-
Thông tin
-
Quiz
NHOM 2- Chude 1 - VNBN - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
NHOM 2- Chude 1 - VNBN - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01) 134 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
NHOM 2- Chude 1 - VNBN - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
NHOM 2- Chude 1 - VNBN - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01) 134 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN ------ BÁO CÁO THU HOẠCH KINH TẾ CHÍNH TRỊ Đề tài:
CÔNG NGHIỆP HOÁ,HIỆN ĐẠI HOÁ
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TP.HCM HIỆN NAY
Giáo viên: Cô Nguyễn Thị Điệp Thực hiện: Nhóm 2 THÀNH VIÊN NHÓM 2 Họ và tên MSSV 22205062 Võ Ngọc Bảo Ngân 22206363 Đinh Khả Di 22205071 Lâm Trúc Linh 22118085 Chu Vĩ Hùng 22114654 Ngô Thanh Thảo 22205884 Nguyễn Hoàng Nhật 22205367 Nguyễn Phương Trí Nhân MỤC LỤC
NỘI DUNG BÁO CÁO................................................................................1
CẢM NHẬN CÁ NHÂN............................................................................. 16
CÁC NGUỒN THAM KHẢO.....................................................................23 NỘI DUNG BÁO CÁO
I. Khái niệm nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng
sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động
cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự
phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”
II. Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hoá có lịch sử phát triển khoảng ba trăm năm nay, bắt đầu từ
nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII, sau đó lan sang các nước ở Tây Âu, Bắc Mỹ...
và ngày nay ở các nước đang phát triển. Theo đó, có nhiều cách hiểu khác nhau
về công nghiệp hoá như: công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa, công nghiệp hoá xã
hội chủ nghĩa, công nghiệp hoá của các nước đang phát triển.
Theo tổ chức phát triển công nghiệp của liên hợp quốc (UNIDO), công
nghiệp hóa là “quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày
càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh
tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế
này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất 1
và hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với
nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ về kinh tế và xã hội.”
Theo văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, công nghiệp hóa -
hiện đại hóa là “quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất
kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là
chính sang sử dụng phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương
pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học,
công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao”.
Tóm lại, Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là quá trình phát triển kinh tế,
trong đó mục tiêu là phát triển cơ cấu kinh tế với sự tăng cường nguồn cải quốc
dân và sử dụng kỹ thuật hiện đại. Cơ cấu kinh tế này có đặc điểm là sự thay đổi
liên tục trong bộ phận chế biến, sản xuất tư liệu và hàng tiêu dùng, nhằm đảm
bảo sự phát triển nhanh chóng và tiến bộ về kinh tế và xã hội.
Hình: Sự thay đổi của máy dệt qua các năm 2
2. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Những nội dung cơ bản quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa bao gồm 3 nội dung chính:
+ Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
+ Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả (tỷ lệ công nghiệp,
dịch vụ tăng lên, nông nghiệp giảm xuống trong GDP, lao động chân tay giảm,
lao động trí óc tăng lên.)
+ Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
và tiến tới xác lập địa vị của xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Quan hệ này sẽ quyết định tính chất xã hội chủ nghĩa của lực lượng sản xuất,
của công nghệ hóa- hiện đại hóa.
Qua đó ta thấy được quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa bao gồm phát
triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hiệu quả,
cùng việc củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa. Qua đó, có thể xác lập tính chất xã hội chủ nghĩa của lực lượng sản xuất
và đạt được công nghệ hóa và hiện đại hóa.
Nhận định cơ hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 1. Thuận lợi
Là một trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học lớn của cả nước, một địa bàn
quan trọng và nhạy cảm về chính trị-xã hội. 3
+ Có năng lực nội sinh to lớn, vừa thu hút nguồn lực và tụ hội nhân tài từ nhiều
nơi, đồng thời có sức lan toả không chỉ trong vùng mà còn tác động đến cả nước.
+ Dân cư đông, số lượng người dân trong độ tuổi lao động của TPHCM hiện nay
khoảng 3.600.000 người (Chiếm 66% dân số khu vực).
+ Thành phố đứng đầu cả nước về mức GDP bình quân đầu người, tạo khả năng
vượt trội về sức mua và tích lũy đầu tư.
+ Có vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho giao lưu trong nước và khu vực
+ Có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-kỹ thuật và văn hoá-xã hội ở trình độ cao
+ Có lợi thế nổi trội về tiềm năng con người giàu tính năng động, sáng tạo, với
đội ngũ lao động lành nghề đông đảo, lực lượng chất xám cả về khoa học tự
nhiên, công nghệ và xã hội nhân văn giúp cho TPHCM trở thành đặc khu kinh tế của cả nước.
+ Tầng lớp doanh nhân am hiểu thị trường, có mối liên hệ và điều kiện thuận lợi
cho phép chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, thu hút mạnh đầu tư
bên ngoài, đặc biệt là trí tuệ và nguồn vốn của người Việt ở ngoài nước.
+ Thành phố Hồ Chí Minh cải tiến nhanh và bền vững, đi hàng đầu trong cập
nhật và định hướng bước đi công nghiệp hóa - hiện đại hóa 4
=> Có nhiều điều kiện thuận lợi từ nguồn nội sinh lẫn sự nỗ lực cải thiện của các
cấp lãnh đạo đã giúp thành phố Hồ Chí Minh dễ dàng tiếp cận và bắt kịp nhịp độ
công nghiệp hóa - hiện đại hóa toàn cầu
Hình: Các thương hiệu Việt Nam chất lượng cao 2. Khó khăn
Mô hình của công nghệ hóa, hiện đại hóa Việt Nam vẫn còn đang trong quá trình hoàn
thiện, chưa được cụ thể hóa thành những tiêu chí cụ thể của nước công nghiệp. Thực
hiện công nghệ hóa, hiện đại hóa chưa bằng thể chế của nền kinh tế thị trường, tuân
theo các quy luật khách quan của cơ chế thị trường.
+ Chiến lược công nghệ hóa, hiện đại hóa trong thời gian dài chưa xác định rõ
trọng tâm, trọng điểm cần thiết cho từng giai đoạn phấn đấu. 5
+ Công nghệ hóa, hiện đại hóa theo yêu cầu “rút ngắn”, cũng chưa làm rõ được
những nội dung cơ bản, và động lực để thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa rút ngắn.
+ Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế, vẫn còn khoảng cách lớn để đạt đến
mức là một nước có nền kinh tế phát triển.
+ Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, đang đặt ra các thách thức đối với
nước ta trong việc thực hiện các mục tiêu công nghệ hóa, hiện đại hóa.
+ Quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp thực hiện còn chậm, chưa tạo ra
những thay đổi đáng kể về cơ cấu công nghiệp.
+ Năng lực cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam chỉ ở mức trung bình
và có vị trí tăng/giảm không ổn định trong thời gian vừa qua.
+ Khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế.
+ Hiệu quả chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Việt Nam còn thấp.
=> Bên cạnh những thuận lợi vẫn tồn tại những hạn chế khó khăn. Các vấn đề
về phát triển khoa học công nghệ, xã hội, con người, môi trường vẫn còn đang là
bài toán khó, chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực của sự phát triển bền
vững đất nước và gắn kết với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở TP.HCM
1. Đối với cơ chế quản lý, đầu tư 6
Cuộc cách mạng công nghiệp cũng có tác động sâu sắc đến cơ chế quản lý
và đầu tư, mang lại nhiều cơ hội và thách thức mới. Các công nghệ mới đã thay
đổi cách thức quản lý và đầu tư, đòi hỏi sự thích nghi và đổi mới từ phía các quốc gia và tổ chức.
Trong lĩnh vực quản lý, sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền
thông đã tạo ra những cơ hội lớn để cải thiện quy trình quản lý và tăng cường
khả năng giám sát. Các công ty và tổ chức có thể sử dụng các công nghệ này để
quản lý dữ liệu, tối ưu hóa quy trình sản xuất và cung ứng, và nâng cao khả năng
dự đoán và phân tích dữ liệu. Điều này giúp tăng cường hiệu quả quản lý và đưa
ra các quyết định thông minh và chính xác hơn. Một ví dụ trong lĩnh vực quản lý
là về việc sử dụng Internet of Things (IoT) trong quản lý tài sản. Các công ty và
tổ chức có thể sử dụng các thiết bị IoT để theo dõi và quản lý tài sản của mình
một cách hiệu quả và tiết kiệm.
Trong lĩnh vực đầu tư, sự phát triển của công nghệ đã tạo ra nhiều cơ hội
mới và thay đổi cách thức đánh giá và đầu tư vào các dự án. Chẳng hạn như
công nghệ blockchain đã mang đến sự minh bạch và an toàn trong giao dịch tài
chính và đầu tư, các công nghệ AI và Big data cũng giúp tăng cường khả năng
dự đoán và phân tích thị trường, từ đó giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định
thông minh và tối ưu hóa lợi nhuận. 7
Hình: Công nghệ Robot AI
- Xây dựng cơ chế, chính sách
Các chính sách đối với việc phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam phải đảm bảo toàn diện, hệ thống cần có sự điều chỉnh khác nhau
trong từng giai đoạn phát triển của vùng
- Đảm bảo và phát triển nguồn vốn
Hoàn thiện hệ thống chính sách thu hút vốn và các yếu tố đầu vào chất lượng
cao. Tạo cơ hội thu hút nguồn lực bên ngoài, nước ngoài chất lượng cao. Đa
dạng hoá các nguồn vốn đầu tư và sử dụng hợp lý nguồn vốn, có biện pháp
khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
- Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại
Có các giải pháp quan trọng, đột phá để phát triển hệ thống đô thị bền vững theo
hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống 8
thiên tai và dịch bệnh, có tính kết nối theo mạng lưới cao và gắn kết chặt chẽ với
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thúc đẩy đô thị hoá nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Hình: Kết cấu hạ tầng xưa và nay
2. Đối với thị trường lao động
Phát triển kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay mang đến những tác
động tích cực đến thị trường lao động. Mặc dù sự tự động hóa và ứng dụng công
nghệ mới có thể thay thế một số công việc của con người, nhưng nó cũng tạo ra
nhiều cơ hội mới cho sự phát triển và nâng cao năng suất lao động.
Việc sử dụng máy móc và công nghệ trong quá trình sản xuất có thể dẫn
đến tăng cường hiệu suất và giảm thiểu công việc nguy hiểm cho con người.
Điều này đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều việc làm an toàn hơn và thu nhập cao
hơn cho người lao động. Bên cạnh đó, sự phát triển công nghệ cũng đòi hỏi sự 9
chuyên môn và kỹ năng cao hơn, từ đó tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mới cho
những người lao động có trình độ và năng lực cao.
Mặc dù có một số lo ngại về tác động đến người lao động có kỹ năng
trung bình, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng việc giảm tổng số việc làm là
không thể. Sự phát triển công nghệ và tự động hóa sẽ giúp tăng năng suất và
hiệu quả công việc, từ đó tạo ra nhiều việc làm mới và đòi hỏi kỹ năng cao hơn.
Điều này đồng nghĩa với việc tạo ra một thị trường lao động đa dạng và phát
triển, đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hiện đại.
Hình: Thợ sửa xưa và nay
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Là một trong những trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật trong cả nước, thành
phố Hồ Chí Minh có đội ngũ nhân lực chất lượng cao đông về số lượng và cao
về trình độ so với cả nước đáp ứng cơ bản cho việc thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 10
Thành phố Hồ Chí Minh đã nhanh chóng và thực hiện đồng bộ các giải pháp về
giáo dục đào tạo, chính sách sử dụng và thu hút nguồn lực song song với phát
triển khoa học công nghệ. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là
vấn đề cần được đặc biệt chú trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở
nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Thành phố Hồ Chí Minh gần đây đã quan tâm hỗ trợ ngân sách để đào tạo cán
bộ có trình độ đại học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đưa tỷ lệ lao động
đã qua đào tạo đạt 40% trong năm 2010.
Hình: Các công nhân đang đục gỗ
- Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thực hiện chính sách chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài nhằm tạo sức
bật, nâng cao năng lực cạnh tranh, cập nhật công nghệ kịp thời,... 11
Hình thành các trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ cao trong đó hạt
nhân là Thành phố Hồ Chí Minh, các trường đại học và cao đẳng về công nghệ,
kỹ thuật để phục vụ cho việc nghiên cứu công nghệ.
Thành lập các quỹ đổi mới công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm, triển khai các hoạt
động hỗ trợ khoa học và công nghệ trong vùng.
Tốc độ đổi mới công nghệ và thiết bị chung của TP Hồ Chí Minh xét trong cả
giai đoạn 2016 - 2020 là 18,85%/năm, có sự cải thiện đáng kể so với giai đoạn
trước năm 2016 (15%/năm). Trong đó, tổng chi phí mua sắm máy móc thiết bị
trung bình khoảng 20.600 tỷ đồng/năm. Hoạt động khoa học và công nghệ giai
đoạn 2012-2021 đã đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện, góp
phần tạo chuyển biến tích cực cho kinh tế thành phố.
Hình:Các công nhân đang làm việc trong môi trường công nghiệp hoá hiện đại hoá 12
3. Đối với nền kinh tế
Về phía cung, trong nhiều ngành công nghiệp, đang xuất hiện các công
nghệ tạo ra những phương thức mới để đáp ứng nhu cầu hiện tại và phá vỡ đáng
kể các chuỗi giá trị công nghiệp hiện có. Sự xuất hiện của các đối thủ mới này
cùng với việc tiếp cận các nền tảng kỹ thuật toàn cầu cho nghiên cứu, triển khai,
tiếp thị, bán hàng và phân phối có thể lật đổ những người đương nhiệm bằng sự
thay đổi chất lượng, tốc độ hay giá cả đối với giá trị cung cấp.
Về phía cầu cũng đang dần thay đổi như vậy, nhu cầu của người tiêu dùng
ngày một cao, buộc các công ty phải thích nghi với nhu cầu của họ. Từ đó tạo ra
sự phát triển của các nền tảng công nghệ mới, dễ dàng sử dụng với các điện
thoại thông minh, cho phép tích hợp con người, tài sản và dữ liệu để tạo ra
những cách thức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn mới. Các doanh nghiệp
kinh doanh trên các nền tảng này đang nhanh chóng phát triển thêm nhiều dịch vụ mới.
Với sự phát triển của công nghiệp hóa và hiện đại hóa, thành phố Hồ Chí
Minh đang trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính và thương mại hàng đầu
không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Các doanh nghiệp và công ty tại
thành phố đang nắm bắt và khai thác các cơ hội phát triển từ sự chuyển đổi kinh 13
tế hiện đại, tạo ra nhiều dịch vụ mới và đóng góp vào sự phát triển chung của
thành phố và đất nước.
- Phát triển các thành phần kinh tế
Tập trung thực hiện đổi mới và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà
nước, phát triển các doanh nghiệp tư nhân, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Định hướng phát triển các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp tư nhân có năng lực cạnh tranh quốc tế, có vai trò trụ cột trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như năng lượng, công nghiệp chế biến,
chế tạo, tài chính-ngân hàng, nông nghiệp, viễn thông, kết cấu, hạ tầng.
Theo số liệu thống kê, 7 tháng đầu năm 2009, tổng giá trị sản xuất công nghiệp
tại thành phố Hồ Chí Minh đạt 237.500, tăng 4,7% so với 2019. Cụ thể, khu vực
ngoài nhà nước tăng 7,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7% và khu
vực nhà nước giảm 3,2%.
Tính đến tháng 11/2007 thành phố có 2.530 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 16.6 USD.
- Dịch chuyển cơ cấu ngành
Cơ cấu nông nghiệp và phi nông nghiệp cần có sự chuyển đổi theo hướng
phát triên nhanh các ngành phi nông nghiệp.
Tăng nhanh hàm lượng khoa học và công nghệ trong các sản phâm công
nghiệp và dịch vụ. Cần có định hưóng khuyến khích đầu tư cho các ngành 14
Đến năm 2020 khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 58,16% - 60,07%, khu vực
công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng từ 39,19 - 41,07% và nông nghiệp chiếm
tỷ trọng từ 0,74% - 0,78%. Đến năm 2025: khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ
58,29% - 61,10%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng từ 38,29% -
41,05% và khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng từ 0,61% - 0,66%... 15 BÀI CẢM NHẬN Ngô Thanh Thảo-22114654
Thật may mắn khi tôi có một chuyến tham quan Bảo tàng Thành phố Hồ Chí
Minh được tổ chức bởi lớp Kinh tế Chính trị. Bước chân vào cổng, chúng tôi bị
thu hút bởi phong cách thiết kế kiến trúc mang nét hiện đại pha lẫn cổ điển của
Pháp vào những năm thế kỉ 19. Thú vị hơn đó là các căn phòng trưng bày của
bảo tàng. Những nét văn hóa, trang phục, cổ vật được lưu trữ cẩn thận, pho
tượng được khắc họa một cách chân thật khiến tôi cảm giác như chính mình
cũng đang ở trong những thời kỳ đó. Điều đặc biệt để lại cho mọi người nhiều
thán phục nhất là những thành tựu ông cha ta đã làm trong quá khứ: không chỉ
công cụ như bàn tính, những cán cân thuở xưa cũ hay tác phẩm làm bằng gốm
vô cùng tinh vi mà còn những minh chứng hào hùng của các vị anh hùng sẵn
sàng hi sinh thân mình, lấy nguyên liệu chế tạo vũ khí. Điều để lại ấn tượng sâu
sắc nhất chính là những bức tranh, pho tượng ở đài tuyên ngôn độc lập. Đó là
hình ảnh của những con người nhỏ bé trong thời kinh tế khó khăn do chiến tranh
chống giặc ngoại xâm, bức áp đã tự đứng lên bằng sức lực, ý chí và lòng yêu
nước kiên cường, bất khuất. Chứng kiến các cổ vật qua từng phòng trưng bày,
chúng tôi vô cùng biết ơn, tự hào về ông cha ta và hạnh phúc khi được sinh ra và
lớn lên tại đất nước anh hùng Việt Nam. Là một thế hệ trẻ, chúng ta phải cố
gắng học tập, phát huy những truyền thống cao đẹp mà ông cha đã và đang cố
gắng xây dựng đến ngày hôm nay. 16 Đinh Khả Di - 22206363
Chuyến đi tham quan bảo tàng đã đọng lại cho em rất nhiều suy nghĩ và cảm xúc
sâu sắc đồng thời có được cơ hội chứng kiến tận mắt những hiện vật, tư liệu quý
giá của xã hội xưa mà trước đây chỉ được biết qua sách vở điều đó để lại cho em
nhiều ấn tượng khó quên. Đặc biệt, qua chuyến tham quan này đã mang lại cho
em thêm nhiều kiến thức về giá trị lịch sử của dân tộc Việt Nam và mang trong
mình một niềm tự hào mãnh liệt và sự biết ơn sâu sắc đối với ông cha ta đã hy
sinh đấu tranh giành lại độc lập tự do cho đất nước. Qua đó, khiến em ý thức
hơn về trách nhiệm gìn giữ, xây dựng đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Chu Vĩ Hùng - 22118085
Ngay từ lần đầu tiên chạm vào cánh cửa của Bảo tàng, tôi đã cảm thấy sự trang
nghiêm và tôn trọng đối với những di sản văn hóa quý giá mà nó đại diện. Qua
từng gian phòng trong Bảo tàng, tôi được hòa mình vào câu chuyện của thành
phố từ thời kỳ thuộc địa Pháp cho đến cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Những triển lãm, hiện vật và hình ảnh trong Bảo tàng tái hiện dựa trên sự tư liệu
và nghiên cứu kỹ càng, mang lại cho tôi cái nhìn sâu sắc về quá khứ vĩ đại và
những cuộc khủng hoảng mà thành phố đã trải qua. Cảm nhận của tôi khi bước
vào Bảo tàng cũng là sự kính trọng và biết ơn đối với những người lính và
những người dân đã hy sinh hết mình để bảo vệ tổ quốc. Khám phá những di
tích chiến tranh và nghe những câu chuyện về anh hùng dân tộc làm tôi cảm 17