Nhận thức và hoạt động thực tiễn - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Bài 1: Trên cơ sở khái quát nội dung cơ bản của “Quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”, hãy rút ra ý nghĩa phương pháp luận đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ LỚP PHI1006 1
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC LÊ-NIN
BÀI LÀM
Bài 1: Trên cơ sở khái quát nội dung cơ bản của “Quy luật từ những sự thay đổi về
lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”, hãy rút ra ý nghĩa phương
pháp luận đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân.
+ Khái quát nội dung cơ bản của “Quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại”:
- Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt
chất và lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay
đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời tác động đến sự thay đổi
của lượng mới. Quá trình đó diễn ra liên tục tạo thành phương thức phổ biến
của các quá trình vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Ý nghĩa phương pháp luận đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản
thân:
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải nhận thức cả hai mặt
chất và lượng, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật (phải từ bên ngoài
biểu hiện đánh giá được bản chất của sự vật, hiện tượng)
- Cần chú ý từng bước tích lũy về lượng để tạo ra sự biến đổi về chất, đồng
thời phát huy tác động của chất mới để làm thay đổi lượng mới
- Giúp em khắc phục hai biểu hiện tư tưởng sai lầm sau:
+ Tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nóng vội, muốn tạo nhanh sự biến đổi về
chất mà chưa có sự tích lũy đủ về lượng (có suy nghĩ muốn được điểm cao
trong khi lại không học bài hay nôn nóng tham gia thi lấy chứng chỉ tiếng
Trung HSK khi chưa có đủ kiến thức)
+ Tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới, coi sự phát triển chỉ là sự tăng lên
đơn thuần về lượng mà không chủ động tạo ra sự biến đổi về chất khi có
điều kiện.
Bài 2: Hãy chọn phương án ĐÚNG / SAI và giải thích ngắn gọn (mỗi câu khoảng 5
dòng):
Câu 1: Đặc điểm chung quan niệm duy vật thời kỳ cổ đại là tìm nguồn gốc của thế
giới ở những dạng vật chất cụ thể. (ĐÚNG)
- Hạn chế do trình độ nhận thức thời đại về vật chất và cấu trúc vật chất, các
nhà triết học duy vật thời cổ đại đi tìm bản nguyên vật chất đầu tiên và coi
nó là nguyên tố đầu tiên tạo ra mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Điều
này được thể hiện qua một số quan niệm như: thuyết Ngũ hành của Trung
Quốc (cho rằng vật chất là 5 yếu tố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), Talét cho rằng
vật chất là nước, Lơxíp và Đêmôcrit cho rằng vật chất là nguyên tử,…
Câu 2: Nguồn gốc của sự vận động là do ý thức tinh thần quyết định. (SAI)
- Vận động là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu
của vật chất. Vận động của vật chất là tự thân vận động, bởi bất cứ sự vật,
hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất có kết cấu nhất định giữa các
nhân tố, các khuynh hướng, các bộ phận khác nhau, đối lập nhau. Trong hệ
thống ấy, chúng luôn tác động, ảnh hưởng lẫn nhau và chính sự ảnh hưởng,
tác động qua lại lẫn nhau ấy, gây ra sự biến đổi nói chúng, chính là vận
động.
Câu 3: Mọi sự sáng tạo của con người đều bắt nguồn từ sự phản ánh đúng hiện
thực khách quan và phát huy tính năng động chủ quan. (ĐÚNG)
- Bởi vì sáng tạo là đặc trưng bản chất nhất của ý thức, trong khi đó ý thức là
thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất đặc biệt là bộ óc con người. Ý
thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan và là sự phản ánh sáng
tạo thế giới. Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở của
phản ánh, trong khuôn khổ và theo tính chất, quy luật của phản ánh.
Câu 4: Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên cơ sở kinh nghiệm, kinh
nghiệm là cơ sở của lý luận. (SAI)
- Kinh nghiệm và lý luận là hai trình độ khác nhau của nhận thức, đồng thời
lại thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau, giả định lẫn nhau, thâm nhập và
chuyển hóa lẫn nhau.
- Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh
nghiệm. Kinh nghiệm chỉ là cơ sở để chúng ta kiểm tra lý luận, sửa đổi bổ
sung lý luận đã có tổng kết khái quát thành lý luận mới
Câu 5: Ý thức là sự hồi tưởng của ý niệm tuyệt đối. (SAI)
- Đây là tư tưởng của triết học cổ điển Đức đề xuất bởi nhà triết học theo chủ
nghĩa duy tâm Hêgen, hay còn được gọi là chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối.
- Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác Lênin có nguồn gốc tự nhiên là
thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người và có nguồn
gốc xã hội là hoạt động thực tiễn của con người, trong đó cơ bản nhất là lao
động và ngôn ngữ.
| 1/3

Preview text:

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ LỚP PHI1006 1
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC LÊ-NIN BÀI LÀM
Bài 1: Trên cơ sở khái quát nội dung cơ bản của “Quy luật từ những sự thay đổi về
lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”, hãy rút ra ý nghĩa phương
pháp luận đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân.
+ Khái quát nội dung cơ bản của “Quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại”:
- Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt
chất và lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay
đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời tác động đến sự thay đổi
của lượng mới. Quá trình đó diễn ra liên tục tạo thành phương thức phổ biến
của các quá trình vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Ý nghĩa phương pháp luận đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân:
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải nhận thức cả hai mặt
chất và lượng, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật (phải từ bên ngoài
biểu hiện đánh giá được bản chất của sự vật, hiện tượng)
- Cần chú ý từng bước tích lũy về lượng để tạo ra sự biến đổi về chất, đồng
thời phát huy tác động của chất mới để làm thay đổi lượng mới
- Giúp em khắc phục hai biểu hiện tư tưởng sai lầm sau:
+ Tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nóng vội, muốn tạo nhanh sự biến đổi về
chất mà chưa có sự tích lũy đủ về lượng (có suy nghĩ muốn được điểm cao
trong khi lại không học bài hay nôn nóng tham gia thi lấy chứng chỉ tiếng
Trung HSK khi chưa có đủ kiến thức)
+ Tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới, coi sự phát triển chỉ là sự tăng lên
đơn thuần về lượng mà không chủ động tạo ra sự biến đổi về chất khi có điều kiện.
Bài 2: Hãy chọn phương án ĐÚNG / SAI và giải thích ngắn gọn (mỗi câu khoảng 5 dòng):
Câu 1: Đặc điểm chung quan niệm duy vật thời kỳ cổ đại là tìm nguồn gốc của thế
giới ở những dạng vật chất cụ thể. (ĐÚNG)
- Hạn chế do trình độ nhận thức thời đại về vật chất và cấu trúc vật chất, các
nhà triết học duy vật thời cổ đại đi tìm bản nguyên vật chất đầu tiên và coi
nó là nguyên tố đầu tiên tạo ra mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Điều
này được thể hiện qua một số quan niệm như: thuyết Ngũ hành của Trung
Quốc (cho rằng vật chất là 5 yếu tố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), Talét cho rằng
vật chất là nước, Lơxíp và Đêmôcrit cho rằng vật chất là nguyên tử,…
Câu 2: Nguồn gốc của sự vận động là do ý thức tinh thần quyết định. (SAI)
- Vận động là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu
của vật chất. Vận động của vật chất là tự thân vận động, bởi bất cứ sự vật,
hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất có kết cấu nhất định giữa các
nhân tố, các khuynh hướng, các bộ phận khác nhau, đối lập nhau. Trong hệ
thống ấy, chúng luôn tác động, ảnh hưởng lẫn nhau và chính sự ảnh hưởng,
tác động qua lại lẫn nhau ấy, gây ra sự biến đổi nói chúng, chính là vận động.
Câu 3: Mọi sự sáng tạo của con người đều bắt nguồn từ sự phản ánh đúng hiện
thực khách quan và phát huy tính năng động chủ quan. (ĐÚNG)
- Bởi vì sáng tạo là đặc trưng bản chất nhất của ý thức, trong khi đó ý thức là
thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất đặc biệt là bộ óc con người. Ý
thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan và là sự phản ánh sáng
tạo thế giới. Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở của
phản ánh, trong khuôn khổ và theo tính chất, quy luật của phản ánh.
Câu 4: Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên cơ sở kinh nghiệm, kinh
nghiệm là cơ sở của lý luận. (SAI)
- Kinh nghiệm và lý luận là hai trình độ khác nhau của nhận thức, đồng thời
lại thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau, giả định lẫn nhau, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau.
- Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh
nghiệm. Kinh nghiệm chỉ là cơ sở để chúng ta kiểm tra lý luận, sửa đổi bổ
sung lý luận đã có tổng kết khái quát thành lý luận mới
Câu 5: Ý thức là sự hồi tưởng của ý niệm tuyệt đối. (SAI)
- Đây là tư tưởng của triết học cổ điển Đức đề xuất bởi nhà triết học theo chủ
nghĩa duy tâm Hêgen, hay còn được gọi là chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối.
- Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác Lênin có nguồn gốc tự nhiên là
thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người và có nguồn
gốc xã hội là hoạt động thực tiễn của con người, trong đó cơ bản nhất là lao động và ngôn ngữ.