Nhân nghĩa là gì? Đôi nét về tư tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo
1. Nhân nghĩa là gì?
Nhân nghĩa được tạo cấu thành bởi hai thành tố "nhân" và "nghĩa". "Nhân" lòng trắc n, suy
nghĩ đến cảm giác của người khác khi hành động. Nếu người khác không thích thì tuyệt đối
không làm. "Nghĩa" tức là làm chính nghĩa, là đúng. Không nói dối, không lừa lọc, làm đúng
những gì mình nói. Ghép nhân nghĩa có thể ra là quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong
cộng đồng, lòng thương người và sự đối xử với người theo lẽ phải, là nh cảm, thái độ, việc làm
đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam.
Lòng nhân nghĩa gắn chặt với chủ nghĩa yêu nước, được coi là sức mạnh nh thần để chiến
thắng mọi kẻ thù xâm lăng. “Chí nhân, đại nghĩalà nền tảng của chủ nghĩa nhân đạo mà dân
tộc ta bao đời đeo đuổi để tạo dựng nền văn hiến mang đậm đà bản chất truvền thống của con
người Việt Nam. Nhân nghĩa là lòng thương người, đối xử với người theo lẽ phi, cư xử đúng
chừng mực với mọi người; sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi
người ta gặp khó khăn. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời
chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ
những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ,hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững
mạnh hơn.
2. Biểu hiện về lối sống nhân nghĩa
Lối sống nhân nghĩa được biểu hiện dưới nhiều hình thức, cách thức đa dạng khác nhau như:
- Sống có lòng nhân nghĩa được thể hin ch biết quý trọng đạo nghĩa và giữ gìn chữ n. Luôn
là người sống nhân ái, biết yêu thương, tương trợ, giúp đỡ người khác trong hoạn nạn, lúc khó
khăn không đắn đo nh toán, biết tương tr, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, trong cuộc sống
hàng ngày với mong muốn mọi người cùng hạnh phúc ấm no.
- Người nhân nghĩa luôn sống vị tha cao thượng, không cố chấp với người khác, có lỗi lầm biết
hối cải, đối xử khoan hồng với kẻ có tội. Người sống nhân nghĩa luôn được người khác kính
trọng, n tưởng và yêu mến.
- Nhân ái, sự thương yêu được th hin việc giúp đỡ người khac trong hoạn nạn, lúc khó khăn
không đắn đo nh toán; nhường nhịn đùm bọc nhau lúc sa cơ lỡ c.
- Nhân ái là tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động, trong cuộc sống hằng ngày; vị tha bao dung
độ ợng.
3. Đôi nét về ởng nhân nghĩa trong Nho giáo
3.1. Tư tưởng của Khổng Tử về nhân nghĩa
Tư tưởng Nhân nghĩa xuất hiện từ khá sớm sớm và trở nên phổ biến trong Nho giáo. Những
quan điểm khác nhau về nhân nghĩa này phản ánh nh thần của con người và đã ăn sâu vào tư
ởng của nhiều thế hệ người Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay. Theo quan niệm của Khổng
T, “nhânlà yêu người và để yêu người thì phải hiểu người. Còn “nghĩalà cách cư xử dựa trên
việc hiểu người. Nhân nghĩa luôn thể hiện và phản ánh phm chất, tư tưởng của người quân tử,
nhằm hướng đến mối quan hệ đề cao sự công bằng trong xã hội.
3.2. Tư tưởng nhân nghĩa của Mạnh T
Nói đến tư tưởng nhân nghĩa, không thể không nhắc đến tư tưởng nhân nghĩa của Mạnh Tử -
người kế tục Khổng T. “Nhân, nghĩagiữ vị trí cốt lõi và là cái gốc của 4 đức: nhân, nghĩa, lễ, trí.
Còn “lễvà “trí phc vụ cho “nhân, nghĩa”. Theo Mạnh Tử, có được hai phẩm chất đạo đức
cơ bản "nhân" và "nghĩa" thì con người ta có thể thông đạt thiên hạ. Nhân nghĩa là yêu cầu đạo
đức mà ai cũng có. Do đó, “người nhân thì yêu ngườilà bản chất con người và là nguyên tắc
đạo đức phổ biến ở mọi nơi. Tư tưởng này của Mạnh T thể xem là bước mở rộng và nâng
cao đối với tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử. Bên cạnh đó, Mạnh Tử xem nhân nghĩa là một
quy phạm đạo đức điều ết các mối quan hệ trong gia đình, từ đó làm cơ sở để thực hin tư
ởng chính trị xã hội. Ông không chỉ xây dựng nền tảng lý luận “thuyết nh thiện”, mà còn là
câu trả lời cho căn nguyên của các phạm trù đạo đc.
3.3. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyn Trãi được đánh giá là sự kế thừa và phát triển tư tưởng nhân
nghĩa của Nho giáo. Tư tưởng nhân nghĩa của Mạnh Tđược Nguyễn Trãi ếp thu một cách
sáng tạo, không quá máy móc. Ông phát triển tư tưởng đó, vận dụng nó để đánh đuổi giặc
Minh, và thông qua tư tưởng nhân nghĩa đthhiện lòng yêu nước thương dân sâu sắc của
mình.
Đối với Nguyn Trãi, nhân dân là nỗi lòng thương xót, niềm n yêu, là sức mạnh; đây cũng là kết
quả của tư tưởng “Dân vi quýcủa Mạnh Tử đã thấm sâu vào Nguyễn Trãi. Do đó, nhân dân
chính là định hướng cho toàn bộ tư tưởng của ông. Đồng thời, Nguyễn Trãi cũng coi nhân nghĩa
là một tư tưởng, là một phương pháp luận hết sức quan trọng; và thường được thể hiện trong
nhiều tác phẩm của ông như Quân trung từ mệnh tập, Ức trai thi tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc
âm thi tập,... Nội dung tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vẫn được thể hiện theo tư tưởng
nhân nghĩa truyền thống. Có nghĩa là nhân nghĩa là cái gốc của người lãnh đạo, người cai trị
dân, “Đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc”. Nó là cái gốc ứng xử của người lãnh đạo, của bậc
quân vương đối với người dân "Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, viện công to
phải lấy nhân nghĩa làm đầu”. Tuy nhiên, lấy nhân nghĩa làm đường lối đánh giặc cứu nước
Nguyễn Trãi đề ra lại là điểm khác biệt lớn nhất so với tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo truyền
thống. Thêm nữa là tư tưởng “nhân nghĩacủa Nguyễn Trãi gắn kết biện chứng với tư tưởng
thuận dân và an dân, biết trọng dân, ơn dân, thấy được vai trò, sức mạnh của nhân dân.
Xuất thân Nguyễn Trãi là một nhà nho, chu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Nho giáo nên ông
vẫn lấy đạo nhân nghĩa là đầu. Nhưng bản thân ông lại là người Việt, vì thế, nhân nghĩa của
Nguyễn Trãi lại mang đậm nh thần nhân nghĩa của văn hóa Việt. Chúng ta có thể nhn thấy
điểm khác biệt trong tư tưởng “nhân nghĩacủa Nguyễn Trãi so với Nho giáo Khổng - Mạnh là ở
ch, nhân nghĩa trước hết là để “yên dân. Nguyễn Trãi cũng đề cập rất nhiều tới vấn đề nhân
nghĩa trong các văn thư dụ hàng giặc và gửi tướng giặc. Nhân nghĩa trong Nguyễn Trãi là thực sự
coi dân là gốc nước, phải thực sự gắn với nhân dân, phải thấm nhuần tư tưởng thương yêu dân,
vì nhân dân, cho nhân dân. Nhân nghĩa là phải cứu nước, cứu dân; mà muốn làm được trước
hết phải lo trừ bạo. Lòng nhân nghĩa trong tư tưởng của Nguyễn Trãi chính là sức mạnh bảo vệ
quốc gia dân tộc.
Ngoài ra, nét độc đáo trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyn Trãi còn được thể hin ở lòng
thương người, ở sự khoan dung độ ợng, thậm chí đối với cả kẻ thù. Nguyễn Trãi mang tư
ởng ấy đi xây dựng một đất nước thái bình để khắp nơi không còn ếng giận oán sầu. Tư
ởng của Nguyễn Trãi là một hệ tư tưởng ch cực, ến bộ và ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng
nhân nghĩa về sau., thậm chí còn vẹn nguyên giá trị đến tận ngày nay. Đối với ông nhân nghĩa
như một nghệ thuật, một binh pháp để điều binh khiển tướng, xây dựng một đất nước giàu
mạnh, mang đến cuộc sống ấm no cho nhân dân.

Preview text:

Nhân nghĩa là gì? Đôi nét về tư tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo
1. Nhân nghĩa là gì?
Nhân nghĩa được tạo cấu thành bởi hai thành tố "nhân" và "nghĩa". "Nhân" lòng trắc ẩn, suy
nghĩ đến cảm giác của người khác khi hành động. Nếu người khác không thích thì tuyệt đối
không làm. "Nghĩa" tức là làm chính nghĩa, là đúng. Không nói dối, không lừa lọc, làm đúng
những gì mình nói. Ghép nhân nghĩa có thể ra là quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong
cộng đồng, lòng thương người và sự đối xử với người theo lẽ phải, là tình cảm, thái độ, việc làm
đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam.
Lòng nhân nghĩa gắn chặt với chủ nghĩa yêu nước, được coi là sức mạnh tinh thần để chiến
thắng mọi kẻ thù xâm lăng. “Chí nhân, đại nghĩa” là nền tảng của chủ nghĩa nhân đạo mà dân
tộc ta bao đời đeo đuổi để tạo dựng nền văn hiến mang đậm đà bản chất truvền thống của con
người Việt Nam. Nhân nghĩa là lòng thương người, đối xử với người theo lẽ phải, cư xử đúng
chừng mực với mọi người; sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi
người ta gặp khó khăn. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời
chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ
những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
2. Biểu hiện về lối sống nhân nghĩa
Lối sống nhân nghĩa được biểu hiện dưới nhiều hình thức, cách thức đa dạng khác nhau như:
- Sống có lòng nhân nghĩa được thể hiện ở chỗ biết quý trọng đạo nghĩa và giữ gìn chữ tín. Luôn
là người sống nhân ái, biết yêu thương, tương trợ, giúp đỡ người khác trong hoạn nạn, lúc khó
khăn không đắn đo tính toán, biết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, trong cuộc sống
hàng ngày với mong muốn mọi người cùng hạnh phúc ấm no.
- Người nhân nghĩa luôn sống vị tha cao thượng, không cố chấp với người khác, có lỗi lầm biết
hối cải, đối xử khoan hồng với kẻ có tội. Người sống nhân nghĩa luôn được người khác kính
trọng, tin tưởng và yêu mến.
- Nhân ái, sự thương yêu được thể hiện ở việc giúp đỡ người khac trong hoạn nạn, lúc khó khăn
không đắn đo tính toán; nhường nhịn đùm bọc nhau lúc sa cơ lỡ bước.
- Nhân ái là tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động, trong cuộc sống hằng ngày; vị tha bao dung độ lượng.
3. Đôi nét về tư tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo
3.1. Tư tưởng của Khổng Tử về nhân nghĩa
Tư tưởng Nhân nghĩa xuất hiện từ khá sớm sớm và trở nên phổ biến trong Nho giáo. Những
quan điểm khác nhau về nhân nghĩa này phản ánh tinh thần của con người và đã ăn sâu vào tư
tưởng của nhiều thế hệ người Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay. Theo quan niệm của Khổng
Tử, “nhân” là yêu người và để yêu người thì phải hiểu người. Còn “nghĩa” là cách cư xử dựa trên
việc hiểu người. Nhân nghĩa luôn thể hiện và phản ánh phẩm chất, tư tưởng của người quân tử,
nhằm hướng đến mối quan hệ đề cao sự công bằng trong xã hội.
3.2. Tư tưởng nhân nghĩa của Mạnh Tử
Nói đến tư tưởng nhân nghĩa, không thể không nhắc đến tư tưởng nhân nghĩa của Mạnh Tử -
người kế tục Khổng Tử. “Nhân, nghĩa” giữ vị trí cốt lõi và là cái gốc của 4 đức: nhân, nghĩa, lễ, trí.
Còn “lễ” và “trí” là phục vụ cho “nhân, nghĩa”. Theo Mạnh Tử, có được hai phẩm chất đạo đức
cơ bản "nhân" và "nghĩa" thì con người ta có thể thông đạt thiên hạ. Nhân nghĩa là yêu cầu đạo
đức mà ai cũng có. Do đó, “người nhân thì yêu người” là bản chất con người và là nguyên tắc
đạo đức phổ biến ở mọi nơi. Tư tưởng này của Mạnh Tử có thể xem là bước mở rộng và nâng
cao đối với tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử. Bên cạnh đó, Mạnh Tử xem nhân nghĩa là một
quy phạm đạo đức điều tiết các mối quan hệ trong gia đình, từ đó làm cơ sở để thực hiện tư
tưởng chính trị xã hội. Ông không chỉ xây dựng nền tảng lý luận “thuyết tính thiện”, mà còn là
câu trả lời cho căn nguyên của các phạm trù đạo đức.
3.3. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được đánh giá là sự kế thừa và phát triển tư tưởng nhân
nghĩa của Nho giáo. Tư tưởng nhân nghĩa của Mạnh Tử được Nguyễn Trãi tiếp thu một cách
sáng tạo, không quá máy móc. Ông phát triển tư tưởng đó, vận dụng nó để đánh đuổi giặc
Minh, và thông qua tư tưởng nhân nghĩa để thể hiện lòng yêu nước thương dân sâu sắc của mình.
Đối với Nguyễn Trãi, nhân dân là nỗi lòng thương xót, niềm tin yêu, là sức mạnh; đây cũng là kết
quả của tư tưởng “Dân vi quý” của Mạnh Tử đã thấm sâu vào Nguyễn Trãi. Do đó, nhân dân
chính là định hướng cho toàn bộ tư tưởng của ông. Đồng thời, Nguyễn Trãi cũng coi nhân nghĩa
là một tư tưởng, là một phương pháp luận hết sức quan trọng; và thường được thể hiện trong
nhiều tác phẩm của ông như Quân trung từ mệnh tập, Ức trai thi tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc
âm thi tập,...
Nội dung tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vẫn được thể hiện theo tư tưởng
nhân nghĩa truyền thống. Có nghĩa là nhân nghĩa là cái gốc của người lãnh đạo, người cai trị
dân, “Đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc”. Nó là cái gốc ứng xử của người lãnh đạo, của bậc
quân vương đối với người dân "Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, viện công to
phải lấy nhân nghĩa làm đầu”. Tuy nhiên, lấy nhân nghĩa làm đường lối đánh giặc cứu nước mà
Nguyễn Trãi đề ra lại là điểm khác biệt lớn nhất so với tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo truyền
thống. Thêm nữa là tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi gắn kết biện chứng với tư tưởng
thuận dân và an dân, biết trọng dân, ơn dân, thấy được vai trò, sức mạnh của nhân dân.
Xuất thân Nguyễn Trãi là một nhà nho, chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Nho giáo nên ông
vẫn lấy đạo nhân nghĩa là đầu. Nhưng bản thân ông lại là người Việt, vì thế, nhân nghĩa của
Nguyễn Trãi lại mang đậm tinh thần nhân nghĩa của văn hóa Việt. Chúng ta có thể nhận thấy rõ
điểm khác biệt trong tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi so với Nho giáo Khổng - Mạnh là ở
chỗ, nhân nghĩa trước hết là để “yên dân”. Nguyễn Trãi cũng đề cập rất nhiều tới vấn đề nhân
nghĩa trong các văn thư dụ hàng giặc và gửi tướng giặc. Nhân nghĩa trong Nguyễn Trãi là thực sự
coi dân là gốc nước, phải thực sự gắn với nhân dân, phải thấm nhuần tư tưởng thương yêu dân,
vì nhân dân, cho nhân dân. Nhân nghĩa là phải cứu nước, cứu dân; mà muốn làm được trước
hết phải lo trừ bạo. Lòng nhân nghĩa trong tư tưởng của Nguyễn Trãi chính là sức mạnh bảo vệ quốc gia dân tộc.
Ngoài ra, nét độc đáo trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở lòng
thương người, ở sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù. Nguyễn Trãi mang tư
tưởng ấy đi xây dựng một đất nước thái bình để khắp nơi không còn tiếng giận oán sầu. Tư
tưởng của Nguyễn Trãi là một hệ tư tưởng tích cực, tiến bộ và ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng
nhân nghĩa về sau., thậm chí còn vẹn nguyên giá trị đến tận ngày nay. Đối với ông nhân nghĩa
như một nghệ thuật, một binh pháp để điều binh khiển tướng, xây dựng một đất nước giàu
mạnh, mang đến cuộc sống ấm no cho nhân dân.