-
Thông tin
-
Quiz
Nhu cầu và điều kiện tiếp nhận thông tin qua loại hình báo phát thanh của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền | Tiểu luận Công chúng báo chí truyền thông
Trong các loại hình báo chí, phát thanh là loại hình có ưu thế, thông tin nhanh, quá trình tiếp nhận dễ dàng, phương tiện nghe đơn giản, hình thức thông tin sống động nhờ sử dụng hiệu quả các phương tiện lời nói, tiếng động, âm nhạc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Công Chúng Báo Chí- Truyền Thông 30 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Nhu cầu và điều kiện tiếp nhận thông tin qua loại hình báo phát thanh của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền | Tiểu luận Công chúng báo chí truyền thông
Trong các loại hình báo chí, phát thanh là loại hình có ưu thế, thông tin nhanh, quá trình tiếp nhận dễ dàng, phương tiện nghe đơn giản, hình thức thông tin sống động nhờ sử dụng hiệu quả các phương tiện lời nói, tiếng động, âm nhạc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Công Chúng Báo Chí- Truyền Thông 30 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO
--------------------------- TIỂU LUẬN
CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
Nhu cầu và điều kiện tiếp nhận thông tin qua loại hình báo phát thanh
của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền Đào Khánh Tùng Đỗ Uyên Nhi Đàm Dương Trịnh Khánh Ly Nguyễn Xuân Huy 2051100016 Lớp: QUẢNG CÁO K40
Hà Nội, tháng 11 năm 2022 LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Phạm Thị Thanh Tịnh.
Trong quá trình học tập và tìm hiểu học phần Công chúng báo chí truyền thông,
chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cô. Cô đã
giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện
hơn về môn học, về ngành nghề cũng như cả những đạo lý trong cuộc sống. Thông
qua bài tiểu luận này, Nhóm 3 xin được trình bày lại những gì mà mình đã tìm hiểu
về “Nhu cầu và điều kiện tiếp nhận thông tin qua loại hình báo phát thanh của sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền”.
Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những góp ý đến từ cô để bài tiểu luận
của Nhóm 3 được hoàn thiện hơn.
Kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc, thành công trên con đường sự nghiệp giảng
dạy và rất mong có cơ hội được cô chỉ dạy trong các học phần tiếp theo ạ. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong các loại hình báo chí, phát thanh là loại hình có ưu thế, thông tin nhanh,
quá trình tiếp nhận dễ dàng, phương tiện nghe đơn giản, hình thức thông tin sống
động nhờ sử dụng hiệu quả các phương tiện lời nói, tiếng động, âm nhạc. Tuy
nhiên trong kỷ nguyên số như hiện nay, các ưu thế của phát thanh giờ đây đã
không còn là độc quyền trước sự lên ngôi và có phần lấn lướt của mạng xã hội trên
nền tảng công nghệ số. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu công chúng có còn sử dụng
báo phát thanh làm hình thức để tiếp nhận thông tin ? Cũng như làm thế nào để
công chúng có thể tiếp nhận thông tin qua loại hình báo phát thanh một cách hiệu
quả nhất ? Các nghiên cứu về phát thanh hiện nay chỉ tổng quan về thực trạng phát
thanh hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào nhu cầu và điều kiện tiếp nhận
thông tin của nhóm đội tượng sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền một cách chi tiết, cụ thể.
Chính vì vậy, chúng em xin phép lựa chọn đề tài: “Nhu cầu và điều kiện tiếp nhận
thông tin qua loại hình báo phát thanh của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm làm rõ nhu cầu và điều kiện tiếp nhận thông tin qua loại hình phát
thanh của sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay. Qua việc
nghiên cứu, ta sẽ có cái nhìn tổng quát về nhu cầu, xu hướng tiếp nhận thông tin
của nhóm đối tượng, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển loại hình phát
thanh cũng như nâng cao nhu cầu và điều kiện tiếp nhận thông tin qua loại hình
phát thanh của nhóm đối tượng trên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Khái lược lý thuyết cơ bản về về phát thanh.
- Khảo sát và phân tích nhu cầu, tần suất và điều kiện tiếp nhận thông tin qua loại hình báo phát thanh.
- Phân tích và dự đoán những xu hướng mới trong phát thanh hiện đại.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục các hạn chế của phát thanh tại Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chủ yếu trong độ tuổi từ 18 đến 22.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1. Phạm vi không gian:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền – 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
3.2.2. Phạm vi thời gian:
Từ 20/10/2022 đến 12/11/2022.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tư liệu: Nghiên cứu một số sách, báo, tài liệu về ngôn
ngữ học, ngôn ngữ báo chí, phát thanh...
- Phương pháp điều tra: Làm bảng hỏi Anket.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU CÔNG CHÚNG I.
Nhu cầu tiếp nhận thông tin phát thanh của nhóm công chúng sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền: 1. Phát thanh:
Phát thanh là một loại hình truyền thông đại chúng trong đó nội dung thông tin
được truyền tải qua âm thanh Âm thanh bao gồm ba yếu tố: lời nói, âm nhạc và tiếng động.
Phát thanh có 2 loại hình: phát thanh qua sóng điện từ; phát thanh truyền qua
hệ thống dây dẫn. Đến thế kỷ XX, vệ tinh xuất hiện đã tạo ra một cuộc cách mạng
lớn trong thông tin đại chúng, tín hiệu phát thanh và truyền hình được truyền đi
khắp thế giới một cách rộng khắp và mau lẹ. Con người có thể ngồi trong nhà mình
tiếp nhận thông tin về các sự kiện thuộc đủ các lĩnh vực và mọi nơi trên trái đất một cách trực tiếp.
Một số nhà nghiên cứu về báo chí phát thanh trên thế giới lại đưa ra những dự
đoán sáng sủa về tương lai của phát thanh trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện
truyền thông đầu thế kỷ XXI này. Cơ sở của quan niệm này trước hết dựa trên
những ưu thế của phát thanh như tính tiện lợi, kỹ thuật đơn giản, thiết bị gọn nhẹ
và phương thức tiếp nhận thông tin rất linh hoạt (đang trong ô tô, trên giường ngủ,
đang làm việc... đều có thể nghe phát thanh). Sự đơn giản, gọn nhẹ của thiết bị thu
nhận thông tin phát thanh là một ưu thế nổi bật của phát thanh so với các báo khác
trong cùng một điều kiện như nhau, vì báo mạng và truyền hình cần thiết bị kỹ
thuật cồng kềnh và phức tạp hơn nhiều. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, con
người ngày càng chịu nhiều áp lực của nhịp sống khẩn trương, hiện đại thì những
ưu thế này lại càng phát huy tác dụng.
1.1. Nhóm công chúng sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC):
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chủ yếu trong độ tuổi từ 18 đến
22. Thu nhập chính của nhóm này đa số đến từ sự chu cấp của gia đình và tiền
lương từ các công việc làm thêm part-time. Tuy hiện tại đều sinh sống và làm việc
tại Hà Nội, nhưng các bạn sinh viên AJC lại đến từ rất nhiều tỉnh thành trên đất
nước: từ những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,... đến những
tỉnh thành như Hưng Yên, Bắc Ninh, Nghệ An,...
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) hay còn gọi là Trường Đảng là cái
nôi tạo ra nhiều tinh anh trong ngành báo chí cho quốc gia. Bên cạnh các chuyên
ngành liên quan đến báo chí, Học viên còn nổi tiếng với nhiều ngành nghề khác
như Quan hệ công chúng&Quảng cáo, Quan hệ quốc tế, Xuất bản, Chính trị học,
Triết học, Xây dựng Đảng, ...
1.2. Nhu cầu tiếp nhận thông tin phát thanh của sinh viên Học viện Báo
chí và Tuyên truyền:
Với nền tảng là sinh viên, đây là nhóm công chúng với mức độ dân trí cao và
có nhu cầu tiếp cận thông tin rất đa dạng:
Nhu cầu tiếp nhận thông tin về học tập, công việc, độ tuổi 18-22 là giai đoạn
dần chuyển giao từ việc được chu cấp từ gia đình sang độc lập kinh tế, vì vậy, nhu
cầu tiếp nhận thông tin về công việc, thị trường việc làm…của nhóm này là rất lớn.
Nhu cầu tiếp nhận thông tin về đời sống - xã hội, với tùy đặc thù ngành học,
sinh viên Báo chí tiếp nhận những thông tin về tình hình xã hội Việt Nam và thế
giới theo nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên tựu chung lại nhu cầu này không chỉ
xuất phát từ động cơ cập nhật tin tức mà còn là để phục vụ cho công việc và nghiên cứu.
Nhu cầu tiếp nhận những thông tin khác (như thời trang, giải trí, sức khỏe,...),
lớn lên trong điều kiện đủ đầy hơn só với các thế hệ trước, nhóm công chúng này
cũng có những nhu cầu rất cao trong việc tiếp nhận, tìm hiểu những thông tin mà bản thân đang quan tâm.
Có thể thấy đây nhóm đối tượng đông đảo với nhu cầu tiếp nhận thông tin lớn,
đa dạng chủ đề, lĩnh vực. Tuy vậy, đối mặt vô số sự lựa chọn như mạng xã hội,
truyền hình, ... với khả năng cung cấp thông tin tương tự mà còn đáp ứng được
việc tiếp cận về thị giác, phát thanh dần không còn là lựa chọn ưu tiên khi tiếp cận
thông tin của nhóm công chúng này nữa.
2. Điều kiện tiếp cận thông tin của nhóm công chúng sinh viên Học viện
Báo chí & Tuyên truyền:
2.1. Điều kiện khách quan
2.1.1. Điều kiện về môi trường xã hội
Đầu tiên phải kể đến xu hướng truyền thông đa chiều trong thời đại công nghệ
số. Dưới sự phát triển của Internet và các thiết bị điện tử hiện đại, việc tiếp nhận
thông tin của công chúng đã có sự thay đổi. Từ vai trò là đối tượng tiếp nhận thụ
động công chúng truyền thông đã tiến lên vai trò chủ động trực tiếp tham gia vào
tiến trình truyền thông. Họ có quyền nhất định trong việc chọn lựa những thông tin
hấp dẫn, lôi cuốn, phù hợp với thị hiếu của bản thân. Mô hình truyền thông đại
chúng một chiều đứng trước nguy cơ sụp đổ và buộc phải dần chuyển hóa sang
khuynh hướng mới. Từ đó, mô hình truyền thông đại chúng hai chiều và đa chiều
ra đời thay thế cho phương thức cũ.
Sự toàn cầu hóa thông tin giúp việc tìm kiếm, tiếp cận tin tức không còn là một
trở ngại dối với nhóm công chúng này. Công cụ tiếp nhận thông tin đã không còn
là một trở ngại đối với công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chỉ với một cú click
chuột, ta có thể cập nhật thông tin từ mọi nơi trên thế giới.
Theo một báo cáo của We are social về tổng quan thị trường ngành Digital tại
Việt Nam (tính đến tháng 2/2022), khi nghiên cứu về các thiết bị được sử dụng để
tiếp cận Internet, Smartphone chiếm ưu thế tuyệt đối với 97,6%; tiếp theo đó là
Laptop/Máy tính để bàn với 64%; còn lại là các dạng thiết bị khác với tỷ lệ chênh
lệch không quá khác biệt.
2.1.2. Điều kiện về hệ thống phát thanh:
a. Đa dạng nội dung và cách thức truyền tải thông tin
Hệ thống truyền thông đại chúng ở nước ta phát triển đa dạng, đầy đủ các loại
hình và phát triển không ngừng.
Truyền thông phát thanh là một hình thức truyền thông đặc biệt với phương
thức và con đường tác động riêng, trong đó lời nói là phương tiện truyền tải ý
nghĩa và tình cảm, gắn liền với âm nhạc và tiếng động minh hoạ.
Ví dụ như, đài Tiếng nói Việt Nam VOV bao gồm rất nhiều kênh phát sóng
khác nhau, chúng ta có thể kể đến: Kênh thời sự - tin tức (VOV1), Kênh văn hoá
và các vấn đề xã hội (VOV2), Kênh âm nhạc và giải trí (VOV3), Kênh phát thanh
Dân tộc (VOV4),... Và với mỗi kênh phát sóng, chất giọng và ngữ điệu của phát
thanh viên cũng có sự khác nhau cho phù hợp với nội dung truyền tải.
Chẳng hạn, khi nói chuyện thời sự như kênh VOV1, giọng cần nhanh nhẹn,
khỏe khoắn, rõ ràng, trung tính. Khi trong một cuộc chia sẻ, tâm tình như ở
chương trình Bạn hãy nói với chúng tôi (VOV2), Cửa sổ tình yêu (VOV2), Câu
chuyện tối thứ 7 (VOV Giao thông), giọng điệu cần sâu lắng, giàu cảm xúc, mềm
mại, ấm áp. Khi kể về một hồi ức buồn thì tiết tấu chậm, sắc giọng buồn, nhưng
nói về tương lai tương sáng thì tiết tấu nhanh hơn, sắc giọng tươi tắn…
b. Các hình thức truyền tải
Với sự xuất hiện lâu đời, không quá ngạc nhiên khi các thông tin phát thanh
được thể hiện dưới rất nhiều hình thức như:
Loa phường, là thiết bị truyền thông tin bằng âm thanh. Mục đích sử dụng loa
phát thanh là việc truyền đạt các tin tức về những sự kiện, sự việc trong một khu
vực nào đó, nhằm thông báo, phản ánh hoặc cảnh báo đến người dân. Ngoài ra loa
phát thanh có chức năng tuyên truyền các chính sách, quy định, chương trình của Đảng và Nhà nước.
Hình ảnh minh họa về Loa phường (nguồn Cổng thông tin Chính phủ)
Trước đây, trong các thời kỳ kháng chiến, thời kỳ bao cấp khi không có các
phương tiện truyền thông như báo, đài, tivi hay điện thoại, Internet thì loa phát
thanh là phương tiện truyền thông quan trọng để thông tin kịp thời đến người dân
trong những trường hợp cần thiết, khẩn cấp. Tuy nhiên, hiện nay sự phát triển nở
rộ của nhiều phương tiện truyền thông đại chúng đã làm hạn chế vai trò của loa phát thanh.
Radio, là phương thức truyền tín hiệu đi xa bằng sự bức xạ sóng điện từ, và
thường được nghe trên sóng FM. Chỉ với một chiếc radio nhỏ, ta có thể tiếp cận
được với hơn 600 đài truyền thanh cấp huyện và hàng ngàn hệ thống truyền thanh
cấp xã phường trên khắp Việt Nam.
Kết hợp phát thanh cùng với báo mạng điện tử, nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận
thông tin 24/7 của công chúng kể cả khi bận rộn như lái xe, nấu ăn… nhiều trang
báo mạng đã tích hợp giữa việc đọc và nghe trong cùng một trang báo. (Nguồn Báo Tiền phong)
Podcast, là sự ghép nối giữa hai từ “iPod” (một thương hiệu máy phát nhạc của
Apple) và “broadcast” (phát sóng). Theo Từ điển Oxford định nghĩa, podcast được
hiểu là: “Một tập tin âm thanh kỹ thuật số có sẵn trên Internet có thể tải xuống máy
tính hoặc thiết bị di động, thường có sẵn dưới dạng series, người dùng có thể đăng
ký theo dõi và nhận được các tập tin nội dung một cách tự động”. Hiện nay
Podcast đang là một xu thế mới của thế giới âm thanh số hiện đại trên thế giới và cả tại Việt Nam.
2.1.3. Các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong nước và quốc tế
Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến
sự vận động của báo chí. Sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của mỗi
nước tự nó đặt ra nhu cầu, đòi hỏi về thông tin, giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội.
2.2. Điều kiện chủ quan:
Các nhân tố mức sống, học vấn, độ tuổi, giới tính... đều ảnh hưởng tới cách
thức, mức độ và mục đích tiếp nhận thông tin phát thanh của sinh viên học viện
Báo chí và Tuyên truyền. Trong đó nghề nghiệp, học vấn là hai nhân tố ảnh hưởng
quan trọng nhất đến cách thức ứng xử của công chúng sinh viên học viện Báo chí
và Tuyên truyền với báo phát thanh. Muốn thay đổi mô thức tiếp nhận (thói quen,
mức độ, mục đích, cách thức tiếp nhận) của công chúng đối với thông tin phát
thanh, cần tác động trước hết và quyết định nhất tới hai nhân tố kể trên. Đây là vấn
đề có ý nghĩa phương pháp luận và ý nghĩa thực tiễn một cách sâu sắc.
CHƯƠNG II: NGHIỆM THU VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Nghiên cứu được thực hiện với những đối tượng khảo sát là sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền. Tổng cộng nghiên cứu thu được 256 phiếu khảo sát
từ hình thức nghiên cứu bằng bảng hỏi anket online, loại ra những phiếu khảo sát
không đạt yêu cầu, còn 251 phiếu, đạt 98,04%. Kết quả khảo sát qua phân tích có
thể chỉ rõ một số vấn đề như sau:
1. Kết quả khảo sát về nhân khẩu học:
Về độ tuổi - niên khóa: Trong tổng cộng 251 phiếu khảo sát thu được, sự
chênh lệch không quá lớn giữa các niên khóa này giải thích cho việc tiếp cận thông
tin trên báo phát thanh qua từng khóa gần như là tương tự nhau.
Về ngành học: 251 sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham gia
khảo sát đến từ các ngành học khác nhau như sau : Ngành học Tỷ lệ Báo phát thanh 52 người (21%)
Quan hệ công chúng và quảng cáo 45 người (18%) Truyền thông Marketing 37 người (15%) Truyền thông đại chúng 27 người (11%)
Truyền thông đa phương tiện 22 người (9%) Truyền thông chính sách 22 người (9%) Báo mạng điện tử 17 người (7%) Truyền hình 7 người (3%) Báo ảnh 5 người (2%) Quay phim truyền hình 5 người (2%)
Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế 2 người (1%) Nhà nước và pháp luật 2 người (1%) Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 người (1%)
Qua khảo sát cho thấy sinh viên các ngành truyền thông và báo chí, đặc biệt
sinh viên Báo phát thanh có xu hướng quan tâm và tiếp cận thông tin trên báo phát
thanh nhiều hơn là sinh viên các ngành lý luận.
Về quê quán: Trong 251 phiếu khảo sát thu về kết quả có đến 27,8% sinh
viên có quê quán là Hà Nội, theo sau là các tỉnh, thành phố khác. Cho thấy đặc biệt
ở các thành phố lớn cơ sở vật chất hệ thống phát thanh hiện đại, mức tiếp cận với
các bạn sinh viên sẽ cao hơn ở vùng nông thôn do cơ sở vật chất hệ thống phát
thanh còn hạn chế, báo phát thanh sẽ tiếp cận với người lớn tuổi qua những
phương tiện truyền thống như kênh radio trên TV, radio cầm tay, loa phường,...
Về thu nhập: Dựa trên kết quả khảo sát, có thể chỉ ra, mức thu nhập hàng
tháng của các đối tượng tham gia khảo sát đa phần là từ 1-3 triệu đồng (40,3%),
thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng (26,4%) và sinh viên chưa có thu nhập (23,6%). Trong
đó, thu nhập của những đối tượng này chủ yếu đến từ hai nguồn chính là tiền chu
cấp từ gia đình và nguồn thu nhập đến từ công việc full-time hoặc part-time.
2. Kết quả khảo sát về nhu cầu tiếp nhận thông tin qua báo phát thanh:
Về tần suất: Tần suất tiếp cận thông tin qua báo phát thanh của nhóm đối
tượng tham gia khảo sát rất đa dạng tuy, đa phần sinh viên tiếp cận thông tin trên
báo phát thanh với tần suất bình thường chiếm 48,6%, sinh viên ít khi tiếp cận
chiếm 40,3%, còn lại là sinh viên tiếp cận với tần xuất đều đặn mỗi ngày, chiếm
11,1% . Bởi sự thay đổi và phát triển của internet và các thiết bị hiện đại cho nên ở
mọi thời điểm nào sinh viên cũng có thể tiếp nhận thông tin trên mọi phương tiện.
Chủ yếu sinh viên tiếp cận thông tin qua báo thanh dưới hình thức bị động (do các
phương tiện công cộng tác động) với tần suất phát sóng cố định, còn lại là sinh
viên chủ động tiếp nhận thông tin sẽ nghe báo phát thanh với tần suất đều đặn mỗi ngày.
Về nội dung thông tin tiếp nhận trên báo phát thanh: Trong 251 phiếu
khảo sát cho nội dung thông tin tiếp nhận trên báo phát thanh cho thấy lần lượt là
thông tin về văn hóa xã hội chiếm 76,4%, thông tin về giải trí, âm nhạc - đời sống
nghệ sĩ với 68,1%. Tình hình giao thông và chính trị lần lượt theo sau là 36,1% và
30,6%. Sau đó là thông tin về thể thao với 13,9% và cuối cùng là thông báo về hoạt động của khu dân cư.
Phát thanh hiện đại là thông tin có chất lượng: Thông tin có chất lượng là
thông tin chính xác. Tính chân thực là một điều kiện tiên quyết đối với thông tin
đại chúng. Thêm vào đó, các thông tin phải đạt được sự khách quan trong cách tiếp
cận sự kiện, trung thực đến từng chi tiết của sự kiện, chính xác tới từng con số đưa ra.
Về xu hướng tiếp nhận: Sinh viên có xu hướng thu hút bởi một đoạn phát
thanh có giọng đọc lôi cuối (69,4%), cung cấp nhiều thông tin bổ ích (65,3%), cách
thức thể hiện sáng tạo (58,3%), tính cập nhật cao (50%) và ít quảng cáo đan xen
(31,9%). Bởi đối tượng tiếp nhận thông tin của phát thanh là người nghe, việc tiếp
nhận thông tin bằng thính giác thường có liên tưởng rất phong phú, phát thanh phải
tận dụng được lợi thế này để phối hợp giữa tiếng nói và âm thanh một cách hài hòa
tạo cảm giác hứng thú cho thính giả.
3. Kết quả khảo sát về điều kiện tiếp nhận thông
tin qua báo phát thanh:
Về phương tiện tiếp nhận thông tin qua báo phát thanh: Trong các loại
phương tiện để tiếp cận thông tin qua báo phát thanh. Sinh viên ưu tiên sử dụng
điện thoại thông minh nhiều nhất với 76,4%, tiếp theo là radio trên các phương tiện
giao thông với 51,4%, sau đó là loa phường với 26,4% và cuối cùng là radio cầm
tay với 13,9%. Kết quả khảo sát trên chỉ ra rằng có 2 kiểu tiếp nhận thông tin qua
báo phát thanh là tiếp nhận thông tin dưới dạng bị động qua các phương tiện công
cộng như radio trên các phương tiện giao thông, loa phường. Kiểu chủ động tiếp
cận thông tin qua báo phát thanh là sử dụng các phương tiện cá nhân như điện
thoại thông minh, radio cầm tay.
Về thời gian tiếp nhận thông tin qua báo phát thanh: Từ 251 phiếu kết
quả khảo sát cho thấy các khung giờ sinh viên dành ra để nghe báo phát thanh rất
đa dạng. Điều này cho thấy báo phát thanh rất phát triển, với ưu thế là gọn nhẹ chỉ
cần một thiết bị thu tín hiệu nhỏ là sinh viên có thể theo dõi các chương trình phát
thanh, nên phát thanh đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống bận rộn vào mỗi thời
gian trong ngày, trên đường đi học, đi làm đều có thể tiếp nhận thông tin trên báo phát thanh.
Về mức độ đa dạng của nội dung thông tin trên báo phát thanh: Dưới
đây là kết quả đánh giá mức độ đa dạng của nội dung thông tin trên báo phát thanh
của 100 phiếu khảo sát thu được từ sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Về mức độ tiếp cận thông tin của báo phát thanh với sinh viên: Qua 251
phiếu khảo sát thu được thì đánh giá về mức độ tiếp cận thông tin của báo phát
thanh đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền là chưa cao. Cụ thể đánh
giá mức độ tiếp cận thông tin của báo phát thanh đối với sinh viên chỉ ở mức trung
bình, chiếm đa số với 66,7%. Mức đánh giá thấp chiếm 20,8% và còn lại. Lý giải
cho điều này rằng báo phát thanh là một phương tiện truyền thông đại chúng truyền
thống, bị cạnh tranh nhiều bởi các loại hình truyền thông đại chúng khác mới hơn
và hiện đại hơn như truyền hình, báo mạng điện tử, ...
Về cơ sở vật chất hệ thống phát thanh: Khảo sát thu về 251 phiếu trong đó
đánh giá về cơ sở vật chất hệ thống phát thanh nhìn chung chỉ ở mức độ cơ bản tuy
nhiên vẫn đáp ứng được nhu cầu tiếp cận thông tin trên báo phát thanh (59,7%), có
thể còn nhiều hạn chế ở một số vùng (30,6%) và hiện đại, tiện lợi, tính linh hoạt
cao ở thành phố lớn (26,4%) nơi điều kiện sinh sống, cơ sở hạ tầng xã hội phát triển.
4. Kết quả khảo sát về hình thức phát thanh mở rộng - Podcast:
Về đối tượng tiếp nhận thông tin qua Podcast: Trong 251 kết quả khảo
sát, tỉ lệ đối tượng đã từng tiếp cận với podcast chiếm đa số với 86,1%, còn lại là
đối tượng chưa từng tiếp cận với 13,9%. Từ đó ta có thể chia làm 2 nhóm như sau:
4.1. Với đối tượng chưa từng tiếp nhận thông tin qua Podcast:
Về điều kiện: Các đối tượng khảo sát chưa từng tiếp cận podcast cảm thấy
nội dung podcast chưa đủ thu hút chiếm 54,5%, đối tượng đã thỏa mãn với trải
nghiệm tiếp nhận thông tin với các hình khác chiếm 27,3%, không có thiết bị nghe
podcast chỉ chiếm 18,2%. Chủ yếu là những điều kiện chủ quan ảnh hưởng đến
quyết định tiếp nhận thông tin qua podcast.
Về cải thiện: Từ những lý do chủ quan trên, khảo sát đưa ra những hướng
cải thiện mới để phù hợp với nhu cầu tiếp nhận thông tin của nhóm đối tượng này,
cụ thể tuyến nội dung nên đa dạng, hấp dẫn hơn chiếm 72,7%, sau đó là sự xuất
hiện của KOL 54,5% và trải nghiệm download podcast trên các cửa hàng ứng dụng 54,5%.
4.2. Với những đối tượng đã từng tiếp nhận thông tin qua Podcast:
Về nội dung thông tin tiếp nhận: Qua khảo sát, chủ đề nghệ thuật, giải trí
và lifestyle chiếm 79% nội dung thông tin mà các đối tượng tiếp nhận, sau đó là
các tin tức về kinh doanh, công nghệ 33,9%, giáo dục 30,6%, thể thao 19,4%,
chính trị 14,5%. Với nhiều chủ đề khác nhau xong với đối tượng tiếp nhận là sinh
viên thì thông tin thường được tiếp nhận sẽ là thông tin về lối sống, sách, phim, sức khỏe, sắc đẹp, ...
Về thời gian tiếp nhận thông tin trên Podcast: Khảo sát cho thấy thời gian
sinh viên dành ra để nghe podcast trong một ngày chủ yếu là dưới 30 phút chiếm
59,7% và 30 phút đến 1 giờ chiếm 37,1%. Rất ít sinh viên dành 1-2 tiếng và hơn
dành cho việc nghe podcast. Từ thói quen này thấy được các chương trình podcast
nên được sản xuất với thời lượng ngắn, vừa đủ, tin tức cập nhật, ngắn gọn, dễ nhớ
để có thể tiếp cận được nhóm công chúng sinh viên.
Về ứng dụng podcast: Các ứng dụng podcast chủ yếu được sử dụng là
Spotify với 83,9%, Apple podcast 33,9%, Mindpod 22,66%, Google Podcast,
22,6%, ... Đây là những ứng dụng mới, hiện đại, linh động, phù hợp với sinh viên
và nhu cầu tiếp nhận của nhóm công chúng này.
Về thiết bị: Thiết bị chủ yếu để nhóm đối tượng tham gia khảo sát dùng để
nghe podcast là smartphone chiếm 87,1%, các thiết bị khác như laptop, TV, ... chỉ
chiếm tỉ lệ rất ít. Đây đều là thiết bị các nhân, các đối tượng có thể tiếp nhận thông
tin podcast dưới dạng chủ động.
Về các chương trình podcast: Các chương trình podcast là Giang ơi radio,
Have A Sip, TED Talks Daily, ... Rất nhiều hãng báo chí; các cá nhân YouTuber,
blogger, và cả những học giả cao cấp tham gia vào việc sản xuất podcast. Nhờ vậy
đã tạo nên rất nhiều kênh podcast hay, truyền cảm hứng, phù hợp với giới trẻ và có
độ tin cậy cao, vì chúng đều xuất phát từ chính trải nghiệm thực tế của diễn giả.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN
TIẾP NHẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG
I. Xu hướng tiếp cận thông tin của công chúng:
Nói đến xu hướng là nói đến những vấn đề chung và khái quát nhất đang được
hình thành trở thành một bước đi tất yếu trong bất kỳ lĩnh vực nào. Những thành
tựu tuyệt vời về khoa học công nghệ tin học của thế kỷ 21 đã tạo ra tiền đề cho
phát thanh hiện đại với kỹ thuật điện tử máy móc phát triển rất nhanh và số hóa là
một trong những khuynh hướng phổ biến. Với mạng internet phủ khắp toàn cầu,
với hệ thống viễn thông hiện đại…những người làm phát thanh dễ dàng có cơ sở
để thực hiện những chương trình phát thanh hay hấp dẫn hiệu quả hơn rất nhiều so
với công nghệ của phát thanh truyền thống đây thực chất là một quá trình học hỏi
chủ động hội nhập với nền phát thanh hiện đại thế giới.
Nhu cầu của con người luôn có tính vận động, mở và phát triển. Từ các căn cứ
về lý luận và sự phân tích xu hướng vận động biến đổi yêu cầu qua kết quả thực tế
điều tra và nghiên cứu kết hợp với các cuộc điều tra của công trình khoa học và
tiếp nhận thông tin báo phát thanh của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền. Từ đó đưa ra một số những xu hướng chung nhất về sự vận động biến đổi
nhu cầu tiếp nhận thông tin từ Báo phát thanh của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền như sau:
1. Chủ động lựa chọn thông tin:
Các bạn sinh viên chủ động lựa chọn loại hình, phương tiện, chủ đề và thời
điểm để tiếp nhận thông tin. Theo số liệu khảo sát thu được là 60,7% trong đó
(11.1% là nghe đều đặn mỗi ngày và 48,6% là thỉnh thoảng ). Nội dung chủ yếu
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền quan tâm nhiều nhất đó là lĩnh vực
văn hoá-xã hội chiếm 76,4%, thứ hai đó là về giải trí, âm nhạc, đời sống nghệ sĩ ở
mức 68,1%. Khung giờ được nghe phát thanh nhiều nhất là từ (17:00-20:00) chiếm
31,9%. Phương tiện chủ yếu mà các sinh viên sử dụng đó là Smartphone.
Quy mô nhu cầu xã hội ngày càng lớn, dẫn đến việc công chúng có nhiều cách sử
dụng các phương tiện truyền thông với nhiều mục đích. Mỗi loại hình báo chí phù
hợp với từng nhóm công chúng khác nhau và thời điểm khác nhau lại lựa chọn
phương tiện phù hợp với bản thân. Thông tin báo phát thanh ngày càng mở ra
nhiều chương trình tăng thời lượng phát sóng nơi đáp ứng các nhu cầu phát sinh
trình độ dân trí của nước ta ngày càng cao, trình độ hiểu biết ngày càng tăng, thỉnh
giả khi nghe các chương trình về phát thanh không chỉ giải trí mà còn muốn thông
qua đó có thêm nhiều hiểu biết về xã hội về cuộc sống chính thức ứng xử. Tuy
nhiên mức độ đánh giá của công chúng về độ đa dạng và mức độ tiếp cận của báo
phát thanh ở mức trung bình.
2. Xu hướng nghe các lĩnh vực về nghệ thuật, giải trí, sức khoẻ, phong cách
sống, sắc đẹp, thực phẩm dinh dưỡng:
Đối tượng công chúng nghiên cứu nằm trong độ tuổi GenZ, ở độ tuổi này
thường có xu hướng quan tâm đến các sự kiện, đời sống, xã hội vì họ là thế rất tài
năng và sôi nổi. Cộng đồng gen Z là thế hệ hệ số góc sáng tạo trong việc tạo ra xu
hướng trên mạng xã hội Chắc chắn chúng ta không thể phủ nhận được tầm ảnh
hưởng của thế hệ gen Z trong nhiều lĩnh vực Cùng với đó là sự am hiểu về công
nghệ giúp thế hệ này có thể làm thay đổi thói quen của nhiều người. Bên cạnh đó,
xu hướng nghe này phần lớn là do ảnh hưởng của đặc điểm thế hệ như: cởi mở hơn
trong các vấn đề xã hội như dễ thấu hiểu và đồng cảm với cộng đồng LGBT, vấn
đề về chủng tộc, văn hóa… Theo số liệu thu được cho thấy chủ đề mà mọi người
quan tâm đó là nghệ thuật, giải trí, sức khỏe, phong cách sống, sắc đẹp, thực phẩm
dinh dưỡng chiếm 79% so với các lĩnh vực còn lại II.
Những hạn chế khi nghe báo phát thanh của sinh viên Học viện và
Báo chí Tuyên truyền:
- Phát thanh bị coi là loại hình có tính “thoảng qua”. Đối với phát thanh trực
tiếp,người nghe một cách thụ động, yêu cầu phải tập trung lắng nghe nếu không sẽ
bị bỏ qua thông tin mà không thể tua ngược lại.
- Việc truyền tải thông tin qua âm thanh đôi lúc thiếu hấp dẫn bởi thiếu hình ảnh,
khiến người nghe có thể nghe lướt qua mà không để lại nhiều ấn tượng gì.
- Gặp khó khăn trong việc lưu giữ chương trình hoặc tra cứu tài liệu liên quan so
với các nền tảng khác như Podcast. Đây là 1 điểm hạn chế so với báo mạng bởi
báo mạng có thể giúp ta dễ dàng đi tới những thông tin liên quan hoặc thông tin
tương tự với từ khóa đi kèm.
- Hạn chế về thông tin và thời gian: Các bạn sinh viên không được tự mình lựa
chọn những nội dung muốn nghe hay điều chỉnh đến đoạn phát theo sở thích như
khi sử dụng Podcast, hay khả năng, nhu cầu nghe của mình.
- Phát thanh truyền thống gặp rào cản bởi yếu tố tự nhiên gây nhiễu sóng, không
bắt được tín hiệu phát.
- Ít sự tương tác từ phía công chúng. Mọi tác phẩm báo chí luôn cần sự phản hồi và
tương tác với công chúng. Thế nên việc tạo ra chương trình phát thanh theo yêu
cầu là rất cần thiết để tạo nên sự thân mật với người nghe đài. Phát thanh theo yêu
cầu là chương trình thu nhận những ý kiến, thư từ của công chúng để từ đó tổng
hợp lại và làm nên chương trình phát thanh. Hiện nay, đa phần những chương trình
phát thanh theo yêu cầu thường là các chương trình ca nhạc. Trong những chương
trình này, thính giả gửi thư yêu cầu bài hát, đài phát thanh sẽ thực hiện cho đăng
phát bài hát đó. Hoặc chương trình phát thanh có sự tương tác với thính giả qua
điện thoại, thính giả gọi điện đến chương trình đưa ra những ý kiến thắc mắc, giao
lưu hay nói về một vấn đề nào đấy... Những chương trình như vậy thường thu hút
một lượng thính giả đông đảo bởi sự hấp dẫn, ngẫu hứng của người tham gia. Hơn
nữa qua những chương trình như thế này, họ sẽ tìm được sự đồng cảm, những thắc
mắc hay ý kiến chung mà họ cũng đang quan tâm.
- Không có hiệu ứng đi kèm, khán giả có thể không tiếp nhận kịp.
- Phát thanh theo format được làm theo khung kịch bản cho trước. Đây là một cách
phát thanh đơn giản nhưng rất dễ gây nhàm chán nếu không biết thay đổi nội dung,
khung chương trình một cách linh hoạt.
- Hầu hết các bạn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đánh giá độ đa dạng
nội dung trên báo phát thanh là ở mức trung bình và còn nhiều hạn chế đã nêu trên.