Những câu hỏi ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại Học Duy Tân

1. Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng HCM? Yếu tố nào là quan trọng nhất? Vì sao?2. Trình bày các giai đoạn hình thanh phát triển tư tưởng HCM3. Phân tích nội dung độc lập tư tưởng HCm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

ÔN TẬPTƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng HCM? Yếu tố nào là quan trọng nhất? Vì
sao?
2. Trình bày các giai đoạn hình thanh phát triển tư tưởng HCM
3. Phân tích nội dung độc lập tư tưởng HCm
4. Làm rõ sự khác nhau trong sự ra đời của ĐCSVN với ĐCS trên thế giới
5. Hãy phân tích các nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới theo tư tưởng HCM
6. Phân tích những quan điểm cơ bản của TTHCM về đại đoàn kết dân tộc
7. Thế nào là nhà nước của dân, do dân và vì dân
8. Phân tích những chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng bác Hồ
9. Phân tích nguyên tắc xây dựng đạo đức theo tư tưởng Bác Hồ
Câu 1: Cơ sở hình thành tư tưởng HCM? Yếu tố nào là quan trọng nhất? Vì
sao?
-Văn hoá và truyền thống của người Việt Nam
Tư tưởng của Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc. Đó là truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tự cường; đoàn kết,
nhân ái, khoan dung, tinh thần cộng đồng, lạc quan yêu đời, cần cù, thông minh,
sáng tạo…
-Tinh hoa văn hóa nhân loại
Trong suốt quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tìm
tòi, học hỏi và tiếp thu có chọn lọc các trường phái triết học, quan điểm tư tưởng
cổ kim, đông, tây. Đặc biệt, Người đã kế thừa, phát triển các giá trị tích cực của
Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, chủ nghĩa Tam dân và văn hóa tư sản...
-Chủ nghĩa Mác – Lênin
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đưa cách mạng Việt Nam đi
từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
-Tài năng và hoạt động thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí Minh
Với tài năng, bản lĩnh kiên cường và tinh thần học hỏi Hồ chí Minh đã xây dượng
một hệ thống quan điểm lý luận toàn diện, sâu sắc về cách mạng Việt Nam, định
ra các quyết sách đúng đắn, sáng tạo để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
Tư tưởng hCM là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác Lê nin vào điều kiện của thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Trong đó Chủ nghĩa Mác Lê nin là quan trọng nhất.
Bởi chủ nghĩa Mác Lê nin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận, nguồn gốc tư
tưởng, lý luận trực tiếp quyết định bản chất cách mạng và khuynh hướng của Tư
tưởng HCM. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình HCM luôn
khẳng định chủ nghĩa Mác Lê nin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất
cách mạng nhất, muốn cách mạng thành công phải đi theo chủ nghĩa Mác Lê nin
để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Câu 2: Trình bày các giai đoạn hình thanh phát triển tư tưởng HCM
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh gồm 5 giai đoạn
1. Từ 1890-1911: thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách
mạng.
Bác tiếp thu truyền thống dân tộc, hấp thụ vốn văn hoá Quốc học và Hán học, tiếp
xúc với văn hoá phương Tây, chứng kiến cuộc sống khổ cực của đồng bào. Bác nảy
ý định đi tìm đường cứu nước, sang phương Tây tìm hiểu xem thế giới làm gì rồi
trở về giúp đồng bào mình.
2. Từ 1911-1920: thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước giải phóng dân tộc.
Năm 1911, Bác sang Pháp, sau đó sang Anh, Mỹ, Nga hoạt động cách mạng sôi
nổi. Giai đoạn này đánh dấu sự phát triển vượt bậc thế giới quan của Hồ Chí Minh
từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc đến giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, từ chiến sĩ chống
thực dân trở thành chiến sĩ cộng sản Việt Nam.
3. Từ 1921-1930: thời kỳ hình thành bản tưởng Hồ Chí Minh về con
đường cách mạng Việt Nam:
Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh trong
những năm 20 của thế kỷ XX được truyền vào Việt Nam, làm cho phong trào
dân tộc và giai cấp ở nước ta là phong trào tự giác.
4. Từ 1930-1945: thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao
tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản.
Đây thời kỳ thắng lợi của tưởng Hồ Chí Minh cả về phương diện luận
phương diện thực tiễn. Khẳng định quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường
cách mạng Việt Nam là đúng đắn
5. Từ 1945-1969: thời kỳ phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc.
Đây thời kỳ Hồ Chí Minh cùng trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân ta vừa
tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân
dân đỉnh cao chiến thắng Điện Biên Phủ; tiến hành cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Câu 3: Phân tích nội dung độc lập tư tưởng HCm
Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả dân tộc
Đô wc lâ wp tự do là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
Con người khi sinh ra có quyền sống, quyền hưởng tự do, hạnh phúc. Dân tộc ta
từ khi dựng nước đã chứng kiến biết bao cuộc xâm lược. Khi có kẻ thù đến thì
nhân dân ta không phân biệt là già trẻ hay gái trai đồng sức đồng lòng kiên quyết
chống lại và đứng lên giành cho bằng được độc lập dân tộc
Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của
nhân dân
Theo Hồ Chí Minh độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân. Người đánh
giá cao học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: dân tộc độc
lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc
Ngoài ra độc lập cũng phải gắn với cơm no, áo ấm và hạnh phúc. Chúng ta phải
làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học
hành
Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt
để trên tất cả các lĩnh vực: Đối nội, đối ngoại; độc lập, tự chủ về kinh tế, an ninh,
quốc phòng và ngoại giao.
Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Đó là nền độc lập bao gồm đầy đủ chủ quyền quốc gia về chính trị, kinh tế, an
ninh, toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 4:Làm sự khác nhau trong sự ra đời của ĐCSVN với
ĐCS trên thế giới
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kết quả tất yếu của cuộc đấu
tranh dân tộc đấu tranh giai cấp, sự khẳng định vai trò lãnh
đạo của giai cấp công nhân Việt Nam hệ tưởng Mác-Lênin
đối với cách mạng Việt Nam
DCS Việt Nam ra đời sản phẩm của sự kết hợp giữa Chủ nghĩa
Mác Lên nin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước.
Sự tham gia của phong trào yêu nước trong quá trình thành lập
Đảng sự khác biệt bản trong sự ra đời của DdCSVN so với
các DCS khác trên thế giới. Các ĐCS khác trên thế giới ra đời chỉ
dựa trên sự kết hợp của chủ nghĩa Mác Lê ninphong trao công
nhân
Câu 5: Hãy phân tích các nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới theo tư tưởng
HCM
Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Đây là nguyên tác cơ bản nhất để xây dựng Đảng cộng sản
- Dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung; tập trung trên cơ sở dân chủ,
theo nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, mọi
đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng. Từ đó làm cho “Đảng
ta tuy nhiều người nhưng khi tiền đánh thì chỉ như một người”.
Hai là, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Theo Hồ Chí Minh, đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.
Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả
là hỏng việc.
Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết
quả cũng là hỏng việc.
Ba là, nguyên tắc tự phê bình và phê bình
- Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là quy luật phát triển của
Đảng.
- Tự phê bình và phê bình là vũ khí để nâng cao trình độ của Đảng, để Đảng làm
tròn sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, làm tròn trách nhiệm trước giai cấp và dân tộc.
Bốn là, nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác.
- Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng một kỷ luật nghiêm minh và tự giác
trong Đảng để tạo nên sức mạnh to lớn của Đảng: “Sức mạnh vô địch của Đảng là
ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm minh của cán bộ, đảng viên.”
Năm là, nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng
Hồ Chí Minh khẳng định, đoàn kết thống nhất của Đảng là một nguyên tắc quan
trọng của Đảng kiểu mới của Lênin. Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng
để làm nòng cốt cho việc xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong nhân dân, xây
dựng nên khối đoàn kết vững chắc, đảm bảo cho việc giành được những thắng lợi
ngày càng to lớn hơn.
Câu 6: Phân tích những quan điểm cơ bản của TTHCM về đại đoàn kết dân
tộc
Lực lượng đại đoàn kết dân tộc
Lực lượng góp thành sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc là toàn dân, trong đó lấy
liên minh công nhân - nông dân - trí thức làm nền tảng được tập hợp trong một Mặt
trận thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn đã trả lời chỉ trên cơ sở
tuân thủ nguyên tắc này, đại đoàn kết dân tộc mới có sức sống bền vững và trường
tồn.
Điều kiện thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
Theo Người, để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống
yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc và đại đoàn kết phải được xây dựng
dựa trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc và những lợi ích chính đáng của
nhân dân lao động.
Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc
Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất.
Toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh vô địch trong đấu tranh
bảo vệ và xây dựng Tổ quốc khi được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững
chắc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 7: Thế nào là nhà nước của dân, do dân và vì dân
- : Nhà nước trong đó dân chủ; dân Nhà nước của dân
người có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan
trọng nhất của đất nước. bao nhiêu quyền hạn của dân; quyền
hành và lực lượng đều ở nơi dân.
- Nhà nước do dân: dân làm chủ nhà nước.
+Nhân dân người tổ chức nên các quan nhà nước từ Trung
ương đến địa phương. Nhân dân có quyền bầu cử, ứng cử thì cũng
quyền thực hiện chế độ bãi miễn theo ba mức độ từ thấp đến
cao.
+Nhân dân còn có quyền kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động
của các cơ quan nhà nước do mình cử ra...
- Nhà nước phục vụ nhân dân, đem lại lợiNhà nước dân:
ích cho nhân dân.: Nhà nước phục vụ nhân dân:
+không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân
+Nhà nước biết chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân: làm cho
dân ăn; làm cho dân mặc; làm cho dân chỗ ở; làm cho
dân được học hành; làm cho dân điều kiện khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khoẻ.
+Hướng dẫn dân làm sao để bất kỳ ai cũng thấy được Nhà nước là
người đại diện cho lợi ích chân chính, hợp pháp của họ. Nhà nước
phải thực sự liêm khiết, trong sạch, tránh quan liêu, tham nhũng,
đặc quyền, đặc lợi
Câu 8: Phân tích những chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng bác Hồ
Một là, trung với nước, hiếu với dân.
đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất
khác.Từ quan niệm cũ “ trung với vua, hiếu với cha mẹ” trong đạo đức truyền
thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội
dung mới, cao rộng hơn là “ trung với nước, hiếu với dân”. Người khẳng định:
Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt
qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Hai là, yêu thương con người.
Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm
chất cao đẹp nhất. Người luôn luôn dành tình yêu thương rộng lớn cho những
người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột. Ở Hồ Chí Minh, tình
yêu thương đồng bào, đồng chí của Người rất bao la, rộng lớn và toàn diện, không
phân biệt vùng, miền, trẻ, già, trai, gái...hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có
chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người.
Ba là, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao,
với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm
Kiệm tức là tiết kệm sức lao động, thì giờ, tiền của của dân, của nước, của bản
thân mình, phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ
Liêm tức là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm
một đồng xu, hạt thóc nào của Nhà nước, của nhân dân, phải trong sạch, không
tham lam, không tham địa vị
Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn, đối với mình thì không tự cao, tự
đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay,
sửa đổi điều dở của bản thân mình
Chí công vô tư là đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc, khi làm bất
cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau
Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng.
Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng một
mệnh đề “ bốn phương vô sản đều là anh em”, là tinh thần đoàn kết với các dân
tộc bị áp bức, với tất cả nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới vì hòa bình, công lý và
tiến bộ xã hội, vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc và chủ ngĩa xã hội, là tinh
thần hợp tác và hữu nghị.
Câu 9 Phân tích nguyên tắc xây dựng đạo đức theo tư tưởng Bác Hồ
Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm.
Nói đi đôi với làm, trước hết là sự nêu gương tốt Sự tiêu gương của
thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, lãnh đạo với nhân viên... Đảng
viên phải nêu gương trước quần chúng.
Hai là, xây đi đôi với chống.
Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất
tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện đạo đức sai trái,
xấu xa, không phù hợp với những yêu cầu của đạo đức mới. Xây
đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích
xây.
Để xây chống cần phát huy vai trò của luận hội, tạo ra
phong trào quần chúng rộng rãi biểu dương cái tốt, phê phán cái
xấu. Người đã phát động cuộc thi đua “3 xây. 3 chống”, viết sách
người tốt, việc tốt” để tuyên truyền, giáo dục về đạo đức lối
sống.
Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Trong rèn luyện đạo đức, Hồ Chí Minh coi tự rèn luyện vai trò
rất quan trọng. Người khẳng định, đã người thì ai cũng chỗ
hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cùng thiện, ác trong
mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa
dối, thấy cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy thấy cái
dở, cái xấu. cái ác để khắc phục
Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực
tiễn, trong mọi mối quan hệ của mình, trong như trong sinh hoạt
cộng đồng.
| 1/9

Preview text:

ÔN TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng HCM? Yếu tố nào là quan trọng nhất? Vì sao?
2. Trình bày các giai đoạn hình thanh phát triển tư tưởng HCM
3. Phân tích nội dung độc lập tư tưởng HCm
4. Làm rõ sự khác nhau trong sự ra đời của ĐCSVN với ĐCS trên thế giới
5. Hãy phân tích các nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới theo tư tưởng HCM
6. Phân tích những quan điểm cơ bản của TTHCM về đại đoàn kết dân tộc
7. Thế nào là nhà nước của dân, do dân và vì dân
8. Phân tích những chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng bác Hồ
9. Phân tích nguyên tắc xây dựng đạo đức theo tư tưởng Bác Hồ
Câu 1: Cơ sở hình thành tư tưởng HCM? Yếu tố nào là quan trọng nhất? Vì sao?
-Văn hoá và truyền thống của người Việt Nam
Tư tưởng của Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc. Đó là truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tự cường; đoàn kết,
nhân ái, khoan dung, tinh thần cộng đồng, lạc quan yêu đời, cần cù, thông minh, sáng tạo…
-Tinh hoa văn hóa nhân loại
Trong suốt quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tìm
tòi, học hỏi và tiếp thu có chọn lọc các trường phái triết học, quan điểm tư tưởng
cổ kim, đông, tây. Đặc biệt, Người đã kế thừa, phát triển các giá trị tích cực của
Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, chủ nghĩa Tam dân và văn hóa tư sản...
-Chủ nghĩa Mác – Lênin
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đưa cách mạng Việt Nam đi
từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
-Tài năng và hoạt động thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí Minh
Với tài năng, bản lĩnh kiên cường và tinh thần học hỏi Hồ chí Minh đã xây dượng
một hệ thống quan điểm lý luận toàn diện, sâu sắc về cách mạng Việt Nam, định
ra các quyết sách đúng đắn, sáng tạo để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
 Tư tưởng hCM là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác Lê nin vào điều kiện của thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Trong đó Chủ nghĩa Mác Lê nin là quan trọng nhất.
Bởi chủ nghĩa Mác Lê nin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận, nguồn gốc tư
tưởng, lý luận trực tiếp quyết định bản chất cách mạng và khuynh hướng của Tư
tưởng HCM. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình HCM luôn
khẳng định chủ nghĩa Mác Lê nin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất
cách mạng nhất, muốn cách mạng thành công phải đi theo chủ nghĩa Mác Lê nin
để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Câu 2: Trình bày các giai đoạn hình thanh phát triển tư tưởng HCM
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh gồm 5 giai đoạn
1. Từ 1890-1911: thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng.
Bác tiếp thu truyền thống dân tộc, hấp thụ vốn văn hoá Quốc học và Hán học, tiếp
xúc với văn hoá phương Tây, chứng kiến cuộc sống khổ cực của đồng bào. Bác nảy
ý định đi tìm đường cứu nước, sang phương Tây tìm hiểu xem thế giới làm gì rồi
trở về giúp đồng bào mình.
2. Từ 1911-1920: thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước giải phóng dân tộc.
Năm 1911, Bác sang Pháp, sau đó sang Anh, Mỹ, Nga hoạt động cách mạng sôi
nổi. Giai đoạn này đánh dấu sự phát triển vượt bậc thế giới quan của Hồ Chí Minh
từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc đến giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, từ chiến sĩ chống
thực dân trở thành chiến sĩ cộng sản Việt Nam.
3. Từ 1921-1930: thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con
đường cách mạng Việt Nam:

Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh trong
những năm 20 của thế kỷ XX được truyền bá vào Việt Nam, làm cho phong trào
dân tộc và giai cấp ở nước ta là phong trào tự giác.
4. Từ 1930-1945: thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư
tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản.
Đây là thời kỳ thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh cả về phương diện lý luận và
phương diện thực tiễn. Khẳng định quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường
cách mạng Việt Nam là đúng đắn
5. Từ 1945-1969: thời kỳ phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc.
Đây là thời kỳ mà Hồ Chí Minh cùng trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân ta vừa
tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân
dân mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ; tiến hành cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Câu 3: Phân tích nội dung độc lập tư tưởng HCm
Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả dân tộc
Đô wc lâ wp tự do là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
Con người khi sinh ra có quyền sống, quyền hưởng tự do, hạnh phúc. Dân tộc ta
từ khi dựng nước đã chứng kiến biết bao cuộc xâm lược. Khi có kẻ thù đến thì
nhân dân ta không phân biệt là già trẻ hay gái trai đồng sức đồng lòng kiên quyết
chống lại và đứng lên giành cho bằng được độc lập dân tộc
Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân
Theo Hồ Chí Minh độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân. Người đánh
giá cao học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: dân tộc độc
lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc
Ngoài ra độc lập cũng phải gắn với cơm no, áo ấm và hạnh phúc. Chúng ta phải
làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành
Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt
để trên tất cả các lĩnh vực: Đối nội, đối ngoại; độc lập, tự chủ về kinh tế, an ninh,
quốc phòng và ngoại giao.
Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Đó là nền độc lập bao gồm đầy đủ chủ quyền quốc gia về chính trị, kinh tế, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 4:Làm rõ sự khác nhau trong sự ra đời của ĐCSVN với ĐCS trên thế giới
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu
tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh
đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin
đối với cách mạng Việt Nam
DCS Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa Chủ nghĩa
Mác Lên nin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước.
Sự tham gia của phong trào yêu nước trong quá trình thành lập
Đảng là sự khác biệt cơ bản trong sự ra đời của DdCSVN so với
các DCS khác trên thế giới. Các ĐCS khác trên thế giới ra đời chỉ
dựa trên sự kết hợp của chủ nghĩa Mác Lê nin và phong trao công nhân Câu 5:
Hãy phân tích các nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới theo tư tưởng HCM
Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Đây là nguyên tác cơ bản nhất để xây dựng Đảng cộng sản
- Dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung; tập trung trên cơ sở dân chủ,
theo nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, mọi
đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng. Từ đó làm cho “Đảng
ta tuy nhiều người nhưng khi tiền đánh thì chỉ như một người”.
Hai là, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Theo Hồ Chí Minh, đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.
Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc.
Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc.
Ba là, nguyên tắc tự phê bình và phê bình
- Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là quy luật phát triển của Đảng.
- Tự phê bình và phê bình là vũ khí để nâng cao trình độ của Đảng, để Đảng làm
tròn sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, làm tròn trách nhiệm trước giai cấp và dân tộc.
Bốn là, nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác.
- Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng một kỷ luật nghiêm minh và tự giác
trong Đảng để tạo nên sức mạnh to lớn của Đảng: “Sức mạnh vô địch của Đảng là
ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm minh của cán bộ, đảng viên.”
Năm là, nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng
Hồ Chí Minh khẳng định, đoàn kết thống nhất của Đảng là một nguyên tắc quan
trọng của Đảng kiểu mới của Lênin. Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng
để làm nòng cốt cho việc xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong nhân dân, xây
dựng nên khối đoàn kết vững chắc, đảm bảo cho việc giành được những thắng lợi ngày càng to lớn hơn. Câu 6:
Phân tích những quan điểm cơ bản của
TTHCM về đại đoàn kết dân tộc
Lực lượng đại đoàn kết dân tộc

Lực lượng góp thành sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc là toàn dân, trong đó lấy
liên minh công nhân - nông dân - trí thức làm nền tảng được tập hợp trong một Mặt
trận thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn đã trả lời chỉ trên cơ sở
tuân thủ nguyên tắc này, đại đoàn kết dân tộc mới có sức sống bền vững và trường tồn.
Điều kiện thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
Theo Người, để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống
yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc và đại đoàn kết phải được xây dựng
dựa trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc và những lợi ích chính đáng của nhân dân lao động.
Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc
Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất.
Toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh vô địch trong đấu tranh
bảo vệ và xây dựng Tổ quốc khi được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững
chắc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 7: Thế nào là nhà nước của dân, do dân và vì dân
- Nhà nước của dân: là Nhà nước trong đó dân là chủ; dân là
người có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan
trọng nhất của đất nước. bao nhiêu quyền hạn là của dân; quyền
hành và lực lượng đều ở nơi dân.
- Nhà nước do dân: dân làm chủ nhà nước.
+Nhân dân là người tổ chức nên các cơ quan nhà nước từ Trung
ương đến địa phương. Nhân dân có quyền bầu cử, ứng cử thì cũng
có quyền thực hiện chế độ bãi miễn theo ba mức độ từ thấp đến cao.
+Nhân dân còn có quyền kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động
của các cơ quan nhà nước do mình cử ra...
- Nhà nước vì dân: là Nhà nước phục vụ nhân dân, đem lại lợi
ích cho nhân dân.: Nhà nước phục vụ nhân dân:
+không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân
+Nhà nước biết chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân: làm cho
dân có ăn; làm cho dân có mặc; làm cho dân có chỗ ở; làm cho
dân được học hành; làm cho dân có điều kiện khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ.
+Hướng dẫn dân làm sao để bất kỳ ai cũng thấy được Nhà nước là
người đại diện cho lợi ích chân chính, hợp pháp của họ. Nhà nước
phải thực sự liêm khiết, trong sạch, tránh quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi Câu 8:
Phân tích những chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng bác Hồ
Một là, trung với nước, hiếu với dân.
đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất
khác.Từ quan niệm cũ “ trung với vua, hiếu với cha mẹ” trong đạo đức truyền
thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội
dung mới, cao rộng hơn là “ trung với nước, hiếu với dân”. Người khẳng định:
Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt
qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Hai là, yêu thương con người.
Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm
chất cao đẹp nhất. Người luôn luôn dành tình yêu thương rộng lớn cho những
người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột. Ở Hồ Chí Minh, tình
yêu thương đồng bào, đồng chí của Người rất bao la, rộng lớn và toàn diện, không
phân biệt vùng, miền, trẻ, già, trai, gái...hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có
chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người.
Ba là, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao,
với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm Kiệm
tức là tiết kệm sức lao động, thì giờ, tiền của của dân, của nước, của bản
thân mình, phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ
Liêm tức là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm
một đồng xu, hạt thóc nào của Nhà nước, của nhân dân, phải trong sạch, không
tham lam, không tham địa vị
Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn, đối với mình thì không tự cao, tự
đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay,
sửa đổi điều dở của bản thân mình
Chí công vô tư là đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc, khi làm bất
cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau
Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng.
Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng một
mệnh đề “ bốn phương vô sản đều là anh em”, là tinh thần đoàn kết với các dân
tộc bị áp bức, với tất cả nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới vì hòa bình, công lý và
tiến bộ xã hội, vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc và chủ ngĩa xã hội, là tinh
thần hợp tác và hữu nghị.
Câu 9 Phân tích nguyên tắc xây dựng đạo đức theo tư tưởng Bác Hồ
Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm.
Nói đi đôi với làm, trước hết là sự nêu gương tốt Sự tiêu gương của
thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, lãnh đạo với nhân viên... Đảng
viên phải nêu gương trước quần chúng.
Hai là, xây đi đôi với chống.
Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất
tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện đạo đức sai trái,
xấu xa, không phù hợp với những yêu cầu của đạo đức mới. Xây
đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây.
Để xây và chống cần phát huy vai trò của dư luận xã hội, tạo ra
phong trào quần chúng rộng rãi biểu dương cái tốt, phê phán cái
xấu. Người đã phát động cuộc thi đua “3 xây. 3 chống”, viết sách
“người tốt, việc tốt” để tuyên truyền, giáo dục về đạo đức lối sống.
Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Trong rèn luyện đạo đức, Hồ Chí Minh coi tự rèn luyện có vai trò
rất quan trọng. Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ
hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cùng có thiện, có ác ở trong
mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa
dối, thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái
dở, cái xấu. cái ác để khắc phục
Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực
tiễn, trong mọi mối quan hệ của mình, trong như trong sinh hoạt cộng đồng.