Nhận thức lý tính và cảm tính - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức+ Nhận thức cảm tính là nhận thức bằng các giác quan và một cách trực tiếp.+ Nhận thức cảm tính chưa cho ta biết được bản chất, quy luật, những thuộc tính bêntrong của các sự vật và hiện tượng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Gạch đầu dòng 4,6
- Con đường biện chứng của quá trình nhận thức?
+ Nhận thức cảm tính: cảm giác, tri giác, biểu tượng I.
Nhận thức từ trực quan sinh động (nhận thức cảm tính)
- Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức
+ Nhận thức cảm tính là nhận thức bằng các giác quan và một cách trực tiếp.
+ Nhận thức cảm tính chưa cho ta biết được bản chất, quy luật, những thuộc tính bên
trong của các sự vật và hiện tượng
=> Cách thức phản ánh còn hời hợt, chưa sâu sắc và còn sai lầm.
=> Là hình thức phản ánh thấp nhất và cơ bản nhất nhưng lại giữ vai trò quan trọng đối với con người. - Gồm 3 hình thức: + Cảm giác + Tri giác + Biểu tượng 1. Cảm giác Định nghĩa:
- Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới xung quanh, là
một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng khi
chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
Ví dụ: Ở trẻ sơ sinh, khi mới sinh ra não bộ chưa hoàn thiện, chưa có đầy đủ nhận
thức về thế giới xung quanh => khi đó mọi tri thức, thông tin từ thế giới bên ngoài
đều được tiếp nhận qua các giác quan của trẻ và các tri thức đó còn rất đơn giản và chưa hoàn thiện.
=> Cảm giác là hình thức khởi đầu trong sự phát triển của hoạt động nhận thức.
- Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của người và vật, là bước đệm để
con người có được những hình thức nhận thức cao hơn, sâu sắc hơn, hoàn chỉnh hơn
*V.I.Lênin đã từng nói: “Ngoài sự thông qua cảm giác ra, chúng ta không thể nào
nhận thức được bất cứ một hình thức nào của vật chất, cũng như bất cứ một hình
thức nào của vận động”, “Tiền đồ đầu tiên của lý luận về nhận thức chắc chắn là
nói rằng cảm giác là cái nguồn gốc duy nhất của hiểu biết”.
*Lênin viết: “Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.
#Đặc biệt, đối với những người bị khuyết tật (câm, mù, điếc) thì cảm giác, nhất là
xúc giác, là con đường nhận thức quan trọng đối với họ. Đặc điểm:
- Cảm giác là một quá trình tâm lý, không phải là trạng thái hay thuộc tính.
- Cảm giác phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng và không phản
ánh được sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn.
- Nó phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp khi sự vật, hiện tượng đang
tác động vào các giác quan của chúng ta => Bước đầu ta có được hiểu biết về thế giới khách quan.
+ 2 loại cảm giác cơ bản: Cảm giác bên ngoài và cảm giác bên trong:
5 cảm giác bên ngoài tương ứng với 5 giác quan của con người:
+ Cảm giác nhìn (thị giác): nảy sinh do tác động của các sóng ánh sáng phát ra từ các
sự vật. Cảm giác nhìn cho biết hình thù, khối lượng, độ sáng, độ xa, màu sắc của sự vật.
+ Cảm giác nghe (thính giác): do những sóng âm, tức là những dao động của không
khí gây nên. Cảm giác nghe phản ánh những thuộc tính của âm thanh, tiếng nói: cao
độ (tần số dao động), cường độ (biên độ dao động) và âm sắc (hình thức dao động).
+ Cảm giác ngửi (khứu giác): do các phân tử của các chất bay hơi tác động lên màng
ngoài của khoang mũi cùng không khí gây nên.
+ Cảm giác nếm (vị giác): do tác động của các thuộc tính hoá học của các chất hoà tan
trong nước lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi, họng và vòm họng tạo nên. Cảm
giác nếm như: ngọt, mặn, chua, cay, đắng,…
+ Cảm giác da (mạc giác): do những kích thích cơ học và nhiệt độ tác động lên da tạo
nên. Cảm giác da gồm 5 loại: đụng chạm, nén, nóng, lạnh, đau. 4 cảm giác bên trong:
+ Cảm giác vận động và cảm giác sờ mó + Cảm giác thăng bằng + Cảm giác run + Cảm giác cơ thể 2. Tri giác Định nghĩa:
*Nhờ có những cảm giác, mà các thuộc tính riêng lẻ của sự vật (màu sắc, âm thanh,
độ cứng…) được phản ánh trên vỏ não. Nhưng các sự vật và hiện tượng trong hiện
thực xung quanh chúng ta lại mang một phức hợp hoàn chỉnh các phẩm chất và thuộc
tính khác nhau. Để phản ánh đúng đắn các sự vật, hiện tượng đó, các cảm giác riêng
lẻ, do sự hoạt động của các cơ quan phân tích đem lại, được tổng hợp lại trong vỏ não
và đem lại cho con người một hình ảnh trọn vẹn, hoàn chỉnh về các sự vật, hiện tượng.
- Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của
sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan ta.
- Tri giác là tổng hợp của nhiều cảm giác => Tri giác là mức độ cao hơn của cảm giác
- Là quá trình tích cực gắn liền với các hoạt động của con người và là hành động
tích cực có sự kết hợp các yếu tố cảm giác vận động.
- Tri giác cho phép và quy định các chiều hướng để lựa chọn cảm giác về mức độ cũng như tính chất. Đặc điểm:
- Tri giác có những đặc điểm nhất định: tính trọn vẹn, tính đối tượng, tính kết cấu,
tính tích cực,... Bên cạnh đó còn có những đặc điểm như:
+ Tính lựa chọn của tri giác
+ Tính có ý nghĩa của tri giác
+ Tính ổn định của tri giác + Tổng giác + Ảo ảnh tri giác 3. Biểu tượng Định nghĩa:
- Là hình thức lưu lại hình ảnh của khách thể được tri giác lưu lại vào bộ não
người và có thể được tái hiện và nhớ lại.
- Hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự
tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Đặc điểm:
- Khác với tri giác và cảm giác, biểu tượng mang tính khái quát và gián tiếp => Có
thể nói biểu tượng là hình thức quá độ chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận thức
lý tính (tư duy trừu tượng)
+ Nhận thức lý tính: khái niệm, phán đoán, suy lý II.
Nhận thức lý tính (Tư duу trừu tượng)
- Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát ѕự ật, đượ ᴠ thể hiện qua ᴄ á ᴄ ᴄ
hình thứ như khái niệm, phán đoán, ѕuу luận. ᴄ 1. Khái niệm
– Là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật.
=> Hình thành do kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc
tính của sự vật hay lớp sự vật.
=> Các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan
hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển.
=> Có vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để hình thành các
phán đoán và tư duy khoa học. 2. Phán đoán
- Là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay
phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng.
Ví dụ: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” là một phán đoán. Bởi vì có sự
liên kết khái niệm “dân tộc” “Việt Nam” với khái niệm “anh hùng”.
- Phán đoán được chia thành 3 loại sau:
+ Phán đoán đơn nhất (bạc có khả năng dẫn điện)
+ Phán đoán đặc thù (bạc là kim loại)
+ Phán đoán phổ biến (kim loại có khả năng dẫn điện)
- Trong đó, phán đoán phổ biến được xem là cách thức phản ánh sự vật một cách bao quát và rộng lớn nhất
- Tuy nhiên, phán đoán chỉ giúp con người nhận thức được mối liên quan giữa cái đơn
giản với phổ biến nhưng không thể biết được mối liên hệ giữa cái đơn giản nhất trong
các phán đoán khác nhau,…. Điều này chưa đáp ứng đủ yêu cầu nhận thức của con người.
- Trong ví dụ trên, chúng ta có thể biết được giữa bạc và các kim loại khác có khả
năng dẫn điện. Nhưng liệu giữa chúng còn có thuộc tính nào giống nhau hay không
thì điều đó chưa được chắc chắn.
=> Do đó nhận thức phán đoán phải nâng lên thành nhận thức suy luận 3. Suy lý
- Là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một
phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới.
Ví dụ: nếu liên kết phán đoán “đồng dẫn điện” với phán đoán “đồng là kim loại” ta
rút ra được tri thức mới “mọi kim loại đều dẫn điện”. Tùy theo sự kết hợp phán đoán
theo trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà người ta có được
hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch.
=> Đặc điểm của nhận thức lý tính: Là giai đoạn nhận thức gián tiếp, trừu tượng,
khái quát sự vật. Nhận thức lý tính phụ thuộc vào năng lực tư duy của con người. Do
đó phản ánh được chính xác mối liên hệ bản chất tồn tại bên trong một sự vật hay một lớp các sự vật.
+ MQH giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn
+ Từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính là sự chuyển hoá biện chứng, là bước
nhảy vọt trong nhận thức. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở nhận thức lý tính thì những tri
thức về đối tượng con người vẫn chưa thể biết được. Để biết được điều này thì nhận
thức nhất định phải trở về với thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo
tính chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức. Mặt khác,
nhận thức nhất định phải trở về với thực tiễn vì mọi nhận thức suy đến cùng đều là
xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn.
+ Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những nấc thang hợp thành chu
kỳ nhận thức. Trên thực tế, chúng thường diễn ra đan xen vào nhau trong
một quá trình nhận thức, song chúng có những chức năng nhiệm vụ khác
nhau. Nếu nhận thức cảm tính gắn liền với thực tiễn, với sự tác động của
khách thể cảm tính, thì nhận thức lý tính nhờ có tính khái quát cao, lại có thể
hiểu biết được bản chất, quy luật vận động và phát triển sinh động của sự
vật, giúp nhận thức cảm tính có được sự định hướng đúng đắn và trở nên sâu sắc hơn.
- Quy luật chung, có tính chu kỳ lặp đi lặp lại của quá trình vận động, phát
triển của nhận thức là : Từ thực tiễn đến nhận thức – từ nhận thức trở về với
thực tiễn…quá trình này lặp đi lặp lại không có điểm dừng cuối cùng, trình
độ nhận thức và thực tiễn ở chu kỳ sau thường cao hơn chu kỳ trước, nhờ đó
mà quá trình nhận thức đạt dần tới những tri thức ngày càng đúng đắn hơn
và sâu sắc hơn về thực tại khách quan.
- Hoạt động thực tiễn chỉ có thể thành công và có hiệu quả một khi con
người vận dụng được những tri thức đúng đắn về thực tế khách quan trong
chính hoạt động thực tiễn của mình.
- Thực tiễn phát triển là nhờ những vận dụng đúng đắn những nhận thức
chân lý mà con người đã đạt được trong quá trình thực tiễn của mình
- Ý nghĩa cho bản thân
+ Trong việc học tập và làm việc cần phải đánh giá toàn diện, sử dụng nhận thức cảm
tính và nhận thức lý tính để phân tích vấn đề. Nếu chỉ sử dụng nhận thức cảm tính sẽ
dẫn đến sự phiến diện trong việc phân tích vấn đề.
+ Để phát triển xa hơn trong cuộc sống cũng như học tập cần phải rèn luyện và phát
triển nhận thức lý tính, trong đó có tư duy. Tư duy giúp con người nhận thức được quy
luật khách quan, giúp con người chủ động dự kiến một cách khoa học xu hướng phát
triển củasự vật hiện tượng và có kế hoạch, biện pháp cải tạo hiện thực khách quan.
Chính vì vậy, rèn luyện và phát triển tư duy là một nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân,
đặc biệt với sinh viên.
+ Bên cạnh việc phát triển về nhận thức lý tính nói chung và tư duy, tưởng tượng nói
riêng, chúng ta cũng cần chú ý phát triển, nhạy cảm hơn với hoạt động nhận thức cảm
tính, những cảm giác trực tiếp bằng các giác quan, tránh sự chai lì. Vì khi nhận thức
cảm tính kém, nhận thức lý tính sẽ thiếu đi nguồn tài liệu để phân tích