-
Thông tin
-
Quiz
Nhận thức về du lịch có trách nhiệm của sinh viên - Quản trị dịch vụ du lịch và lữ lành | Trường Đại Học Hạ Long
Nhận thức về du lịch có trách nhiệm của sinh viên - Quản trị dịch vụ du lịch và lữ lành | Trường Đại Học Hạ Long được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ lành (7810103) 32 tài liệu
Đại Học Hạ Long 112 tài liệu
Nhận thức về du lịch có trách nhiệm của sinh viên - Quản trị dịch vụ du lịch và lữ lành | Trường Đại Học Hạ Long
Nhận thức về du lịch có trách nhiệm của sinh viên - Quản trị dịch vụ du lịch và lữ lành | Trường Đại Học Hạ Long được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ lành (7810103) 32 tài liệu
Trường: Đại Học Hạ Long 112 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Đại Học Hạ Long
Preview text:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hương
Lớp: PPNCKH sáng thứ 4.
NHẬN THỨC VỀ DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN KHOA
DU LỊCH- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG
1. Lí do chọn đề tài:
Hiện nay, du lịch đang là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam
nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Khi mà chất lượng cuộc sống của con
người đang ngày càng được nâng cao thì yêu cầu về du lịch cũng được nâng cao
theo và vì thế nhu cầu du lịch của con người không chỉ dừng lại ở các loại hình du
lịch cơ bản như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng,…mà họ dần tìm tới một loại
du lịch mới đó là du lịch có trách nhiệm. Đây là loại hình du lịch đem đến cho
khách du lịch sự khám phá, trải nghiệm và sự tương tác giữa con người với thiên
nhiên. Chính vì đây là một loại hình du lịch xuất phát từ hành vi và trách nhiệm
của mỗi cá nhân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ và cung cấp dịch vụ đối với môi
trường tự nhiên nên du lịch trách nhiệm đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với những
bên tham gia hoạt động du lịch.
Phát triển du lịch có trách nhiệm đang trở thành một xu hướng toàn cầu, nó không
còn là một khái niệm xa lạ đối với các nước phương Tây và nhiều quốc gia trên thế
giới không chỉ vậy mà họ còn đã thực hiện rất thành công. Tuy nhiên, đây là một
khái niệm khá là mới đối với Việt Nam, tại Việt Nam thì nó chỉ đang ở trong giai
đoạn mở đầu và đang được khuyến khích mở rộng nhưng vẫn còn không ít những
công ty, doanh nghiệp e ngại về yêu cầu của khách du lịch và khả năng thực hiện
của chính bản thân Doanh nghiệp. Phát triển du lịch bền vững là một vấn đề rất
được quan tâm và đang được thúc đẩy phát triển trên phạm vi toàn cầu. Nó dựa
trên cả 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường để đảm bảo rằng các hoạt động du
lịch không ảnh hưởng đến việc tiêu dùng của thế hệ tương lai.
Tại Quảng Ninh- là một tỉnh trung du thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc,
có thế mạnh phát triển du lịch với phong phú những loại hình du lịch khác nhau,
khoa Du lịch- Trường Đại học Hạ Long là một môi trường đào tạo các ngành, nghề
Du lịch từ Cao đẳng đến Đại học, trong quá trình giảng dạy đề cao kết hợp học đi
đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn. Trường có tòa thực hành tại chỗ cho
sinh viên ngành quản trị khách sạn với các trang thiết bị hiện đại, trong quá trình
giảng dạy giảng viên cũng luôn tổ chức những buổi học thực hành tại các khu du
lịch, di tích lịch sử cho sinh viên ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành nhằm
nâng cao năng lực vận dụng thực tiễn cho người mới học, nâng cao chất lượng
nhân lực du lịch cho tỉnh trong tương lai. Khoa Du lịch- trường Đại học Hạ Long
đã mở ra cơ hội cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với việc học tập ở trình độ cao
thuộc các chuyên ngành DL khác nhau, giúp góp phần nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực DL, cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao danh tiếng, hình ảnh của du
lịch tại Quảng Ninh- vùng biên cương địa đầu của Tổ quốc. Đồng thời, trường Đại
học Hạ Long cũng tạo thêm cơ hội, nâng cao việc khai thác hiệu quả hơn nguồn
lực hiện có của trường cho các doanh nghiệp DL trên địa bản tỉnh.
Với những ý nghĩa như trên của Khoa DL cùng với tình trạng rác thải do các hoạt
động du lịch tại các điểm tham quan và tình trạng khai thác tài nguyên du lịch một
các bừa bãi, thiếu hiểu biết, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu nhận thức về du lịch có
trách nhiệm của sinh viên khoa Du lịch- Trường Đại học Hạ Long” 2. Mục tiêu NC:
Đánh giá nhận thức của sinh viên khoa DL về du lịch có trách nhiệm, qua đó đề
xuất các giải pháp giúp nâng cao trách nhiệm của sinh viên nói riêng và cộng đồng
doanh nghiệp địa phương nói chung trong việc nhận thức và hành động có trách nhiệm về DL.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu: nhận thức của sinh viên khoa Du lịch đối với hoạt
động du lịch có trách nhiệm.
Khách thể nghiên cứu: sinh viên khoa Du lịch, trường ĐHHL.
3.2. Phạm vi NC: lớp Quản trị khách sạn K6B. 4. Phương pháp NC:
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
4.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
- Để xử lí thông tin lí thuyết mà mình thu thập được nhằm xây dựng cơ sở lí luận
về ảnh hưởng của hoạt động Du lịch đối với con người.
4.1.2. Phương pháp giả thuyết
- Để định hướng cho toàn bộ hoạt động nghiên cứu các biện pháp nâng cao nhận
thức về du lịch có trách nhiệm cho sinh viên khoa Du lịch trường Đại học Hạ Long.
4.1.3. Phương pháp nghiên cứu lịch sử
- Để kế thừa kết quả nghiên cứu về vấn đề nhận thức nhận thức du lịch có trách
nhiệm của con người nói chung và sinh viên nói riêng của những người đi trước và
từ đó giúp bản thân lựa chọn phương hướng nghiên cứu phù hợp.
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
4.2.1. Phương pháp điều tra
- Tên phiếu điều tra: khảo sát nhận thức về du lịch có trách nhiệm của sinh viên
khoa DL- trường Đại học Hạ Long.
- Để thu thập thông tin nhận thức về du lịch có trách nhiệm của sinh viên khoa Du
lịch- Trường Đại học Hạ Long.
4.2.2. Phương pháp quan sát
- Tiến hành quan sát các hành vi, biểu hiện của sinh viên khi tham gia các hoạt
động Du lịch, quan sát các biểu hiện, hành động trong thói quen sinh hoạt hằng
ngày. Thu thập các thông tin có liên quan đến ý thức, thái độ, các yếu tố ảnh hưởng
đến nhận thức về du lịch có trách nhiệm, từ đó xây dựng cơ sở thực tiễn cho biện
pháp nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm của sinh viên khoa Du lịch,
trường Đại học Hạ Long.
4.2.3. Phương pháp chuyên gia
- Chia sẻ kinh nghiệm với chuyên gia về kĩ thuật xây dựng phiếu điều tra hoặc xử lí dữ liệu,…
4.3. Phương pháp toán học: các công thức tính %, TB, thứ bậc, hệ số tương quan,
…để xử lí thông tin thu được từ phiếu điều tra từ đó đưa ra kết luận phù hợp.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lịch sử NC vấn đề: 1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, DL có TN hình thành từ cuối những năm 70 của thế kỉ 20 khi các tác
động tiêu cực của hoạt động DL bắt đầu khiến con người cảm thấy lo ngại. Năm
1989, WTO đã sử dụng thuật ngữ “du lịch có trách nhiệm” để phân biệt với các
loại du lịch đại trà và các tác động của DL đại trà. Định hướng về một hình thái
phát triển du lịch có trách nhiệm được trao đổi nhiều vào năm 1980 và đã trở thành
một phần quan trọng của khái niệm du lịch bền vững được hình thành và trở nên phổ biến về sau.
Năm 2002, Hội thảo về DLTN được tổ chức tại Cape Town (Nam Phi), là hoạt
động bên lề trước Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển dl bền vững tại
Johannesburg đã xác định rõ các đặc điểm của DLTN và đề ra các nguyên tắc của
DL có TN về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Đây là hội thảo quan trọng, đặt
nền móng cho các nghiên cứu và triển khai trong thực tiễn dltn trên phạm vi toàn thế giới.
Thuật ngữ “du lịch có trách nhiệm được đưa ra bởi Tony và Maureen Wheeler
(Lonely planet Pubications, 2013), lại xác định rằng du lịch DLTN tác động tích
cực đến môi trường, văn hóa địa phương về nền kinh tế. Vì vậy, điểm đến du lịch
phải được bảo vệ bởi tất cả các thành phần có liên quan. Trong các ngày nghỉ của
mình du khách có thể tác động tích cực cũng như tiêu cực đến người dân và môi
trường địa phương. Họ cũng sẽ nhận được một số kinh nghiệm mới của chuyến đi
của họ cũng như tác động lại đến điểm đến. Do vậy, mục tiêu của ngành du lịch có
trách nhiệm là để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa những lợi ích tích
cực về điểm đến và môi trường. 1.1.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, phải tới năm 2011, khi chương trình Phát triển năng lực DL có TN với
môi trường và xã hội, do Liên minh Châu Âu tài trợ, thì khái niệm đó mới được
nhắc đến thường xuyên và trở nên quen thuộc. Dự án EU- ESRT được triển khai
trong giai đoạn từ 2011- 2016 với mục tiêu chung: đưa các nguyên tắc về du lịch
có trách nhiệm vào ngành DL Việt Nam nhằm tăng cường tính cạnh tranh và góp
phần thực hiện kế hoạch phát triển về kt- xh của đất nước, với mục tiêu cụ thể là:
đẩy mạnh cung cấp dịch vụ DLTN với môi trường và xh, góp phần thực hiện Chiến
lược Phát triển Du lịch Việt Nam.
Có rất nhiều những công trình nghiên cứu về du lịch đã được thực hiện, tiêu biểu là:
Nghiên cứu hoạt động du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam, đề tài được thực hiện từ
01/2012 đến 12/2013, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, giao cho Viện
nghiên cứu Phát triển DL thực hiện, chủ nhiệm đề tài Hà Văn Siêu. Đề tài đã
nghiên cứu những nội dung sau: cơ sở lí luận về DL có TN, kinh nghiệm cụ thể của
một số điểm đến DL trên thế giới và ở VN về chính sách, tổ chức quản lí, kiểm
soát, cơ chế điều tiết, đánh giá,…; thực trạng hoạt động dl có trách nhiệm ở VN qua khảo sát thực tế…
Luận văn thạc sĩ Xây dựng mô hình DL có TN ở công ty cổ phần Sài gòn- Phú
quốc (Dũng, 2015). Đề tài nc, hệ thống hóa cơ sở lí luận về dl có tn, mô hình và
thực tiễn áp dụng. Đi sâu nc phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của Công Ty
cổ phần Sài gòn- Phú Quốc nhằm xd mô hình du lịch có tn để áp dụng vào thực tế
kinh doanh của công ty để tham gia có hiệu quả vào chuỗi dl ở Phú Quốc.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch có trách
nhiệm tại VN. Đề tài nghiên cứu cơ sở lí luận về sản phẩm Du lịch có trách nhiệm
ở VN. Đề tài cũng đã đánh giá lợi ích của sản phẩm dl đem lại cho ngành dl VN.
Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm dl có trách nhiệm cho ngành DL VN.
Trong tất cả những công trình nghiên cứu đã thực hiện, chưa có đề tài nào đánh giá
nhận thức của sinh viên về Du lịch có trách nhiệm nói chung và cụ thể của sinh
viên khoa Du lịch trường ĐHHL nói riêng.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài. 1.2.1. Nhận thức là gì?
Nhận thức là một khái niệm trừu tượng vì vậy mỗi ngành khoa học có sự tiếp cận,
sử dụng khác nhau. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nhận thức.
Theo từ điển Tiếng Việt (Phê, 1992): “Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản
ánh và tái hiện vào trong tư duy, là quá trình con người nhận biết, hiểu biết về thế
giới quan hoặc kết quả nghiên cứu của quá trình đó”
Theo từ điển Bách khoa toàn thư VN: “Nhận thức là quá trình biện chứng của sự
phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và
không ngừng tiến đến gần khách thể.”
Theo quan điểm của C.MÁc- Ănghen: “Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào bộ óc con người. sự phản ánh đó ko phải là một hành động nhất thời, máy
móc, giản đơn vfa thụ động mà là một quá trình phức tạp của hoạt động trí tuệ tích cực và sáng tạo.”
Theo V.I. Lênin: “Nhận thức là sự phẩn ánh thế giới quan bởi con người nhưng ko
phải sự phản ánh đơn thuần, trực tiếp hoàn toàn. Quá trình này là cả một chuỗi
những sự trừu tượng, sự cấu tahnfh và sự hình thành nên các khái niệm, quy luật và
chính các khái niệm, quy luật này lại bao quát một cách có đk gần đúng tính quy
luật phổ biến của thế giới tự nhiên vĩnh viễn vận động và phát triển.”
Tóm lại, nhận thức là quá trình con người nhận biết về một đối tượng nào đó từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. sống và hoạt động trong thế giới ấy, hiểu
và biết rõ nó là cái gì, nó như thế nào và có ý nghĩa gì trong cuộc sống, để từ đó
xuất hiện hành vi tích cực hoặc tiêu cực đối với các đối tượng đó.
Trong đề tài NV này tập trung vấn đề nhận thức của sinh viên Khoa DL- ĐHHL về
du lịch có trách nhiệm xem họ hiểu và nhận biết nó như thế nào.
Nhận thức là yếu tố khởi nguồn của các hành vi trách nhiệm. nhận thức đúng và đủ
về các sự vật hiện tượng, các quá trình diễn ra trong hoạt động du lịch, quản lí,
kinh doanh du lịch thì sẽ hành động có trách nhiệm để không hoặc hạn chế thấp
nhất làm tổn hại đến các chủ thể tham gia khác và mang lại lợi ích tối đa về kinh
tế- xh và môi trường cho chính mình và xã hội. nhận thức càng cao, càng sâu, càng
rộng thì thể hiện trách nhiệm càng cao. Nhận thức của tập thể, tổ chức hay cộng
đồng phụ thuộc vào nhận thức của từng cá nhân đồng thời tùy thuộc vào sự gắn
kết, dẫn dắt của tổ chức thông qua quá trình lâu dài thực hiện các chương trình
nhận thức về nhận thức của từng thành viên tổ chức. Nâng cao nhận thức là cở sở
quyết định nâng cao trách nhiệm trong hoạt động DL, bao gồm nhận thức của chủ
DN, người lao động, dân cư và du khách.
1.3. Tác động của hoạt động dl đến đời sống cộng đồng
1.3.1. Tác động của hoạt động dl đối với xã hội
Những tác động tích cực: tăng nhu cầu đối với các sản phẩm du lịch địa phươmg,
dử dụng lao động nữ và thanh niên, khôi phục các phong tục tập quán và truyền
thống địa phương, bảo tồn các giá trị lịch sử, mang lại sự tiến bộ trong giáo dục và đời sống.
Những tác động tiêu cực: sự căng thẳng của các mqh xh do chuyển đổi vai trò giới
và sắp xếp công việc trong gia đình, thương mại hóa các nền văn hóa và truyền
thống, nghiêm trọng hóa các bất bình đẳng, thương mại hóa các nền văn hóa và truyền thống 1.3. Kết luận
Du lịch đang là một ngành phát triển trên thế giới và ở VN. Cùng với sự phát triển
của xh, những nhu cầu của con người ngày càng tăng cao dẫn đến những nhu cầu
về du lịch cũng dần được nâng lên. Con người dần muốn tìm đến một loại hình du
lịch mới thay thế cho những loại hình dl đại trà trước đó. Con người dần tìm đến
loại hình phù hợp với nhu cầu của họ. Du lịch trách nhiệm chính là loại hình DL
mà con người hướng đến. Đây là loại hình Du lịch giúp con người có thể tiếp cận
với các hoạt động dl một cách có trách nhiệm không chỉ hướng tới người đi du lịch
mà còn đối với các DN DL cũng cần phải có trách nhiệm. Từ đó giúp tận dụng tối
đa nguồn tài nguyên du lịch và làm giảm thiểu những tác động tiêu cực của phát
triển DL đến con người và những thế hệ trong tương lai.
Du lịch trách nhiệm từ một khái niệm mới lạ đã trở thành thuật ngữ quen thuộc và
là một phần tất yếu trong nhiều chính sách, kế hoạch và hoạt động thực tế của du
lịch Việt Nam. Nhận thức về phát triển du lịch có trách nhiệm cũng được lan tỏa
rộng đến các khu vực trên đất nước nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương,
điểm đến và cộng đồng.
Kể từ đó đã có nhiều các công trình nghiên cứu về du lịch trách nhiệm đã được
thực hiện. Và trong các công trình khoa học đã thực hiện thì chưa có đề tài nào
đánh giá về nhận thức của sinh viên về du lịch có trách nhiệm, do vậy hướng NC
về nhận thức của sinh viên khoa DL, trường ĐHHL về du lịch có trách nhiệm là
một hướng NC mới, không bị trùng lặp so vói các công trình khoa học trước đó.
Đây chính là tính mới của đề tài.