-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Những chiến lược đúng đắn và những sai lầm của chiến dịch Mậu Thân 1968. Ý nghĩa lịch sử ? | Bài tập cá nhân môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Những chiến lược đúng đắn và những sai lầm của chiến dịch Mậu Thân 1968. Ý nghĩa lịch sử ? | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45470709
Những chiến lược đúng đắn và những sai lầm của chiến
dịch Mậu Thân 1968. Ý nghĩa lịch sử ?
Sinh viên thực hiện: Hoàng Hạ Vi Mã sinh viên: 11207441
Lớp: Lịch sử Đảng 07 . Khoa: Khoa Học Quản Lý.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoàn . lOMoAR cPSD| 45470709
ĐỀ TÀI: Những chiến lược đúng đắn và những sai lầm của chiến
dịch Mậu Thân 1968. Ý nghĩa lịch sử ? I. Hoàn cảnh lịch sử:
Chiến dịch Mậu Thân 1968 là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, tạo ra
bước ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, viết thêm trang sử hào hùng trong lịch sử đấu tranh cách
mạng của dân tộc Việt Nam.
Cách đây 50 năm, đúng vào dịp Tết Mậu Thân 1968, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và
dân Việt Nam đã đồng loạt mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên khắp
chiến trường miền Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, tạo ra bước
ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, viết
thêm trang sử hào hùng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 diễn ra trong
bối cảnh đế quốc Mỹ ngoan cố leo thang chiến tranh, thực hiện chiến
lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, đồng thời tiến hành “chiến tranh
phá hoại” đối với miền Bắc, hậu phương lớn của cuộc kháng chiến.
Trong bối cảnh đó, đêm 30 rạng sáng 31/1/1968, quân và dân Việt Nam
đã mở cuộc tiến công và nổi dậy vào hầu hết các thành phố, thị xã, căn
cứ quân sự...trên toàn miền Nam, đặc biệt là trung tâm Sài Gòn - trung
tâm đầu não chính trị, quân sự của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Mặc dù
bị tổn thất nhưng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã làm đảo lộn thế
chiến lược của địch trên chiến trường. Trong đó, có những trận gây tiếng
vang mạnh mẽ như trận đánh vào tòa Đại sứ Mỹ, dinh Độc Lập, Bộ
Tổng tham mưu, Đài phát thanh của ngụy quyền Sài Gòn và 25 ngày
đêm làm chủ thành phố Huế…
II. Những chiến lược đúng đắn của chiến dịch Mậu Thân 1968
1. Sự linh hoạt và ý chí của Bộ Chính trị trong việc xây dựng
chiếnlược đánh Mỹ nhằm mục đích đập tan ý chí tiếp tục chiến
tranh của Mỹ, làm cho Mỹ hiểu rằng không thể thắng được dân
tộc Việt Nam bằng vũ khí và bom đạn khi mà lực lượng hai bên
chênh lệch quá xa cả về quân số và trang bị. lOMoAR cPSD| 45470709
2. Bộ Chính trị đã tranh thủ bối cảnh lúc chiến lược chiến tranh
đặcbiệt của Mỹ tiến hành ở miền Nam đang sa lầy, Mỹ ngày càng
phải tăng nguồn lực lớn cho chiến trường Việt Nam, nền kinh tế
Mỹ bắt đầu suy thoái, ngân sách ngày càng thâm hụt, lạm phát gia
tăng, phúc lợi người dân giảm đi. Điều này khiến cho nội bộ nước
Mỹ bắt đầu có sự chia rẽ sâu sắc. Hơn nữa, năm 1968 là năm bản
lề trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, khiến cho mẫu thuẫn chính
trị tại Mỹ bị đẩy lên cao và dư luận càng đặc biệt quan tâm đến
tình hình chính trị, thời sự của đất nước.
3. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho chiến dịch bằng việc các chiến sĩ,thanh
niên xung phong ở miền Bắc đã vượt đường Trường Sơn và đường
Hồ Chí Minh trên biển để chi viện cho chiến trường miền Nam vũ
khí, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh. Quân Giải phóng
kết hợp với lực lượng nhân dân địa bàn vận chuyển vũ khí, lương
thực, thực phẩm vào nội đô cất giấu trước và cứu thương, tải
thương khi chiến sự nổ ra. Lực lượng Biệt động Sài Gòn được rèn
luyện và chuẩn bị từ lâu để chuẩn bị cho kế hoạch đánh vào các
cơ quan đầu não chính trị trọng yếu của Mỹ tại Sài Gòn. Đồng
thời, lực lượng Giải phóng quân cũng được huy động với số lượng
lớn để bổ sung vào các mặt trận của chiến dịch.
4. Tính bất ngờ của chiến dịch khi triển khai tổng tiến công vàodịp
Tết Mậu Thân lúc sự phòng bị của đối phương nhất là quân lực
Việt Nam Cộng hoà đang chủ quan nhất.
III. Những sai lầm của chiến dịch Mậu Thân 1968
Xét về mặt chiến thuật, chiến dịch dẫn tới một kết quả mang tính bế tắc, kiềm
chế lẫn nhau: Cả hai phía đều chịu thương vong nặng
1. Những hạn chế trong công cuộc tiến công:
- Sự chênh lệch múi giờ hai miền Nam - Bắc
- Quân Giải phóng đã có những dự đoán không đúng về tình hình
- Sự sai sót khi phổ biến chiến dịch từ cấp trên xuống
- Quân Giải phóng đã không linh hoạt thay đổi tuỳ theo tình hình lOMoAR cPSD| 45470709
- Tại chiến sự 2, vẫn phải chiến đấu trong khi yếu tố bất ngờ vẫn xuất hiện
Sự chênh lệch múi giờ 2 miền Nam BẮc
Quân Giải phóng đã có những dự đoán không đúng với tình hình
Sự sai xót khi phổ biến chiến dịch tư cấp trên xuống Quân
Giải phóng đã không linh hoạt thay đổi tuỳ theo tình hình.
Tại chiến sự 2, vẫn phải chiến đấu trong khi yếu tố bất ngờ không
Cuộc chiến tuy tạo ra tiếng vang lớn và ngoạn mục lẫy lừng, nhưng đã
gây ra những mất mát to lớn cả về người và của. 2. Tổn thất: Phía địch:
630.000 quân đối phương cả Mỹ - Việt Nam Cộng hòa lẫn đồng minh
bị loại khỏi vòng chiến, 13.000 xe cơ giới, 1.000 tàu chiến, 700 kho
đạn, 15.000 đồn bót, năm 1968 trở thành năm có thương vong cao
nhất cho Mỹ và đồng minh trong toàn cuộc chiến
Giao tranh ác liệt khiến tỷ lệ thương vong hoặc đào ngũ của quân Việt
Nam Cộng hòa trong năm 1968 đạt tới mức cao nhất cho đến trước
năm 1975. Do thương vong hoặc đào ngũ, các tiểu đoàn bộ binh của
Việt Nam cộng hòa trong hai tuần đầu của tháng 2 chỉ có một nửa số
quân, các lực lượng biệt động lại còn thấp hơn. Bốn trong chín tiểu
đoàn không vận không còn hiệu lực chiến đấu. Vào cuối năm 1968,
các cố vấn Mỹ xếp hạng 2 sư đoàn Việt Nam Cộng hòa là "cực kỳ
kém", 8 sư đoàn chỉ ở mức "khá lên" và chỉ một sư đoàn là "giỏi" Binh
sĩ Mỹ trên chiến trường Việt Nam cũng bước vào thời kỳ "thoái chí",
từ năm 1968 đã phổ biến tình trạng lính Mỹ sử dụng ma tuý , chống
lệnh, vô kỷ luật, kể cả việc tự phá hoại vũ khí hoặc tấn công sĩ quan
chỉ huy bằng lựu đạn Phía ta:
Quân Giải phóng cũng chịu thương vong 111.306 người, trong
đó 44.824 người hy sinh và 4.511 mất tích. Số hy sinh chia theo
địa bàn như sau: Đường 9 - 3.994, Trị Thiên - 4.862; Đồng bằng
Khu 5 - 10.732; Tây Nguyên - 3.436; Khu 6 - 1.254; Khu 10 -
440; Đông Nam Bộ - 14.121; Khu 8 - 2.484; Khu 9 - 3.501. Tuy
về số học thì quân Giải phóng bị thương vong ít hơn đối phương,
nhưng vì quân Mỹ và đồng minh vượt trội 4 lần về quân số (1,2
triệu so với chưa đầy 300 ngàn), do đó tỷ lệ thương vong của
quân Giải phóng là lớn hơn (tỷ lệ thương vong là 1/3 quân số so
với 1/5 của đối phương). Về tổn thất vũ khí cũng tương tự, dù
quân Mỹ có mất hàng trăm máy bay, xe tăng nhưng vẫn có thể lOMoAR cPSD| 45470709
được bổ sung nhanh chóng từ kho vũ khí khổng lồ của họ, trong
khi đó thì quân Giải phóng rất thiếu thốn vũ khí và chỉ trông chờ
vào những chuyến hàng tiếp tế khó khăn từ miền Bắc, dù họ chỉ
mất một khẩu súng cối thì cũng đã khó bù đắp được. Q [8 ] 7
uân giải phóng miền Na m thiệt hại trong năm 1968 Chết 44.824 Bị thương 61.267 Mất tích 4.511 Bị bắt 912 Đi lạc 1.265 Đầu hàng 416 Tổng số 113.295 ( Nguồn: Wikipedia )
Quân Giải phóng chịu thương vong hơn 113.000 người, tổn thất nặng nề về lực lượng:
Quân số, vũ khí đạn dược đã cạn kiệt, những bộ phận còn lại của các
đơn vị được lệnh rút lên các căn cứ để củng cố và bổ sung quân số
nhưn phải qua các tuyến phòng thủ bảo vệ Sài Gòn của Mỹ nên lực
lượng lại tiếp tục bị tiêu hao thêm.
Kinh hoàng nhất chính là “Cuộc thảm sát Mậu Thân ở Huế” với
những tổn thất nặng nề ở cả địch và ta 40% thành phố bị phá hủy,
116.000 người mất nhà ở. Quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam
Cộng hòa chịu khoảng 4.400 lính thương vong, Quân Giải phóng
miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng tổn thất
trên 4.000 quân. Trong số 17.134 ngôi nhà tại Huế, 9.776 ngôi nhà bị
phá hủy hoàn toàn, 3169 bị hư hỏng nặng; số thường dân thiệt là lOMoAR cPSD| 45470709
3.776 người. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chôn cất
khoảng 2000 nạn nhân do bom đạn.
Trong 22 điểm mồ chôn tập thể, người ta đếm được 2,326 sọ người.
Sau tết, các gia đình có người chết hoặc mất tích là 4,000 gia đình.
Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì đưa ra danh sách 4.062 nạn
nhân được họ xác định là đã bị mất tích, bắt cóc hoặc bị giết. Tuy
nhiên có rất nguồn tin khác và sau này cho rằng các con số trên đều bị phóng đại.
IV. Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Mậu Thân 1968 và liên hệ thực tại:
Thắng lợi của đòn tiến công Tết Mậu Thân của quân và dân miền Nam
cũng như cả nước chuyển sang một giai đoạn mới hêt sức quan trọng.
Thắng lợi này đã làm đảo lộn thế chiến lược của địch trên chiến trường,
làm rung chuyển cả nước Mỹ, tạo ra bước ngoặt quan trọng của cuộc
chiến tranh, đánh dấu sự phá sản của chiến lược "Chiến tranh cục bộ",
làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược của Mỹ, buộc đế quốc Mỹ phải chủ
trương "phi Mỹ hóa" chiến tranh, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền
Bắc không điều kiện, giảm dần quân Mỹ trên chiến trường, ngồi vào
bàn đàm phán trực tiếp với ta ở Hội nghị Paris, khởi đầu một quá trình
đi xuống về chiến lược của Mỹ, để đến Mùa Xuân 1975 buộc lòng
chuốc lấy thất bại hoàn toàn. Chiến thắng Tết Mậu Thân là lời cảnh báo
cho những ai trên thế giới này vẫn còn tham vọng đạt được điều gì đó
bằng cách gây chiến tranh xâm lược thì hãy dừng bước, hãy yêu quý
hòa bình và biết cách giải quyết các vấn đề bất đồng bằng con đường
hòa bình. Chiến thắng Tết Mậu Thân còn là biểu hiện ý chí và sức mạnh
quật cường của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam; là biểu hiện sức
sáng tạo và tài mưu lược trong nghệ thuật chiến tranh của Đảng ta.
Chiến thắng Mùa Xuân Mậu Thân 1968 đã để lại hình tượng cao đẹp
của người chiến sĩ giải phóng quân anh dũng hy sinh trong tư thế hiên
ngang đứng bắn quân thù, làm chúng vô cùng khiếp sợ. Đó là hình
tượng “dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”.
Ngày nay, tuy còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng
chúng ta được sống trong hòa bình, cuộc sống đang ngày một no ấm,
tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là nhờ có những “dáng đứng Việt Nam
tạc vào thế kỷ”, nhờ những hy sinh vô cùng to lớn của biết bao người
đi trước. Điều đó gợi cho chúng ta phải biết sống sao cho xứng đáng
với sự hy sinh cao cả và anh dũng của họ. Trách nhiệm của chúng ta và lOMoAR cPSD| 45470709
các thế hệ mai sau là phải mãi mãi giữ gìn, bảo vệ những thành quả cách mạng đó.
Trong mọi hoàn cảnh, trên tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”,
nắm vững thời và thế, phát huy sức mạnh tổng lực của dân tộc kết
hợp với sức mạnh thời đại đã được Đảng vận dụng linh hoạt để
đưa đất nước tiến lên. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu, để Đảng lớn mạnh hơn, xứng đáng với sứ mệnh của Đảng
cầm quyền, lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết, chủ
trương của Đảng trong thực tiễn cuộc sống, xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, vì dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
********HẾT********