Nhãn hàng Reebok bắt đầu mở rộng thị trường bán hàng ở US và Canada từ năm 2013 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nhãn hàng Reebok bắt đầu mở rộng thị trường bán hàng ở US và Canada từ năm 2013 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Preview text:
Trước tiên, chúng ta có thể nhìn vào tổng doanh thu của Giant đạt được ở thời điểm mà dữ liệu
tổng hợp được là hơn 80 triệu USD đi kèm với đó là gần 80 triệu chi phí sản phẩm đầu ra. Có thể
thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này đang trong tình trạng đáng báo động ở thời điểm
đó khi mà tổng doanh số mà doanh nghiệp thu lại được có con số gần bằng với con số chi phí của
sản phẩm, chưa kể đến những chi phí khác như thuế, chi phí mở rộng, … điều này dẫn đến nguy
cơ doanh nghiệp có khả năng kinh doanh thua lỗ và nếu không thể khắc phục sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản.
Doanh nghiệp ra đời và đi vào hoạt động kinh doanh vào năm 2013 với tổng đơn đặt hàng là
1000 đơn đến 2 năm tiếp theo, con số này tăng gấp 10 lần so với năm 2013 là 10000 đơn đặt
hàng. Tuy nhiên đến năm 2016, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bất ngờ suy giảm hơn 1
nửa chỉ tiêu so với cùng kì năm trước đó. Điểu này cho thấy rằng tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp chỉ hiệu quả trong ngắn hạn, khi mà doanh nghiệp không thể quản lý tốt hoạt động về tài
chính, sản xuất, đặc biệt là khi doanh nghiệp không thể kiểm soát được chi phí sản xuất, dẫn đến
chi phí tăng ngang bằng với doanh số của mình. Nếu việc kiểm soát chi phí không hiệu quả thì sẽ
dẫn đến khả năng khủng hoảng tài chính, gia tăng nợ nần trong doanh nghiệp mình. Nhìn vào
biểu đồ có thể thấy cả 4 năm doanh nghiệp kinh doanh đã tập trung vào việc tăng doanh số cho
doanh nghiệp chứ không nghĩ đến lợi nhuận khi để cho giá thành của sản phẩm đạt mức ngang
bằng với doanh số, tất nhiên nếu không có doanh số thì sẽ không có lợi nhuận, nhưng không có
nghĩa là doanh số càng tăng thì lợi nhuận sẽ càng cao, khi mà lợi nhuận doanh nghiệp đạt được
lại là từ doanh số trừ đi tổng các chi phí của doanh nghiệp, sẽ rất nguy hiểm nếu doanh nghiệp
không thể tăng lợi nhuận theo từng năm, vì trong tương lai các chi phí phát sinh cũng sẽ gia tăng
và doanh nghiệp rất khó kiểm soát nếu không có nguồn lợi nhuận lớn.
Nhãn hàng Reebok bắt đầu mở rộng thị trường bán hàng ở US và Canada từ năm 2013 và các
quốc gia còn lại như: France và UK nhãn hàng bắt đầu gia nhập vào năm 2014; Australia và
Germany bắt đầu gia nhập từ năm 2015.
Bên cạnh chi phí sản xuất cần thiết để tạo ra sản phẩm thì còn có các chi phí khác như thuế, chi
phí vận chuyển hoặc chi phí chiết khấu cho sản phẩm. Tất cả các thị trường mà Reebok gia nhập,
doanh số bán hàng đạt cao nhất vào năm 2015 tuy nhiên từ sau năm 2015 doanh số có sự giảm
mạnh. Vì vậy, các mức thuế, doanh thu giảm giá, cho phí sảm phẩm của doanh nghiệp cũng giảm từ năm 2015
Đến sau quý 2 năm 2016, doanh nghiệp đã lấy lại đà phát triển cho doanh nghiệp, tuy nhiên con
số chi phí và doanh số vẫn ở mức ngang bằng nhau. Doanh số bán hàng năm 2015 tăng dần đều
từ quý 1 đến quý 3 đạt con số gần 11 triệu USD nhưng đến quý 4 lại giảm mạnh chỉ còn 5.27
triệu USD. Vì mức doanh số giảm nên chi phí sản xuất sản phẩm, thuế, chiết khẩu cũng giảm
theo sau đó. Có thể thấy, doanh nghiệp khó giữ vững được tốc độ tăng trưởng trong dài hạn
nhằm duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cùng nhìn vào bảng phân tích dữ liệu của từng tháng trong một năm. Tốc độ tăng trưởng của
doanh số bán hàng và các đơn đặt hàng tăng giảm xen lẫn giữa các tháng, trong năm 2014, doanh
số bán hàng đạt cao nhất ở tháng 6 và 2015 doanh số bán hàng của doanh nghiệp đạt mức cao
nhất ở 2 tháng là tháng 8 và tháng 9, nguyên nhân một phần là do doanh nghiệp thực hiện các
chương trình ưu đãi giảm giá cho khách hàng dẫn dến việc doanh số tăng vọt nhanh chóng, vì
doanh số tăng cao trong mùa giảm giá nên chi phí chiết khấu sẽ tăng rất cao, bên cạnh đó chi phí
về thuế và chi phí sản xuất sản phẩm cũng sẽ tăng theo. Có thể thấy, doanh nghiệp có lượt mua
hàng nhiều là nhờ vào các chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng. Biện pháp:
Nhằm phục hồi và duy trì sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp, họ cần có những biện pháp
mới nhằm giải quyết tình hình kinh doanh đang bị giảm sút của doanh nghiệp mình. Chẳng hạn
như việc hạ giá thành sản phẩm để kích thích nhu cầu mua của khách hàng vì có lẽ giá của sản
phẩm quá cao nên khách hàng chỉ mua sản phẩm khi nó đi kèm với các chương trình khuyến mãi.
Tiết kiệm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm bằng cách nâng cao năng suất lao động sẽ
giúp cho chi phí lương của công nhân giảm xuống, lựa chọn nguồn cung nguyên liệu có giá
thành thấp hơn, tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao, xây dựng định mức tiêu hao tiên tiến và thực
hiện cải thiến kĩ thuật sản phẩm và thiết kế của sản phẩm sẽ giúp khống chế số lượng tiêu hao.
Tái cấu trúc sản phẩm: Sàng lọc lại cấu trúc sản phẩm có thể sử dụng ít nguyên vật liệu cơ bản
hoặc rẻ hơn cho sản phẩm mà không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng. Loại bỏ những tính
năng, kỹ thuật không đóng góp quá lớn đến sản phẩm ra mắt cuối cùng cũng là một cách để hợp lý hóa sản xuất.
Cắt giảm chi phí vận chuyển: Tối ưu hóa thời gian di chuyển và lựa chọn một bên giao hàng
trung gian có giá cạnh tranh sẽ giảm tối đa chi phí vận chuyển. Công ty giao hàng hợp tác với
bạn tốt nhất là một công ty hợp tác dài hạn và có thể kiêm luôn việc bốc dỡ hàng hóa để giảm chi
phí nhân công, tự phát sẽ xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa.