4.
Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công
chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi có nhà ở.”
– Điểm c, d Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định: “c) Văn bản
thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được
công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự; d) Việc
công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực
thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”
– Điều 42 Luật công chứng năm 2014 quy định: “Điều 42. Phạm vi công chứng
hợp đồng, giao dịch về bất động sản Công chứng viên của tổ chức hành nghề
công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong
phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công
chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di
sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền
liên quan đến việc thực hiện các quyền liên quan đến bất động sản”. Như vậy:
– Việc công chứng di chúc về quyền sử dụng đất và nhà ở được thực hiện tại các
tổ chức hành nghề công chứng[1]. Đất đai cũng như nhà ở là bất động sản – loại
tài sản cần sự quản lý đặc biệt cần gắn với trách nhiệm quản lí của nhà nước nên
khi tiến hành công chứng phải có yêu cầu về địa điểm công chứng. Để bảo đảm
tổ chức công chứng có thể chứng nhận chính xác về đối tượng của hợp đồng,
giao dịch sẽ công chứng (Bất động sản); đảm bảo giao dịch liên quan đến bất
động sản minh bạch, rõ ràng, công khai tránh xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, lừa
dối nên mới đặt ra quy định về địa điểm công chứng.
– Tuy nhiên, trường hợp công chứng di chúc là trường hợp ngoại lệ của Điều 42.
Ngoài ra, Điều 56 chỉ đặt ra các tiêu chuẩn đối với người yêu cầu công chứng
mà không đặt ra tiêu chuẩn đối với tổ chức hành nghề công chứng như là việc
công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản quy định tại Điều 54. Bởi đây là
loại giao dịch không làm xác lập, thay đổi, phát sinh, chấm dứt quyền sử dụng
đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ngay khi văn bản công chứng có
hiệu lực và yêu cầu công chứng, đây không phải là cơ sở làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ liên quan đến bất động sản. Chủ yếu yêu cầu đặt ra là công chứng về ý
chí, sự tự nguyện, của người để lại di sản, điều kiện để di chúc có hiệu lực,
không trái đạo đức, vi phạm pháp luật nên việc quản lí về bất động sản không bị
đặt nặng. Vậy nên, người lập di chúc có thể công chứng tại bất kỳ tổ chức hành
nghề công chứng chứ không nhất thiết phải tại trụ sở của các tổ chức hành nghề
công chứng trong địa bàn cấp tỉnh nơi có bất động sản.
=> Áp dụng giải quyết tình huống: Đối với di sản thừa kế bao gồm: 01 ngôi
nhà tại thành phố TP. Cần Thơ và 01 căn nhà tại TP.HCM ông Huỳnh Văn
An có thể công chứng di chúc của mình tại một tổ chức hành nghề công
chứng bất kỳ.
[1] Điều 1 Luật Nhà ở năm 2013, Điều 167 Luật Đất đai năm 2013
2. Nếu ông An không công chứng thì có thể thực hiện chứng thực di chúc
được hay không? Việc chứng thực sẽ được thực hiện như thế nào?
Nếu ông An không công chứng thì có thể thực hiện chứng thực di chúc.
Cơ sở pháp lý:
Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Đồng thời theo Điều 635 Bộ luật Dân sự 2015: “Người lập di chúc có thể yêu
cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc”.
Với quy định trên, việc công chứng là không bắt buộc trong mọi trường hợp.
Ông An hoàn toàn có quyền lựa chọn việc công chứng hay chứng thực di chúc.
Thủ tục thực hiện chứng thực di chúc
▪ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu chứng thực
Ông P phải nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực gồm: + Dự thảo di chúc;
+ Bản sao giấy CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng (xuất kèm theo
bản chính để đối chiếu);
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hoặc bản sao giấy
tờ thay thế được pháp luật quy định.
▪ Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
+ Người thực hiện chứng thực tiếp nhận và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu
chứng thực của ông An.
+ Người thực hiện chứng thực tiếp nhận bản sao và có quyền yêu cầu ông An
xuất trình bản chính để đối chiếu và xác nhận tính chính xác của bản sao so với
bản chính và tiến hành xác minh nếu thấy cần thiết. Nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời
điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức thì tiến hành chứng thực.
+ Trong trường hợp hồ sơ chứng thực chưa đầy đủ thì người thực hiện chứng
thực phải hướng dẫn ông An bổ sung hồ sơ. Người thực hiện chứng thực có
quyền từ chối chứng thực di chúc cho ông An trong trường hợp thuộc Điều 22,
25 và 32 của nghị định 23/2015 đồng thời giải thích rõ lý do bằng văn bản cho
ông An (theo khoản 4, 7 Điều 9 Nghị định 23/2015)
▪ Bước 3: Ký, điểm chỉ
Ông An phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.
+ Trường hợp ông An không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc
được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 2 người làm
chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền,
lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến di chúc (Khoản 3 Điều 36 Nghị định 23/2015).
+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ
tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ công chứng. Đối
với di chúc có 2 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký
của ông An và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được
ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di chúc có 2 tờ trở lên thì phải đóng
dấu giáp lai (Khoản 4 Điều 36 Nghị định 23/2015).
+ Thời hạn chứng thực di chúc là 2 ngày làm việc kể từ ông An cung cấp đầy đủ
hồ sơ. Nếu trong vụ việc cần xác minh tình tiết phức tạp thì thời hạn chứng thực
có thể kéo dài theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực (Điều 37 Nghị định 23/2015).
▪ Bước 4: Nộp lệ phí
Theo Điều 15 Nghị định 23/2015 quy định:
1. Người yêu cầu chứng thực tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ
quan đại diện phải nộp lệ phí chứng thực theo quy định của pháp luật;
Mức thu lệ phí, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí chứng thực được thực
hiện theo quy định pháp luật …
=> Như vậy, khi chứng thực di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã, ông An có
nghĩa vụ nộp lệ phí chứng thực với mức phí được pháp luật quy định, cụ
thể Lệ phí là 40.000 đồng/ 1 lần chứng thực di chúc.
3. Khi ông An qua đời, 2 con phát hiện ra còn 1 mảnh đất tại thành phố Hồ
Chí Minh chưa được ông An định đoạt trong di chúc nên đã thỏa thuận phân
chia mảnh đất này. Văn bản thỏa thuận được đề nghị công chứng tại một văn
phòng công chứng ở Cần Thơ, HỎI:
a. Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản được pháp luật hiện
hành quy định như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
– Điều 18 Nghị định 29/2015 quy định về niêm yết việc thụ lý công chứng văn
bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản;
– Điều 40, Điều 48, Điều 57 Luật Công chứng năm 2014.
Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu công chứng
Theo khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014, Hồ sơ yêu cầu công chứng
được thành lập thành 1 bộ, gồm:
+ Phiếu yêu cầu công chứng:
▪ Thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần
công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo;
▪ Tên tổ chức hành nghề công chứng, họ và tên người tiếp nhận hồ sơ
yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
▪ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của
người để lại di sản cụ thể là ông An; giấy tờ chứng minh quan
hệ giữa ông An và người được hưởng di sản theo quy định của pháp
luật về thừa kế; bản sao di chúc (theo Khoản 2 Điều 57).
+ Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
+ Bản sao giấy tờ tùy thân của hai con ông An;
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
– Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
+ Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng, yêu cầu
xuất trình bản chính các loại giấy tờ để đối chiếu, kiểm tra. Theo khoản 3 Điều
57 Luật Công chứng năm 2014 thì Công chứng viên phải kiểm tra, xác định ông
An có đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản đối với căn nhà
TP Hồ Chí Minh hay không? Và những người yêu cầu công chứng là hai con
ông An đúng là người được hưởng di sản không?
+ Công chứng viên kiểm tra văn bản thỏa thuận phân chia di sản, xem xét có trái
đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật.
▪ Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
▪ Trường hợp thấy hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, có sự
cưỡng ép hay đe dọa, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của
người yêu cầu công chứng hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản
và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì công chứng viên đề
nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người
yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu
cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì từ chối yêu cầu
công chứng (Khoản 5 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014).
+ Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công
chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị.
+ Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công
chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản phải được niêm yết
trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
– Bước 3: Ký, điểm chỉ
+ Nếu hai con ông An đồng ý toàn bộ nội dung trong văn bản thỏa thuận phân
chia di sản thì ký vào từng trang văn bản và phải ký trước mặt công chứng viên.
+ Trường hợp hai con ông An không ký được do khuyết tật hoặc không biêt ký
thì có thể điểm chỉ. Khi điểm chỉ, phải sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm
chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không
thể điểm chỉ bằng cả 2 ngón trỏ thì điểm chỉ bằng ngon khác và phải ghi rõ việc
điểm chỉ bằng ngón nào, của bàn tay nào (Khoản 2 Điều 48).
– Bước 4: Nộp phí
Theo khoản 1, 2 Điều 66 Luật Công chứng năm 2014 quy định:
1. …Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc,
cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.
Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện
theo quy định của pháp luật.
=> Như vậy, khi tiến hành công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
thì hai con ông An có nghĩa vụ nộp phí công chứng theo mức phí được pháp
luật quy định và thù lao công chứng phát sinh trong quá trình công chứng.
b. Tổ chức hành nghề công chứng ở Cần Thơ có thể công chứng văn bản thỏa
thuận phân chia di sản của 2 con ông An hay không? Tại sao?
Tổ chức hành nghề công chứng ở TP. Cần Thơ không thể công chứng văn
bản thỏa thuận phân chia di sản của hai con ông An.
Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 có quy định:
Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp
đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng
di chúc, văn bản từ chối di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan
đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.
Khoản 1 Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định:
…Trường hợp di sản bao gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm
bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại khoản này và tại
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản
=> Như vậy, đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản của ông An là căn
nhà tại TP.HCM thì việc công chứng phải được thực hiện tại nơi có bất
động sản, cụ thể là TP.HCM
12. Vợ chồng ông bà Peter (là công dân Mỹ đang sinh sống, làm việc ở Việt
Nam) mua lại xe ô tô của ông Nguyễn Văn Hùng là công dân Việt Nam, xe
đã được đăng ký tên ông Hùng. Trong hợp đồng mua bán, hai bên thỏa
thuận: hợp đồng được thiết lập thành hai bản tiếng Anh và tiếng Việt có giá
trị như nhau; sau khi ký kết, hợp đồng phải công chứng mới có hiệu lực. HỎI:
1. Trong vụ việc trên này, các bên của hợp đồng có thể yêu cầu công chứng
vào cả hai bản tiếng Việt và tiếng Anh hay không? Tại sao?
2. Nếu xe ô tô đã được đăng ký tại Tây Ninh thì các bên có thể giao kết hợp
đồng và yêu cầu công chứng tại một tổ chức hành nghề công chứng ở TP. Hồ
Chí Minh được không? Tại sao?
3. Sau khi hợp đồng được công chứng, vợ chồng ông bà Peter phát hiện ra
toàn bộ giấy tờ xe ô tô đã bị làm giả, xe không có giấy tờ theo đúng quy định
của pháp luật Việt Nam. Theo quy định của Luật Công chứng, ông bà Peter
cần làm gì để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình?