Nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng HCM - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại Học Duy Tân

Tư tưởng là sản phẩm của con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành bên cạnh những yếu tố khách quan còn có những yếu tố chủ quan, yếu tố chủ quan đó ở Hồ Chí Minh: Một là, khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh. Hai là, đó tư duyđộc lập, tự chủ, sáng tạo. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng là sản phẩm của con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành bên
cạnh những yếu tố khách quan còn có những yếu tố chủ quan, yếu tố chủ quan đó
ở Hồ Chí Minh: Một là, khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh. Hai là, đó tư
duyđộc lập, tự chủ, sáng tạo. Ba là, năng lực hoạt động thực tiễn. Bốn là, tình yêu
quê hương, đất nước, yêu nhân dân sâu sắc gắn liền với lý tưởng và tình cảm cách
mạng của Người. Đây là những nhân tố chủ quan đã tác động rất lớn đến việc hình
thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
*Một là, khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh
Vậy khả năng tư duy và trí tuệ của Người từ đâu mà có? Những năm tháng hoạt
động trong nước và bôn ba khắp thế giới để học tập, nghiên cứu Hồ Chí Minh đã
không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm sự hiểu biết của
mình, đồng thời hình thành những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành
công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người về sau.
Các nhà yêu nước tiền bối và cùng thời với Hồ Chí Minh tuycũng đã có những
quan sát, nhưng họ chưa nhận thấy hoặc chưa nhận thức đúng về sự thay đổi của
dân tộc và thời đại.Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh khám phá
cácquy luật vận động xã hội, đời sống văn hoá và cuộc đấu tranh của các dân tộc
trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động
thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Nhờ vào con đường nhận thức
chân lýnhư vậy mà lý luận của Hồ Chí Minh mang giá trị khách quan, cách mạng
và khoa học.
Hồ Chí Minh là người tiếp thu những tư tưởng tiến bộ ở trong nước và thế giới, kết
hợp nhân tố chủ quan rồi tạo thành tưtưởng của mình, nói như vậy không có nghĩa
là tư tưởng của Người là con số cộng của nhiều luồng tư tưởng, học thuyết, mà là
sự kết tinh luồng ánh sáng trí tuệ của dân tộc và nhân loại. Được như thế là bởi Hồ
Chí Minh có tư duy độc lập, tự chủ, biết kế thừa có chọn lọc những tư tưởng,
nguyên lý của các nhà lýluận, nhà tư tưởng của dân tộc Việt Nam và thế giới.
Là một thành viên của tổ chức chính trị. Hồ Chí Minh phải cótrách nhiệm chấp
hành những quyết định của tổ chức. Nhưng với Người, chấp hành không có nghĩa
là máy móc, mà là vậndụng những quyết định, nghị quyết của tổ chức cho phù hợp
với điều kiện cụ thể. Thực tiễn cho thấy, Quốc tế Cộng sản đã có những quyết định
đúng đắn trong lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng thế giới và phong trào giải phóng dân
tộc do đảng cộng sản lãnh đạo ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. Nhưng, Quốc tế
Cộng sản có lúc không tránh khỏi những hạn chế trong nhận định, đưa ra chủ
trương chưa hẳn phù hợp đối với cách mạng ở các nước thuộc địa. Vì thế, Hồ Chí
Minh đã căn cứ vào tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam để vận dụng nghị
quyết,quyết định của Quốc tế Cộng sản cho sát hợp, mặc dù có lúc bịhiểu sai. Quá
trình xây dựng xã hội mới, trên cơ sở nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác – Lê-
nin, Người đã có quan điểm thực tiễn để vận dụng cho phù hợp với một nước nông
nghiệp sản xuất nhỏ, tiểu nông lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề và trong điều
kiện vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống thực
dân, đế quốc xâm lược. Tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh biểu hiện rõ ở chỗ, khi
cho rằng, Việt Nam “không thể giống Liên Xô” và “có thể đi con đường khác để
tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Đó là con đường tiến hành cách mạnggiải phóng dân
tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội,
không phải tiến hành ngay cuộc cách mạng vô sản và đi ngay vào thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội như ở nhiều nước khác.
*Hai là, tư duy độc lập, sáng tạo, tự chủ
Được hình thành từ con người có đức dày, tâm trong, trí sáng, tầm cao trí tuệ, nhân
cách, ý chí lớn lao, hoạt động phong phú, đa dạng trên không gian, thời gian rộng
lớn, với nhiều lĩnh vực, vị trí công việc khác nhau, nhưng phong cách tư duy Hồ
ChíMinh là biểu hiện đặc sắc của sự độc lập, tự chủ, sáng tạo.
Hồ Chí Minh có phong cách tư duy sáng tạo. Sáng tạo, sáng tạo và sáng tạo là tư
duy của Người trong cuộc sống. Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định: cách
mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Người cho
rằng: “Lý luận do kinh nghiệm cách mạng ở các nước và trong nước ta, do kinh
nghiệm từ trước và kinh nghiệm hiện nay gom góp phân tích và kết luận những
kinh nghiệm đó thành ra lý luận. Nhưng phải biết khéo lợi dụng kinh nghiệm. Nếu
thấy người ta làm thế nào mình cũng một mực bắt chước làm theo thế ấy. Thí dụ:
nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh,
mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng”. Thế giới hiện
nay là thế giới của tri thức sáng tạo, trong đó phong cách tư duy Hồ Chí Minh là
điểm nhấn đáng chú ý. Học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh là học tập tinh
thần sáng tạo để hành động cho phù hợp với mục tiêu cách mạng đã đề ra. Sáng
tạo là trên cơ sở nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh rồi đưa vào thực tiễn phù hợp hoàn cảnh cụ thể. Thực tiễn của cách
mạng nước ta trong hơn 75 năm qua đã cho thấy tính đúng đắn sáng tạo trong tư
tưởng của Người. Tư tưởng Hồ ChíMinh là một hệ thống các quan điểm toàn diện
và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết
quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ
thể của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự kết hợp tinh hoa
dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người.
Độc lập, tự chủ, có nghĩa là Hồ Chí Minh không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào một
luồng ý kiến nào, không bắt chước, “theo đuôi” ai, kể cả “theo đuôi quần chúng”.
Trên cơ sở tiếp thu nhiều luồng tư tưởng tiến bộ của Việt Nam và thế giới, trong
từng thời kỳ, Người đúc kết, tổng hòa thành cái riêng mà không sao chép, giáo
điều, máy móc. Đối với chủ nghĩa Mác – Lê-nin – lý luận chính trị nền tảng rất
quan trọng hình thành nên tư tưởng của mình - thì Hồ Chí Minh coi là “mặt trời soi
sáng”, “trí khôn”, “cái cẩm nang thần kỳ” có tính chất phương pháp luận chỉ dẫn
hànhđộng của con người, là “bàn chỉ nam” cho con tàu đi. Đồng thời, coi việc học
tập chủ nghĩa Mác – Lê-nin là học tập cái tinh thần xử trí đối với việc, với người
và với mình. Vì vậy, Người tiếp nhận điều bản chất nhất, mục tiêu cuối cùng của lý
luận Mác –Lê-nin là đấu tranh giải phóng con người, là chủ nghĩa nhân đạo mác
xít, và cho rằng: “hiểu chủ nghĩa Mác – Lê-nin là phải sốngvới nhau có tình có
nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là
hiểu chủ nghĩa Mác – Lê-nin được”. Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê-
nin bằng toàn bộ cái tâm trong sáng, sự khát vọng giải phóng: dân tộc, xã hội -
giai cấp và con người, thông qua hoạt động trong phong trào cách mạng của nhân
dân Việt Nam và nhân dân thế giới, chứ không theo kiểu kinh viện, tầm chương
trích cú.
Một số người cho rằng sự sáng tạo trong tư duy Hồ Chí Minh làsự “vượt gộp”, tức
là gộp tất cả những gì là tốt đẹp, tinh túy đã có để vượt lên phía trước, nhằm phục
vụ cho sự nghiệp cách mạng. “Vượt gộp” không phải là việc dễ dàng trong tư duy,
phải biết gộp những gì và làm thế nào để gộp đã khó, nhưng biết vượt thì lại càng
khó hơn. Con đường phát triển tư tưởng, tri thức của cá nhân hay một dân tộc và
toàn nhân loại luôn là sự “vượt gộp” như vậy. Điều này, nhiều nhà tư tưởng nêu
lên từ lâu: thế hệ sau phải biết đứng lên vai những người khổng lồ đi trước thì xã
hội mới phát triển được.
Hồ Chí Minh là người tiếp thu những tư tưởng tiến bộ ở trong nước và thế giới, kết
hợp nhân tố chủ quan rồi tạo thành tư tưởng của mình, nhưng tư tưởng của Người
không phải là con số cộng của nhiều luồng tư tưởng, học thuyết, mà là sự kết tinh
luồng ánh sáng trí tuệ của dân tộc và nhân loại. Được như thế là bởi Hồ Chí Minh
có tư duy độc lập, tự chủ, biết kế thừa có chọn lọc những tư tưởng, nguyên lý của
các nhà lý luận, nhà tư tưởng của dân tộc Việt Nam và thế giới.
*Ba là, năng lực hoạt động thực tiễn
Năng lực hoạt động thực tiễn thể hiện ở sự khổ công học tập nhằm tiếp thu những
tri thức, kinh nghiệm, vốn sống của thời đại và kinh nghiệm đấu tranh của các
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và luôn nhảy cảm với cái mới, có đầu
óc thực tiễn.
Phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những đặc điểm riêng có trong
cách nghĩ và hành động của Người. Trong đó, mọi suy nghĩ, hành động của Người
luôn dựa trên thực tiễn sinh động của cuộc sống. Phong cách thực tiễn của Người
là sự vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm thực tiễn, trở thành nguyên tắc trong suy
nghĩ và hành động. Học tập phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý
nghĩa rất lớn trong đấu tranh chống bệnh giáo điều trong cán bộ, đảng viên ở nước
ta hiện nay.
Hồ Chí Minh là người có vốn sống và thực tiễn cách mạngphong phú, phi thường.
Trước khi trở thành Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã sống, học tập, hoạt động công
tác ở khoảng 30 nước trên thế giới.
Hành trình tìm đường cứu nước và quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh là biểu hiện sâu sắc của phong cách thực tiễn. Người luôn hướng nhận
thức của mình vào thực tiễn xã hội Việt Nam trong quá trình đến với chủ nghĩa
Mác -Lênin; luôn tiếp thu, chắt lọc những yếu tố phù hợp với thực tiễn Việt Nam
để giải quyết những vấn đề cách mạng Việt Nam đang đặt ra. Khi ở cương vị là
lãnh đạo cao nhất của nhà nước, mặc dù phải giải quyết bộn bề công việc của
chính quyền non trẻ, nhưng Người luôn luôn sâu sát thực tế, gắn bó với cơ sở, gần
gũi với nhân dân. Từ năm 1955 đến năm 1965, Người đã nhiều lần đi thăm, tiếp
xúc với cán bộ, bộ đội, công nhân, giáo viên, bác sĩ, nông dân, các cụ phụ lão, các
cháu thanh, thiếu niên nhi đồng, các đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong, các
hợp tác xã, bệnh viện, trường học…
Suốt quá trình tìm đường cứu nước cho đến khi giành được chính quyền, lãnh đạo
chính quyền, xây dựng nhà nước mới, Người luôn xuất phát từ thực tiễn để rút ra
những nhận định, giải đáp những yêu cầu của thực tiễn, khái quát thành lý luận chỉ
đạo hoạt động thực tiễn. Trong cuộc hành trình qua các châu lục, từ châu Âu đến
châu Phi, châu Mỹ La tinh, qua các nước từ Việt Nam đến Trung Quốc, Pháp, Mỹ,
Anh… Người luôn muốn tìm hiểu thực tiễn cuộc sống của nhân dân lao động,
bằng việc trực tiếp làm những công việc của họ. Thực tiễn cuộc sống của nhân dân
các nước thuộc địa và các nước tư bản đã giúp Người có những nhận thức mới. Đó
là những tài liệu sống vô cùng quý giá, chân thực cho những bài tố cáo tội ác của
thực dân, là cơ sở để Người viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”; đồng thời, là cơ
sở để Người phác họa con đường cách mạng Việt Nam thể hiện trong các văn kiện
quan trọng như: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở việc Người
luôn quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hành động. Khi đến với chủ
nghĩa Mác, Người không áp dụng một cách máy móc, giáo điều, mà luôn đứng
trên “mảnh đất hiện thực” cách mạng Việt Nam, trên nền của văn hóa phương
Đông để vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin. Người luôn tư duy biện chứng, bổ sung,
phát triển lý luận củ achủ nghĩa Mác trên cơ sở những vấn đề thực tiễn ở nước ta
nói riêng và các nước phương Đông nói chung.
*Bốn là, tình yêu quê hương, đất nước, yêu nhân dân sâusắc gắn liền với lý
tưởng và tình cảm cách mạng của Người
Trong tầm nhìn của nhân loại tiến bộ, Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương
sáng nhất về cuộc đời của một con người “đầy tình yêu nhân dân, đầy yêu thương
con trẻ, dạt dào tình yêu Tổ quốc, yêu những người lao động, yêu Đảng, yêu chủ
nghĩa xã hội và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa”.
Người là hiện thân của sự hoàn thiện, hoàn mỹ về đạo đức: Yêu đồng bào, yêu
nhân dân, triệt để cách mạng và vô cùng nhân từ; uyên bác mà cực kỳ khiêm tốn;
vĩ đại mà rất mực bình dị.
Khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến đạo
đức của người cán bộ, đảng viên. Hai mươi bốn năm trên cương vị Chủ tịch nước,
Người đã kiên trì giáo dục cán bộ, đảng viên về đạo đức mới, đạo đức cách mạng.
Nếu quyền lực là sức mạnh để giữ vững những thành quả cách mạng, để tổ chức
và xây dựng chế độ xã hội mới, để phát triển kinh tế và văn hóa, để biến đất nước
ta từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành giàu mạnh, văn minh, thì quyền lực lại có mặt
trái của nó là có thể làm tha hóa con người nắm quyền lực, có thể đưa đến những
tổn thất lớn cho cách mạng. Hồ Chí Minh đã nhìn thấy điều này từ rất sớm, không
phải chỉ ở trong nước, mà còn ở nhiều nước khác.
Những vấn đề đạo đức mà Người đặt ra với cán bộ, đảng viên chính là nhằm ngăn
chặn, khắc phục những hiện tượng tha hóacó thể hoặc đã xảy ra, nhất là để chống
lại những khuynh hướng sai lệch về quyền lực như quan liêu, cậy thế, cậy quyền,
lợi dụng quyền lực, lạm dụng quyền lực, say mê quyền lực, chạy theo quyền lực,
tranh giành quyền lực, tham quyền, cố vị... những tệ nạn có thể trở thành nguy cơ
làm sụp đổ sự nghiệp của một người, thậm chí của cả một Đảng Cộng sản.
Có câu ‘cần kiệm liêm chính, chí công vô tư’, vậy ta nói sơ qua một xíu về câu nói
này. Trong tác phẩm Đời sống mới (3/1947), Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải thực
hành “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” nhưng đến tác phẩm “CẦN KIỆM LIÊM
CHÍNH”, Người đã coi “tứ đức” là nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của Thi
đua ái quốc. Cần là gì ? Cần là cần cù, siêng năng ; kiệm là tiết kiệm ; liêm là
thanh liêm, trong sạch, không tham lam và chính là chính nghĩa, thẳng thắn, đúng
đắn. Nhưng thực tế cho thấy rằng, một bộ phận cán bộ, đảng viên - những người
“có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ
trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”, cho nên người cách mạng bên cạnh
yêu cầu phải có "tứ đức", còn rất cần phải xây dựng đức tính “chí công vô tư”, để
mình trở thành người lãnh đạo - người đầy tớ trung thành của nhân dân luôn phụng
sự và liêm chính.
Trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc đi xa, vấn đề đạo đức
của cán bộ, đảng viên được Người đặc biệt nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm
quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật
sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải
xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.
Có thể nói Hồ Chí Minh là một người có lý tưởng cao cả và hoài bão lớn cứu dân,
cứu nước, vì quê hương, đất nước, vì nhân dân mà Người làm cách mạng, làm
chính trị. Mặt khác, Người cũng xác định rõ ràng là chỉ có làm cách mạng, làm
chính trị mới đảm bảo thực sự cho lý tưởng vì nước, vì dân được thực hiện.Với chí
hướng và lập trường như vậy, cho nên trong cuộc đời hoạt động cách mạng, hoạt
động chính trị của mình, Hồ Chí Minh có quan niệm thống nhất và cách giải quyết
đúng đắn, thành công giữa vấn đề dân tộc và giai cấp; quốc gia và quốc tế. Đây
cũng là cơ sở để chúng ta hiểu được vì sao cả nhân loại(ngay cả kẻ thù của cách
mạng) cũng phải khâm phục, kính trọng Người, đánh giá rất cao về Người.
=>Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hoà những điều kiện khách quan và
chủ quan, của truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Từ thực
tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kế, chuyển hoá sắc sảo, tinh tế với
một phương pháp khoa học, biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư
tưởng Việt Nam hiện đại.
| 1/6

Preview text:

CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng là sản phẩm của con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành bên
cạnh những yếu tố khách quan còn có những yếu tố chủ quan, yếu tố chủ quan đó
ở Hồ Chí Minh: Một là, khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh. Hai là, đó tư
duyđộc lập, tự chủ, sáng tạo. Ba là, năng lực hoạt động thực tiễn. Bốn là, tình yêu
quê hương, đất nước, yêu nhân dân sâu sắc gắn liền với lý tưởng và tình cảm cách
mạng của Người. Đây là những nhân tố chủ quan đã tác động rất lớn đến việc hình
thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
*Một là, khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh
Vậy khả năng tư duy và trí tuệ của Người từ đâu mà có? Những năm tháng hoạt
động trong nước và bôn ba khắp thế giới để học tập, nghiên cứu Hồ Chí Minh đã
không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm sự hiểu biết của
mình, đồng thời hình thành những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành
công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người về sau.
Các nhà yêu nước tiền bối và cùng thời với Hồ Chí Minh tuycũng đã có những
quan sát, nhưng họ chưa nhận thấy hoặc chưa nhận thức đúng về sự thay đổi của
dân tộc và thời đại.Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh khám phá
cácquy luật vận động xã hội, đời sống văn hoá và cuộc đấu tranh của các dân tộc
trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động
thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Nhờ vào con đường nhận thức
chân lýnhư vậy mà lý luận của Hồ Chí Minh mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học.
Hồ Chí Minh là người tiếp thu những tư tưởng tiến bộ ở trong nước và thế giới, kết
hợp nhân tố chủ quan rồi tạo thành tưtưởng của mình, nói như vậy không có nghĩa
là tư tưởng của Người là con số cộng của nhiều luồng tư tưởng, học thuyết, mà là
sự kết tinh luồng ánh sáng trí tuệ của dân tộc và nhân loại. Được như thế là bởi Hồ
Chí Minh có tư duy độc lập, tự chủ, biết kế thừa có chọn lọc những tư tưởng,
nguyên lý của các nhà lýluận, nhà tư tưởng của dân tộc Việt Nam và thế giới.
Là một thành viên của tổ chức chính trị. Hồ Chí Minh phải cótrách nhiệm chấp
hành những quyết định của tổ chức. Nhưng với Người, chấp hành không có nghĩa
là máy móc, mà là vậndụng những quyết định, nghị quyết của tổ chức cho phù hợp
với điều kiện cụ thể. Thực tiễn cho thấy, Quốc tế Cộng sản đã có những quyết định
đúng đắn trong lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng thế giới và phong trào giải phóng dân
tộc do đảng cộng sản lãnh đạo ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. Nhưng, Quốc tế
Cộng sản có lúc không tránh khỏi những hạn chế trong nhận định, đưa ra chủ
trương chưa hẳn phù hợp đối với cách mạng ở các nước thuộc địa. Vì thế, Hồ Chí
Minh đã căn cứ vào tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam để vận dụng nghị
quyết,quyết định của Quốc tế Cộng sản cho sát hợp, mặc dù có lúc bịhiểu sai. Quá
trình xây dựng xã hội mới, trên cơ sở nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác – Lê-
nin, Người đã có quan điểm thực tiễn để vận dụng cho phù hợp với một nước nông
nghiệp sản xuất nhỏ, tiểu nông lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề và trong điều
kiện vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống thực
dân, đế quốc xâm lược. Tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh biểu hiện rõ ở chỗ, khi
cho rằng, Việt Nam “không thể giống Liên Xô” và “có thể đi con đường khác để
tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Đó là con đường tiến hành cách mạnggiải phóng dân
tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội,
không phải tiến hành ngay cuộc cách mạng vô sản và đi ngay vào thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội như ở nhiều nước khác.
*Hai là, tư duy độc lập, sáng tạo, tự chủ
Được hình thành từ con người có đức dày, tâm trong, trí sáng, tầm cao trí tuệ, nhân
cách, ý chí lớn lao, hoạt động phong phú, đa dạng trên không gian, thời gian rộng
lớn, với nhiều lĩnh vực, vị trí công việc khác nhau, nhưng phong cách tư duy Hồ
ChíMinh là biểu hiện đặc sắc của sự độc lập, tự chủ, sáng tạo.
Hồ Chí Minh có phong cách tư duy sáng tạo. Sáng tạo, sáng tạo và sáng tạo là tư
duy của Người trong cuộc sống. Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định: cách
mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Người cho
rằng: “Lý luận do kinh nghiệm cách mạng ở các nước và trong nước ta, do kinh
nghiệm từ trước và kinh nghiệm hiện nay gom góp phân tích và kết luận những
kinh nghiệm đó thành ra lý luận. Nhưng phải biết khéo lợi dụng kinh nghiệm. Nếu
thấy người ta làm thế nào mình cũng một mực bắt chước làm theo thế ấy. Thí dụ:
nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh,
mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng”. Thế giới hiện
nay là thế giới của tri thức sáng tạo, trong đó phong cách tư duy Hồ Chí Minh là
điểm nhấn đáng chú ý. Học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh là học tập tinh
thần sáng tạo để hành động cho phù hợp với mục tiêu cách mạng đã đề ra. Sáng
tạo là trên cơ sở nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh rồi đưa vào thực tiễn phù hợp hoàn cảnh cụ thể. Thực tiễn của cách
mạng nước ta trong hơn 75 năm qua đã cho thấy tính đúng đắn sáng tạo trong tư
tưởng của Người. Tư tưởng Hồ ChíMinh là một hệ thống các quan điểm toàn diện
và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết
quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ
thể của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự kết hợp tinh hoa
dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Độc lập, tự chủ, có nghĩa là Hồ Chí Minh không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào một
luồng ý kiến nào, không bắt chước, “theo đuôi” ai, kể cả “theo đuôi quần chúng”.
Trên cơ sở tiếp thu nhiều luồng tư tưởng tiến bộ của Việt Nam và thế giới, trong
từng thời kỳ, Người đúc kết, tổng hòa thành cái riêng mà không sao chép, giáo
điều, máy móc. Đối với chủ nghĩa Mác – Lê-nin – lý luận chính trị nền tảng rất
quan trọng hình thành nên tư tưởng của mình - thì Hồ Chí Minh coi là “mặt trời soi
sáng”, “trí khôn”, “cái cẩm nang thần kỳ” có tính chất phương pháp luận chỉ dẫn
hànhđộng của con người, là “bàn chỉ nam” cho con tàu đi. Đồng thời, coi việc học
tập chủ nghĩa Mác – Lê-nin là học tập cái tinh thần xử trí đối với việc, với người
và với mình. Vì vậy, Người tiếp nhận điều bản chất nhất, mục tiêu cuối cùng của lý
luận Mác –Lê-nin là đấu tranh giải phóng con người, là chủ nghĩa nhân đạo mác
xít, và cho rằng: “hiểu chủ nghĩa Mác – Lê-nin là phải sốngvới nhau có tình có
nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là
hiểu chủ nghĩa Mác – Lê-nin được”. Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê-
nin bằng toàn bộ cái tâm trong sáng, sự khát vọng giải phóng: dân tộc, xã hội -
giai cấp và con người, thông qua hoạt động trong phong trào cách mạng của nhân
dân Việt Nam và nhân dân thế giới, chứ không theo kiểu kinh viện, tầm chương trích cú.
Một số người cho rằng sự sáng tạo trong tư duy Hồ Chí Minh làsự “vượt gộp”, tức
là gộp tất cả những gì là tốt đẹp, tinh túy đã có để vượt lên phía trước, nhằm phục
vụ cho sự nghiệp cách mạng. “Vượt gộp” không phải là việc dễ dàng trong tư duy,
phải biết gộp những gì và làm thế nào để gộp đã khó, nhưng biết vượt thì lại càng
khó hơn. Con đường phát triển tư tưởng, tri thức của cá nhân hay một dân tộc và
toàn nhân loại luôn là sự “vượt gộp” như vậy. Điều này, nhiều nhà tư tưởng nêu
lên từ lâu: thế hệ sau phải biết đứng lên vai những người khổng lồ đi trước thì xã
hội mới phát triển được.
Hồ Chí Minh là người tiếp thu những tư tưởng tiến bộ ở trong nước và thế giới, kết
hợp nhân tố chủ quan rồi tạo thành tư tưởng của mình, nhưng tư tưởng của Người
không phải là con số cộng của nhiều luồng tư tưởng, học thuyết, mà là sự kết tinh
luồng ánh sáng trí tuệ của dân tộc và nhân loại. Được như thế là bởi Hồ Chí Minh
có tư duy độc lập, tự chủ, biết kế thừa có chọn lọc những tư tưởng, nguyên lý của
các nhà lý luận, nhà tư tưởng của dân tộc Việt Nam và thế giới.
*Ba là, năng lực hoạt động thực tiễn
Năng lực hoạt động thực tiễn thể hiện ở sự khổ công học tập nhằm tiếp thu những
tri thức, kinh nghiệm, vốn sống của thời đại và kinh nghiệm đấu tranh của các
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và luôn nhảy cảm với cái mới, có đầu óc thực tiễn.
Phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những đặc điểm riêng có trong
cách nghĩ và hành động của Người. Trong đó, mọi suy nghĩ, hành động của Người
luôn dựa trên thực tiễn sinh động của cuộc sống. Phong cách thực tiễn của Người
là sự vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm thực tiễn, trở thành nguyên tắc trong suy
nghĩ và hành động. Học tập phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý
nghĩa rất lớn trong đấu tranh chống bệnh giáo điều trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay.
Hồ Chí Minh là người có vốn sống và thực tiễn cách mạngphong phú, phi thường.
Trước khi trở thành Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã sống, học tập, hoạt động công
tác ở khoảng 30 nước trên thế giới.
Hành trình tìm đường cứu nước và quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh là biểu hiện sâu sắc của phong cách thực tiễn. Người luôn hướng nhận
thức của mình vào thực tiễn xã hội Việt Nam trong quá trình đến với chủ nghĩa
Mác -Lênin; luôn tiếp thu, chắt lọc những yếu tố phù hợp với thực tiễn Việt Nam
để giải quyết những vấn đề cách mạng Việt Nam đang đặt ra. Khi ở cương vị là
lãnh đạo cao nhất của nhà nước, mặc dù phải giải quyết bộn bề công việc của
chính quyền non trẻ, nhưng Người luôn luôn sâu sát thực tế, gắn bó với cơ sở, gần
gũi với nhân dân. Từ năm 1955 đến năm 1965, Người đã nhiều lần đi thăm, tiếp
xúc với cán bộ, bộ đội, công nhân, giáo viên, bác sĩ, nông dân, các cụ phụ lão, các
cháu thanh, thiếu niên nhi đồng, các đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong, các
hợp tác xã, bệnh viện, trường học…
Suốt quá trình tìm đường cứu nước cho đến khi giành được chính quyền, lãnh đạo
chính quyền, xây dựng nhà nước mới, Người luôn xuất phát từ thực tiễn để rút ra
những nhận định, giải đáp những yêu cầu của thực tiễn, khái quát thành lý luận chỉ
đạo hoạt động thực tiễn. Trong cuộc hành trình qua các châu lục, từ châu Âu đến
châu Phi, châu Mỹ La tinh, qua các nước từ Việt Nam đến Trung Quốc, Pháp, Mỹ,
Anh… Người luôn muốn tìm hiểu thực tiễn cuộc sống của nhân dân lao động,
bằng việc trực tiếp làm những công việc của họ. Thực tiễn cuộc sống của nhân dân
các nước thuộc địa và các nước tư bản đã giúp Người có những nhận thức mới. Đó
là những tài liệu sống vô cùng quý giá, chân thực cho những bài tố cáo tội ác của
thực dân, là cơ sở để Người viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”; đồng thời, là cơ
sở để Người phác họa con đường cách mạng Việt Nam thể hiện trong các văn kiện
quan trọng như: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở việc Người
luôn quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hành động. Khi đến với chủ
nghĩa Mác, Người không áp dụng một cách máy móc, giáo điều, mà luôn đứng
trên “mảnh đất hiện thực” cách mạng Việt Nam, trên nền của văn hóa phương
Đông để vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin. Người luôn tư duy biện chứng, bổ sung,
phát triển lý luận củ achủ nghĩa Mác trên cơ sở những vấn đề thực tiễn ở nước ta
nói riêng và các nước phương Đông nói chung.
*Bốn là, tình yêu quê hương, đất nước, yêu nhân dân sâusắc gắn liền với lý
tưởng và tình cảm cách mạng của Người

Trong tầm nhìn của nhân loại tiến bộ, Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương
sáng nhất về cuộc đời của một con người “đầy tình yêu nhân dân, đầy yêu thương
con trẻ, dạt dào tình yêu Tổ quốc, yêu những người lao động, yêu Đảng, yêu chủ
nghĩa xã hội và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa”.
Người là hiện thân của sự hoàn thiện, hoàn mỹ về đạo đức: Yêu đồng bào, yêu
nhân dân, triệt để cách mạng và vô cùng nhân từ; uyên bác mà cực kỳ khiêm tốn;
vĩ đại mà rất mực bình dị.
Khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến đạo
đức của người cán bộ, đảng viên. Hai mươi bốn năm trên cương vị Chủ tịch nước,
Người đã kiên trì giáo dục cán bộ, đảng viên về đạo đức mới, đạo đức cách mạng.
Nếu quyền lực là sức mạnh để giữ vững những thành quả cách mạng, để tổ chức
và xây dựng chế độ xã hội mới, để phát triển kinh tế và văn hóa, để biến đất nước
ta từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành giàu mạnh, văn minh, thì quyền lực lại có mặt
trái của nó là có thể làm tha hóa con người nắm quyền lực, có thể đưa đến những
tổn thất lớn cho cách mạng. Hồ Chí Minh đã nhìn thấy điều này từ rất sớm, không
phải chỉ ở trong nước, mà còn ở nhiều nước khác.
Những vấn đề đạo đức mà Người đặt ra với cán bộ, đảng viên chính là nhằm ngăn
chặn, khắc phục những hiện tượng tha hóacó thể hoặc đã xảy ra, nhất là để chống
lại những khuynh hướng sai lệch về quyền lực như quan liêu, cậy thế, cậy quyền,
lợi dụng quyền lực, lạm dụng quyền lực, say mê quyền lực, chạy theo quyền lực,
tranh giành quyền lực, tham quyền, cố vị... những tệ nạn có thể trở thành nguy cơ
làm sụp đổ sự nghiệp của một người, thậm chí của cả một Đảng Cộng sản.
Có câu ‘cần kiệm liêm chính, chí công vô tư’, vậy ta nói sơ qua một xíu về câu nói
này. Trong tác phẩm Đời sống mới (3/1947), Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải thực
hành “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” nhưng đến tác phẩm “CẦN KIỆM LIÊM
CHÍNH”, Người đã coi “tứ đức” là nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của Thi
đua ái quốc. Cần là gì ? Cần là cần cù, siêng năng ; kiệm là tiết kiệm ; liêm là
thanh liêm, trong sạch, không tham lam và chính là chính nghĩa, thẳng thắn, đúng
đắn. Nhưng thực tế cho thấy rằng, một bộ phận cán bộ, đảng viên - những người
“có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ
trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”, cho nên người cách mạng bên cạnh
yêu cầu phải có "tứ đức", còn rất cần phải xây dựng đức tính “chí công vô tư”, để
mình trở thành người lãnh đạo - người đầy tớ trung thành của nhân dân luôn phụng sự và liêm chính.
Trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc đi xa, vấn đề đạo đức
của cán bộ, đảng viên được Người đặc biệt nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm
quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật
sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải
xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.
Có thể nói Hồ Chí Minh là một người có lý tưởng cao cả và hoài bão lớn cứu dân,
cứu nước, vì quê hương, đất nước, vì nhân dân mà Người làm cách mạng, làm
chính trị. Mặt khác, Người cũng xác định rõ ràng là chỉ có làm cách mạng, làm
chính trị mới đảm bảo thực sự cho lý tưởng vì nước, vì dân được thực hiện.Với chí
hướng và lập trường như vậy, cho nên trong cuộc đời hoạt động cách mạng, hoạt
động chính trị của mình, Hồ Chí Minh có quan niệm thống nhất và cách giải quyết
đúng đắn, thành công giữa vấn đề dân tộc và giai cấp; quốc gia và quốc tế. Đây
cũng là cơ sở để chúng ta hiểu được vì sao cả nhân loại(ngay cả kẻ thù của cách
mạng) cũng phải khâm phục, kính trọng Người, đánh giá rất cao về Người.
=>Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hoà những điều kiện khách quan và
chủ quan, của truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Từ thực
tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kế, chuyển hoá sắc sảo, tinh tế với
một phương pháp khoa học, biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư
tưởng Việt Nam hiện đại.