-
Thông tin
-
Quiz
Tổng quan thị trường báo chí, truyền thông của thế giới | Bài tập Công Chúng Báo Chí Truyền Thông
Thị trường báo chí truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng khi các cơ quan báo chí phải tự chủ về vấn đề tài chính. Trước tình hình doanh thu ngày càng giảm, chi phí sản xuất và phân phối thông tin ngày càng tăng, các cơ quan báo chí, truyền thông, hãng thông tấn đang tìm những phương thức sáng tạo để tăng doanh thu từ các sản phẩm của mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Công Chúng Báo Chí- Truyền Thông 30 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Tổng quan thị trường báo chí, truyền thông của thế giới | Bài tập Công Chúng Báo Chí Truyền Thông
Thị trường báo chí truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng khi các cơ quan báo chí phải tự chủ về vấn đề tài chính. Trước tình hình doanh thu ngày càng giảm, chi phí sản xuất và phân phối thông tin ngày càng tăng, các cơ quan báo chí, truyền thông, hãng thông tấn đang tìm những phương thức sáng tạo để tăng doanh thu từ các sản phẩm của mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Công Chúng Báo Chí- Truyền Thông 30 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
BÀI TẬP NHÓM MÔN:
Công Chúng Báo Chí – Truyền Thông
ĐỀ BÀI:TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BÁO CHÍ, TRUYỀN
THÔNG CỦA THẾ G ỚI I NHÓM 6
Vũ Thị Thảo Vân – 2256040054 Cáp Thị Thanh Phương - 2256040041
Vi Phương Thảo – 2256040049 Hoàng Thị Thu Ngân - 2256040036
Phạm Mỹ Hoa – 2256040021 Nguyễn Thị Thúy Nhân -2256040038
Nguyễn Thị Thuý Quỳnh - 2256040043 Trần Thị Thu Hằng - 2256040016
Hà Nội, ngày 17, tháng 1, năm 2024 1 MỤC LỤC
I. SỰ HÌNH THÀNH CỦA THỊ TRƯỜNG BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG CỦA THẾ GIỚI
1. Quan điểm chung về thị trường báo chí truyền thông…………………………..3
2. Một số khái niệm…………………………………………………………………...3
3. Nguồn gốc và quá trình hình thành của báo chí truyền thông………………….4
4. Nhu cầu xuất hiện “ Thị trường báo truyền thông”……………………………..6
II. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG CỦA THẾ GIỚI.
1. Đối tượng sản xuất…………………………………………………………………7
2. Sản phẩm báo chí- truyền thông…………………………………………………...8
3. Đối tượng tiếp nhận truyền thông báo chí………………………………………..10
III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG THẾ GIỚI
1.Xu hướng báo chí thế giới những năm gần đây…………………………………12
2. Thách thức…………………………………………………………………………15
3. Xu hướng thị trường báo chí truyền thông thế giới trong năm 2023………….20
IV. KẾT LUẬN………………………………………………………………………24
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….25 2
I. SỰ HÌNH THÀNH CỦA THỊ TRƯỜNG BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG CỦA THẾ GIỚI
1. Quan điểm chung về thị trường báo chí truyền thông.
Thị trường báo chí truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng khi các cơ quan
báo chí phải tự chủ về vấn đề tài chính. Trước tình hình doanh thu ngày càng giảm, chi
phí sản xuất và phân phối thông tin ngày càng tăng, các cơ quan báo chí, truyền thông,
hãng thông tấn đang tìm những phương thức sáng tạo để tăng doanh thu từ các sản phẩm
của mình. Một số cơ quan báo chí, truyền thông trên thế giới đã tận dụng thế mạnh của
không gian số để cải tiến nội dung, tạo nguồn thu, duy trì hoạt động và phát triển.
Bước vào thời đại kỹ thuật số, rất nhiều cơ quan báo chí chịu áp lực nặng nề từ
việc doanh thu sụt giảm; Trước đây, thông tin từ khan hiếm trên báo chí truyền thống,
nay trở nên dư thừa trong môi trường số. Điều này vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho
các cơ quan báo chí, bắt buộc phải cải tiến các mô hình kinh doanh để tạo ra những
nguồn thu mới để phát triển, phù hợp với xu thế của thị trường.
2. Một số khái niệm.
- Truyền thông báo chí thực chất là hai mảng tách biệt là báo chí và truyền thông.
Trong đó, báo chí được ra đời sớm và có thâm niên lâu nhất. Sau này, người ta gộp báo
chí và truyền thông thành một gọi là truyền thông báo chí, ý chỉ những thông tin được
đa dạng hóa ở nhiều phương diện, góc độ. Những tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo ra
từ những nhà báo, những nhà truyền thông được gọi là tác phẩm truyền thông báo chí.
- Thị trường là khái niệm được nhìn nhận như là sự tổng hợp các mối quan hệ
kinh tế xã hội trong lĩnh vực trao đổi và bán hàng hoá/ dịch vụ.
“Kinh tế báo chí – báo chí truyền thông là hoạt động kinh tế của các cơ quan báo
chí – truyền thông trong quá trình sử dụng con người, cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài
chính… để đi đến hiệu quả tối đa mà các doanh nghiệp báo chí nói riêng và công nghiệp
truyền thông nói chung có thể đạt được” ( Một số vấn đề về kinh tế báo in – Đinh Văn
Hường & Bùi Chí Trung)
- “Kinh tế báo chí” nghĩa 1: là cách người ta tổ chức hoạt động báo chí nhằm đạt
hiệu quả kinh tế cao nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đem lại lợi nhuận của cơ
quan báo chí, đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của tờ báo, nâng cao đời sống người
làm báo, đồng thời đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 3
- “Kinh tế báo chí” nghĩa 2: là báo chí tham gia làm kinh tế trong khuôn khổ pháp luật quy định.
- “Thị trường” là khái niệm được nhìn nhận như là sự tổng hợp của mối quan hệ
kinh tế xã hội trong lĩnh vực trao đổi và bán hàng hoá/dịch vụ.
- Thị trường truyền thông là không gian công cộng, nơi các cơ quan báo chí và
các doanh nghiệp truyền thông (Các nhà sản xuất) trong mối quan hệ với các nhóm công
chúng (khách hàng) nhằm trao đổi, kinh doanh các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của họ.
3. Nguồn gốc và quá trình hình thành của báo chí truyền thông
3.1. Nguồn gốc hình thành
Báo chí truyền thông được hình thành từ rất lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn lịch
sử. Đến ngày nay được xem như là một phần không thể thiếu đối với cuộc sống của mỗi
người. Với quỹ thời gian hạn hẹp do công việc, các thể loại báo chí truyền thông liên
tục thay đổi để hiện đại hóa hơn, nhằm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu cho con người.
3.2. Quá trình hình thành của báo chí truyền thông
- Báo chí truyền thông có nguồn gốc từ năm 131 Trước Công Nguyên, khi đấy
các phương tiện còn thô sơ. Báo chí là những tờ giấy được viết tay nhằm mục đích
truyền đạt thông tin từ nơi này qua nơi khác. Vào thế kỷ XV, máy in ra đời là một bước
đệm vô cùng lớn cho sự phát triển của báo chí. Từ đấy các tờ báo lần lượt ra đời ở các
nước như Pháp quốc, Ý, Đức và Hoa Kỳ,...
- Tại Mỹ những năm đầu của thế kỷ XX có đến 2430 đầu báo, số báo được phát
hành một ngày lên tới 70 triệu ấn bản. Đây là một bước ngoặt lớn, đánh dấu cho cả một
kỷ nguyên mới trong ngành báo chí.
- Đến nay ngoài những sản phẩm báo in, còn có nhiều các sản phẩm như báo điện
tử, báo truyền hình và thông tin báo chí trực tiếp thông qua hoạt động phát thanh truyền
hình. Ngoài ra, mảng truyền thông còn bao gồm: báo chí, truyền hình (broadcast) và
truyền thông trực tuyến (online new). Cộng hưởng với marketing hiện đại, hoạt động
PR booking cùng nhau tạo nên một thị trường truyền thông báo chí rộng mở và siêu đa
dạng. Tại đây, người làm truyền thông có thể tự do sáng tạo những tác phẩm của mình
thông qua nhiều phương tiện truyền thông để truyền tải nội dung một cách đúng nhất đến công chúng. 4
● Vai trò của báo chí truyền thông
Báo chí truyền thông có vai trò vô cùng quan trọng, được thể hiện qua sự hỗ trợ
ở các mặt có thể kể đến như kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
- Hỗ trợ phát triển kinh tế: Truyền thông báo chí góp phần thúc đẩy kinh tế,
trong thời đại kinh tế thị trường việc nắm bắt thông tin kịp thời hết sức quan trọng.
Các phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp các thông tin như mặt hàng, giá cả,
thông tin thị trường, thị hiếu,… Ngoài ra còn đưa ra những thông tin khoa học giúp bổ
sung kiến thức thiếu hụt cho người dân. Báo chí còn là cầu nối giữa doanh nghiệp, nhà
nước và người tiêu dùng, định hướng các xu hướng mới của thị trường.
-Phân lập quyền lực chính trị: báo chí là cơ quan ngôn luận của nhà nước, các
đoàn thể, đặc biệt là bộ phận tuyên truyền. Nhà nước muốn thông báo các thông tư, nghị
định ngoài việc đưa ra các văn bản để phổ biến xuống các tỉnh, huyện, xã,... còn có thể
đưa lên các phương tiện truyền thông cho người dân dễ tiếp cận, tham khảo. Mặt khác
,báo chí truyền thông cũng là diễn đàn của người dân, mọi đóng góp, thắc mắc của người
dân đều được thông qua các phương tiện truyền thông.
- Định hình xã hội: truyền thông báo chí là nơi giữ gìn và phát huy văn hóa xã
hội. Đó cũng là nơi phát huy bản bản sắc văn hóa của dân tộc và phát huy thế mạnh của ngôn ngữ.
● Các phương tiện truyền thông báo chí
Thời đại công nghệ số 4.0 phát triển, truyền thông báo chí càng có nhiều phương
tiện truyền tải thông tin.
Về báo chí: có thể truyền tải qua các kênh thông tin như báo viết, phát thanh,
truyền hình, báo điện tử, …
Về truyền thông: kênh truyền tải thông tin của truyền thông như báo chí, truyền
hình, mạng xã hội, kênh tìm kiếm, vị trí hiển thị trên Internet, …
4. Nhu cầu xuất hiện “ Thị trường báo truyền thông”
Nhu cầu xuất hiện trên thị trường báo chí và truyền thông có thể bắt nguồn từ
nhiều yếu tố khác nhau, và nó thường phản ánh sự thay đổi trong nhu cầu thông tin và
giải trí của công chúng. 5 - Nhu cầu thông tin:
● Công dân muốn cập nhật thông tin mới nhất về sự kiện, tin tức quốc tế,
kinh tế, chính trị, xã hội, và văn hóa.
● Sự tăng cường về giáo dục và nhận thức cộng đồng, khiến người ta muốn
hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh họ. - Nhu cầu giải trí:
● Báo chí và truyền thông cung cấp giải trí thông qua tin tức về văn hóa, giải
trí, thể thao, và nghệ thuật.
● Người tiêu dùng tìm kiếm nhiều loại nội dung giải trí như video, âm nhạc,
phim ảnh, và chương trình truyền hình.
- Nhu cầu tương tác và tham gia cộng đồng:
● Mạng xã hội và các nền tảng truyền thông kỹ thuật số khác đã làm cho mọi
người có thể tương tác và tham gia vào các cuộc thảo luận.
● Người tiêu dùng mong muốn tham gia vào cộng đồng trực tuyến để chia sẻ
ý kiến, thông tin, và kinh nghiệm cá nhân. - Thay đổi công nghệ:
● Sự phổ biến của internet và thiết bị di động đã làm thay đổi cách mọi người tiêu thụ thông tin.
● Tính năng trực tuyến và di động giúp mọi người dễ dàng tiếp cận thông tin mọi nơi, mọi lúc.
- Khao khát sự minh bạch và đối thoại xã hội:
● Công dân ngày càng đòi hỏi sự minh bạch từ các tổ chức và chính trị gia,
và báo chí có vai trò quan trọng trong việc theo dõi và thông tin về quyết
định và hành động của họ.
Những yếu tố này tạo nên một môi trường đa dạng và động lực cho thị trường
báo chí và truyền thông, khiến cho các tổ chức truyền thông phải không ngừng điều
chỉnh và đáp ứng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của công chúng.
II. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG CỦA THẾ GIỚI.
1. Đối tượng sản xuất.
- Đối tượng sản xuất báo chí bao gồm những người làm nghề báo, biên tập viên,
nhà báo và các chuyên gia truyền thông liên quan đến việc tạo ra nội dung thông tin cho
các phương tiện truyền thông. 6
- Đối tượng sản xuất báo chí trên thị trường thế giới rộng lớn và đa dạng, bao gồm
các tổ chức truyền thông lớn, công ty xuất bản, nhóm thông tin, và cá nhân nhà báo độc
lập. Những tổ chức lớn như The New York Times, BBC, Reuters, và các công ty truyền
thông quốc tế thường đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất nội dung báo chí toàn cầu.
- Theo Reva University về phẩm chất đối tượng sản xuất báo chí:
+ Cách sử dụng ngôn từ. + Kiến thức sâu sắc. + Kỹ năng điều tra.
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
+ Tính chuyên nghiệp và sự tự tin.
+ Kiên trì và kỷ luật. + Đạo đức. Mục đích:
Mục đích của đối tượng sản xuất truyền thông báo chí trên thế giới bao gồm:
● Cung cấp thông tin: Chủ yếu là mục đích cung cấp thông tin chính xác, đa dạng
và đầy đủ về các sự kiện, vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, và thể thao.
● Chia sẻ kiến thức và giáo dục: Sản xuất truyền thông để chia sẻ kiến thức và giáo
dục cộng đồng về những vấn đề quan trọng, như y tế, môi trường, khoa học và công nghệ.
● Thách thức và kiểm soát quyền lực: Báo chí thường có nhiệm vụ thách thức và
kiểm soát quyền lực, làm nổi bật vấn đề nhữ in ng người làm quyền lực và đảm
bảo sự minh bạch trong xã hội.
● Tạo ra ý thức cộng đồng: Sản xuất truyền thông để xây dựng và duy trì ý thức
cộng đồng, khuyến khích thảo luận và thấu hiểu giữa các thành viên trong xã hội.
● Tạo ra giải trí và văn hóa: Báo chí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp giải trí và phản ánh văn hóa, giúp cộng đồng kết nối và hiểu rõ về nhau.
● Tạo ra doanh nghiệp và lợi nhuận: Một số tổ chức truyền thông có mục đích tạo
ra lợi nhuận thông qua quảng cáo, bán lẻ thông tin, và các dịch vụ khác.
● Tăng cường uy tín và nhận thức thương hiệu: Bảo vệ và tăng cường uy tín là quan
trọng đối với nhiều tổ chức truyền thông, giúp họ thu hút và giữ chân độc giả và nhà quảng cáo.
● Phản ánh ý kiến và quan điểm: Báo chí thường phản ánh ý kiến và quan điểm đa
dạng trong xã hội, giúp tạo nên một hình ảnh đa chiều về thế giới. 7
Mỗi tổ chức truyền thông và nhóm sản xuất báo chí có mục đích cụ thể phản ánh giá trị,
mục tiêu, và vai trò của họ trong cộng đồng và xã hội.
● Hình thức và quá trình sản xuất báo chí- truyền thông
Hình thức và quá trình sản xuất báo chí truyền thông trên thế giới đa dạng, nhưng
thường bao gồm các bước chính như sau:
1. Thu thập thông tin: Nhà báo thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao
gồm cuộc phỏng vấn, nghiên cứu, và theo dõi sự kiện.
2. Biên tập và xử lý thông tin: Thông tin được biên tập và sắp xếp theo định dạng
phù hợp với loại hình báo chí, có thể là bản in, trực tuyến, hoặc truyền hình.
3. Soạn bài: Nhà báo soạn bài, viết các bài báo, bài viết, hoặc kịch bản dựa trên thông tin đã thu thập.
4. Chỉnh sửa: Biên tập viên kiểm tra và chỉnh sửa nội dung để đảm bảo chất lượng,
độ chính xác và tuân thủ quy tắc đạo đức.
5. Đăng tải hoặc phát sóng: Bài viết được xuất bản trên các nền tảng như báo giấy,
trang web, hoặc truyền hình, tùy thuộc vào loại hình truyền thông.
6. Phản hồi và tương tác: Báo chí thường tương tác với độc giả thông qua phản
hồi, mạng xã hội, và các phương tiện truyền thông khác để tạo cơ hội cho thảo
luận và phản ánh từ cộng đồng.
Sự phát triển công nghệ đã thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số, làm thay đổi cách sản xuất
và tiêu thụ tin tức truyền thông trên khắp thế giới.
2. Sản phẩm báo chí- truyền thông
Có nhiều loại hình báo chí và truyền thông trên thế giới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của
độc giả và người tiêu dùng thông tin. Dưới đây là một số loại hình phổ biến: 1. Báo in 2. Báo trực tuyến 3. Truyền hình 4. Radio
5. Truyền thông xã hội. 8
6. Blogs và trang web độc lập 7. Podcast
Mỗi loại hình có đặc điểm riêng, nhưng sự kết hợp và tương tác giữa chúng đang tạo
nên một hệ thống truyền thông đa dạng và đầy thách thức trên toàn cầu.
Độ tin cậy của các loại hình báo chí
Mức độ tin cậy của các loại hình báo chí có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao
gồm chất lượng nội dung, độ chính xác, độ khách quan, và uy tín của nguồn thông tin.
Dưới đây là một cái nhìn tổng quan:
1. Báo giấy truyền thống (báo in): Thường được coi là đáng tin cậy, đặc biệt là
những tờ báo có uy tín và lịch sử lâu dài. Tuy nhiên, sự giả mạo và thiên vị cũng có thể xuất hiện.
2. Báo trực tuyến chính thống: Các trang web báo chí của các tổ chức uy tín
thường có mức độ tin cậy cao, nhưng vẫn cần cẩn trọng đối với thông tin từ nguồn không rõ.
3. Truyền hình: Kênh tin tức truyền hình cũng được đánh giá cao về tin cậy, nhất
là các tổ chức truyền hình có tiếng và chất lượng sản xuất cao. Tuy nhiên, nó cũng
có thể bị ảnh hưởng bởi sự thiên vị hoặc áp lực từ chủ sở hữu.
4. Truyền thông xã hội: Mức độ tin cậy có thể biến động lớn. Mặc dù là nguồn
thông tin nhanh chóng, nhưng cũng có rủi ro về tin đồn, thông tin giả mạo, và sự thiên vị.
5. Blogs và trang web độc lập: Tin cậy phụ thuộc vào nguồn gốc và uy tín của
blogger hoặc tổ chức. Có các blog chất lượng cao, nhưng cũng có nguy cơ về
quảng cáo nặng và sự thiên vị cá nhân.
6. Podcast: Tùy thuộc vào chất lượng sản xuất và uy tín của người dẫn chương trình,
podcast có thể cung cấp nội dung tin cậy.
Tóm lại, đọc và tiêu thụ thông tin từ nhiều nguồn, đặc biệt là từ các nguồn đã được kiểm
chứng và uy tín, là quan trọng để xây dựng một cái nhìn toàn diện và chính xác về sự kiện và tin tức. VD:
https://baochinhphu.vn/do-tin-cay-cua-bao-in-cao-hon-so-voi-cac-loai-hinh-
truyen-thong-khac-10265631.htm 9
3. Đối tượng tiếp nhận truyền thông báo chí
Người tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc xác định xu hướng và yêu cầu
về nội dung trong các tin tức báo chí, truyền thông. Họ thường tiêu thụ thông tin thông
qua nhiều kênh và mong muốn nội dung linh hoạt, tương tác, phù hợp với nhu cầu cập
nhập thông tin của họ. Vì vậy, họ là những người đóng vai trò lớn trong việc định hướng
thị trường truyền thông báo chí.
Đối tượng tiếp nhận báo chí truyền thông trên thế giới là rất đa dạng và bao gồm:
1. Công dân thông thường: Những người trong cộng đồng địa phương và quốc tế,
quan tâm đến tin tức và sự kiện xảy ra trong thế giới.
2. Doanh nhân và nhà quản lý: Người điều hành doanh nghiệp, chính trị, và tổ chức,
quan tâm đến thông tin ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh và quản lý.
3. Chính trị gia và quan chức: Những người đang nắm giữ vị trí quyền lực, cần theo
dõi thông tin chính trị và xã hội để đưa ra các quyết định có hiệu quả.
4. Người làm nghệ thuật và văn hóa: Nghệ sĩ, nhà văn, và những người làm trong
lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa quan tâm đến tin tức và xu hướng trong ngành của mình.
5. Nhà nghiên cứu và giáo sư: Những người tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu và giáo
dục cần theo dõi thông tin mới nhất trong lĩnh vực của họ.
6. Người theo dõi thể thao: Người hâm mộ thể thao quan tâm đến thông tin về các sự
kiện thể thao, kết quả và câu chuyện xung quanh các vận động viên.
7. Người trẻ và thế hệ kỹ thuật số: Những người trẻ và sử dụng công nghệ số hàng
ngày, chủ yếu tiếp cận tin tức qua trang web, ứng dụng di động, và nền tảng truyền thông xã hội.
8. Cộng đồng trực tuyến: Những nhóm và cộng đồng tạo nên một môi trường trực
tuyến đa dạng, nơi mọi người chia sẻ ý kiến, thông tin và tương tác. 10
Đối tượng tiếp nhận báo chí truyền thông rất đa dạng với các nhu cầu và quan tâm khác
nhau, tạo ra một thị trường tin tức và truyền thông phong phú và đa chiều.
III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG THẾ GIỚI
1.Xu hướng báo chí thế giới những năm gần đây
Báo chí, truyền thông đang đứng trước thời điểm thay đổi chóng mặt của công
nghệ. “Phải đến với công chúng bằng nhiều cách” là điều mà trước đây các cơ quan báo
chí và nhà báo chưa từng nghĩ tới. Thực tế đó đã làm thay đổi cách thức làm báo. Trong
vòng một thập kỷ qua đã có nhiều khái niệm báo chí mới và nền tảng mới ra đời.
1.1. Báo chí đa nền tảng
- Thuật ngữ Multi platform journalism (nơi nào có công chúng, nơi đó có báo chí
đa nền tảng) lần đầu tiên được nhắc đến trong một hội thảo báo chí quốc tế vào
năm 2010, và đây là thời điểm mang tính bước ngoặt của báo chí và truyền thông thế giới.
- Giờ đây điện thoại thông minh, mạng Internet đã phủ khắp toàn cầu, mỗi công
dân đều có thể làm báo. Các hãng tin lớn trên thế giới đã bổ sung vào kênh phát
của mình không chỉ báo in, báo mạng thông thường mà phân phối thông tin trên
các mạng xã hội: Facebool, Instagram,...
- Những thể loại báo chí hình thành trong thời gian gần đây như gói tin tức,
longform, siêu tác phẩm báo chí,...với sự hỗ trợ của công nghệ đầy sức hấp dẫn
và sáng tạo là những hình thức mới của báo mạng điện tử.
1.2. Báo chí đồ họa
- Báo chí hiện đại ngày nay tận dụng triệt để sức mạnh công nghệ để minh họa tin
tức một cách gần gũi, sinh động hơn. Đây là thể loại “báo chí thông minh”, có thể
tương tác với bạn đọc. Ngoài những đồ họa bằng hình ảnh tĩnh thì còn có đồ họa
động,... nhất là trên báo mạng điện tử. Không ít tờ báo hiện nay dành hẳn một
mục riêng dành cho: Infographic (đồ họa) hoặc các siêu tác phẩm báo chí (mega story),...
- Gần đây, báo chí đồ họa được sử dụng một cách hiệu quả, nhất là đối với các lĩnh
vực cần nhiều số liệu như quy hoạch, thời tiết, địa lý, kinh doanh… và thường
kết hợp với các yếu tố đa phương tiện như ảnh, âm thanh, video trong cùng một tác phẩm.
- Báo chí đồ họa là “vũ khí” lợi hại của báo chí hiện đại do xu hướng thực tế cho
thấy độc giả ngày càng chú ý đến hình ảnh và các sản phẩm đa phương tiện, và… 11
“ngại” đọc bài nhiều chữ. Công chúng cũng ưa đọc lại một tác phẩm báo chí đồ
họa hơn các loại tác phẩm khác. Tương lai, báo chí đồ họa vẫn là thể loại cạnh
tranh và còn tiếp tục phát triển.
1.3. Báo chí di động
- “Mang cả thế giới trong lòng bàn tay” là cách mà mọi người nói về thiết bị di
động thông minh. Công chúng tiếp cận thông tin mọi lúc mọi nơi một cách cực
kỳ nhanh chóng và tiện lợi qua wifi và đường truyền viễn thông.
- Báo chí cho nền tảng di động đã phải thay đổi rất nhiều từ cách dàn trang, đặt tít,
chèn ảnh, video, đồ họa… cho đến việc chọn thời điểm phân phối loại thông tin
nào trong ngày để tiếp cận bạn đọc.
- Các cơ quan báo chí đều đầu tư một khoản kha khá cho việc phát triển báo chí
mobile, nhiều ứng dụng được viết riêng với nhiều tính năng mang đến trải nghiệm
tốt nhất cho người dùng. Trong nước, bên cạnh việc xây dựng phiên bản web,
nhiều báo đầu tư cho phiên bản mobile từ sớm như Thanh niên, Dân trí, VnExpress…
- Ở một hướng khác, báo chí di động còn được hiểu là loại hình truyền tải thông
tin hiện đại, tức mọi người dùng điện thoại thông minh để ghi nhận, sáng tạo nội
dung. Nhiều tòa soạn đã trang bị kỹ năng chuyên biệt để giúp phóng viên tác
nghiệp hoàn toàn bằng điện thoại di động.
“Báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động có đặc điểm là chủ động tìm công
chúng khi thông tin được cập nhật. Thông tin của báo chí di động ngắn gọn, cô đọng,
tiết giảm tối đa chi tiết. Đưa tin nổi bật, theo dòng sự kiện, dễ sử dụng, thân thiện với
người dùng.” (PGS-TS. Nguyễn Thị Trường Giang - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, Tổng Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông)
1.4. Báo chí xã hội
- Mạng xã hội với sự phối hợp mạnh mẽ của công nghệ đã khiến các cơ quan báo
chí thay đổi quy trình tác nghiệp của nhà báo và tòa soạn. Mạng xã hội trở thành
kênh truyền thông để nhà báo và người dân chia sẻ thông tin.
- Như Facebook, từ khi hình thành và được sử dụng rộng rãi thì mọi người coi là
không gian chia sẻ và tiếp nhận thông tin ưu tiên hơn các kênh thông tin truyền
thống. Ở hướng khác, các cơ quan báo chí lại chọn Facebook là cánh tay nối dài
để lan tỏa thông tin, định hướng dư luận xã hội. 12
- Thách thức lớn đối với nhà báo và cơ quan báo chí là với việc khai thác hơn 30%
nguồn thông tin từ mạng xã hội trong hoạt động nghề nghiệp của mình thì việc
xác định nguồn tin sạch, nguồn tin có kiểm chứng là yêu cầu bắt buộc và được
quy định bởi các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
- Cuộc đua thông tin giữa mạng xã hội và báo chí chính thống là cuộc đua không
có hồi kết, báo chí tận dụng mạng xã hội để tiếp cận thông tin và cũng chọn mạng
xã hội để lan tỏa thông tin, dù muốn hay không thì trên “xa lộ thông tin” như hiện
nay cả hai đều không thể loại trừ nhau.
1.5. Báo chí dữ liệu: “Đặc sản của báo chí hiện đại”
- Nhiều người coi thời điểm này là “kỷ nguyên của big data” (dữ liệu lớn) bởi dòng
chảy thông tin không ngừng nghỉ và được tập hợp thành kho dữ liệu khổng lồ về
tất cả lĩnh vực trong đời sống xã hội.
- Báo chí dữ liệu là sự kết hợp của việc thu thập thông tin, phân tích và trình bày
một cách trực quan trước mắt người đọc. Hỗ trợ cho loại hình này là khoa học
máy tính trong khâu sản xuất để chuyển tải đến công chúng những câu chuyện, vấn đề hấp dẫn.
“Báo chí dữ liệu là một đặc sản của báo chí, nó phản ánh vai trò ngày càng tăng
của các dữ liệu số được sử dụng trong việc sản xuất và phân phối thông tin trong thời
đại kỹ thuật số”. (Nhà báo Nguyễn Cao Cường - giảng viên chuyên ngành truyền hình
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
- Dấu mốc quan trọng của báo chí dữ liệu là năm 1952, mạng lưới CBS của Mỹ
dùng một máy tính mạnh để dự đoán kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
- Vai trò của công nghệ trong sản xuất báo chí dữ liệu cũng phát triển theo thời
gian, mang đến cho loại hình báo chí này ngày càng đa dạng hơn.
- Trong nước, báo chí dữ liệu nở rộ trong vòng mươi năm gần đây. Những tờ
Vietnamplus, VOV, Nhân dân… tiên phong trong việc sản xuất tin, bài theo xu
hướng báo chí dữ liệu, được tổ chức ở các chuyên trang (website), đồ họa tĩnh
như đồ thị, biểu đồ, đồ họa dạng video hay các hình thức tương tác. 13 2. Thách thức
Thị trường báo chí truyền thông thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức lớn
và đa dạng, mà một số trong số đó bao gồm:
2.1. Sự chuyển đổi số: Ngày càng nhiều người xem tin tức trực tuyến và tiếp cận thông
tin qua các nền tảng số, đặt ra thách thức lớn cho các tờ báo truyền thống. Việc này tạo
ra áp lực để thay đổi mô hình kinh doanh và quảng cáo của họ để thích ứng với môi trường số hóa.
VD: Sự ra đời của AI là một thách thức lớn trong thị trường báo chí truyền thông.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trong một bức thư nội bộ gửi nhân viên, Giám đốc
điều hành Axel Springer, ông Mathias Doepfner, cho biết: “AI có khả năng khiến cho
nghề báo trở nên độc lập hơn bao giờ hết, thậm chí có thể thay thế nghề báo.”Ông
Doepfner nhận định các công cụ hỗ trợ AI như Chat GPT hứa hẹn tạo ra “một cuộc cách
mạng” về thông tin. Với AI, Chat GPT đang gây bão trên toàn thế giới với khả năng tạo
ra các văn bản như bài luận, thậm chí thơ, chỉ trong vài giây.
Một số cơ quan báo chí trong nước đang sở hữu công nghệ làm báo bằng trí tuệ
nhân tạo như tạo ra MC ảo dẫn chương trình thay cho phát thanh viên hay dựng bản tin
video thời sự hoàn toàn tự động.
2.2. Chất lượng thông tin: Với sự bùng nổ thông tin trên internet, việc kiểm soát chất
lượng thông tin trở thành một thách thức. Tin giả mạo (fake news) và thông tin sai lệch
có thể lan truyền rất nhanh, gây ảnh hưởng đáng kể đến độ tin cậy của báo chí. 14 VD: Sự kiện "Pizzagate"
Comet Ping Pong, một nhà hàng ở Washington, D.C., đã trở thành tâm điểm
của thuyết âm mưu Pizzagate. Ảnh: Alex Wong / Getty
Vào tháng 12 năm 2016, một tin đồn trên mạng xã hội và các trang web không
chính thức lan truyền rộng rãi, đặt ra cáo buộc không có cơ sở về việc một nhà hàng
pizza ở Washington D.C. có liên quan đến các quan chức chính trị, tham gia vào một
mạng lưới tội phạm tình dục và buôn bán trẻ em. Tin đồn này đã tạo ra sự hoang mang
và lo lắng trong cộng đồng, khiến nhiều người tin tưởng vào thông tin mà họ đọc trên
mạng xã hội. Nhà hàng pizza bị áp đặt áp lực lớn, và nhân viên cũng đối mặt với đe dọa và quấy rối.
Các tờ báo chí truyền thống đã phải đối mặt với thách thức khi phải đối diện với
sự phổ biến của thông tin giả mạo. Một số tờ báo đã phải dành thêm công sức để làm rõ
rằng tin đồn này là hoàn toàn không có cơ sở và không có bằng chứng nào chứng minh
sự liên quan của nhà hàng pizza đó với tội phạm.
Sự kiện này không chỉ tạo ra sự lo ngại và rối ren trong cộng đồng mà còn làm
nổi bật khía cạnh nguy hiểm của tin giả mạo đối với an ninh và uy tín của cả báo chí và
doanh nghiệp. Đồng thời, nó đặt ra thách thức về cách xử lý và ngăn chặn hiện tượng
này để bảo vệ chất lượng thông tin và độ tin cậy trong thị trường báo chí truyền thông. 15
2.3. Thu hút độc giả và giữ chúng: Sự cạnh tranh giữa các tờ báo và nền tảng truyền
thông là rất khốc liệt. Báo chí cần không ngừng nâng cao chất lượng nội dung để thu
hút và giữ chúng độc giả, cũng như để cạnh tranh với các nền tảng truyền thông xã hội.
VD: Mô hình kinh doanh của Facebook và các nền tảng truyền thông xã hội khác.
Facebook thu hút độc giả thông qua mô hình thuần dựa trên sự chia sẻ và tương tác, tạo
nên một loạt các thách thức đối với ngành báo chí truyền thông.
2.4. Quảng cáo và nguồn thu nhập: Sự chuyển đổi từ quảng cáo truyền thống sang quảng
cáo trực tuyến, cộng với sự gia tăng của các trình chặn quảng cáo và sự thay đổi trong
mô hình thu nhập, tạo ra thách thức về tài chính cho nhiều tờ báo.
VD: Sự phổ biến của ad-blockers và tình trạng quảng cáo phân loại khiến cho
người dùng ngày càng tránh xa khỏi quảng cáo truyền thống. Từ đó đã tạo ra thách thức
lớn cho các tờ báo phải tìm cách giảm sự phụ thuộc vào quảng cáo truyền thống và đầu
tư vào hình thức quảng cáo mới, sáng tạo, có giá trị nội dung cao hơn để thu hút độc giả. 16
2.5. An ninh và quyền riêng tư: Các vấn đề về an ninh mạng và quyền riêng tư ngày
càng trở nên quan trọng, đặc biệt là khi các tờ báo tham gia vào việc thu thập và xử lý
dữ liệu cá nhân để tối ưu hóa trải nghiệm độc giả và quảng cáo.
VD: Cuộc tấn công ransomware vào các tờ báo, nhằm mã hóa dữ liệu và yêu cầu
tiền chuộc để giải mã, có thể gây thiệt hại nặng nề cho khả năng sản xuất và phân phối
tin tức.Từ đó đã tạo ra thách thức lớn cho nghành báo chí vì phải đối mặt với nguy cơ
bị tấn công mạng từ các tổ chức hoặc nhóm tin tặc, có thể dẫn đến việc lộ thông tin nhạy
cảm, xâm phạm quyền riêng tư của nhân viên, hoặc thậm chí làm biến đổi nội dung.
2.6. Kiểm soát từ chính phủ: Trong một số quốc gia, tự do báo chí đang bị đe dọa do sự
can thiệp của chính phủ. Việc kiểm soát thông tin và hạn chế tự do báo chí có thể ảnh
hưởng đến khả năng của các tờ báo để làm nhiệm vụ thông tin và kiểm soát chính quyền.
VD: Trong nhiều quốc gia, chính phủ thực hiện kiểm soát nội dung thông tin, cả
trực tuyến và offline. Việc này có thể dẫn đến việc kiểm soát nội dung báo chí, giới hạn
tự do ngôn luận và khả năng báo cáo về những vấn đề nhạy cảm hay chính trị. 17
2.7. Thách thức về đa dạng và đại diện: Nhiều tờ báo đang phải đối mặt với thách thức
về việc đảm bảo sự đa dạng và đại diện trong nội dung và trong tổ chức, để phản ánh
đúng nhu cầu và quan điểm của cộng đồng toàn cầu.
VD: Sự thiếu hụt đa dạng trong các lĩnh vực chuyên môn như khoa học, nghệ
thuật, và kinh doanh có thể dẫn đến sự chệch lệch trong cách báo cáo và hiểu biết về những lĩnh vực này.
Những thách thức này đặt ra yêu cầu cho sự sáng tạo và sự thích ứng của ngành
báo chí truyền thông để duy trì và củng cố vai trò quan trọng của mình trong xã hội hiện đại.
3. Xu hướng thị trường báo chí truyền thông thế giới trong năm 2023
- Sáng tạo về format: xu hướng chuyển sang audio và video sẽ tiếp tục.
Một trong những xu hướng quan trọng trong digital là sự bùng nổ các format và các
kênh mà cơ quan báo chí có thể sử dụng để tiếp cận người dùng. Website giờ đây chỉ là
một trong nhiều cách thức tương tác với độc giả.
Kết nối dữ liệu tốt hơn đã mở ra rất nhiều cơ hội bên cạnh thông tin văn bản và hình ảnh
và việc điện thoại thông minh trở nên phổ biến càng thúc đẩy việc sử dụng báo chí thị
giác, video dọc và podcast.
Hầu hết các cơ quan báo chí cho biết, họ sẽ tập trung vào podcast và các nội dung digital
audio (72%), email newsletter (69%) và digital video (67%) trong năm 2023. 18
Trong bối cảnh khó đoán định về truyền thông xã hội, rất nhiều cơ quan báo chí đang
đầu tư mạnh vào podcast và bản tin (newsletter) như là cách hiệu quả nhất để kết nối
sâu hơn với độc giả và khuyến khích họ quay lại thường xuyên hơn.
Do tình trạng quá tải tin tức, các báo đang quay sang phát triển những nội dung chuyên
biệt hoặc độc đáo để có thể cung cấp kèm với những gói thu phí đọc báo điện tử hiện
có, hoặc để bán riêng rẽ.
Có thể nêu thí dụ như bản tin Due Diligence của Financial Times hay bản tin Hot Pod của Vox Media.
Những cơ quan báo chí như Tortoise Media thì từ lâu đã tập trung vào bản tin và
audio, khẳng định các phương pháp này giúp họ tăng đáng kể số lượng thành viên mới.
Ngoài ra, Truyền thông xã hội ở Vương quốc Anh Các nền tảng truyền thông xã
hội như Twitter, Facebook và Instagram được sử dụng rộng rãi để xem tin tức và tương
tác xã hội—chúng đã trở thành công cụ thiết yếu để các nhà báo và tổ chức tin tức tiếp
cận khán giả. Theo báo cáo, hiện nay gần 50% người trưởng thành ở Anh sử dụng mạng
xã hội để cập nhật tin tức. Ngoài ra, trong số các kênh truyền thông xã hội khác nhau;
Facebook được sử dụng nhiều nhất cho tin tức địa phương, Twitter cho tin tức nóng hổi
và TikTok, Instagram và Snapchat đều được sử dụng cho tin tức về người nổi tiếng.
Mức độ phổ biến của podcast đã tăng lên ở Anh, bao gồm nhiều chủ đề khác nhau,
từ tội phạm thực sự đến chính trị. Họ cung cấp một cách khác để xem tin tức và giải trí
và đặc biệt phổ biến trong giới trẻ và Gen-Z. YouTube và Spotify tiếp tục là những nền 19
tảng phổ biến nhất đối với những người trưởng thành tuyên bố xem tin tức qua podcast, tiếp theo là BBC Sounds.
- Ứng dụng công nghệ mới và tận dụng thông tin:
Các công ty truyền thông và báo chí đang tận dụng công nghệ mới theo nhiều
cách khác nhau để cải thiện hoạt động, tiếp cận khán giả và tăng doanh thu.
Năm 2023 là năm đột phá về trí tuệ nhân tạo và ứng dụng trong báo chí.
Sự xuất hiện của ChatGPT thuộc OpenAI là một trong những bước tiến công nghệ lớn
nhất kể từ khi sáng tạo ra internet và đây là một phần của xu hướng lớn hơn mang tên
"AI tạo sinh" (generative AI) - cho phép máy tính tạo ra không chỉ ngôn từ mà cả hình
ảnh, video và thậm chí cả thế giới ảo mà chỉ cần dùng vài câu lệnh bằng văn bản.
Các công cụ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT và những trợ lý digital bằng giọng nói
sẽ ngày càng phát triển, tác động đến sự thống trị lâu nay của Google trong lĩnh vực tìm
kiếm (vốn dựa trên việc trả kết quả dạng đường dẫn).
Viễn cảnh này đương nhiên có tác động lớn đến các cơ quan báo chí, vốn được công cụ
tìm kiếm mang lại đến 50% lượng truy cập cũng như doanh thu quảng cáo kèm theo.
Những bước tiến về "AI tạo sinh" mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm mới
cho các cơ quan báo chí nhưng cũng có thể bị kẻ xấu lợi dụng, thí dụ tạo deepfake đầy
thuyết phục về các chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp, nghệ sĩ hoặc chính… nhà báo.
Để nắm bắt cơ hội và giảm rủi ro, các cơ quan báo chí cần thiết lập những quy
định rõ ràng về tính đạo đức khi sử dụng AI. Rất cần hướng dẫn người dùng phân biệt
nội dung tốt-xấu do AI tạo ra.
Năm 2023 ngày càng nhiều công cụ như thế này được các nhà sáng tạo nội dung
và các nhà báo sử dụng. Những công cụ như MidJourney và DALL-E đang được sử
dụng để tạo ra các hình minh họa cho các bài báo hoặc blog. 20