Những câu hỏi ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Khánh Hòa

Những câu hỏi ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu

Thông tin:
16 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Những câu hỏi ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Khánh Hòa

Những câu hỏi ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

42 21 lượt tải Tải xuống
NHỮNG CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TTHCM
CHƯƠNG1:
Câu hỏi: Phân tích tầm quan trọng của việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu môn học TTHCM?
Trả lời:
-Học tập tư tưởng HCM giúp chúng ta nâng cao năng lực và tư duy lí luận cũng như phương pháp công tác
ngày nay. Tư tưởng HCM soi đường cho Đảng và nhân dân VN trên con đường thực hiện mục tiêu: dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mình. Thông qua việc làm rõ và truyền thụ nội dung hệ thống quan
điểm của HCM về những vấn đề cơ bản của cách mạng VN làm cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai trò
chủ đạo trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ nước ta.
=>Vì thế, Thông qua học tập nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh để bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên, thanh
niên lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tích cực, chủ động đấu tranh phê phán những quan
điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng. Nhà nước ta biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
CHƯƠNG 2:
Câu hỏi: Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trải qua những giai đoạn hình thành và phát triển nào? Tại sao nói
đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành về cơ bản?
Trả lời:
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trải qua những giai đoạn hình thành và phát triến
-Giai đoạn từ năm 1890 - 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng
- Giai đoạn từ năm 1911 - 1920: Tìm tòi khảo nghiệm con đường cứu nước và tìm thấy con đường cứu nước
giải phóng dân tộc.
-Giai đoạn từ 1921 - 1930: Tư tưởng HCM được hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
-Giai đoạn từ 1930 - 1945: Người vượt qua khó khăn thử thách, nhưng Người vẫn kiên trì giữ vững lập trường
cách mạng
-Giai đoạn từ 1945 - 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hòàn thiện
Đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành về
cơ bản. Bởi vì, đến đây, Hồ Chí Minh đã tìm thấy lời giải cho những vấn đề cơ bản nhất của
cách mạng Việt Nam. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, tư tưởng này
được hoàn thiện trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930 cụ thể:
-Xác định rõ con đường, mục tiêu của cách mạng Việt Nam: con đường cách mạng vô sản mà nội dung là "làm
tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng đề đi tới xã hội cộng sản", thực chất là con đường độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
-Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, nằm trong quỹ đạo của cách
mạng vô sản thế giới
-Xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là Đảng Cộng sản
-Động lực của cách mạng là khối đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên minh công - nông và lao động trí óc
-Phương pháp cách mạng là dùng bạo lực cách mạng để giành và giữ chính quyền nhà nước,bảo vệ thành quả
của cách mạng 2/19
-Những tư tưởng trên không chỉ soi sáng sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam mà còn góp phần vào sự
nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Vì vậy, mà khẳng định đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí
Minh về cơ bản được hình thành
Câu hỏi: Phân tích những cơ sở khách quan hình thành và phát triển tư tưởng HCM; chỉ ra những tiền
đề cơ sở lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển tư tưởng HCM
Những cơ sở khách quan…..: (Câu hỏi có thể là : Phân tích bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX)
Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những chuyển biến lớn:
-Chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đi
xâm lược thuộc địa, phần lớn các nước Á, Phi, Mỹ LaTinh bị biến thành thuộc địa và phụ thuộc
-Mâu thuẫn vốn có trong lòng CNTB ngày càng sâu sắc , đặc biệt là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và các
dân tộc thuộc địa, phụ thuộc => giành độc lập dân tộc trở thành nhu cầu chung của các dân tộc thuộc địa và
giai cấp vô sản thế giới
-CM tháng 10 Nga thành công (9/11/1917) không chỉ là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mac-Lênin mà còn
mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức và cả loài người
-Ngày 2/3/1919, Quốc tế Cộng sản ra đời ở Matcova, đẩy mạnh việc truyển bá chủ nghĩa Mac-Lennin và kinh
nghiệm CM tháng 10 Nga ra khắp thế giới dẫn đến sự ra đời và hoạt động ngày càng mạnh mẽ của nhiều Đảng
Cộng Sản
=> Những chuyển biến trên ảnh hưởng sâu sắc đến HCM, đã đẩy mạnh trong việc lựa chọn con đường cứu
nước giải phóng dân tộc
Bối cảnh lịch sử VN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và những chuyển biến:
-Xã hội VN trước khi bị thực dân Pháp xâm lược là một xã hội phong kiến suy tàn
-Thực dân Pháp xâm lược VN (1858) =>VN trở thành quốc gia nửa phong kiến, nửa thuộc địa
-Năm 1884, VN trở thành thuộc địa của Pháp
-Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt (giữa dân tộc với thực dân Pháp và giữa dân tộc với địa chủ phong kiến)
-Mâu thuẫn gay gắt giữa dân tộc với thực dân Pháp dẫn đến nổ ra nhiều cuộc phong trào đấu tranh :
+PT đấu tranh giữa sĩ phu và đồng bào yêu nước
+PT yêu nước theo con đường chủ nghĩa tư bản
-Khi HCM lớn lên:
+Chứng kiến cảnh đàn áp dã man của thực dân Pháp
+Chứng kiến cảnh các phong trào yêu nứoc thất bại, thủ lĩnh ngừoi bị lưu đày ra côn đảo, người bị bắt giam,
người bị cho vào máy chém
+Chứng kiến anh chị của mình bị bắt giam và lưu đày nhiều năm
+Chứng kiến sự ươn hèn bạc nhược của quan lại Nam Triều
HCM đã ra đi tìm con đường cứu nước
Những tiền đề cơ sở lý luận….:
Giá trị truyền thống Việt Nam:
Trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hóa
riêng phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý. Trong đó, những truyền thống văn
hóa tiêu biểu nhất tác động đến Hồ Chí Minh gồm:
+Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước
+Truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, tương thân, tương ái,“lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn, khó khăn.
+Truyền thống lạc quan, yêu đời.
+Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa tiếp nhận
tinh hoa văn hóa của nhân loại...
+Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam, nổi bật là những truyền thống nêu trên đã tác động sâu sắc đến
tư tưởng, tình cảm của HồChí Minh, chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Người. Đây là nguồn tư tưởng, lý
luận đầu tiên, là cội rễ sâu xa, bền chặt nhất hình thành nên tư tưởng HồChí Minh.
Tinh hoa văn hóa nhân loại
-Đối với văn hóa phương Đông: Hồ Chí Minh tiếp thu những mặt tích cực:
+ Nho giáo: Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, đó là ước vọng về một xã hội bình
trị,hóa mục,hòa đồng, là triết lý nhân sinh; tu thân dưỡng tính; đề cao văn hóa lễ giáo.
+Về Phật giáo: vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị,
chăm lo làm việc thiện; tinh thần bình đẳng,dân chủ; đề cao lao động, chống lười biếng; chủ trương sống gắn
bó với dân, với nước, tích cực tham gia đấu tranh chống kẻ thù dân tộc; chủ trương tam dân của Tông Trung
Sơn: dân tộc độc lập, dân quyền tựdo, dân sinh hạnh phúc.
+Về Đạo giáo: HCM chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng sống hoà đồng, gắn bó với thiên nhiên, thuận thoe tự
nhiên.Ngừoi cũng kế thừa, phát triển tinh thần không ham lợi danh, khuyên cán bộ đảng viên ít lòng ham
muốn vật chất, thực hành cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư
-Đối với văn hoá phương Tây: HCM đã kế thừa, phát triển những quan điểm về nhân quyền và dân quyền
trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền cuả CM Pháp (1789),
từ đó nâng lên thành quyền dân tộc.Ngừoi tiếp thu tư tưởng nhân văn , dân chủ, tinh thần pháp quyền của các
người khai sáng Pháp như : Vônte, Rútxo,…
Chủ nghĩa Mác –Lênin
+Chủ nghĩa Mác –Lenin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
+Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác –lenin ở Hồ Chí Minh diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hóa chắt lọc,
hấp thụ và một vốn chính trị, vốn hiểu biết phong phú, được tích lũy qua thực tiễn hoạt động vì mục tiêu cứu
nước và giải phóng dân tộc.
+Vận dụng cách mạng của thời đại vào điều kiện cụ thể của Việt Nam
+Có tính khoa học và sâu sắc
Câu hỏi : Phân tích vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trả lời:Vai trò Chủ nghĩa Mác Lê Nin – Thế giới quan, phương pháp luận của tư tưởng HCM Chủ nghĩa Mác.
Lê Nin là đỉnh cao trí tuệ nhân loại bao gồm 3 bộ phận cấu thành:
-Triết học giúp Hồ Chí Minh hình thành thế giới quan, phương pháp biện chứng, nhân sinh quan, khoa học,
Cách Mạng, thấy được những quy luật vận động phát triển của thế giới và xã hội loài người.
-Kinh tế chính trị học vạch rõ các quan hệ xã hội được hình thành phát triển gắn với quá trình sản xuất, thấy
được bản chất bốc lột của chủ nghĩa Tư bản đối với CN, xóa bỏ bốc lột gắn liền với xóa bỏ quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa và sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản
-Chủ Nghĩa xã hội KH vạch ra quy luật phát sinh, hình thành, phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản
chủ nghĩa, những điều kiện, tiền đề, nguyên tắc, con đường, học thức, phương pháp của giai cấp CN, nhân dân
lao động để thực hiện sự chuyển biến xã hội từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, cộng sản.
-Như vậy, chủ nghĩa Mác Lê Nin với bản chất Cách mạng và khoa học của nó giúp Người chuyển biến từ Chủ
nghĩa yêu nước không có khuynh hướng rõ rệt thành người cộng sản, chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ
nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thấy vai trò của quần chúng nhân dân, sứ mệnh
lịch sử của giai cấp CN, liên minh công nông trí thức và vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản trong cách mạng
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, bảo đảm thắng lợi cho chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
-Hồ Chí Minh đã vận động sáng tạo Chủ nghĩa Mác Lê Nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, giải đáp được
những vấn đề thực tiễn đặt ra, đưa cách mạng nước ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Câu hỏi: Hãy phân tích những phẩm chất cá nhân, mối quan hệ giữa hoạt động lý luận và thực tiễn của
HCM trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM. Ý nghĩa của sự ra đời tư tưởng HCM?
Phẩm chất HCM:
-HCM được thừa hưởng vốn trí tuệ siêu việt của cha ông, thông minh trong học tập, từ tốn trong ứng xử, sớm
có hoài bão cứu nước, cứu dân
- Người có một bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, một mình với hai bàn tay trắng và vốn ngoại ngữ ít ỏi, Người đi
khắp thế giới để khảo sát thực tiễn, tìm đường đi cho dân tộc.
- Tinh thần cần cù, chịu khó, ham học hỏi, khả năng hoạt động thực tiễn phong phú cũng đã giúp người vượt
qua khó khăn, chinh phục được đỉnh cao của tri thức, vận dụng nó vào hoạt động cách mạng của mình.
- Với tư duy độc lập, sáng tạo, giàu tính phê phán, đổi mới Người đã vận dụng đúng quy luật chung của xã hội
loài người, của cách mạng thế giới vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam để đề xuất tư tưởng, đường lối cách mạng,
biến tư tưởng, đường lối thành hiện thực.
- Hồ Chí Minh cũng là người có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại, có khả năng tổng kết thực tiễn và dự
báo tương lai chính xác. Bên cạnh đó là phẩm chất tận trung với nước, tận hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho
sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới.
=> Những phẩm chất trên không chỉ giúp Hồ Chí Minh thành công trong lãnh đạo cách mạng mà còn đưa
người trở thành “anh hùng vĩ đại của dân tộc.
Mối quan hệ giữa hoạt động lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh
- Theo Hồ Chí Minh lý luận được hiểu là “Đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu
tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận, rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là
lý luận chân chính”. “Thực tế là các vấn đề cần mình cần phải giải quyết, là mâu thuẫn của sự vật. Chúng ta là
những người cán bộ cách mạng, thực tế của chúng ta là những vấn đề mà cách mạng đề ra cho ta phải giải
quyết. Thực tế bao gồm rất rộng, nó bao gồm kinh nghiệm công tác và tư tưởng của cá nhân, chính sách và
đường lối của Đảng, kinh nghiệm lịch sử của Đảng cho đến các vấn đề trong nước và thế giới”.
- Từ quan niệm về “Lý luận” và “Thực tế” cũng như mối quan hệ của chúng, Hồ Chí Minh đi tới nguyên tắc
“lý luận liên hệ với thực tế” trong nghiên cứu học tập lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin. Nguyên tắc đó là:
“Khi học tập lý luận thì nhằm mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc vì tạo ra
cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng. Tất cả những động cơ học tập không đúng
đắn đều phải tẩy trừ cho sạch”. Nhiều lần Người nhấn mạnh: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một
nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù
quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, học lý luận là
để trở thành những cán bộ hoàn chỉnh, “hoàn toàn” “ … tức là suốt đời làm đầy tớ trung thành của nhân dân”,
để có thể phục vụ tốt hơn cho Đảng, cho nhân dân, cho cách mạng. Hồ Chí Minh nêu ra mục đích học tập lý
luận rất toàn diện,bao gồm bốn nội dung: học để sữa chửa tư tưởng; học để tu dưỡng đạo đức cách mạng; học
để tin tưởng; học để hành
Ý nghĩa sự ra đời của tư tưởng HCM (giáo trình trang35)
Câu hỏi : Chúng ta cần làm gì để phát huy những truyền thống tốt đẹp
• Phải học tập, nghiên cứu, tìm hiểu, tất cả các chương trình học tập về mọi lĩnh vực
• Rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức tốt
• Tuân thủ mọi chủ trương của đảng và nhà nước
• Tham gia sinh hoạt cộng đồng
• Có lòng yêu nước, thương người, kính trọng và biết ơn những người có công với đất nước
• Học tập và làm theo tư tưởng HCM
• Đoàn kết, phát huy tinh thần học hỏi và sáng tạo trong sinh hoạt đời sống cộng đồng
Câu hỏi: Liên hệ bản thân dựa trên nhân tố chủ quan của HCM (phẩm chất HCM)
-Sinh viên là những con người được đào tạo trong các trường đại học và có tài năng tuy nhiên có tài mà không
có đức thì chỉ là người vô dụng , cho nên việc tu dưỡng đạo đức với sinh viên là vô cùng quan trọng và cần
thiết. Thanh niên cần trung với nước , hiếu với dân , suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp , giải phóng con người. Đó chính là một phẩm chất đạo đức quan trọng của sinh viên hiện nay,
chính là sự trung thành với đất nước với nhân dân, và đó cũng chính là phẩm chất đạo đức cần có với sinh viên
của đất nước đi theo con đường Xã hội Chủ nghĩa như đất nước Việt Nam chúng ta, đạo đức vì cộng đồng vì
nhân loại.
-Học cần, kiệm, liêm , chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng , nếp sống giản dị và đức khiêm tốn vô
thường. Một đạo đức hi sinh tính cá nhân của con người, không phải vì riêng tư, từ bỏ những ham muốn cá
nhân , sống trong sạch, giản dị , giàu lòng nhân ái , gương mẫu trong sinh hoạt học tập, tránh rơi vào thói ích kỉ
cá nhân , tham lam .
-Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được
mục đích trong cuộc sống. Có được đức tính như vậy sinh viên có thể vượt qua các khó khăn thủ thách gặp
được trong cuộc sống và sẽ gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
-Để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có hiệu quả thì sinh viên phải có sự tu dưỡng, rèn
luyện hết mình , luôn luôn cố gắng phấn đấu vì gia đình quê hương đất nước, luôn yêu quê hương đất nước,
giàu lòng nhân ái và tích cực làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong cuộc sống.
CHƯƠNG3:
Câu hỏi : Liên hệ việc giữ gìn độc lập dân tộc hiện nay ở Việt Nam và liên hệ bản thân
Trả lời:
-Liên hệ việc giữ gìn độc lập dân tộc hiện nay ở Việt Nam: Ngày nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn ra sức
vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giữ gìn độc lập dân tộc Việt Nam.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, để giữ vững độc lập dân tộc, đất nước chúng ta quyết tâm thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát
triển, tạo thực lực, sức mạnh thực sự để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời tranh thủ, tận dụng các nguồn
lực từ bên ngoài cùng với việc phát huy tối đa nội lực nhằm phát triển đất nước. Thường xuyên và không
ngừng củng cố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm động lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước.
- Liên hệ bản thân:
+Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương;
+tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa…
Tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn
+ Sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Câu hỏi : Nhận thức của anh/chị về quan niệm của HCM về mục tiêu và động lực của CNXH Việt Nam:
a. Mục tiêu cơ bản
-Mục tiêu chung, đó là độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. “Tôi chỉ có một ham muốn…”. Chủ
nghĩa xã hội làkhông ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao
động”. Hoặc “không ngừng nâng caomức sống của nhân dân”. Đây là mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội.
Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội theo quan niệm của Hồ ChíMinh đã khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã
hội so với các chế độ đã tồn tại trong lịch sử là chỉ ra nhiệm vụ giải phóng conngười một cách toàn diện.
-Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là lâu dài, Hồ Chí Minh cho rằng: “chúng ta phải xây dựng một xã hội
hoàn toàn mới xưa naychưa từng có trong lịch sử dân tộc ta….”, Đề cập đến các mục tiêu cụ thể:
+ Mục tiêu chính trị: là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước là của dân, do dân và vì dân.
+ Mục tiêu kinh tế: Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công-nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến,
bóc lột bị xoá bỏ dần,cải thiện đời sống. Kết hợp các lợi ích.+ Mục tiêu văn hoá - xã hội: văn hoá là mục tiêu
cơ bản, xoá mù chữ, phát triển nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, nâng cao dântrí…
+ Mục tiêu con người: Theo Hồ Chí Minh, CNXH là công trình tập thể của nhân dân. Do đó, nếu không có con
người thì sẽ khôngcó CNXH.Trước hết, để xây dựng CNXH thì phải có con người XHCN. Đó là con người có
lý tưởng XHCN, đấu tranh cho lý tưởng của CNXH.Thứ hai, con người XHCN phải luôn gắn tài năng với đạo
đức. Người quan niệm: Có tài mà không có đức là hỏng. Có đức mà khôngcó tài thì không thể làm việc được
b. Về động lực của CNXH
-Phát huy các nguồn động lực về vật chất và tư tưởng cho việc xây dựng CNXH: vốn, khoa học công nghệ, con
người (năng lực củacon người); trong đó lấy con người làm động lực quan trọng và quyết định. “CNXH chỉ có
thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủvà lao động sáng tạo của hàng chục triệu người” Nòng cốt là công –
nông – trí thức.Phát huy động lực con người trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá nhân.
+Phát huy động lực của cộng đồng là phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết - động lực chủ yếu để phát
triển đất nước. Phát huy sức mạnh của cá nhân trên cơ sở kích thích hành động gắn liền với lợi ích vật chất
chính đáng của người lao động; “phải chăm nom đến chỗ ăn, chỗ ở, việc làm của nhân dân”. “Nếu dân đói,
Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi”.
+Hồ Chí Minh coi trọng động lực về kinh tế, phát triển sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản
xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn liền với phát triển kinh tế - kỹ thuật,
kinh tế - xã hội. Tác động cả về chính trị và tinh thần trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
và ý thức làm chủ, Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến văn hoa, khoa học, giáo dục. Đó là những động lực bên
trong, tiềm tàng của sự phát triển. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng nhất là trong vấn đề thực hiện công bằng xã
hội phải theo nguyên tắc: “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Tránh bình quân, Bác nêu khẩu hiệu 3
khoán và 1 thưởng. Thưởng phạt công minh. “Khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội…”. Sử dụng vai
trò điều chỉnh các nhân tố tinh thần khác như: văn hoá, đạo đức, pháp luật đối với hoạt động của con người. Đó
là những động lực bên trong quan trọng.
-Ngoài ra Hồ Chí Minh còn nêu các động lực bên ngoài như kết hợp với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn
kết quốc tế, sử dụng những thành quả khoa học kỹ thuật thế giới.
Câu hỏi: Vì sao phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vào sự nghiệp đổi mới hiện nay
ở nước ta.
Trả lời:Vì các lý do sau đây
1.Khơi dậy CN yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn lực mạnh mẽ nhất để xây dựng và bảo vệ tổ quốc: Trong
đổi mới Đảng ta luôn khẳng định tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa dân tộc và giai cấp,
dân tộc và quốc tế độc lập dân tộc và CNXH nhằm tạo ra nguồn lực mới để phát triển đất nước. Trong đó cần
phát huy tối đa nguồn nội lực, nhất là nguồn lực con người (trí tuệ, truyền thống dân tộc, vốn, tài nguyên) kiên
quyết không chịu nghèo hèn, thấp kém, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vững bước tiến lên CNXH.
2. Nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm của giai cấp CN: Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề
dân tộc, đề cao chủ nghĩa yêu nước nhưng luôn vững vàng trên lập trường giai cấp CN trong giải quyết vấn đề
dân tộc.
+Đảng ta luôn khẳng định: Giai cấp CN Việt Nam là giai cấp độc quyền lãnh đạo CM Việt Nam từ khi có
Đảng . Đại đoàn kết nhưng phải trên nền tảng liên minh công nông trí thức do giai cấp CN lãnh đạo. Trong
giành, giữ chính quyền phải sử dụng bạo lực CM của quần chúng chống lại bạo lực phản CM
+Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH: Đây là nguyên tắc bất biến cần vận dụng mọi hoàn cảnh. (Phong
trào CM thế giới có lúc tả, có lúc hữu, lúc nhấn mạnh lợi ích giai cấp coi nhẹ lợi ích dân tộc, gần đây lại gạt bỏ
lợi ích giai cấp, tuyệt đối hơn lợi ích dân tộc, từ bỏ CM, từ bỏ CN quốc tế vô sản. Đảng ta vẫn khẳng định: Dù
Liên Xô, Đông Âu tan rã, thế giớibiến động, đấu tranh giai cấp dân tộc diễn ra dưới nhiều hình thức khác,
nhưng không được buông lơi quyền lợi giai cấp, nhấn mạnh lợi ích dân tộc làm suy yếu phong trào CM thế
giới, tan rã CNXH, bùng phát xung đột dân tộc, tôn giáo, lãnh thổ là làm giàu cho bọn lái súng,…)
+Cần chống lại quan điểm cho rằng đất nước đi theo con đường nào cũng được, không nhất thiết độc lập dân
tộc gắn liền với CNXH, CNXH là lý tưởng nhưng là không tưởng, ép ta từ bỏ CNXH, đa nguyên chính trị, từ
bỏ sự lãnh đạo của Đảng để có tự do tư sản.
+Đảng ta khẳng định xây dựng CNXH vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh" không chỉ là vấn đề giai cấp mà còn là vấn đề dân tộc, ở Việt Nam chỉ có Đảng CS Việt Nam mới là đại
biểu cho lợi ích giai cấp CN,nhân dân lao động và dân tộc, mới xây dựng được khối đại đoàn kết thực hiện
mục tiêu nêu trên những lệch lạc tư tưởng tả hoặc hữu đều trái với tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Chăm lo xây dựng khối đại đòan kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong đại
gia đình dân tộc Việt Nam: Trong đổi mới, Đảng ta lấy mục tiêu dân giàu nước mạnh… làm điểm tương đồng,
đồng thời cũng chấp nhận những điểm khác nhưng không trái với lợi ích dân tộc (5 ngón tay có ngón dài ngón
vắn, nhưng dù dài vắn đều hợp lại nơi lòng bàn tay), giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh để
hoàn thành mục tiêu trên.
+ĐH 9 chỉ rõ: vấn đề dân tộc và đại đoàn kết luôn có vị trí chiến lược trong CM Việt Nam. Bác Hồ chỉ rõ:
Đồng bào miền núi có truyền thống cần cù trong CM và kháng chiến, đã có nhiều công trạng vẻ vang và oanh
liệt. Người chỉ thị phải chăm lo phát triển KT-XH vùng dân tộc miền núi, thực hiện đền ơn đáp nghĩa với đồng
bào.
+Những năm đổi mới vừa qua, đời sống các vùng dân tộc có những chuyển biến rõ rệt, song nhìn chung còn
nghèo, khó khăn còn nhiều, sắp tới phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế hàng hóa , xóa đói
nghèo, nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ, chống kì thị dân tộc, tự ty dân tộc, dân tộc hẹp hòi
Vận động bạn bè,
Câu hỏi: Không có gì quý hơn độc lập, tự do hay còn có gì quý hơn độc lập tự do? Chứng minh.
Trả lời:Là một người dân của một đất nước độc lập, ta đã tìm, đọc, hiểu được rằng tự do và độc lập đã phải đổ
xương máu bao thế hệ thế vàcòn hơn thế nữa.Là dân nước nô lệ đi tìm đường cứu nước, nhiều lần chứng kiến
tội ác dã man của CN thực dân đối với đồng bào mình và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, người thấy rõ một
dân tộc không có quyền bình đẳng vì dân tộc đó mất độc lập, tự do. Muốn có bình đẳng dân tộc thì các dân tộc
thuộc địa phải được giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân. Nên độc lập dân tộc phải thể hiện ở 3 điểm sau: Dân
tộc đó phải được độc lập toàn diện về chính trị, kinh tế, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và quan trọng nhất là độc
lập về chính trị. Mọi vấn đề chủ quyền quốc gia phải do người dân nước đó tự quyết định. Nền độc lập thực sự
phải được thể hiện ở cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của người dân. Vì thế, nền độc lập của Việt nam phải
theo nguyên tắc nước Việt nam của người Việt Nam, mọi vấn đề về chủ quyền quốc gia phải do người dân
Việt Nam tự quyết định, không có sự can thiệp của nước ngoài. Quyền độc lập, bình đẳng dân tộc là quyền
thiêng liêng, quý giá nhất và bất khả xâm phạm. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là lẽ sống, là triết lý
Cách mạng Hồ Chí Minh và của dân tộc VIệt Nam. Đó cũng là nguồn cổ vũ to lớn đối với các dân tộc bị áp
bức, đấu tranh cho một nền độc lập tự do, thống nhất đất nước, dân chủ, ấm no, hạnh phúc của người dân.
Câu hỏi: Nêu phương hướng vận dụng và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trong giai
đoạn hiện nay ở nước ta.
Trả lời: 4 ý sau:
1. Giữ vững mục tiêu CNXH
2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, chống tham nhũng
Câu hỏi: Vai trò của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Trả lời:
Sinh viên là lực lượng kế tục, phát huy nguồn trí tuệ nước nhà, là nguồn lực chủ yếu trong thời đại kinh tế tri
thức, khoa học công nghệ, đóng vai trò then chốt trong phát triển đất nước, là lực lượng to lớn trong việc giữ
gìn và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
-Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên, sinh viên cũng là lực lượng xã hội quan trọng, một trong
những nhân tố quyết định tương lai, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Kế thừa những giá trị của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, trong quá trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của
thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Người biểu lộ niềm tin vững chắc vào thế hệ
trẻ, là lớp người “xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng Chủ
nghĩa Xã hội” và khẳng định, thanh niên trong đó có sinh viên là lực lượng cách mạng hùng hậu, bộ phận quan
trọng của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh.
-Trong quá trình đi lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam hiện nay đã đặt thanh niên, trong đó có sinh viên vào vị
trí quan trọng hàng đầu. “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng
xung kích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng CNXH. Thanh niên được đặt ở vị trí
trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo phát triển thanh niên
vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước”. Chăm lo, bồi
dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người “vừa hồng vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, gia đình, Nhà trường và Xã hội
-Có thể khẳng định, con đường quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó
khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sinh
viên là thế hệ trẻ, là chủ nhân của đất nước, sinh viên cần làm gì, làm như thế nào để khẳng định và đóng góp
sức mình vào công cuộc kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội, nhất là trong
giai đoạn hiện nay đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0, các nước ra sức chạy đua về công nghệ, kỹ
thuật với hàng loạt các công trình nghiên cứu, sáng chế, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào đời sống sản
xuất, tối ưu hóa các quy trình sản xuất. Vậy, để phát huy vai trò của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng Tổ
quốc, mỗi sinh viên cần phải rèn luyện bản thân là:
+Thứnhất, thế hệ trẻ cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn, học tập
để mai sau xây dựng đất nước, hiểu được học tập tốt là yêu nước. Tuổi trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên
Việt Nam nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, có đầy đủ
kiến thức, kỹ năng để thích ứng với những bước phát triển mới trong khoa học và công nghệ. Chính vì vậy, thế
hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước phải không ngừng học tập, sáng tạo, tiếp thu các công nghệ mới
để trang bị một nền tảng tốt, giàu kiến thức, vững kỹ năng để tiếp nối các thế hệ cha anh trong quá trình thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.
+Thứhai, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã
hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức
truyền thống của dân tộc. Đây sẽ là một động lực quan trọng để phát huy giá trị truyền thống của dân tộc, phát
huy giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung và tuổi trẻ Việt Nam nói riêng để đóng góp vào sự phồn
thịnh của đất nước.
+Thứba, luôn nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tránh nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị. Hiện nay, các thiết bị
công nghệ hiện đại và hệ thống mạng xã hội đang ngày càng phát triển đã tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sinh
viên, bao gồm cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, một trong số đó là khiến giới trẻ nói chung, trong đó
có sinh viên sống tách biệt với xã hội, hình thành lối sống vô tâm, vô cảm, thờ ơ chính trị. Bên cạnh đó, nhiều
bạn trẻ chủ yếu đọc báo qua những bài được chia trẻ trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng cụ thể, thay vì
chủ động tiếp cận tới các nguồn tin chính thức, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch truyền bá những thông tin
xuyên tạc Đảng và Nhà nước mà nếu không có những nhận thức chính trị đầy đủ, người đọc sẽ hình thành suy
nghĩ sai lệch, gây ra những hệ lụy khôn lường cho tình hình an ninh xã hội. Sinh viên Việt Nam phải có nhiệm
vụ tự mình nâng cao nhận thức trị, học và làm theo Bác, hỗ trợ Đảng và Nhà nước trong việc loại bỏ các thông
tin xuyên tạc, tiêu cực khỏi các nền tảng mạng xã hội, tuyên truyền đến người thân, bạn bè có cách tiếp nhận
thông tin đúng đắn, chính xác.
+Thứtư, biết trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát triển của công nghệ, phát
triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội. Trong quá trình xây dựng nước Việt Nam Xã hội chủ
nghĩa, ta không nên mù quáng phủ nhận tất cả những sản phẩm Chủ nghĩa Tư bản đã tạo ra mà phải chắt lọc,
kế thừa những thành tựu phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước. Trong đó, sinh viên với bản chất năng
động, sáng tạo, nhiệt huyết, nhanh nhạy là đối tượng lý tưởng để tiếp thu các công nghệ mới, tham gia giao
lưu, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập phải luôn tỉnh táo để không đánh mất bản sắc văn
hóa của dân tộc, phải dung hòa được nếp sống hiện đại với những giá trị truyền thống. Nhiệm vụ học tập khoa
học, công nghệ và hội nhập quốc tế đòi hỏi lớp sinh viên hiện nay phải nhanh chóng trang bị cho mình năng
lực hội nhập, như bản lĩnh, kiến thức, trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng, tác phong công nghiệp, hiểu biết
văn hóa dân tộc, đất nước mình, đồng thời phải hiểu biết tình kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa thế giới. Để
thực hiện nhiệm vụ đó, mỗi sinh viên phải phát huy tinh thần tự học tập, tự rèn luyện
-Là một bộ phận của sinh viên Việt Nam, sinh viên Tờng Đại học Khánh Hoà cũng đang phấn đấu trở thành
thế hệ thanh niên vừa “hồng” vừa “chuyên”, rèn đức luyện tài, không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao kiến
thức, ra sức cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tích cực trau dồi lý tưởng cách
mạng, đạo đức, lối sống văn hóa để tránh bị tác động bởi các thế lực thù địch, phản động. Chủ động phấn đấu
theo mẫu hình thanh niên Việt Nam: tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn, tiên phong trong công cuộc xây dựng và
đổi mới đất nước, góp sức mình vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Câu hỏi : Liên hệ thực tiễn trong việc xây dựng Chủ Nghĩa quá độ ở Việt Nam hiện nay:
Trả lời: Cho đến nay, chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt
Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện
được mục tiêu đó, chúng ta đã và đang Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựngnền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện
Câu hỏi :Liên hệ việc xây dựng Đảng ở VN hiện nay
1) Công tác xây dựng Đảng về chính trị được đặc biệt chú trọng, luôn kiên địnhchủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và không ngừng vận dụng, pháttriển sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam, kiên định
với đường lối đổi mới.
2. Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng tiếp tục được tăng cường, đã góp phầnnâng cao nhận thức, củng cố sự
đoàn kết, thống nhất trong Đảng và đồng thuậntrong xã hội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo có chuyển biến tích
cực
3. Xây dựng tổ chức Đảng và nâng cao chất lượng đảng viên: Hầu hết các đơn vị,cơ quan nhà nước thực hiện
chủ trương hợp nhất bí thư cấp uỷ đồng thời là thủtrưởng đơn vị. Chất lượng sinh hoạt chi bộ từng bước được
nâng lên.
4. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được tăng cường, có nhiều đổi mới,đạt kết quả quan trọng; chất
lượng, hiệu lực, hiệu quả được nâng lên. Hoạt độngkiểm tra, giám sát của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp được
đẩy mạnh
Câu hỏi: Liên hệ bản thân về việc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
-Một là: Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức. Nói đi đôi với làm trướchết là sự nêu gương tốt, trong
đó, có sự làm gương của thế hệ đi trước với thế hệ đisau, cha mẹ làm gương cho con cái, ông bà làm gương
cho con cháu, lãnh đạo làmgương cho cán bộ, nhân viên… Phương pháp này đã phát huy rất nhiều hiệu
quảtrên thực tế, là phương pháp phổ biến nhất. Đảng viên luôn là người làm gươngtrước quần chúng.
-Hai là: Xây đi đôi với chống. Xây dựng đạo đức phải được tiến hành bằng giáodục đạo đức cho mỗi người,
việc giáo dục đạo đức cho các cá nhân phải được thựchiện từ việc giáo dục ở trường, giáo dục từ gia đình, từ
xã hội. Trong xây dựng đạo đức phải chống lại cái tiêu cực, lạc hậu của bản thân, của những người xung
quanh,của xã hội, mà trước hết phải chống chủ nghĩa cá nhân; không chống được cái hạnchế, cái tiêu cực của
bản thân thì không thể chống cái lạc hậu, trì trệ của ngườikhác. Xây dựng đạo đức và chống chủ nghĩa tiêu cực
có quan hệ mật thiết vớinhau, bổ sung và hỗ trợ nhau
- Ba là: Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cáchmạng phải qua đấu tranh, rèn
luyện bền bỉ mới thành. Mỗi người cần tự rèn luyện,nâng cao đạo đức của mình, chống lại chủ nghĩa cá nhân,
tiêu cực.
CHƯƠNG 4:
Câu hỏi: Trình bày tư tưởng HCM về sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam và vai trò của ĐCS
Trả lời:
Sự ra đời của ĐCS Việt Nam:
-Khi đề cập sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam,bên cạnh hai yếu tố chủ nghĩa Mác –Lênin và phong trào
công nhân, Hồ Chí Minh còn kể đến yếu tố thứ ba, đó là phong trào yêu nước.Đây chính là một quan điểm
quan trọng của Hồ Chí Minh về sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác –Lênin trên cơ sở tổng kết thực tiễn Việt Nam.
-Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác –Lênin đối với cách mạng Việt Nam với quá trình hình
thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Người cũng đánh giá cao vị trí, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt
Nam.
-Hồ Chí Minh nêu thêm yếu tố phong trào yêu nước là một trong ba yếu tố vì:
+Một là, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam
+Hai là, phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì hai phong trào đó đều có mục tiêu.
+Ba là, phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân.
+Bốn là, phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho
sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Vai trò của ĐCS VN:
-Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết và được lãnh đạo bởi một tổ chức
chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam.Cách mạng là cuộc đấu tranh rất gian khổ. Muốn thắng lợi thì quần
chúng phải tổ chức rất chặt chẽ;chí khí phải kiên quyết.
-Vì vậy, phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh,để đánh đổ kẻ địch,
tranh lấy chính quyền.
-Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,tính quyết định hàng đầu từ sự lãnh đạo của Đảng đối với
cách mạng Việt Nam đã được thực tế lịch sử chứng minh,không có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế
được
Câu hỏi: Em hãy nêu nhận thức của bản thân về vai trò lãnh đạo của ĐCS VN đối với CM hiện nay
-Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay luôn luôn phấn đấu, rèn luyện xứng đáng là người đi đầu dẫn
dắt dân tộc từng bước đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội và là đại diệntrung thành luôn gắn bó mật thiết với nhân dân,
phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của
mình.Lịch sử Việt Nam từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX cho đến nay đã trải qua biết baothăng trầm, với
những sự kiện nối tiếp nhau, đan xen lớn, nhỏ vô cùng phong phú. Đó là quá trình lịch sử hùng tráng nhưng
cũng nhiều gian khổ hy sinh của dân tộc ta. Tất cả đều là những cột mốc vàng son, gắn liền với sự lãnh đạo của
Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đó là sự đoàn kết, là sự quyết tâm, là lòng nồng nàn yêu nước của dân tộc ta khi
đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, đánh đuổi bè lũ thực dân, đế quốc và tay sai ra khỏi bờ cõi đất
nước, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, mang lại cho đồng bào ta cơm ăn áo mặc, cuộc sống ấm no
hạnh phúc. Sứ mệnh và vai trò của ÐảngCộng sản Việt Nam đã được khẳng định ngay từ khi mới thành lập,
được chỉ rõ trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt
-Với tư cách là sinh viên, là người Việt Nam máu đỏ da vàng, là những công dân trong thười đại mới của nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chúng ta cần biết ơn Đảng và Nhà nươc đã lãnh đạo, dẫn dắt dân tộc
ta trải qua bao khó khan gian khổ để đến với ngày hôm nay, để chúng ta có một cuộc sống ấm no hạnh phúc,
không phải lo sợ vì mạng sống bị chèn ép, bị đe dọa. Tuy rằng hiện tại đất nước đã không còn chiến tranh,
nhưng các phần tử bất hảo vẫn luôn luôn lợi dụng những kẽ hở nhỏ nhất để thực hiện những âm mưu chống
phá Đảng và Nhà nước. Chính vì lẽ đó, là công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chúng ta
cần phải bảo vệ đất nước của mình như chính người cha anh đi trước, những người đã không tiếc máu thịt để
cho chúng ta những ngày bình yên hôm nay. Vậy để bảo vệ được đất nước tươi đẹp của mình, chúng ta cần
phải làm gì? Trước hết cần phải nâng cao nhận thức của mình về vai trò của Đảng, cần phải hiểu những chỉ thị
và đường lối của Đảng là đúng đắn và là những hướng phát triển tốt nhất cho nước ta. Ngoài ra, cần góp sức
vào việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cộng đồng về Đảng và Nhà nước, góp phần nhỏ vào việc
chặn đứng những âm mưu của những kẻ phản động với ý nghĩ lật đổ Đảng. Nếu chúng ta muốn giữ vững sự
yên bình của đất nước, ta cần phải bắt đầu từ chính bản thân mình, chỉ có đoàn kết chúng ta mới đánh bại được
kẻ thù chung
-Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử nhằm đáp ứng những nhu cầu trong sự nghiệp -
làm cách mạng của dân và quân Việt Nam cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong giai đoạn hiện nay,
Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đứng trên cương vị lãnh đạo chủ chốt, là một nhân tố không thể thay thế được
của nước ta. Đất nước ta dù đã đang trên đà phát triển vẫn cần có những nhân tài với tấm long nhiệthuyết nắm
vai trò lãnh đạo cũng như tuyên truyền nhân dân đồng long để đưa đất nướcta ngày càng phát triển, đủ khả
năng để sánh vai được với các Cường Quốc năm châu. Và để đạt được điều đó không thể thiếu sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, mộttổ chức luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, luôn luôn không ngừng phấn
đấu để sự phát triển của dân tộc Việt Nam ngày càng trở nên mạnh mẽ. Tuy rằng hiện đanglà thời bình, Đảng
ta vẫn phải đoàn kết để tham chiến với các chuyển biến của xã hội hiện đại, có gắng hết sức để Việt Nam có
thể theo cùng nhịp đập của thế giới đồng thờibảo vệ và chăm lo cho miếng ăn manh áo của đồng bào ta. Thế hệ
chúng em luôn thấy tự hào và biết ơn về sự lãnh đạo sang suốt Đảng với tầm nhìn xa trông rộng, những đường
lối chính sách hợp với thời đại để đưa đất nước chúng ta đến với sự vinh quang của độc lập dân tộc cùng với
sự phát triển vượt bậc của đất nước Việt Nam thân yên của chúng ta hiện nay
CHƯƠNG5:
Câu hỏi: Theo em, nhà nước nên làm gì để phát triển về TTHCM trong việc đoàn kêts dân tộc
+Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu,nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng;
+ Tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia- dân tộc; đề cao tinh thần dântộc,
truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài
nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc.
+ Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiệntốt,
có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đề cao vai
trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc
+ Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết
hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển. Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các
nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông
đồng bào dân tộc thiểu số
Câu hỏi: Liên hệ bản thân về vấn đề đại đoàn kết dân tộc
Trả lời: Trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam là rất quan trọng.
Mỗi người dân Việt Nam cần phải hiểu rõ rằng việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc là trách nhiệm của toàn
đảng, toàn dân và của mỗi cá nhân. Để thực hiện trách nhiệm này, mỗi cá nhân cần phải có những ý thức đúng
đắn về vai trò của mình đối với đại đoàn kết dân tộc. Mỗi cá nhân cần phải phấn đấu, tu dưỡng đạo đức và lối
sống của bản thân theo gương của quản trị Hồ Chí Minh. Đồng thời, mỗi cá nhân cần luôn nỗ lực học tập, rèn
luyện kỹ năng và kiến thức để hoàn toàn có thể thích ứng với điều kiện kèm theo xã hội mới. Ngoài ra, mỗi cá
nhân cần phải thực hiện tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, pháp lý của nhà nước đến quần chúng
nhân dân. Cần phải có tư tưởng chính trị vững vàng, xác lập phấn đấu vì một tiềm năng chung là hiệu suất cao
việc làm, không gây mất đoàn kết trong nội bộ. Để đạt được mục tiêu đại đoàn kết dân tộc, mỗi cá nhân cũng
cần tương trợ, giúp sức lẫn nhau để cùng văn minh, đoàn kết nhưng không có nghĩa là bao che cho khuyết
điểm của chiến sỹ đồng nghiệp mà mỗi cá thể cần nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình. Cuối cùng, mỗi cá
nhân cần dám nhận những thiếu sót, những khuyết điểm của bản thân, của đồng nghiệp và thẳng thắn góp ý để
cùng xây dựng cùng chia sẻ những cái hay cái tốt và loại bỏ dần những khuyết điểm, hạn chế còn tồn tại. Nếu
mỗi cá nhân có thể tu dưỡng và phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực này thì có nghĩa là họ đã ý thức
được trách nhiệm của bản thân trong vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc.
Câu hỏi: Trách nhiệm của sinh viên trong việc góp phần cũng cố khối liên minh và xây dựngkhối đại
đoàn kết dân tộc.
Có thể thấy việc sinh viên có trách nhiệm việc củng cố và góp phần khối đại đoànkết dân tộc là việc ý
nghĩa hết sức to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Đây cũng được coi là tư tưởng cơ bản trong
việc chiến đấu, chống giặc ngoại xâm, hình thức sứcmạnh vững chắc, là một vấn đề sống của cách
mạng:
- Thứ nhất: ý thức luôn được rèn dũa, nâng cao đạo đức mỗi ngày: Tôi sẽ luôn đặttrách nhiệm và phẩm cách sẽ
quyết định tất cả trong công trình phát triển đất nước ta.Luôn luôn trau dồi phẩm chất tư cách, hoàn thành
nhiệm vụ mà Đảng và chính quyềngiao phó. Sống hết lòng hết sức vì dân và vì Đảng, đối xử hòa đồng, tự
nguyền phục vụcho xã hội
- Thứ hai: ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với công việc nghề nghiệpcủa mình. Tôi sẽ luôn tham gia
các hoạt động chuyên môn của nhà trường cũng nhưNgành tôi đang theo đuổi. Tôi sẽ cố gắng hết sức trong
việc học của mình, luôn luônhoàn thành bài tập và nhiệm vụ đã giao trước đó. Sẽ cống hiến hết mình cho nghề
nghiệpcủa mình
- Thứ ba: sống chính trực, trung thực, dám đứng lên làm chứng, bảo vệ cho nhữngđiều đúng đắn, bảo vệ đường
lối chính sách, quan niệm của Đảng Cộng Sản. Luôn yêu thương người khó khăn hơn mình, sống ngay thẳng,
khiêm tốn trong mọi việc. Khôngđua theo thành tích trước mắt, không giấu diếm, bảo vệ công lý, không ngại
đưa rakhuyết điểm của mình.
- Thứ tư: trong tiềm thức mỗi người phải luôn in sâu việc giữ gìn đoàn kết cơ quannhà nước cũng như cơ quan
đơn vị. Luôn khen thưởng những Đảng viên có thành tíchxuất sắc trước công chúng. Đề cao ý thức trách
nhiệm công việc cũng như trong cuộcsống.
- Thứ năm: ý thức tổ chức, kỷ luật, tự phê bình và phê bình theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh:
+ Đối với bản thân của mỗi người sinh viên phải tự đặt mình và người khác trongmột tổ chức. Làm việc gì
cũng phải nghĩ đến hậu quả và pháp luật. Đề cao ý thức của mỗingười trong công cuộc xây dựng đất nước.
Không chia bè chia phái, lôi kéo người kháclàm những việc trái pháp luật
+ Có ý thức coi trọng tự phê bình bản thân. Là sinh viên, tôi phải cố gắng hết sứcmình trong mọi việc, nhất là
trong công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Luôntự kiểm điểm bản thân trong mọi việc. Thực hiện tốt
nhiệm vụ của trường và Đảng đưara. Còn điều sai sót, trong tương lai tôi sẽ cố gắng hơn để góp phần xây dựng
Đảng ta.
Noi gương phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống của mỗi sinh viên theogương chủ tịch Hồ
Chí Minh:
-Là một sinh viên tôi phải phấn đấu và trở nên gương mẫu trong các hoạt động xãhội, vận dụng sáng tạo để
góp phần cho đất nước này ngày càng một phát triển mạnh mẽhơn. Luôn giữ vững lập trường của mình, dám
nói lên tiếng nói của mình. Giữ chuẩn mựcđạo đức của ông cha ta từ xưa đến nay. Noi gương theo chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại. Vàcũng như trong mọi hành động và ý nghĩ, tôi sẽ luôn quán triệt tư tưởng sâu sắc trongviệc
đấu tranh với bản thân để noi theo tấm gương vĩ đại của Người. Thêm vào đó vớiviệc xây dựng Đảng, tôi
luông cảnh giác với những thế lực thù địch chống phá Việt Nam,bạo loạn lật đổ của các chủ nghĩa đế quốc.
Luôn trau dồi, học hỏi, học tập và rèn luyệntheo tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng Đảng cũng như về
sự nghiệp của thanhniên Việt Nam. Luôn trung thành tuyệt đối với Đảng và Nhà nước.
-Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, bản thân ta là một sinh viên thì phảu có tráchnhiệm sáng suốt trong việc
chọn lọc thông tin. Không để bản thân sa lầy vào những hộiphản động, lôi kéo lối sống thực dụng. Sinh viên
ngày nay phải tham gia vào các hoạtđộng tình nguyện giúp đỡ, tuyên truyền ý thức tự giác, kỷ luật nhằm đẩy
mạnh trongcông tác xây dựng Đảng ta. Không tự học suốt đời, tự bồi dưỡng để nâng cao chuyênmôn của
mình. Tuyên truyền đường lối chính sách pháp luật của Đảng, của nhà nước đến quần chúng nhân dân. Tìm
biện pháp để phòng chống suy thoái về phẩm chất đạo đức
Câu hỏi: liên hệ thực tiễn về lực lượng đoàn kết dân tộc hiện nay
Trả lời:
-Trong giai đoạn diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, kế thừa truyền thống đạiđoàn kết của dân tộc và
hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, nhân dân ViệtNam lại cùng chung tay, đồng lòng chống dịch. Tất
cả tỉnh, thành phố, bộ, ngành,địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đều nhiệttình,tích cực tham
giaphòng, chống dịch.
-Đi đầu là lực lượng cán bộ, nhân viên ngành Y tế. Họ đã không kể ngày đêm thamgia xét nghiệm, sàng lọc,
cứu chữa bệnh nhân bị mắc Covid-19. Mặc dù cũng cókhông ít nhân viên y tế bị nhiễm bệnh nhưng với tinh
thần "tất cả vì cộng đồng",các y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch đã nêu cao tinh thần đoàn kết, chia sẻnhững
khó khăn, vất vả trong các khu điều trị cách ly để hàng ngày, hàng giờ cứuchữa người bệnh. Lực lượng cán bộ
các cấp, các ngành tại địa phương đã đồng sức, đồng lòng ngàyđêm rà quét, khoanh vùng dập dịch tại các khu
dân cư. Ở khắp cả nước, đã cónhiều Tổ Covid cộng đồng với sự tham gia của nhiều cán bộ cơ sở như công
an,dân phòng, mặt trận, phụ nữ, thanh niên... Nhiều doanh trại quân đội được trưngdụng làm cơ sở cách ly cho
nhân dân. Nhiều cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng vào rừngnhường lại nơi ăn, chốn ở cho nhân dân có điều kiện tốt để
cách ly
-Biểu tượng cao đẹp nhất cho tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong cuộcchiến chống đại dịch là Quỹ
Vaccine. Quỹ được thành lập ngày 26/5/2021 để tiếpnhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp
tự nguyện bằng tiền,vaccine của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp phápkhác cho
hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vacccine phòng,
chống Covi-19 cho nhân dân.
Câu hỏi: Liên hệ về sự cần thiết đoàn kết quốc tế
Trả lời:
Ngày nay, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi, thời cơ và thách thức đan xen lẫn nhau, vấn đề đoàn kết
đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những thuận lợi và khó khăn mới. Tư tưởng Hồ
Chí Minh về đoàn kết, phát huy sự ủng hộ quốc tế là cơ sở quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định
chủtrương, đường lối đối ngoại và giải quyết các vấn đề quốc tế:
+Một là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình làchính làm nền tảng để mở
rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao hiệu quả hợp tác quốctế, phát triển bền vững và không làm phương hại đến
chủ quyền quốc gia, bản sắcvăn hóa dân tộc.
+Hai là, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là cơ sở lý luận quan trọng đểĐảng Cộng sản Việt Nam xác
định đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa,đa dạng hóa quan hệ quốc tế trong bối cảnh mới.
+Ba là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế để tạo ra môi trườngquốc tế hòa bình, ổn định,
hữu nghị với các nước láng giềng, các nước trong khuvực, các nước lớn để tập trung mọi nguồn lực phát triển
đất nước
CHƯƠNG 6:
Câu hỏi: Vận dụng TTHCM về văn hoá vào việc xây dựng nền văn hoá và con người VN hiện đại
Trả lời:
Nền văn hóa, con người Việt Nam hiện đại là xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, làm động lực cho sự phát triển đất nước và hội nhập quốc tế và phát triển con người toàn diện. Để vận
dụng được những yếu tố cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam
hiện đại; làm cho văn hóa trở thành động lực khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc;
phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; xây dựng đất nước Việt
Nam hùng cường, cần phải thực hiện có hiệu quả những vấn đề cơ bản sau:
-Mộtlà,pháttriểnvănhóavìsựhoànthiệnnhâncáchconngườixâydựngconngườiđểphát
hóa.
+Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các
đặc tính bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Xây dựng đồng bộ môi
trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa;
cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển. Xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam hiện đại sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân chủ thể sáng
tạo
+Truyền thống văn hóa của dân tộc không những phải được giữ gìn mà còn phải được phát huy cao độ trong sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa, xây dựng con người hiện đại, con người mới xã hội chủ nghĩa. Coi trọng công
tác giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho mọi thế hệ con người Việt Nam.
+Trong điều kiện hiện nay, để thực hiện xây dựng văn hóa, con người Việt Nam hiện đại càng phải vận dụng
quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại. Giữ gìn và phát huy vốn
văn hóa quý báu của dân tộc, kế thừa những truyền thống tốt đẹp, đồng thời vận động Nhân dân xóa bỏ các tập
tục lạc hậu. Bên cạnh đó, cần có biện pháp hạn chế việc du nhập văn hóa một cách quá đà, thiếu chọn lọc dẫn
đến tình trạng “sùng ngoại” không còn thiết tha với văn hóa truyền thống trong nước. Với quan điểm dân tộc
hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Để phục vụ sự nghiệp cách mạng hội chủ nghĩa thì văn hóa
phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức; con đường đúng đắn duy nhất là xây dựng một nền
văn hóa nghệ thuật xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức.
+Xây dựng và phát triển văn hóa để hoàn thiện nhân cách con người phải làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi
lĩnh vực của đời sống, mọi quan hệ xã hội của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ chủ kiến ấy của mình,
văn hóa không ở bên ngoài mà ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa soi đường cho quốc dân đi. Phải đem văn
hóa mà chữa thói phù hoa, xa xỉ, quan liêu, lãng phí, tham ô, tham nhũng. Cũng phải dùng thực hành văn hóa
xây dựng đời sống mới, phát huy dân chủ quyền làm chủ của Nhân dân. Trong kháng chiến cũng như
trong kiến quốc, luôn luôn cần đến nhân tài phải có chính sách để bồi dưỡng, phát huy, phát triển nhân tài,
biết quý trọng, tin cậy hiền tài.
+Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng một nền văn hóa “mở”, thể hiện chỗ một mặt luôn kế thừa phát
huy những giá trị truyền thống dân tộc, mặt khác tự làm giàu bằng việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa
nhân loại, làm cho nền văn hóa Việt Nam vừa mang những đặc trưng phản ánh cốt cách, bản sắc truyền
thống văn hóa dân tộc, vừa bắt nhịp được với hơi thở của cuộc sống hiện đại, phù hợp với trình độ khoa học và
trình độ văn minh mà nhân loại đã đạt được. Nền văn hóa đó phải vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây
dựng con người Việt Nam, phải nhằm để phát triển văn hóa Việt Nam.
-Hailà,pháttriểnvănhóagắnvớisựnghiệpcôngnghiệphóa,hiệnđạihóa;làmộtbộphậncủasự
côngnghiệphóa,hiệnđạihóađấtnước.
+Với tư cách là hệ giá trị định hướng điều chỉnh nhận thức tư duy, hành vi cho mỗi cá nhân và cả xã hội, văn
hóa phải được gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế, hội; quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải trong kinh tếchính trị. Một
mặt, văn hóa chịu sự chi phối của kinh tếchính trị nhưng mặt khác, văn hóa tác động trở lại to lớn đến
kinh tế và chính trị. Chính vì thế, mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội; mỗi bước của quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một bước để củng cố, giữ gìn, phát huy và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam hiện đại, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Trong đó, phải nâng cao nhận thức, làm cho mọi
người đặc biệt thế hệ trẻ hiểu đầy đủ nhất về các quan điểm của Đảng, tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa, từ đó tuyên truyền, phát triển và xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trước tình hình mới, trước sự tác
động từ mặt trái nền kinh tế thị trường.
+Mặt khác, văn hóa là một bộ phận của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế,
nên cần xác định rõ “Xây dựng văn hóa trong chính trị kinh tế; phát triển công nghiệp hóa văn hóa đi đôi
với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa”(5). Những nhiệm vụ nàyý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
việc phát huy nguồn lực văn hóa trong sự nghiệp xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh
tế - xã hội.
-Balà,làmchovănhóathựcsựlànềntảngtinhthầncủaxãhội,xâydựngvănhóa,conngườiViệt
đạivừalàmụctiêu,vừalàđộnglựcthúcđẩysựpháttriểnkinhtế-xãhội.
+Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa sâu rộng hiện nay, việc quan
tâm chú trọng phát triển nguồn lực văn hóa, con người, phát huy tối đa tiềm năng “sức mạnh mềm” của đất
nước là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển bền vững, đồng thời nâng cao hình
ảnh, vị thế của Việt Nam, lan tỏa các giá trị văn hóa, con người Việt Nam trên trường quốc tế.
+Để xây dựng môi trường văn hóa trong sạch,nh mạnh, Đảng ta xác định cần chế, chính sách, giải
pháp để xây dựng môi trường văn hóa thật sự trong sạch, lành mạnh, cải thiện điều kiện hưởng thụ văn hóa của
Nhân dân. Đồng thời, thực hiện tốt phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân
thụ hưởng”; chú trọng phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, hội tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng
môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, thực sự là “định hướng giá trị” để: “Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh
con người Việt Nam; khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển của dân tộc, tinh thần yêu nước, tự hào, ý chí tự
cường và lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội; xây dựng môi trường và đời sống văn hóa phong
phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh, hội nhập quốc tế.
Hiện nay, những biến động của tình hình thế giới khu vực đang tác động mạnh mẽ đến đời sống
văn hóa của dân tộc. Để giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa, con
người Việt Nam hiện đại, cần tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào thực
tiễn cách mạng nước ta, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa tiên tiến, khoa học, đại
chúng, kiên quyết loại bỏ những hủ tục, tàn dư, những sản phẩm phản văn hóa, sản phẩm độc hại từ
bên ngoài để xây dựng văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của hội, sức mạnh góp phần phát
triển bền vững đất nước
Câu hỏi: Vai trò của đạo đức góp phần như thế nào trong việc hình thành nhân cách của sinh viên
Trả lời: ai trò đạo đức góp phần to lớn hình thành nên nhân cách của mỗi cá nhân là một sinh viên chúng ta V
không được tự mãn vì tự mãn rồi thì không có động cơ để tiến bộ phải học hỏi tiến bộ, không được kiêu ngạo
phải siêng năng tiết kiệm. Sống đúng chuẩn mực hội ,Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, thẳng
thắn,sống đoàn kết tập thể, hoà nhã, gần gũi với bạn đồng nghiệp người dân nơi trú.Thực hiện tốt
“cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tinh thần hợp tác, giúp đỡ
bạn bè, đồng nghiệp. Đồng thời noi theo tấm gương đạo đức HCM thực hiện tốt các điều bác dạy,luôn giữ gìn
tư cách, phẩmchất đạo đức tốt và tính tiền phong, gương mẫu của người đoàn viên
Câu hỏi: Theo quan điểm về những chuẩn mực đại đức cách mạng. Hãy liên hệ bản thân với việc rèn
luyện, tu dưỡng đạo đức?
Trả lời:
a. Trung với nước, hiếu với dân
-Là một sinh viên nâng cao, sâu rộng thông qua các buổi sinh hoạt trong đoàn viên để mỗi người nhận thức sâu
sắc và đầy đủ về truyền thống trung, hiếu của dân tộc, về những hy sinh to lớn của các thế hệ ông cha ta để
chúng ta có được ngày nay, qua đó nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc,
đồng thời thấy đước trách nhiệm trong việc kế thừa những giá trị tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại.
-Hai là, thực hiện tốt lời chỉ đạo của Đảng: khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập
nghiệp bản thân với tương lai, trao dồi cho bản thân bản lĩnh, phẩm chất và lối sống như cha ông ta ngày trước
b. Cần, kiệm, liêm, chính, trí công vô thường
Là sinh viên luôn phấn đấu thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư, bản thânmỗi người phải luôn luôn nhắc nhỡ mình không ngừng rèn
luyện, phấn đấu hoàn thiện bản than tích cực, chủ động, sáng tạo với công việc, không xa xỉ, hoang phí, phô
trương hình thức, biết tiết kiệm thời gian, tiền của, sức lao động của cá nhân, luôn giữ cho mình được trong
sạch, giữ gìn của công và của dân, bản thân phải thẳng thắn trung thực, không tự cao, tự đại, không nịnh trên,
khinh dưới, không dốitrá lừa lọc; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn đoàn kết, luôn cầu tiến bộ; việc được
phân công thì phải làm cho tốt, làm đến nơi, đến chốn, bản thân phải luôn mẫu mực, công bằng, công tâm,
không có lòng riêng, thiên tư, thiên vị, đem lòng chí công vô tư với mọi người, với việc.
c. Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa
Là sinh viên chúng ta nên giúp đỡ mọi người xung quanh chúng ta, quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp
cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn luôn cảm thông, đau xót trước những khó khăn,
đau khổ của người khác, mong muốn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho họ.. Sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ khó
khăn, bất hạnh cho người khác. Biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người khác. Tình yêu thương giúp con
người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Người biết yêu thương con người sẽ được mọi
người yêu mến kính trọngĐồng thời bản thân là sinh viên chúng ta hãy tích cực tham gia phong trào thiện
nguyện do trường, và đoàn tổ chức , tham gia quyên góp ủng hộ người nghèo, những mảnh đời khó khăn như:
trái tim nhân ái, căn nhà mơ ước. Ngoài ra tham gia phong trào đoàn thanh niên như: thăm mẹ Việt Nam anh
hùng, thăm gia đình có chính sách hỗ trợ
d. Tình thần quốc tế trong sáng
Là một sinh viên tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất rất quan trọng của thanh niên trong bối cảnh thời
đại mới. nhận thức được điều đó em phải ra sức traodồi rèn luyện và trang bị cho bản thân ngoại ngữ và vốn
hiểu biết cần thiết để bản thân là chiếc cầu nối đưa văn hóa và tinh thần Việt Nam và tư tưởng HCM vươn tầm
ra thế giới, ngoài ra mang bản sắc dân tộc, tinh thần con người Việt hòa hợp bạn bè quốc tế thân thiện và hòa
đồng ,góp phần vào sự nghiệp cách mạng, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Câu hỏi : Theo quan điểm TTHCM về nguyên tắc xây dựng đạo đức. Hãy Liên hệ bản thân
Trả lời: Là một sinh viên Cần chống thói đạo đức giả, mị dân, dùng lời nói để đỡ chân tay, luôn dối trá lừa lọc,
lời nói phải đi đôi với việc làm thì hiệu quả mới mang lại thiết thực, tránh nói mà không làm, nói 1 đằng làm 1
nẻo, xây dựng những tấm gương người tốt việc tốt, Tu dưỡng, rèn luyện để giữ vững đạo đức ,chống chủ nghĩa
cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, thực hiện “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vôtư” theo tấm gương Chủ
tịch Hồ Chí Minh: Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất, chất
lượng, hiệu quả cao. Chống lối sống thực dụng, phải thẳng thắn, trung thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối,
quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không
bao che, giấu giếm khuyết điểm…đặc biệt bản thân sống có trách nhiệm.Đồng thời lên án các tệ nạn xã hội
(tham nhũng, bóc lột …) lối sống vô tổ chức, coi thường các chuẩn mực đạo đức. Đồng thời xây dựng xã
hôicông bằng, dân chủ văn minh
Câu hỏi: Theo TTHCM về đạo đức. Hãy liên hệ với bản thân về sinh viên hiện nay về đạo đức
Trả lời:
1.Vai trò của tu dưỡng đạo đức cách mạng với thanh niên, sinh viên ViệtNam
- Việc tu dưỡng Việc tu dưỡng trau dồi đạo đức rất quan trọng đối với conngười Việt Nam trong sự nghiệp
cách mạng. Đối với thế hệ trẻ cũng vậy. Thế hệ trẻlà “người chủ tương lai của nước nhà... Nước nhà thịnh hay
suy, yếu hay mạnh mộtphần lớn là do các thanh niên”. “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thếhệ
thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tươnglai”. Vì vậy, cần phải chú trọng
chăm lo giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lốisống, văn hóa cho sinh viên, hình thành thế hệ thanh niên
mới có những phẩm chấttốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động, có trách nhiệm với Tổ quốc, vớinhân
dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa
-Hồ Chí Minh nói: “ Đối với thanh niên trí thức như các cháu ở đây thì cầnđặt lại câu hỏi: Học để làm gì? Học
để phục vụ ai? Đó là hai câu hỏi cần phải trảlời dứt khoát thì mới có phương hướng để sửa chữa khuyết điểm
của mình”. Họctập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh là đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng, sựnghiệp đổi mới
đất nước và hội nhập quốc tế; nhằm làm cho mỗi người trở thànhnhững công dân tốt hơn, xứng đáng là những
người làm chủ đất nước, biết trọngdanh dự, lương tâm, trách nhiệm. Đồng thời, góp phần tích cực vào cuộc
đấu tranhchống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội
2. Thực trạng
-Phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được lối sống nhân hậu, tìnhnghĩa, trong sạch, lành mạnh. Biểu
hiện là các phong trào: Hiến máu nhânđạo, Nối vòng tay thương, Cặp lá yêu thương,.., các hoạt động Đoàn
thanhniên khác diễn ra sôi nổi và có nhiều kết quả tích cực.
-Phần lớn sinh viên khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập, nghiêncứu khoa học, có chí lập thân, lập
nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đối mặtvới những khó khăn, thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại,
-Phần lớn sinh viên sống có bản lĩnh, luôn gắn bó với nhân dân, đồng hànhcùng dân tộc, phấn đấu cho sự
nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh.
Mặt khác:
-Một bộ phận sinh viên có tư tưởng lệch lạc, phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mấtphương hướng phấn đấu, không
có chí lập thân, lập nghiệp
-Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của mặt trái của nền kinh tế thị trường và hộinhập quốc tế mạnh mẽ, sự du nhập
của nhiều tư tưởng ngoại quốc. Do tìnhtrạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức của một bộ phận cán bộ
côngchức, gây mất niềm tin của thế hệ trẻ vào con đường đã lựa chọn.
-Một bộ phận sinh viên chạy theo lối sống thực dụng, tôn sùng giá trị vậtchất, sùng bái chủ nghĩa cá nhân,
thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xãhội, sa vào hàng loạt tiêu cực
-.Nguyên nhân: Ảnh hưởng bởi mặt trái của tư tưởng đề cao giá trị cá nhânmột cách cực đoan mà thờ ơ vô tâm
với giá trị cộng đồng. Ảnh hưởng bởinhững hình tượng trên mạng xã hội có tiền và có quyền lực.
3. Giải pháp
Với xã hội, ban ngành đoàn thể, nhà trường:
- Thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch,lành mạnh cho thanh niên, sinh
viên.
- Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục,rèn luyện đạo đức.
- Đưa những bài giảng về đạo đức cách mạng cho sinh viên đi vào thựcchất, tích cực đẩy mạnh các phong trào,
hoạt động cụ thể.
| 1/16

Preview text:

NHỮNG CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TTHCM CHƯƠNG1:
Câu hỏi: Phân tích tầm quan trọng của việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu môn học TTHCM? Trả lời:
-Học tập tư tưởng HCM giúp chúng ta nâng cao năng lực và tư duy lí luận cũng như phương pháp công tác
ngày nay. Tư tưởng HCM soi đường cho Đảng và nhân dân VN trên con đường thực hiện mục tiêu: dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mình. Thông qua việc làm rõ và truyền thụ nội dung hệ thống quan
điểm của HCM về những vấn đề cơ bản của cách mạng VN làm cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai trò
chủ đạo trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ nước ta.
=>Vì thế, Thông qua học tập nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh để bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên, thanh
niên lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tích cực, chủ động đấu tranh phê phán những quan
điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng. Nhà nước ta biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. CHƯƠNG 2:
Câu hỏi: Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trải qua những giai đoạn hình thành và phát triển nào? Tại sao nói
đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành về cơ bản?
Trả lời: 
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trải qua những giai đoạn hình thành và phát triến
-Giai đoạn từ năm 1890 - 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng
- Giai đoạn từ năm 1911 - 1920: Tìm tòi khảo nghiệm con đường cứu nước và tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc.
-Giai đoạn từ 1921 - 1930: Tư tưởng HCM được hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
-Giai đoạn từ 1930 - 1945: Người vượt qua khó khăn thử thách, nhưng Người vẫn kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
-Giai đoạn từ 1945 - 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hòàn thiện 
Đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành về
cơ bản.
Bởi vì, đến đây, Hồ Chí Minh đã tìm thấy lời giải cho những vấn đề cơ bản nhất của
cách mạng Việt Nam. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, tư tưởng này
được hoàn thiện trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930 cụ thể:
-Xác định rõ con đường, mục tiêu của cách mạng Việt Nam: con đường cách mạng vô sản mà nội dung là "làm
tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng đề đi tới xã hội cộng sản", thực chất là con đường độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
-Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, nằm trong quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới
-Xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là Đảng Cộng sản
-Động lực của cách mạng là khối đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên minh công - nông và lao động trí óc
-Phương pháp cách mạng là dùng bạo lực cách mạng để giành và giữ chính quyền nhà nước,bảo vệ thành quả của cách mạng 2/19
-Những tư tưởng trên không chỉ soi sáng sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam mà còn góp phần vào sự
nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Vì vậy, mà khẳng định đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí
Minh về cơ bản được hình thành
Câu hỏi: Phân tích những cơ sở khách quan hình thành và phát triển tư tưởng HCM; chỉ ra những tiền
đề cơ sở lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển tư tưởng HCM
Những cơ sở khách quan…..: (Câu hỏi có thể là : Phân tích bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)

Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những chuyển biến lớn:
-Chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đi
xâm lược thuộc địa, phần lớn các nước Á, Phi, Mỹ LaTinh bị biến thành thuộc địa và phụ thuộc
-Mâu thuẫn vốn có trong lòng CNTB ngày càng sâu sắc , đặc biệt là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và các
dân tộc thuộc địa, phụ thuộc => giành độc lập dân tộc trở thành nhu cầu chung của các dân tộc thuộc địa và
giai cấp vô sản thế giới
-CM tháng 10 Nga thành công (9/11/1917) không chỉ là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mac-Lênin mà còn
mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức và cả loài người
-Ngày 2/3/1919, Quốc tế Cộng sản ra đời ở Matcova, đẩy mạnh việc truyển bá chủ nghĩa Mac-Lennin và kinh
nghiệm CM tháng 10 Nga ra khắp thế giới dẫn đến sự ra đời và hoạt động ngày càng mạnh mẽ của nhiều Đảng Cộng Sản
=> Những chuyển biến trên ảnh hưởng sâu sắc đến HCM, đã đẩy mạnh trong việc lựa chọn con đường cứu
nước giải phóng dân tộc 
Bối cảnh lịch sử VN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và những chuyển biến:
-Xã hội VN trước khi bị thực dân Pháp xâm lược là một xã hội phong kiến suy tàn
-Thực dân Pháp xâm lược VN (1858) =>VN trở thành quốc gia nửa phong kiến, nửa thuộc địa
-Năm 1884, VN trở thành thuộc địa của Pháp
-Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt (giữa dân tộc với thực dân Pháp và giữa dân tộc với địa chủ phong kiến)
-Mâu thuẫn gay gắt giữa dân tộc với thực dân Pháp dẫn đến nổ ra nhiều cuộc phong trào đấu tranh :
+PT đấu tranh giữa sĩ phu và đồng bào yêu nước
+PT yêu nước theo con đường chủ nghĩa tư bản -Khi HCM lớn lên:
+Chứng kiến cảnh đàn áp dã man của thực dân Pháp
+Chứng kiến cảnh các phong trào yêu nứoc thất bại, thủ lĩnh ngừoi bị lưu đày ra côn đảo, người bị bắt giam,
người bị cho vào máy chém
+Chứng kiến anh chị của mình bị bắt giam và lưu đày nhiều năm
+Chứng kiến sự ươn hèn bạc nhược của quan lại Nam Triều
 HCM đã ra đi tìm con đường cứu nước
Những tiền đề cơ sở lý luận….:
Giá trị truyền thống Việt Nam:
Trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hóa
riêng phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý. Trong đó, những truyền thống văn
hóa tiêu biểu nhất tác động đến Hồ Chí Minh gồm:
+Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước
+Truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, tương thân, tương ái,“lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn, khó khăn.
+Truyền thống lạc quan, yêu đời.
+Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa tiếp nhận
tinh hoa văn hóa của nhân loại...
+Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam, nổi bật là những truyền thống nêu trên đã tác động sâu sắc đến
tư tưởng, tình cảm của HồChí Minh, chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Người. Đây là nguồn tư tưởng, lý
luận đầu tiên, là cội rễ sâu xa, bền chặt nhất hình thành nên tư tưởng HồChí Minh. 
Tinh hoa văn hóa nhân loại
-Đối với văn hóa phương Đông: Hồ Chí Minh tiếp thu những mặt tích cực:
+ Nho giáo: Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, đó là ước vọng về một xã hội bình
trị,hóa mục,hòa đồng, là triết lý nhân sinh; tu thân dưỡng tính; đề cao văn hóa lễ giáo.
+Về Phật giáo: vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị,
chăm lo làm việc thiện; tinh thần bình đẳng,dân chủ; đề cao lao động, chống lười biếng; chủ trương sống gắn
bó với dân, với nước, tích cực tham gia đấu tranh chống kẻ thù dân tộc; chủ trương tam dân của Tông Trung
Sơn: dân tộc độc lập, dân quyền tựdo, dân sinh hạnh phúc.
+Về Đạo giáo: HCM chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng sống hoà đồng, gắn bó với thiên nhiên, thuận thoe tự
nhiên.Ngừoi cũng kế thừa, phát triển tinh thần không ham lợi danh, khuyên cán bộ đảng viên ít lòng ham
muốn vật chất, thực hành cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư
-Đối với văn hoá phương Tây: HCM đã kế thừa, phát triển những quan điểm về nhân quyền và dân quyền
trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền cuả CM Pháp (1789),
từ đó nâng lên thành quyền dân tộc.Ngừoi tiếp thu tư tưởng nhân văn , dân chủ, tinh thần pháp quyền của các
người khai sáng Pháp như : Vônte, Rútxo,…  Chủ nghĩa Mác –Lênin
+Chủ nghĩa Mác –Lenin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
+Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác –lenin ở Hồ Chí Minh diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hóa chắt lọc,
hấp thụ và một vốn chính trị, vốn hiểu biết phong phú, được tích lũy qua thực tiễn hoạt động vì mục tiêu cứu
nước và giải phóng dân tộc.
+Vận dụng cách mạng của thời đại vào điều kiện cụ thể của Việt Nam
+Có tính khoa học và sâu sắc
Câu hỏi : Phân tích vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Vai trò Chủ nghĩa Mác Lê Nin – Thế giới quan, phương pháp luận của tư tưởng HCM Chủ nghĩa Mác .
Lê Nin là đỉnh cao trí tuệ nhân loại bao gồm 3 bộ phận cấu thành:
-Triết học giúp Hồ Chí Minh hình thành thế giới quan, phương pháp biện chứng, nhân sinh quan, khoa học,
Cách Mạng, thấy được những quy luật vận động phát triển của thế giới và xã hội loài người.
-Kinh tế chính trị học vạch rõ các quan hệ xã hội được hình thành phát triển gắn với quá trình sản xuất, thấy
được bản chất bốc lột của chủ nghĩa Tư bản đối với CN, xóa bỏ bốc lột gắn liền với xóa bỏ quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa và sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản
-Chủ Nghĩa xã hội KH vạch ra quy luật phát sinh, hình thành, phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản
chủ nghĩa, những điều kiện, tiền đề, nguyên tắc, con đường, học thức, phương pháp của giai cấp CN, nhân dân
lao động để thực hiện sự chuyển biến xã hội từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, cộng sản.
-Như vậy, chủ nghĩa Mác Lê Nin với bản chất Cách mạng và khoa học của nó giúp Người chuyển biến từ Chủ
nghĩa yêu nước không có khuynh hướng rõ rệt thành người cộng sản, chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ
nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thấy vai trò của quần chúng nhân dân, sứ mệnh
lịch sử của giai cấp CN, liên minh công nông trí thức và vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản trong cách mạng
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, bảo đảm thắng lợi cho chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
-Hồ Chí Minh đã vận động sáng tạo Chủ nghĩa Mác Lê Nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, giải đáp được
những vấn đề thực tiễn đặt ra, đưa cách mạng nước ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Câu hỏi: Hãy phân tích những phẩm chất cá nhân, mối quan hệ giữa hoạt động lý luận và thực tiễn của
HCM trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM. Ý nghĩa của sự ra đời tư tưởng HCM?
 Phẩm chất HCM:
-HCM được thừa hưởng vốn trí tuệ siêu việt của cha ông, thông minh trong học tập, từ tốn trong ứng xử, sớm
có hoài bão cứu nước, cứu dân
- Người có một bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, một mình với hai bàn tay trắng và vốn ngoại ngữ ít ỏi, Người đi
khắp thế giới để khảo sát thực tiễn, tìm đường đi cho dân tộc.
- Tinh thần cần cù, chịu khó, ham học hỏi, khả năng hoạt động thực tiễn phong phú cũng đã giúp người vượt
qua khó khăn, chinh phục được đỉnh cao của tri thức, vận dụng nó vào hoạt động cách mạng của mình.
- Với tư duy độc lập, sáng tạo, giàu tính phê phán, đổi mới Người đã vận dụng đúng quy luật chung của xã hội
loài người, của cách mạng thế giới vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam để đề xuất tư tưởng, đường lối cách mạng,
biến tư tưởng, đường lối thành hiện thực.
- Hồ Chí Minh cũng là người có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại, có khả năng tổng kết thực tiễn và dự
báo tương lai chính xác. Bên cạnh đó là phẩm chất tận trung với nước, tận hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho
sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới.
=> Những phẩm chất trên không chỉ giúp Hồ Chí Minh thành công trong lãnh đạo cách mạng mà còn đưa
người trở thành “anh hùng vĩ đại của dân tộc. 
Mối quan hệ giữa hoạt động lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh
- Theo Hồ Chí Minh lý luận được hiểu là “Đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu
tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận, rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là
lý luận chân chính”. “Thực tế là các vấn đề cần mình cần phải giải quyết, là mâu thuẫn của sự vật. Chúng ta là
những người cán bộ cách mạng, thực tế của chúng ta là những vấn đề mà cách mạng đề ra cho ta phải giải
quyết. Thực tế bao gồm rất rộng, nó bao gồm kinh nghiệm công tác và tư tưởng của cá nhân, chính sách và
đường lối của Đảng, kinh nghiệm lịch sử của Đảng cho đến các vấn đề trong nước và thế giới”.
- Từ quan niệm về “Lý luận” và “Thực tế” cũng như mối quan hệ của chúng, Hồ Chí Minh đi tới nguyên tắc
“lý luận liên hệ với thực tế” trong nghiên cứu học tập lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin. Nguyên tắc đó là:
“Khi học tập lý luận thì nhằm mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc vì tạo ra
cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng. Tất cả những động cơ học tập không đúng
đắn đều phải tẩy trừ cho sạch”. Nhiều lần Người nhấn mạnh: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một
nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù
quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, học lý luận là
để trở thành những cán bộ hoàn chỉnh, “hoàn toàn” “ … tức là suốt đời làm đầy tớ trung thành của nhân dân”,
để có thể phục vụ tốt hơn cho Đảng, cho nhân dân, cho cách mạng. Hồ Chí Minh nêu ra mục đích học tập lý
luận rất toàn diện,bao gồm bốn nội dung: học để sữa chửa tư tưởng; học để tu dưỡng đạo đức cách mạng; học
để tin tưởng; học để hành 
Ý nghĩa sự ra đời của tư tưởng HCM (giáo trình trang35)
Câu hỏi : Chúng ta cần làm gì để phát huy những truyền thống tốt đẹp
• Phải học tập, nghiên cứu, tìm hiểu, tất cả các chương trình học tập về mọi lĩnh vực
• Rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức tốt
• Tuân thủ mọi chủ trương của đảng và nhà nước
• Tham gia sinh hoạt cộng đồng
• Có lòng yêu nước, thương người, kính trọng và biết ơn những người có công với đất nước
• Học tập và làm theo tư tưởng HCM
• Đoàn kết, phát huy tinh thần học hỏi và sáng tạo trong sinh hoạt đời sống cộng đồng
Câu hỏi: Liên hệ bản thân dựa trên nhân tố chủ quan của HCM (phẩm chất HCM)
-Sinh viên là những con người được đào tạo trong các trường đại học và có tài năng tuy nhiên có tài mà không
có đức thì chỉ là người vô dụng , cho nên việc tu dưỡng đạo đức với sinh viên là vô cùng quan trọng và cần
thiết. Thanh niên cần trung với nước , hiếu với dân , suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp , giải phóng con người. Đó chính là một phẩm chất đạo đức quan trọng của sinh viên hiện nay,
chính là sự trung thành với đất nước với nhân dân, và đó cũng chính là phẩm chất đạo đức cần có với sinh viên
của đất nước đi theo con đường Xã hội Chủ nghĩa như đất nước Việt Nam chúng ta, đạo đức vì cộng đồng vì nhân loại.
-Học cần, kiệm, liêm , chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng , nếp sống giản dị và đức khiêm tốn vô
thường. Một đạo đức hi sinh tính cá nhân của con người, không phải vì riêng tư, từ bỏ những ham muốn cá
nhân , sống trong sạch, giản dị , giàu lòng nhân ái , gương mẫu trong sinh hoạt học tập, tránh rơi vào thói ích kỉ cá nhân , tham lam .
-Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được
mục đích trong cuộc sống. Có được đức tính như vậy sinh viên có thể vượt qua các khó khăn thủ thách gặp
được trong cuộc sống và sẽ gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
-Để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có hiệu quả thì sinh viên phải có sự tu dưỡng, rèn
luyện hết mình , luôn luôn cố gắng phấn đấu vì gia đình quê hương đất nước, luôn yêu quê hương đất nước,
giàu lòng nhân ái và tích cực làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong cuộc sống. CHƯƠNG3:
Câu hỏi : Liên hệ việc giữ gìn độc lập dân tộc hiện nay ở Việt Nam và liên hệ bản thân Trả lời:
-Liên hệ việc giữ gìn độc lập dân tộc hiện nay ở Việt Nam: Ngày nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn ra sức
vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giữ gìn độc lập dân tộc Việt Nam.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, để giữ vững độc lập dân tộc, đất nước chúng ta quyết tâm thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát
triển, tạo thực lực, sức mạnh thực sự để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời tranh thủ, tận dụng các nguồn
lực từ bên ngoài cùng với việc phát huy tối đa nội lực nhằm phát triển đất nước. Thường xuyên và không
ngừng củng cố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm động lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. - Liên hệ bản thân:
+Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương;
+tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa… 
Tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn
+ Sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Câu hỏi : Nhận thức của anh/chị về quan niệm của HCM về mục tiêu và động lực của CNXH Việt Nam: a. Mục tiêu cơ bản
-Mục tiêu chung, đó là độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. “Tôi chỉ có một ham muốn…”. Chủ
nghĩa xã hội làkhông ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao
động”. Hoặc “không ngừng nâng caomức sống của nhân dân”. Đây là mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội.
Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội theo quan niệm của Hồ ChíMinh đã khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã
hội so với các chế độ đã tồn tại trong lịch sử là chỉ ra nhiệm vụ giải phóng conngười một cách toàn diện.
-Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là lâu dài, Hồ Chí Minh cho rằng: “chúng ta phải xây dựng một xã hội
hoàn toàn mới xưa naychưa từng có trong lịch sử dân tộc ta….”, Đề cập đến các mục tiêu cụ thể:
+ Mục tiêu chính trị: là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước là của dân, do dân và vì dân.
+ Mục tiêu kinh tế: Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công-nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến,
bóc lột bị xoá bỏ dần,cải thiện đời sống. Kết hợp các lợi ích.+ Mục tiêu văn hoá - xã hội: văn hoá là mục tiêu
cơ bản, xoá mù chữ, phát triển nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, nâng cao dântrí…
+ Mục tiêu con người: Theo Hồ Chí Minh, CNXH là công trình tập thể của nhân dân. Do đó, nếu không có con
người thì sẽ khôngcó CNXH.Trước hết, để xây dựng CNXH thì phải có con người XHCN. Đó là con người có
lý tưởng XHCN, đấu tranh cho lý tưởng của CNXH.Thứ hai, con người XHCN phải luôn gắn tài năng với đạo
đức. Người quan niệm: Có tài mà không có đức là hỏng. Có đức mà khôngcó tài thì không thể làm việc được
b. Về động lực của CNXH
-Phát huy các nguồn động lực về vật chất và tư tưởng cho việc xây dựng CNXH: vốn, khoa học công nghệ, con
người (năng lực củacon người); trong đó lấy con người làm động lực quan trọng và quyết định. “CNXH chỉ có
thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủvà lao động sáng tạo của hàng chục triệu người” Nòng cốt là công –
nông – trí thức.Phát huy động lực con người trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá nhân.
+Phát huy động lực của cộng đồng là phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết - động lực chủ yếu để phát
triển đất nước. Phát huy sức mạnh của cá nhân trên cơ sở kích thích hành động gắn liền với lợi ích vật chất
chính đáng của người lao động; “phải chăm nom đến chỗ ăn, chỗ ở, việc làm của nhân dân”. “Nếu dân đói,
Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi”.
+Hồ Chí Minh coi trọng động lực về kinh tế, phát triển sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản
xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn liền với phát triển kinh tế - kỹ thuật,
kinh tế - xã hội. Tác động cả về chính trị và tinh thần trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
và ý thức làm chủ, Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến văn hoa, khoa học, giáo dục. Đó là những động lực bên
trong, tiềm tàng của sự phát triển. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng nhất là trong vấn đề thực hiện công bằng xã
hội phải theo nguyên tắc: “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Tránh bình quân, Bác nêu khẩu hiệu 3
khoán và 1 thưởng. Thưởng phạt công minh. “Khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội…”. Sử dụng vai
trò điều chỉnh các nhân tố tinh thần khác như: văn hoá, đạo đức, pháp luật đối với hoạt động của con người. Đó
là những động lực bên trong quan trọng.
-Ngoài ra Hồ Chí Minh còn nêu các động lực bên ngoài như kết hợp với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn
kết quốc tế, sử dụng những thành quả khoa học kỹ thuật thế giới.
Câu hỏi: Vì sao phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vào sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta.
Trả lời:Vì các lý do sau đây
1.Khơi dậy CN yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn lực mạnh mẽ nhất để xây dựng và bảo vệ tổ quốc: Trong
đổi mới Đảng ta luôn khẳng định tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa dân tộc và giai cấp,
dân tộc và quốc tế độc lập dân tộc và CNXH nhằm tạo ra nguồn lực mới để phát triển đất nước. Trong đó cần
phát huy tối đa nguồn nội lực, nhất là nguồn lực con người (trí tuệ, truyền thống dân tộc, vốn, tài nguyên) kiên
quyết không chịu nghèo hèn, thấp kém, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vững bước tiến lên CNXH.
2. Nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm của giai cấp CN: Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề
dân tộc, đề cao chủ nghĩa yêu nước nhưng luôn vững vàng trên lập trường giai cấp CN trong giải quyết vấn đề dân tộc.
+Đảng ta luôn khẳng định: Giai cấp CN Việt Nam là giai cấp độc quyền lãnh đạo CM Việt Nam từ khi có
Đảng . Đại đoàn kết nhưng phải trên nền tảng liên minh công nông trí thức do giai cấp CN lãnh đạo. Trong
giành, giữ chính quyền phải sử dụng bạo lực CM của quần chúng chống lại bạo lực phản CM
+Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH: Đây là nguyên tắc bất biến cần vận dụng mọi hoàn cảnh. (Phong
trào CM thế giới có lúc tả, có lúc hữu, lúc nhấn mạnh lợi ích giai cấp coi nhẹ lợi ích dân tộc, gần đây lại gạt bỏ
lợi ích giai cấp, tuyệt đối hơn lợi ích dân tộc, từ bỏ CM, từ bỏ CN quốc tế vô sản. Đảng ta vẫn khẳng định: Dù
Liên Xô, Đông Âu tan rã, thế giớibiến động, đấu tranh giai cấp dân tộc diễn ra dưới nhiều hình thức khác,
nhưng không được buông lơi quyền lợi giai cấp, nhấn mạnh lợi ích dân tộc làm suy yếu phong trào CM thế
giới, tan rã CNXH, bùng phát xung đột dân tộc, tôn giáo, lãnh thổ là làm giàu cho bọn lái súng,…)
+Cần chống lại quan điểm cho rằng đất nước đi theo con đường nào cũng được, không nhất thiết độc lập dân
tộc gắn liền với CNXH, CNXH là lý tưởng nhưng là không tưởng, ép ta từ bỏ CNXH, đa nguyên chính trị, từ
bỏ sự lãnh đạo của Đảng để có tự do tư sản.
+Đảng ta khẳng định xây dựng CNXH vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh" không chỉ là vấn đề giai cấp mà còn là vấn đề dân tộc, ở Việt Nam chỉ có Đảng CS Việt Nam mới là đại
biểu cho lợi ích giai cấp CN,nhân dân lao động và dân tộc, mới xây dựng được khối đại đoàn kết thực hiện
mục tiêu nêu trên những lệch lạc tư tưởng tả hoặc hữu đều trái với tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Chăm lo xây dựng khối đại đòan kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong đại
gia đình dân tộc Việt Nam: Trong đổi mới, Đảng ta lấy mục tiêu dân giàu nước mạnh… làm điểm tương đồng,
đồng thời cũng chấp nhận những điểm khác nhưng không trái với lợi ích dân tộc (5 ngón tay có ngón dài ngón
vắn, nhưng dù dài vắn đều hợp lại nơi lòng bàn tay), giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh để
hoàn thành mục tiêu trên.
+ĐH 9 chỉ rõ: vấn đề dân tộc và đại đoàn kết luôn có vị trí chiến lược trong CM Việt Nam. Bác Hồ chỉ rõ:
Đồng bào miền núi có truyền thống cần cù trong CM và kháng chiến, đã có nhiều công trạng vẻ vang và oanh
liệt. Người chỉ thị phải chăm lo phát triển KT-XH vùng dân tộc miền núi, thực hiện đền ơn đáp nghĩa với đồng bào.
+Những năm đổi mới vừa qua, đời sống các vùng dân tộc có những chuyển biến rõ rệt, song nhìn chung còn
nghèo, khó khăn còn nhiều, sắp tới phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế hàng hóa , xóa đói
nghèo, nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ, chống kì thị dân tộc, tự ty dân tộc, dân tộc hẹp hòi  Vận động bạn bè,
Câu hỏi: Không có gì quý hơn độc lập, tự do hay còn có gì quý hơn độc lập tự do? Chứng minh.
Trả lời:Là một người dân của một đất nước độc lập, ta đã tìm, đọc, hiểu được rằng tự do và độc lập đã phải đổ
xương máu bao thế hệ thế vàcòn hơn thế nữa.Là dân nước nô lệ đi tìm đường cứu nước, nhiều lần chứng kiến
tội ác dã man của CN thực dân đối với đồng bào mình và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, người thấy rõ một
dân tộc không có quyền bình đẳng vì dân tộc đó mất độc lập, tự do. Muốn có bình đẳng dân tộc thì các dân tộc
thuộc địa phải được giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân. Nên độc lập dân tộc phải thể hiện ở 3 điểm sau: Dân
tộc đó phải được độc lập toàn diện về chính trị, kinh tế, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và quan trọng nhất là độc
lập về chính trị. Mọi vấn đề chủ quyền quốc gia phải do người dân nước đó tự quyết định. Nền độc lập thực sự
phải được thể hiện ở cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của người dân. Vì thế, nền độc lập của Việt nam phải
theo nguyên tắc nước Việt nam của người Việt Nam, mọi vấn đề về chủ quyền quốc gia phải do người dân
Việt Nam tự quyết định, không có sự can thiệp của nước ngoài. Quyền độc lập, bình đẳng dân tộc là quyền
thiêng liêng, quý giá nhất và bất khả xâm phạm. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là lẽ sống, là triết lý
Cách mạng Hồ Chí Minh và của dân tộc VIệt Nam. Đó cũng là nguồn cổ vũ to lớn đối với các dân tộc bị áp
bức, đấu tranh cho một nền độc lập tự do, thống nhất đất nước, dân chủ, ấm no, hạnh phúc của người dân.
Câu hỏi: Nêu phương hướng vận dụng và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trong giai
đoạn hiện nay ở nước ta
. Trả lời: 4 ý sau:
1. Giữ vững mục tiêu CNXH
2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, chống tham nhũng
Câu hỏi: Vai trò của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Trả lời:
Sinh viên là lực lượng kế tục, phát huy nguồn trí tuệ nước nhà, là nguồn lực chủ yếu trong thời đại kinh tế tri
thức, khoa học công nghệ, đóng vai trò then chốt trong phát triển đất nước, là lực lượng to lớn trong việc giữ
gìn và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
-Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên, sinh viên cũng là lực lượng xã hội quan trọng, một trong
những nhân tố quyết định tương lai, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Kế thừa những giá trị của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, trong quá trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của
thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Người biểu lộ niềm tin vững chắc vào thế hệ
trẻ, là lớp người “xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng Chủ
nghĩa Xã hội” và khẳng định, thanh niên trong đó có sinh viên là lực lượng cách mạng hùng hậu, bộ phận quan
trọng của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh.
-Trong quá trình đi lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam hiện nay đã đặt thanh niên, trong đó có sinh viên vào vị
trí quan trọng hàng đầu. “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng
xung kích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng CNXH. Thanh niên được đặt ở vị trí
trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo phát triển thanh niên
vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước”. Chăm lo, bồi
dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người “vừa hồng vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, gia đình, Nhà trường và Xã hội
-Có thể khẳng định, con đường quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó
khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sinh
viên là thế hệ trẻ, là chủ nhân của đất nước, sinh viên cần làm gì, làm như thế nào để khẳng định và đóng góp
sức mình vào công cuộc kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội, nhất là trong
giai đoạn hiện nay đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0, các nước ra sức chạy đua về công nghệ, kỹ
thuật với hàng loạt các công trình nghiên cứu, sáng chế, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào đời sống sản
xuất, tối ưu hóa các quy trình sản xuất. Vậy, để phát huy vai trò của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng Tổ
quốc, mỗi sinh viên cần phải rèn luyện bản thân là:
+Thứ nhất, thế hệ trẻ cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn, học tập
để mai sau xây dựng đất nước, hiểu được học tập tốt là yêu nước. Tuổi trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên
Việt Nam nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, có đầy đủ
kiến thức, kỹ năng để thích ứng với những bước phát triển mới trong khoa học và công nghệ. Chính vì vậy, thế
hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước phải không ngừng học tập, sáng tạo, tiếp thu các công nghệ mới
để trang bị một nền tảng tốt, giàu kiến thức, vững kỹ năng để tiếp nối các thế hệ cha anh trong quá trình thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.
+Thứ hai, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã
hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức
truyền thống của dân tộc. Đây sẽ là một động lực quan trọng để phát huy giá trị truyền thống của dân tộc, phát
huy giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung và tuổi trẻ Việt Nam nói riêng để đóng góp vào sự phồn thịnh của đất nước.
+ Thứ ba, luôn nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tránh nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị. Hiện nay, các thiết bị
công nghệ hiện đại và hệ thống mạng xã hội đang ngày càng phát triển đã tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sinh
viên, bao gồm cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, một trong số đó là khiến giới trẻ nói chung, trong đó
có sinh viên sống tách biệt với xã hội, hình thành lối sống vô tâm, vô cảm, thờ ơ chính trị. Bên cạnh đó, nhiều
bạn trẻ chủ yếu đọc báo qua những bài được chia trẻ trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng cụ thể, thay vì
chủ động tiếp cận tới các nguồn tin chính thức, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch truyền bá những thông tin
xuyên tạc Đảng và Nhà nước mà nếu không có những nhận thức chính trị đầy đủ, người đọc sẽ hình thành suy
nghĩ sai lệch, gây ra những hệ lụy khôn lường cho tình hình an ninh xã hội. Sinh viên Việt Nam phải có nhiệm
vụ tự mình nâng cao nhận thức trị, học và làm theo Bác, hỗ trợ Đảng và Nhà nước trong việc loại bỏ các thông
tin xuyên tạc, tiêu cực khỏi các nền tảng mạng xã hội, tuyên truyền đến người thân, bạn bè có cách tiếp nhận
thông tin đúng đắn, chính xác.
+Thứ tư, biết trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát triển của công nghệ, phát
triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội. Trong quá trình xây dựng nước Việt Nam Xã hội chủ
nghĩa, ta không nên mù quáng phủ nhận tất cả những sản phẩm Chủ nghĩa Tư bản đã tạo ra mà phải chắt lọc,
kế thừa những thành tựu phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước. Trong đó, sinh viên với bản chất năng
động, sáng tạo, nhiệt huyết, nhanh nhạy là đối tượng lý tưởng để tiếp thu các công nghệ mới, tham gia giao
lưu, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập phải luôn tỉnh táo để không đánh mất bản sắc văn
hóa của dân tộc, phải dung hòa được nếp sống hiện đại với những giá trị truyền thống. Nhiệm vụ học tập khoa
học, công nghệ và hội nhập quốc tế đòi hỏi lớp sinh viên hiện nay phải nhanh chóng trang bị cho mình năng
lực hội nhập, như bản lĩnh, kiến thức, trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng, tác phong công nghiệp, hiểu biết
văn hóa dân tộc, đất nước mình, đồng thời phải hiểu biết tình kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa thế giới. Để
thực hiện nhiệm vụ đó, mỗi sinh viên phải phát huy tinh thần tự học tập, tự rèn luyện
-Là một bộ phận của sinh viên Việt Nam, sinh viên Trường Đại học Khánh Hoà cũng đang phấn đấu trở thành
thế hệ thanh niên vừa “hồng” vừa “chuyên”, rèn đức luyện tài, không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao kiến
thức, ra sức cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tích cực trau dồi lý tưởng cách
mạng, đạo đức, lối sống văn hóa để tránh bị tác động bởi các thế lực thù địch, phản động. Chủ động phấn đấu
theo mẫu hình thanh niên Việt Nam: tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn, tiên phong trong công cuộc xây dựng và
đổi mới đất nước, góp sức mình vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Câu hỏi : Liên hệ thực tiễn trong việc xây dựng Chủ Nghĩa quá độ ở Việt Nam hiện nay:
Trả lời: Cho đến nay, chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt
Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện
được mục tiêu đó, chúng ta đã và đang Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựngnền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện
Câu hỏi :Liên hệ việc xây dựng Đảng ở VN hiện nay
1) Công tác xây dựng Đảng về chính trị được đặc biệt chú trọng, luôn kiên địnhchủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và không ngừng vận dụng, pháttriển sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam, kiên định
với đường lối đổi mới.
2. Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng tiếp tục được tăng cường, đã góp phầnnâng cao nhận thức, củng cố sự
đoàn kết, thống nhất trong Đảng và đồng thuậntrong xã hội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo có chuyển biến tích cực
3. Xây dựng tổ chức Đảng và nâng cao chất lượng đảng viên: Hầu hết các đơn vị,cơ quan nhà nước thực hiện
chủ trương hợp nhất bí thư cấp uỷ đồng thời là thủtrưởng đơn vị. Chất lượng sinh hoạt chi bộ từng bước được nâng lên.
4. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được tăng cường, có nhiều đổi mới,đạt kết quả quan trọng; chất
lượng, hiệu lực, hiệu quả được nâng lên. Hoạt độngkiểm tra, giám sát của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp được đẩy mạnh
Câu hỏi: Liên hệ bản thân về việc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
-Một là: Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức. Nói đi đôi với làm trướchết là sự nêu gương tốt, trong
đó, có sự làm gương của thế hệ đi trước với thế hệ đisau, cha mẹ làm gương cho con cái, ông bà làm gương
cho con cháu, lãnh đạo làmgương cho cán bộ, nhân viên… Phương pháp này đã phát huy rất nhiều hiệu
quảtrên thực tế, là phương pháp phổ biến nhất. Đảng viên luôn là người làm gươngtrước quần chúng.
-Hai là: Xây đi đôi với chống. Xây dựng đạo đức phải được tiến hành bằng giáodục đạo đức cho mỗi người,
việc giáo dục đạo đức cho các cá nhân phải được thựchiện từ việc giáo dục ở trường, giáo dục từ gia đình, từ
xã hội. Trong xây dựng đạo đức phải chống lại cái tiêu cực, lạc hậu của bản thân, của những người xung
quanh,của xã hội, mà trước hết phải chống chủ nghĩa cá nhân; không chống được cái hạnchế, cái tiêu cực của
bản thân thì không thể chống cái lạc hậu, trì trệ của ngườikhác. Xây dựng đạo đức và chống chủ nghĩa tiêu cực
có quan hệ mật thiết vớinhau, bổ sung và hỗ trợ nhau
- Ba là: Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cáchmạng phải qua đấu tranh, rèn
luyện bền bỉ mới thành. Mỗi người cần tự rèn luyện,nâng cao đạo đức của mình, chống lại chủ nghĩa cá nhân, tiêu cực. CHƯƠNG 4:
Câu hỏi: Trình bày tư tưởng HCM về sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam và vai trò của ĐCS Trả lời:
Sự ra đời của ĐCS Việt Nam:
-Khi đề cập sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam,bên cạnh hai yếu tố chủ nghĩa Mác –Lênin và phong trào
công nhân, Hồ Chí Minh còn kể đến yếu tố thứ ba, đó là phong trào yêu nước.Đây chính là một quan điểm
quan trọng của Hồ Chí Minh về sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác –Lênin trên cơ sở tổng kết thực tiễn Việt Nam.
-Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác –Lênin đối với cách mạng Việt Nam với quá trình hình
thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Người cũng đánh giá cao vị trí, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam.
-Hồ Chí Minh nêu thêm yếu tố phong trào yêu nước là một trong ba yếu tố vì:
+Một là, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam
+Hai là, phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì hai phong trào đó đều có mục tiêu.
+Ba là, phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân.
+Bốn là, phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho
sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Vai trò của ĐCS VN:
-Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết và được lãnh đạo bởi một tổ chức
chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam.Cách mạng là cuộc đấu tranh rất gian khổ. Muốn thắng lợi thì quần
chúng phải tổ chức rất chặt chẽ;chí khí phải kiên quyết.
-Vì vậy, phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh,để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy chính quyền.
-Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,tính quyết định hàng đầu từ sự lãnh đạo của Đảng đối với
cách mạng Việt Nam đã được thực tế lịch sử chứng minh,không có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế được
Câu hỏi: Em hãy nêu nhận thức của bản thân về vai trò lãnh đạo của ĐCS VN đối với CM hiện nay
-Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay luôn luôn phấn đấu, rèn luyện xứng đáng là người đi đầu dẫn
dắt dân tộc từng bước đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội và là đại diệntrung thành luôn gắn bó mật thiết với nhân dân,
phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của
mình.Lịch sử Việt Nam từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX cho đến nay đã trải qua biết baothăng trầm, với
những sự kiện nối tiếp nhau, đan xen lớn, nhỏ vô cùng phong phú. Đó là quá trình lịch sử hùng tráng nhưng
cũng nhiều gian khổ hy sinh của dân tộc ta. Tất cả đều là những cột mốc vàng son, gắn liền với sự lãnh đạo của
Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đó là sự đoàn kết, là sự quyết tâm, là lòng nồng nàn yêu nước của dân tộc ta khi
đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, đánh đuổi bè lũ thực dân, đế quốc và tay sai ra khỏi bờ cõi đất
nước, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, mang lại cho đồng bào ta cơm ăn áo mặc, cuộc sống ấm no
hạnh phúc. Sứ mệnh và vai trò của ÐảngCộng sản Việt Nam đã được khẳng định ngay từ khi mới thành lập,
được chỉ rõ trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt
-Với tư cách là sinh viên, là người Việt Nam máu đỏ da vàng, là những công dân trong thười đại mới của nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chúng ta cần biết ơn Đảng và Nhà nươc đã lãnh đạo, dẫn dắt dân tộc
ta trải qua bao khó khan gian khổ để đến với ngày hôm nay, để chúng ta có một cuộc sống ấm no hạnh phúc,
không phải lo sợ vì mạng sống bị chèn ép, bị đe dọa. Tuy rằng hiện tại đất nước đã không còn chiến tranh,
nhưng các phần tử bất hảo vẫn luôn luôn lợi dụng những kẽ hở nhỏ nhất để thực hiện những âm mưu chống
phá Đảng và Nhà nước. Chính vì lẽ đó, là công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chúng ta
cần phải bảo vệ đất nước của mình như chính người cha anh đi trước, những người đã không tiếc máu thịt để
cho chúng ta những ngày bình yên hôm nay. Vậy để bảo vệ được đất nước tươi đẹp của mình, chúng ta cần
phải làm gì? Trước hết cần phải nâng cao nhận thức của mình về vai trò của Đảng, cần phải hiểu những chỉ thị
và đường lối của Đảng là đúng đắn và là những hướng phát triển tốt nhất cho nước ta. Ngoài ra, cần góp sức
vào việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cộng đồng về Đảng và Nhà nước, góp phần nhỏ vào việc
chặn đứng những âm mưu của những kẻ phản động với ý nghĩ lật đổ Đảng. Nếu chúng ta muốn giữ vững sự
yên bình của đất nước, ta cần phải bắt đầu từ chính bản thân mình, chỉ có đoàn kết chúng ta mới đánh bại được kẻ thù chung
-Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử nhằm đáp ứng những nhu cầu trong sự nghiệp -
làm cách mạng của dân và quân Việt Nam cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong giai đoạn hiện nay,
Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đứng trên cương vị lãnh đạo chủ chốt, là một nhân tố không thể thay thế được
của nước ta. Đất nước ta dù đã đang trên đà phát triển vẫn cần có những nhân tài với tấm long nhiệthuyết nắm
vai trò lãnh đạo cũng như tuyên truyền nhân dân đồng long để đưa đất nướcta ngày càng phát triển, đủ khả
năng để sánh vai được với các Cường Quốc năm châu. Và để đạt được điều đó không thể thiếu sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, mộttổ chức luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, luôn luôn không ngừng phấn
đấu để sự phát triển của dân tộc Việt Nam ngày càng trở nên mạnh mẽ. Tuy rằng hiện đanglà thời bình, Đảng
ta vẫn phải đoàn kết để tham chiến với các chuyển biến của xã hội hiện đại, có gắng hết sức để Việt Nam có
thể theo cùng nhịp đập của thế giới đồng thờibảo vệ và chăm lo cho miếng ăn manh áo của đồng bào ta. Thế hệ
chúng em luôn thấy tự hào và biết ơn về sự lãnh đạo sang suốt Đảng với tầm nhìn xa trông rộng, những đường
lối chính sách hợp với thời đại để đưa đất nước chúng ta đến với sự vinh quang của độc lập dân tộc cùng với
sự phát triển vượt bậc của đất nước Việt Nam thân yên của chúng ta hiện nay CHƯƠNG5:
Câu hỏi: Theo em, nhà nước nên làm gì để phát triển về TTHCM trong việc đoàn kêts dân tộc
+Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu,nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng;
+ Tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia- dân tộc; đề cao tinh thần dântộc,
truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài
nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
+ Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiệntốt,
có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đề cao vai
trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc
+ Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết
hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển. Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các
nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông
đồng bào dân tộc thiểu số
Câu hỏi: Liên hệ bản thân về vấn đề đại đoàn kết dân tộc
Trả lời: Trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam là rất quan trọng.
Mỗi người dân Việt Nam cần phải hiểu rõ rằng việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc là trách nhiệm của toàn
đảng, toàn dân và của mỗi cá nhân. Để thực hiện trách nhiệm này, mỗi cá nhân cần phải có những ý thức đúng
đắn về vai trò của mình đối với đại đoàn kết dân tộc. Mỗi cá nhân cần phải phấn đấu, tu dưỡng đạo đức và lối
sống của bản thân theo gương của quản trị Hồ Chí Minh. Đồng thời, mỗi cá nhân cần luôn nỗ lực học tập, rèn
luyện kỹ năng và kiến thức để hoàn toàn có thể thích ứng với điều kiện kèm theo xã hội mới. Ngoài ra, mỗi cá
nhân cần phải thực hiện tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, pháp lý của nhà nước đến quần chúng
nhân dân. Cần phải có tư tưởng chính trị vững vàng, xác lập phấn đấu vì một tiềm năng chung là hiệu suất cao
việc làm, không gây mất đoàn kết trong nội bộ. Để đạt được mục tiêu đại đoàn kết dân tộc, mỗi cá nhân cũng
cần tương trợ, giúp sức lẫn nhau để cùng văn minh, đoàn kết nhưng không có nghĩa là bao che cho khuyết
điểm của chiến sỹ đồng nghiệp mà mỗi cá thể cần nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình. Cuối cùng, mỗi cá
nhân cần dám nhận những thiếu sót, những khuyết điểm của bản thân, của đồng nghiệp và thẳng thắn góp ý để
cùng xây dựng cùng chia sẻ những cái hay cái tốt và loại bỏ dần những khuyết điểm, hạn chế còn tồn tại. Nếu
mỗi cá nhân có thể tu dưỡng và phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực này thì có nghĩa là họ đã ý thức
được trách nhiệm của bản thân trong vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc.
Câu hỏi: Trách nhiệm của sinh viên trong việc góp phần cũng cố khối liên minh và xây dựngkhối đại đoàn kết dân tộc.
Có thể thấy việc sinh viên có trách nhiệm việc củng cố và góp phần khối đại đoànkết dân tộc là việc ý
nghĩa hết sức to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Đây cũng được coi là tư tưởng cơ bản trong
việc chiến đấu, chống giặc ngoại xâm, hình thức sứcmạnh vững chắc, là một vấn đề sống của cách mạng:
- Thứ nhất: ý thức luôn được rèn dũa, nâng cao đạo đức mỗi ngày: Tôi sẽ luôn đặttrách nhiệm và phẩm cách sẽ
quyết định tất cả trong công trình phát triển đất nước ta.Luôn luôn trau dồi phẩm chất tư cách, hoàn thành
nhiệm vụ mà Đảng và chính quyềngiao phó. Sống hết lòng hết sức vì dân và vì Đảng, đối xử hòa đồng, tự
nguyền phục vụcho xã hội
- Thứ hai: ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với công việc nghề nghiệpcủa mình. Tôi sẽ luôn tham gia
các hoạt động chuyên môn của nhà trường cũng nhưNgành tôi đang theo đuổi. Tôi sẽ cố gắng hết sức trong
việc học của mình, luôn luônhoàn thành bài tập và nhiệm vụ đã giao trước đó. Sẽ cống hiến hết mình cho nghề nghiệpcủa mình
- Thứ ba: sống chính trực, trung thực, dám đứng lên làm chứng, bảo vệ cho nhữngđiều đúng đắn, bảo vệ đường
lối chính sách, quan niệm của Đảng Cộng Sản. Luôn yêu thương người khó khăn hơn mình, sống ngay thẳng,
khiêm tốn trong mọi việc. Khôngđua theo thành tích trước mắt, không giấu diếm, bảo vệ công lý, không ngại
đưa rakhuyết điểm của mình.
- Thứ tư: trong tiềm thức mỗi người phải luôn in sâu việc giữ gìn đoàn kết cơ quannhà nước cũng như cơ quan
đơn vị. Luôn khen thưởng những Đảng viên có thành tíchxuất sắc trước công chúng. Đề cao ý thức trách
nhiệm công việc cũng như trong cuộcsống.
- Thứ năm: ý thức tổ chức, kỷ luật, tự phê bình và phê bình theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh:
+ Đối với bản thân của mỗi người sinh viên phải tự đặt mình và người khác trongmột tổ chức. Làm việc gì
cũng phải nghĩ đến hậu quả và pháp luật. Đề cao ý thức của mỗingười trong công cuộc xây dựng đất nước.
Không chia bè chia phái, lôi kéo người kháclàm những việc trái pháp luật
+ Có ý thức coi trọng tự phê bình bản thân. Là sinh viên, tôi phải cố gắng hết sứcmình trong mọi việc, nhất là
trong công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Luôntự kiểm điểm bản thân trong mọi việc. Thực hiện tốt
nhiệm vụ của trường và Đảng đưara. Còn điều sai sót, trong tương lai tôi sẽ cố gắng hơn để góp phần xây dựng Đảng ta. 
Noi gương phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống của mỗi sinh viên theogương chủ tịch Hồ Chí Minh:
-Là một sinh viên tôi phải phấn đấu và trở nên gương mẫu trong các hoạt động xãhội, vận dụng sáng tạo để
góp phần cho đất nước này ngày càng một phát triển mạnh mẽhơn. Luôn giữ vững lập trường của mình, dám
nói lên tiếng nói của mình. Giữ chuẩn mựcđạo đức của ông cha ta từ xưa đến nay. Noi gương theo chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại. Vàcũng như trong mọi hành động và ý nghĩ, tôi sẽ luôn quán triệt tư tưởng sâu sắc trongviệc
đấu tranh với bản thân để noi theo tấm gương vĩ đại của Người. Thêm vào đó vớiviệc xây dựng Đảng, tôi
luông cảnh giác với những thế lực thù địch chống phá Việt Nam,bạo loạn lật đổ của các chủ nghĩa đế quốc.
Luôn trau dồi, học hỏi, học tập và rèn luyệntheo tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng Đảng cũng như về
sự nghiệp của thanhniên Việt Nam. Luôn trung thành tuyệt đối với Đảng và Nhà nước.
-Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, bản thân ta là một sinh viên thì phảu có tráchnhiệm sáng suốt trong việc
chọn lọc thông tin. Không để bản thân sa lầy vào những hộiphản động, lôi kéo lối sống thực dụng. Sinh viên
ngày nay phải tham gia vào các hoạtđộng tình nguyện giúp đỡ, tuyên truyền ý thức tự giác, kỷ luật nhằm đẩy
mạnh trongcông tác xây dựng Đảng ta. Không tự học suốt đời, tự bồi dưỡng để nâng cao chuyênmôn của
mình. Tuyên truyền đường lối chính sách pháp luật của Đảng, của nhà nước đến quần chúng nhân dân. Tìm
biện pháp để phòng chống suy thoái về phẩm chất đạo đức
Câu hỏi: liên hệ thực tiễn về lực lượng đoàn kết dân tộc hiện nay Trả lời:
-Trong giai đoạn diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, kế thừa truyền thống đạiđoàn kết của dân tộc và
hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, nhân dân ViệtNam lại cùng chung tay, đồng lòng chống dịch. Tất
cả tỉnh, thành phố, bộ, ngành,địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đều nhiệttình,tích cực tham giaphòng, chống dịch.
-Đi đầu là lực lượng cán bộ, nhân viên ngành Y tế. Họ đã không kể ngày đêm thamgia xét nghiệm, sàng lọc,
cứu chữa bệnh nhân bị mắc Covid-19. Mặc dù cũng cókhông ít nhân viên y tế bị nhiễm bệnh nhưng với tinh
thần "tất cả vì cộng đồng",các y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch đã nêu cao tinh thần đoàn kết, chia sẻnhững
khó khăn, vất vả trong các khu điều trị cách ly để hàng ngày, hàng giờ cứuchữa người bệnh. Lực lượng cán bộ
các cấp, các ngành tại địa phương đã đồng sức, đồng lòng ngàyđêm rà quét, khoanh vùng dập dịch tại các khu
dân cư. Ở khắp cả nước, đã cónhiều Tổ Covid cộng đồng với sự tham gia của nhiều cán bộ cơ sở như công
an,dân phòng, mặt trận, phụ nữ, thanh niên... Nhiều doanh trại quân đội được trưngdụng làm cơ sở cách ly cho
nhân dân. Nhiều cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng vào rừngnhường lại nơi ăn, chốn ở cho nhân dân có điều kiện tốt để cách ly
-Biểu tượng cao đẹp nhất cho tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong cuộcchiến chống đại dịch là Quỹ
Vaccine. Quỹ được thành lập ngày 26/5/2021 để tiếpnhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp
tự nguyện bằng tiền,vaccine của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp phápkhác cho
hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vacccine phòng,
chống Covi-19 cho nhân dân.
Câu hỏi: Liên hệ về sự cần thiết đoàn kết quốc tế Trả lời:
Ngày nay, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi, thời cơ và thách thức đan xen lẫn nhau, vấn đề đoàn kết
đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những thuận lợi và khó khăn mới. Tư tưởng Hồ
Chí Minh về đoàn kết, phát huy sự ủng hộ quốc tế là cơ sở quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định
chủtrương, đường lối đối ngoại và giải quyết các vấn đề quốc tế:
+Một là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình làchính làm nền tảng để mở
rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao hiệu quả hợp tác quốctế, phát triển bền vững và không làm phương hại đến
chủ quyền quốc gia, bản sắcvăn hóa dân tộc.
+Hai là, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là cơ sở lý luận quan trọng đểĐảng Cộng sản Việt Nam xác
định đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa,đa dạng hóa quan hệ quốc tế trong bối cảnh mới.
+Ba là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế để tạo ra môi trườngquốc tế hòa bình, ổn định,
hữu nghị với các nước láng giềng, các nước trong khuvực, các nước lớn để tập trung mọi nguồn lực phát triển đất nước CHƯƠNG 6:
Câu hỏi: Vận dụng TTHCM về văn hoá vào việc xây dựng nền văn hoá và con người VN hiện đại Trả lời:
Nền văn hóa, con người Việt Nam hiện đại là xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, làm động lực cho sự phát triển đất nước và hội nhập quốc tế và phát triển con người toàn diện. Để vận
dụng được những yếu tố cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam
hiện đại; làm cho văn hóa trở thành động lực khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc;
phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; xây dựng đất nước Việt
Nam hùng cường, cần phải thực hiện có hiệu quả những vấn đề cơ bản sau:
-Một là, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát hóa.
+Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các
đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Xây dựng đồng bộ môi
trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa;
cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển. Xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam hiện đại là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo
+Truyền thống văn hóa của dân tộc không những phải được giữ gìn mà còn phải được phát huy cao độ trong sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa, xây dựng con người hiện đại, con người mới xã hội chủ nghĩa. Coi trọng công
tác giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho mọi thế hệ con người Việt Nam.
+Trong điều kiện hiện nay, để thực hiện xây dựng văn hóa, con người Việt Nam hiện đại càng phải vận dụng
quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại. Giữ gìn và phát huy vốn
văn hóa quý báu của dân tộc, kế thừa những truyền thống tốt đẹp, đồng thời vận động Nhân dân xóa bỏ các tập
tục lạc hậu. Bên cạnh đó, cần có biện pháp hạn chế việc du nhập văn hóa một cách quá đà, thiếu chọn lọc dẫn
đến tình trạng “sùng ngoại” không còn thiết tha với văn hóa truyền thống trong nước. Với quan điểm dân tộc
và hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì văn hóa
phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức; con đường đúng đắn duy nhất là xây dựng một nền
văn hóa nghệ thuật xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức.
+Xây dựng và phát triển văn hóa để hoàn thiện nhân cách con người phải làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi
lĩnh vực của đời sống, mọi quan hệ xã hội của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ chủ kiến ấy của mình,
văn hóa không ở bên ngoài mà ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa soi đường cho quốc dân đi. Phải đem văn
hóa mà chữa thói phù hoa, xa xỉ, quan liêu, lãng phí, tham ô, tham nhũng. Cũng phải dùng thực hành văn hóa
mà xây dựng đời sống mới, phát huy dân chủ và quyền làm chủ của Nhân dân. Trong kháng chiến cũng như
trong kiến quốc, luôn luôn cần đến nhân tài và phải có chính sách để bồi dưỡng, phát huy, phát triển nhân tài,
biết quý trọng, tin cậy hiền tài.
+Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là một nền văn hóa “mở”, thể hiện ở chỗ một mặt luôn kế thừa và phát
huy những giá trị truyền thống dân tộc, mặt khác tự làm giàu bằng việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa
nhân loại, làm cho nền văn hóa Việt Nam vừa mang những đặc trưng phản ánh cốt cách, bản sắc và truyền
thống văn hóa dân tộc, vừa bắt nhịp được với hơi thở của cuộc sống hiện đại, phù hợp với trình độ khoa học và
trình độ văn minh mà nhân loại đã đạt được. Nền văn hóa đó phải vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây
dựng con người Việt Nam, phải nhằm để phát triển văn hóa Việt Nam.
-Hai là, phát triển văn hóa gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là một bộ phận của sự
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+Với tư cách là hệ giá trị định hướng điều chỉnh nhận thức tư duy, hành vi cho mỗi cá nhân và cả xã hội, văn
hóa phải được gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế, xã hội; quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Một
mặt, văn hóa chịu sự chi phối của kinh tế và chính trị nhưng mặt khác, văn hóa có tác động trở lại to lớn đến
kinh tế và chính trị. Chính vì thế, mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội; mỗi bước của quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một bước để củng cố, giữ gìn, phát huy và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam hiện đại, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Trong đó, phải nâng cao nhận thức, làm cho mọi
người mà đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu đầy đủ nhất về các quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa, từ đó tuyên truyền, phát triển và xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trước tình hình mới, trước sự tác
động từ mặt trái nền kinh tế thị trường.
+Mặt khác, văn hóa là một bộ phận của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế,
nên cần xác định rõ “Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; phát triển công nghiệp hóa văn hóa đi đôi
với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa”(5). Những nhiệm vụ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
việc phát huy nguồn lực văn hóa trong sự nghiệp xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.
-Ba là, làm cho văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt
đại vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
+Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa sâu rộng hiện nay, việc quan
tâm chú trọng phát triển nguồn lực văn hóa, con người, phát huy tối đa tiềm năng “sức mạnh mềm” của đất
nước là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển bền vững, đồng thời nâng cao hình
ảnh, vị thế của Việt Nam, lan tỏa các giá trị văn hóa, con người Việt Nam trên trường quốc tế.
+Để xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh, Đảng ta xác định cần có cơ chế, chính sách, giải
pháp để xây dựng môi trường văn hóa thật sự trong sạch, lành mạnh, cải thiện điều kiện hưởng thụ văn hóa của
Nhân dân. Đồng thời, thực hiện tốt phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân
thụ hưởng”; chú trọng phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng
môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, thực sự là “định hướng giá trị” để: “Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh
con người Việt Nam; khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển của dân tộc, tinh thần yêu nước, tự hào, ý chí tự
cường và lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội; xây dựng môi trường và đời sống văn hóa phong
phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh, hội nhập quốc tế.
 Hiện nay, những biến động của tình hình thế giới và khu vực đang tác động mạnh mẽ đến đời sống
văn hóa của dân tộc. Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa, con
người Việt Nam hiện đại, cần tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào thực
tiễn cách mạng nước ta, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa tiên tiến, khoa học, đại
chúng, kiên quyết loại bỏ những hủ tục, tàn dư, những sản phẩm phản văn hóa, sản phẩm độc hại từ
bên ngoài để xây dựng văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh góp phần phát
triển bền vững đất nước
Câu hỏi: Vai trò của đạo đức góp phần như thế nào trong việc hình thành nhân cách của sinh viên
Trả lời: Vai trò đạo đức góp phần to lớn hình thành nên nhân cách của mỗi cá nhân là một sinh viên chúng ta
không được tự mãn vì tự mãn rồi thì không có động cơ để tiến bộ phải học hỏi tiến bộ, không được kiêu ngạo
và phải siêng năng tiết kiệm. Sống đúng chuẩn mực xã hội ,Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, thẳng
thắn,sống đoàn kết tập thể, hoà nhã, gần gũi với bạn bè đồng nghiệp và người dân nơi cư trú.Thực hiện tốt
“cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ
bạn bè, đồng nghiệp. Đồng thời noi theo tấm gương đạo đức HCM thực hiện tốt các điều bác dạy,luôn giữ gìn
tư cách, phẩmchất đạo đức tốt và tính tiền phong, gương mẫu của người đoàn viên
Câu hỏi: Theo quan điểm về những chuẩn mực đại đức cách mạng. Hãy liên hệ bản thân với việc rèn
luyện, tu dưỡng đạo đức? Trả lời:

a. Trung với nước, hiếu với dân
-Là một sinh viên nâng cao, sâu rộng thông qua các buổi sinh hoạt trong đoàn viên để mỗi người nhận thức sâu
sắc và đầy đủ về truyền thống trung, hiếu của dân tộc, về những hy sinh to lớn của các thế hệ ông cha ta để
chúng ta có được ngày nay, qua đó nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc,
đồng thời thấy đước trách nhiệm trong việc kế thừa những giá trị tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại.
-Hai là, thực hiện tốt lời chỉ đạo của Đảng: khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập
nghiệp bản thân với tương lai, trao dồi cho bản thân bản lĩnh, phẩm chất và lối sống như cha ông ta ngày trước
b. Cần, kiệm, liêm, chính, trí công vô thường
Là sinh viên luôn phấn đấu thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư, bản thânmỗi người phải luôn luôn nhắc nhỡ mình không ngừng rèn
luyện, phấn đấu hoàn thiện bản than tích cực, chủ động, sáng tạo với công việc, không xa xỉ, hoang phí, phô
trương hình thức, biết tiết kiệm thời gian, tiền của, sức lao động của cá nhân, luôn giữ cho mình được trong
sạch, giữ gìn của công và của dân, bản thân phải thẳng thắn trung thực, không tự cao, tự đại, không nịnh trên,
khinh dưới, không dốitrá lừa lọc; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn đoàn kết, luôn cầu tiến bộ; việc được
phân công thì phải làm cho tốt, làm đến nơi, đến chốn, bản thân phải luôn mẫu mực, công bằng, công tâm,
không có lòng riêng, thiên tư, thiên vị, đem lòng chí công vô tư với mọi người, với việc.
c. Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa
Là sinh viên chúng ta nên giúp đỡ mọi người xung quanh chúng ta, quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp
cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn luôn cảm thông, đau xót trước những khó khăn,
đau khổ của người khác, mong muốn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho họ.. Sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ khó
khăn, bất hạnh cho người khác. Biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người khác. Tình yêu thương giúp con
người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Người biết yêu thương con người sẽ được mọi
người yêu mến kính trọngĐồng thời bản thân là sinh viên chúng ta hãy tích cực tham gia phong trào thiện
nguyện do trường, và đoàn tổ chức , tham gia quyên góp ủng hộ người nghèo, những mảnh đời khó khăn như:
trái tim nhân ái, căn nhà mơ ước. Ngoài ra tham gia phong trào đoàn thanh niên như: thăm mẹ Việt Nam anh
hùng, thăm gia đình có chính sách hỗ trợ
d. Tình thần quốc tế trong sáng
Là một sinh viên tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất rất quan trọng của thanh niên trong bối cảnh thời
đại mới. nhận thức được điều đó em phải ra sức traodồi rèn luyện và trang bị cho bản thân ngoại ngữ và vốn
hiểu biết cần thiết để bản thân là chiếc cầu nối đưa văn hóa và tinh thần Việt Nam và tư tưởng HCM vươn tầm
ra thế giới, ngoài ra mang bản sắc dân tộc, tinh thần con người Việt hòa hợp bạn bè quốc tế thân thiện và hòa
đồng ,góp phần vào sự nghiệp cách mạng, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Câu hỏi : Theo quan điểm TTHCM về nguyên tắc xây dựng đạo đức. Hãy Liên hệ bản thân
Trả lời: Là một sinh viên Cần chống thói đạo đức giả, mị dân, dùng lời nói để đỡ chân tay, luôn dối trá lừa lọc,
lời nói phải đi đôi với việc làm thì hiệu quả mới mang lại thiết thực, tránh nói mà không làm, nói 1 đằng làm 1
nẻo, xây dựng những tấm gương người tốt việc tốt, Tu dưỡng, rèn luyện để giữ vững đạo đức ,chống chủ nghĩa
cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, thực hiện “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vôtư” theo tấm gương Chủ
tịch Hồ Chí Minh: Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất, chất
lượng, hiệu quả cao. Chống lối sống thực dụng, phải thẳng thắn, trung thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối,
quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không
bao che, giấu giếm khuyết điểm…đặc biệt bản thân sống có trách nhiệm.Đồng thời lên án các tệ nạn xã hội
(tham nhũng, bóc lột …) lối sống vô tổ chức, coi thường các chuẩn mực đạo đức. Đồng thời xây dựng xã
hôicông bằng, dân chủ văn minh
Câu hỏi: Theo TTHCM về đạo đức. Hãy liên hệ với bản thân về sinh viên hiện nay về đạo đức Trả lời:
1.Vai trò của tu dưỡng đạo đức cách mạng với thanh niên, sinh viên ViệtNam
- Việc tu dưỡng Việc tu dưỡng trau dồi đạo đức rất quan trọng đối với conngười Việt Nam trong sự nghiệp
cách mạng. Đối với thế hệ trẻ cũng vậy. Thế hệ trẻlà “người chủ tương lai của nước nhà... Nước nhà thịnh hay
suy, yếu hay mạnh mộtphần lớn là do các thanh niên”. “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thếhệ
thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tươnglai”. Vì vậy, cần phải chú trọng
chăm lo giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lốisống, văn hóa cho sinh viên, hình thành thế hệ thanh niên
mới có những phẩm chấttốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động, có trách nhiệm với Tổ quốc, vớinhân
dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa
-Hồ Chí Minh nói: “ Đối với thanh niên trí thức như các cháu ở đây thì cầnđặt lại câu hỏi: Học để làm gì? Học
để phục vụ ai? Đó là hai câu hỏi cần phải trảlời dứt khoát thì mới có phương hướng để sửa chữa khuyết điểm
của mình”. Họctập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh là đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng, sựnghiệp đổi mới
đất nước và hội nhập quốc tế; nhằm làm cho mỗi người trở thànhnhững công dân tốt hơn, xứng đáng là những
người làm chủ đất nước, biết trọngdanh dự, lương tâm, trách nhiệm. Đồng thời, góp phần tích cực vào cuộc
đấu tranhchống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội 2. Thực trạng
-Phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được lối sống nhân hậu, tìnhnghĩa, trong sạch, lành mạnh. Biểu
hiện là các phong trào: Hiến máu nhânđạo, Nối vòng tay thương, Cặp lá yêu thương,.., các hoạt động Đoàn
thanhniên khác diễn ra sôi nổi và có nhiều kết quả tích cực.
-Phần lớn sinh viên khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập, nghiêncứu khoa học, có chí lập thân, lập
nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đối mặtvới những khó khăn, thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại,
-Phần lớn sinh viên sống có bản lĩnh, luôn gắn bó với nhân dân, đồng hànhcùng dân tộc, phấn đấu cho sự
nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh. Mặt khác:
-Một bộ phận sinh viên có tư tưởng lệch lạc, phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mấtphương hướng phấn đấu, không
có chí lập thân, lập nghiệp
-Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của mặt trái của nền kinh tế thị trường và hộinhập quốc tế mạnh mẽ, sự du nhập
của nhiều tư tưởng ngoại quốc. Do tìnhtrạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức của một bộ phận cán bộ
côngchức, gây mất niềm tin của thế hệ trẻ vào con đường đã lựa chọn.
-Một bộ phận sinh viên chạy theo lối sống thực dụng, tôn sùng giá trị vậtchất, sùng bái chủ nghĩa cá nhân,
thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xãhội, sa vào hàng loạt tiêu cực
-.Nguyên nhân: Ảnh hưởng bởi mặt trái của tư tưởng đề cao giá trị cá nhânmột cách cực đoan mà thờ ơ vô tâm
với giá trị cộng đồng. Ảnh hưởng bởinhững hình tượng trên mạng xã hội có tiền và có quyền lực. 3. Giải pháp
Với xã hội, ban ngành đoàn thể, nhà trường:
- Thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch,lành mạnh cho thanh niên, sinh viên.
- Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục,rèn luyện đạo đức.
- Đưa những bài giảng về đạo đức cách mạng cho sinh viên đi vào thựcchất, tích cực đẩy mạnh các phong trào, hoạt động cụ thể.