Những chiến thắng sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Những chiến thắng sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

Thông tin:
11 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Những chiến thắng sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Những chiến thắng sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

27 14 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 45470709
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề tài: Những chiến thắng sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông
năm 1947
Họ và tên: Trần Thị Bích Ngọc
Lớp chuyên ngành: Luật kinh tế 63B
Lớp tín chỉ: LLDL1102(222)_25
Giảng viên phụ trách môn: TS. Nguyễn Thị Hoàn
Hà Nội, tháng 2 năm 2023
lOMoARcPSD| 45470709
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 2
1. Chiến thắng Bình Ca ..................................................................................................... 2
2. Chiến thắng ngã ba sông Lô Đoan Hùng .................................................................... 4
3. Chiến thắng Khe Lau .................................................................................................... 5
4. Ý nghĩa của các chiến thắng quân sự trên mặt trận sông Lô ................................... 6
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 8
lOMoARcPSD| 45470709
1
MỞ ĐẦU
Sau cách mạng tháng 8 cùng với diễn biến của tình hình thế giới đã mang lại cho
Việt Nam không ít thuận lợi trong việc quản lý đất nước. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam lại
không thể tránh khỏi được nhiều khó khăn khi "thù trong, giặc ngoài". Những tàn sau
chiến tranh đang ngày càng tàn phá mạnh mẽ. Có thể nói, tình hình Việt Nam lúc bấy giờ
"ngàn cân treo sợi tóc". Trong đó, khó khăn lớn nhất giặc ngoại xâm. Ngay sau khi
độc lập nước nhà được tuyên bố, ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp núp sau quân
đội Anh nổ súng tại Sài Gòn, tiếp tục trở lại xâm lược nước ta lần hai. Sau nhiều lần chính
phủ ta tìm cách hòa hoãn, ngăn chặn chiến tranh bằng cách nhân nhượng như lần lượt
Hiệp định bộ (6/3/1946) bản Tạm ước (19/4/1946), thế nhưng chúng tìm mọi cách
phá hoại thỏa thuận hai bên và chuẩn bị chiến tranh nhằm chiếm lại lãnh thổ Việt Nam.
Trong một thời gian dài tiến hành chiến tranh ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16, mặc
đã chiếm được các đô thị và một sđường giao thông chiến lược, song vì gặp nhiều khó
khăn do thiếu lực ợng nên Pháp đã tiến hành kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” nhằm
mau chóng kết thúc chiến tranh xâm ợc. Với âm mưu đánh tan bđội chlực xây
dựng chính quyền nhìn, tướng Salan đã đề ra kế hoạch tấn công n Việt Bắc được
chính phủ Pháp phê chuẩn vào tháng 7 năm 1947.
Về phía ta, khi chứng kiến những hành động gây hấn phoại trắng trợn của
quân địch đã đặt nước ta đứng trước sự lựa chọn: đánh hoặc hàng. Ngày 15/10/1947, trước
nguy cơ thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp
ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa Đông của thực dân Pháp”.
Trong chiến dịch Việt Bắc ThuĐông năm 1947, quân và dân ta đã chiến đấu oanh
liệt và có rất nhiều chiến thắng được lập nên, điển hình là những chiến thắng trên mặt trận
sông Lô. Những nội dung tiếp theo sẽ phần trình bày thông qua sự tìm hiểu nghiên
cứu của em về đề tài “Những chiến thắng sông trong chiến dịch Việt Bắc Thu Đông
năm 1947”.
lOMoARcPSD| 45470709
2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Chiến thắng Bình Ca
Vào Thu đông 1947, khi đó thực dân Pháp bắt đầu mở cuộc tấn công quy lớn
lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến. Để đối phó với âm u của địch,
Bộ Tổng chỉ huy đã chủ trương "Kiên quyết bảo vệ cửa ngõ phía Tây của Việt Bắc cũng là
ATK".
Nằm ở địa thế chiến lược, bến Bình Ca – bên dòng sông Lô, đoạn qua thị xã Tuyên
Quang thuộc huyện n Dương, được lựa chọn một trong những vị trí tác chiến quan
trọng. Với địa thế hiểm trở, dễ phòng thủ rút lui, bến Bình Ca chỗ dựa vững chắc để
quân ta tấn công theo kiểu du kích. Hai bên bến Bình Ca An Khang (địa phận thành
phố Tuyên Quang) Tiến Bộ (huyện Yên Sơn). Trong Chỉ thị của Đại tướng
Nguyên Giáp từng viết "Tiểu đoàn sống chết với con đường Bình Ca - Thái Nguyên”.
Trong cuộc tấn công lên Việt Bắc, ngày 9 tháng 10 năm 1947, quân Pháp do
Cômmuynan dẫn đầu tiến lên Tuyên Quang theo đường sông Hồng vào sông Lô. Tại mặt
trận sông Lô, lực lượng quân khu 10 được bố trí trực tiếp gồm 1 đại đội pháo, 2 trung đoàn
chủ lực E87 và E112 và quân, dân du kích tại chỗ. Thời kỳ này, bộ đội phần lớn bị sốt rét,
mỗi tiểu đội chỉ được trang bị hai đến ba khẩu súng trường, phần lớn sử dụng đại đao, lựu
đạn, bom mìn. Tuy vũ khí được trang bị rất thô sơ, nhưng tinh thần và ý trí chiến đấu, chiến
thắng của bộ đội rất cao.
Tiểu đoàn 42 giao nhiệm vụ giữ Bình Ca cho Đại đội 4 (Đại đội trưởng Xuân
Vinh). Đại đội 4 đưa Trung đội 12 (Trung đội trưởng Vũ Phương) vào trận Trung đội 10
(Trung đội Tởng Ngô Thế Nùng) làm lực ợng dự bị. Trung đội 12 được tăng cường
một số súng trường, lựu đạn một khẩu Bazôca được xem là thứ vũ khí quý hiếm dùng
để bắn tàu của địch.
Ngày 8/10/1947, Tiểu đội 3 (Tiểu đội trưởng Trần Chất) vào vị trí chiến đấu. Trận địa
được bố trí sát chân ngọn núi tả ngạn Sông Lô. Ngọn núi có nhiều cây to, kín đáo, địa
lOMoARcPSD| 45470709
3
hình thuận lợi cho việc quan sát và nhất là cự li bắn gần, vì theo dòng chảy tàu địch phải
chạy sát bờ sông. Tổ Bazôca gồm Trung đội trưởng Vũ Phương, Tiểu đội trưởng Trần
Chất và ba chiến sỹ. Tổ súng trường gồm Tiểu đội phó Đỗ Văn Kim cùng 6 chiến sỹ.
Tiểu đội 1 và Tiểu đội 2 do Đại đội phó Minh Sơn chỉ huy bố trí một trận địa phục kích
sát Quốc lộ 37.
Ngày 9/10/1947, thực dân Pháp sử dụng 4 tàu chiến và 3 cano chở nguyên tiểu đoàn
1 thuộc trung đoàn bbinh hỗn hợp thuộc địa s43 có 1 thủy phi cơ và 3 máy bay khu trục
đi trước bắn phá, yểm trợ từ phía n Tây tiến lên Việt Trì, ngược sông lên Tuyên
Quang.
Ngày 12/10/1947, từ sáng sớm máy bay địch thám thính dọc Sông hòng phát
hiện trận địa của bộ đội ta. Khoảng 16 giờ tàu địch xuất hiện, chiếc đi đầu lọt vào tầm bắn.
Tổ Bazôca bắn nhưng cả hai phát không trúng mục tiêu. Tổ súng trường đồng loạt phát hoả
hạ gục một số tên trên boong tàu. Địch bắn trả dữ dội làm cây cối gãy ngổn ngang.
Trung đội trưởng Vũ Phương bình tĩnh cho chỉnh lại súng, vừa lúc tốp tầu địch thứ
hai chạy vào tầm bắn. Phát đạn thứ ba bắn đúng thân chiếc LCVP. Tàu bốc cháy, nghiêng
ngả, cố vọt lên đi khoảng 1 km thì chìm hẳn. Các chiến sỹ tổ Bazôca đều bị ù tai và bỏng
vì hàm ếch đặt súng quá chật, cơ số đạn quá ít, tiểu đội rút lui để bảo toàn lực lượng. Đây
là lần đầu tiên bộ binh bắn chìm tàu chiến địch.
Ngày 13/10/1947, quân địch tiến về phía bến Bình Ca, dùng tốp lính da đen đi trước
dò đường. Chờ cho địch đi lọt vào trận địa, bất ngờ bom, mìn, lựu đạn, súng các loại đồng
loạt phát nổ. Gần 20 tên chết tại chỗ. Địch cụm lại bắn điên loạn o trận địa ta. Quân ta
vừa bắn vừa hô xung phong. Địch vội vã khênh những tên bị thương xuống tàu tháo chạy.
Ta thu một trung liên, hai khẩu các - bin Mỹ, một số thùng đạn và quân dụng.
Hai trận đánh ngày 12 13 tháng 10/1947, Tiểu đoàn 42 giữ vững cửa ngõ phía tây
ATK. Chiến thắng Bình Ca được Ban Thường vụ Trung ương Đảng kịp thời nêu gương
trong bản Chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc pháp”. Vệ quốc quân
đánh lui quân địch đổ bộ lên Bình Ca thuộc Tuyên Quang (13/10/1947).
lOMoARcPSD| 45470709
4
Tin chiến thắng Bình Ca được nhanh chóng lan truyền khắp nơi đã làm cho các đơn
vị từ chủ lực đến dân quân đều nức lòng và tin rằng quân dân ta có đủ mưu trí và sức mạnh
đánh giặc. Khu uỷ, Bộ chỉ huy quân Khu 10 đã khẳng định: Chiến thắng Bình Ca đã mở
đầu cho một loạt những chiến thắng của mặt trận. Chiến thắng nh Ca đã báo hiệu một
sự chuyển biến mới về tình hình chiến cuộc. Quân Pháp không còn thể bình yên vô sự
tiến vào Khu 10 như đất không người nữa”.
2. Chiến thắng ngã ba sông Lô Đoan Hùng
Đoan Hùng địa bàn thuộc phía Bắc tỉnh Phú Thọ, Chi Đán nằm phía Tây Bắc
của huyện ngã ba Sông Lô, nơi trận đánh nổi tiếng của quân dân ta trong chiến
dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947.
Sau thời gian thực hiện âm mưu hai gọng kìm, thực dân Pháp đã gặp phải sức chiến
đấu ngoan cường của quân dân ta. Ngoài ra, những tổn thất nặng nề do nhân ta hai
bên sông liên tiếp đánh chặn địch làm chúng không thể hợp quân để tiếp tục tấn công
n Việt Bắc. Bước đầu thực hiện ý đồ đã vạch ra của Pháp bị thất bại, đặc biệt là sau thất
bại ở Bình Ca khiến chúng buộc phải kêu gọi quân chi viện cho mặt trận sông Lô.
Không thể để ta bẻ gãy gọng kìm trên chiến trường sông Lô, ngày 24/10/1947, thực
dân Pháp buộc phải đem quân từ Nội theo đường sông Hồng vào Đoan Hùng để cứu
trợ cho đoàn quân tại mặt trận sông Lô – nơi đang bị ta chặn đánh khắp nơi. Nắm bắt trước
tình hình đoàn quân cứu trợ sẽ gặp khó khăn khi tiến vào sông Lô, thực dân Pháp đã cho
quân từ Tuyên Quang xuôi xuống sông đón đoàn quân từ Nội lên. Đoàn quân từ tả
ngạn sông Lô xuống đón gồm 6 máy bay, 5 tàu chiến. Đúng như ta đã dự đoán, đoàn quân
tiếp viện của chúng bị ta chặn đánh nhiều nơi (Khoan Bộ, Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đặc
biệt khi đoàn quân mai phục đánh trận lớn tại ngã ba sống Lô Đoan Hùng. Tại đây quân ta
mai phục địch từ các phía khiến chúng không thể hợp hai đội quân. Sau 6 giờ chiến đấu
quyết liệt, ta đã bắn chìm 2 tàu chiến của Pháp cùng 2 tàu bị cháy, thủy quân của chúng bị
đánh bất ngờ, khoảng 100 tên lính Pháp không kịp thoát và chết cháy cùng thuyền.
lOMoARcPSD| 45470709
5
Trận Đoan Hùng ta tiêu diệt khỏi vòng chiến 350 tên địch. Quân ta thu được nhiều
khí, đạn dược, trang bị quân sự. Đây trận đánh chặn lực lượng tiếp tế của Pháp cho
kế hoạch tấn công Việt Bắc, khiến quân Pháp hoang mang tột độ.
Nhận định về Chiến thắng Sông Lô, Đại tướng Nguyên Giáp đã nhấn mạnh:
“Chiến thắng Đoan Hùng như một luồng gió mát thổi lan khắp Việt Bắc trong những ngày
nóng bỏng nhất của cuộc chiến tranh… Chiến thắng Đoan Hùng mở đầu cho những chiến
thắng oanh liệt của bộ đội chủ lực ta trong chiến dịch Việt Bắc…”.
3. Chiến thắng Khe Lau
Khe Lau hay còn tên gọi khác ngã ba Luồng, Hòn Lau. Khe Lau thuộc địa phận
xã Thắng Quân, thị Trấn Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Địa phận này cùng hiểm trở bởi
đây là đoạn giao nhau giữa lưu vực sông Lô và sông Gâm. Trên dòng nước vô cùng soáy.
Hai bên bờ sông lau sậy chằng chịt, rậm rạp. Đoạn sông chảy qua Khe Lau hẹp, nước
chảy mạnh mà luồng nước lại sát bờ, thích hợp cho quân ta mai phục và đánh du kích.
Sau khi thất bại tại Bình Ca, ngày 13 tháng 10, thực dân Pháp tiến lên thị xã Tuyên
Quang. Ngày 22 tháng 10, chúng theo đường bộ lên Chiêm a bị quân dân ta chặn
đánh tại Km7 Trung Môn, ngày 18 tháng 10, tiếp tục bị chặn đánh tại Bản Heng (Phú
Bình huyện Chiêm Hóa). Đến Chiêm Hóa nhưng không hợp được với các cánh quân để
thiết lập gọng kìm theo kế hoạch, trước nguy thất bại, thực dân Pháp buộc phải tìm
đường rút lui. Ngày 9 tháng 11 các đơn vị tham chiến của ta vượt núi tiến ra Khe Lau sẵn
sàng đánh địch. Chiến trận Khe Lau đã được ta bố trí như sau: Tn sườn núi, ta bố trí pháo
chĩa thẳng xuống sông Lô, trung đoàn 112 bố trí mai phục tại hai bên bờ sông Lô tại điểm
giao nhau với sông Gâm. Để nghi binh, quân ta bố trí những khẩu pháo giả với kíp nđặt
vào những thúng tro bếp, khi pháo thật bắn thì bụi sẽ bay thành hỏa mù che mắt địch. Ngày
9 tháng 11 lực lượng của ta đã sẵn sàng đợi Pháp ở Khe Lau.
Ngày 10 tháng 11 năm 1947, tàu của Pháp xuôi sông Gâm, khoảng 14 giờ tàu địch
ra đến đoạn ngã ba thộc sông sông Gâm. Lực lượng thủy binh của Pháp không
quân hộ tống. Phát huy những kinh nghiệm quí báu của trận Đoan Hùng, bộ đội ta bình
lOMoARcPSD| 45470709
6
tĩnh, kiên nhẫn đợi tầu địch, khi thấy chúng chỉ cách trận địa mai phục khoảng 100 mét
quân ta bất ngờ nổ súng, bắn gấp 4 phát đạn. Quân địch chưa kịp ổn định tình hình thì trọng
pháo của ta đã bắn trúng chiếc tàu đi trước, quân ta tiếp tục nổ pháo, cùng lúc cả hai con
tàu của địch bị cháy. Địch lo sợ tập trung thành hai đội, một đội liều mạng vượt qua vùng
lau sậy, men theo đường bờ sông Lô tiến vào thị xã Tuyên Quang; tốp thứ hai sau 4 ngày
mới vượt qua hữu ngạn sông và gặp đội cứu viện. Trận Khe Lau diễn ra trong hơn 1 giờ
đồng hồ đã tiêu diệt trên 200 tên lính địch, bắn chìm 2 tàu chiến, 1 cano. Chiến thắng Khe
Lau đã khiến tinh thần quân Pháp nao núng, không thể tiếp tục trụ lại được nữa.
Bại trận đau đớn tại mặt trận phía Tây, quân tiếp viện không thể lên tiếp viện. Ngày
22/11/1947, quân Pháp buộc phải rút khỏi Tuyên Quang. Chiến thắng lần này đã góp phần
không nhỏ vào việc làm thất bại kế hoạch gọng kìm bao vây khu vực Việt Bắc của thực
dân Pháp. Đồng chí Tổng chỉ huy Quân đội Nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp đánh giá
chiến thắng Khe Lau là một trong 10 trận đánh thắng lớn của ta trong chiến dịch Việt Bắc
thu–đông năm 1947. Đặc biệt, khi lên Tuyên Quang, thực dân Pháp luôn lọt vào các điểm
phục kích của ta bị đánh tả tơi đã gây cho địch nỗi kinh hoàng chúng gọi Tuyên
Quang là “nghĩa địa khổng lồ”.
4. Ý nghĩa của các chiến thắng quân sự trên mặt trận sông Lô
Thắng lợi trên mặt trận sông chẳng những góp phần bẻ gãy gọng kìm bao vây
phía Tây căn cứ địa Việt Bắc còn tác động mạnh vào việc phá tan kế hoạch tấn công
mùa đông của địch. Sau Chiến thắng Sông Lô, hàng loạt chiến thắng khác của quân và dân
Việt Bắc nối tiếp nhau đã giáng cho kẻ thù những đòn ctử. Cục diện chiến trường chuyển
sang giai đoạn mới: Ta từ phòng ngự chuyển dần sang cầm cự và tích cực tổng phản công;
địch lúng túng, bị động thất bại. Chiến thắng Sông đã khẳng định đường lối kháng
chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh do Đảng ta chủ trương lãnh đạo
là hoàn toàn đúng đắn. Đó còn là sự sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Đánh
giá về Chiến thắng Sông Lô đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng đã viết:
lOMoARcPSD| 45470709
7
“Những trận đánh cùng anh dũng của quân dân ta trên sông trên con
đường Tuyên - Hà… đã khiến cho binh lính, quan địch mất tinh thần. Chẳng những
làm sai kế hoạch của địch còn phá một phần lớn kế hoạch tấn công Việt Bắc. Giá trị
của trận sông Lô chính ở đó”.
Các chiến thắng vang dội trên sông trong hai tháng chiếnđấu, từ tháng 10 đến
cuối tháng 11 năm 1947 của quân dân dân khu 10 đã góp phần tiêu diệt một bộ phận
quan trọng sinh lực địch, biến sông thành “mồ chôn giặc Pháp”. Tại mặt trận sông Lô,
đây là lần đầu tiên bộ đội tổ chức đánh địch trong điều kiện chuẩn bị hết sức khẩn trương,
khí, trang bị thô sơ, thiếu thốn... Đây cũng lần đầu tiên nhân dân Phú Thọ, Tuyên
Quang... trực tiếp tham gia chiến dịch. Các địa phương đã đồng m, hiệp lực, trực tiếp
giúp đỡ và phối hợp với quân đội chủ lực chiến đấu.
Chiến thắng trên mặt trận sông đặc biệt những chiến thắng trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang góp phần bảo vệ an toàn cho căn cứ địa Việt Bắc, bảo đảm an toàn cho
các lãnh tụ đảng Nhà nước, các quan đầu não của đảng Chính phủ. Trong những
năm đầu kháng chiến, quá trình xây dựng ATK một cuộc đấu tranh quyết liệt toàn
diện và cũng thể hiện ý trí quyết tâm của toàn đảng toàn dân. ATK là nơi bao bọc, che chở
cho cách mạng, nuôi dưỡng cung cấp một phần nhân lực quan trọng cho cuộc chiến
tranh toàn dân. Giữ được ATK nghĩa giữ được chính phủ các quan đầu não quan
trọng để ta tiếp tục đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Ngày 23/12/1947, một
cuộc duyệt binh lớn mừng chiến thắng Việt Bắc được tổ chức tại Tuyên
Quang. Trong niềm vui chiến thắng của cả nước, quân và dân Tuyên Quang tự hào làm nên
những thắng lợi quan trọng bảo vệ vững chắc ATK đưa chiến dịch đến thắng lợi cuối
cùng.
lOMoARcPSD| 45470709
8
KẾT LUẬN
Bác Hồ từng viết: "Địch hội quân ở Bắc Kạn tạo thành cái ô bọc lấy Việt Bắc, rồi
cụp ô xuống, dưới đánh lên, trên đánh xuống, phá cho được quan đầu não của kháng
chiến… Chúng mạnh ở hai gọng kìm, gọng kìm gẫy, thì cái ô cụp xuống sẽ thành ô rách
và cuộc tiến công thất bại".
Quân và n sông đã biến lời tiên đoán của Bác Hồ thành sự thực, bẽ gãy gọng
kìm phía Tây của cuộc hành binh, góp phần tích cực làm thất bại cuộc tấn công lên Việt
Bắc của giặc Pháp thu đông năm 1947.
Những chiến thắng trên mặt trận sông nhờ o khả năng tác chiến của nhân
dân và bộ đội các tỉnh được rèn luyện, sự phối hợp khăng khít giữa quân và dân ta, và trên
hết sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh tổng chỉ huy
chiến dịch Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây là những chiến thắng có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, khẳng định sức mạnh của bộ đội chủ lực – đội quân làm nòng cốt trong phối hợp lực
lượng vũ trang ba thứ quân và nhân dân địa phương.
Ta có thể một lần nữa khẳng định rằng những chiến thắng này là chiến đấu tiêu biểu
trong chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947 cũng như trong cuộc kháng chiến khốc
liệt chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai, tạo thêm sức mạnh cho quân dân ta
chuyển sang giai đoạn mới của cuộc kháng chiến tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Chiến thắng Sông Lô một mốc son sáng chói trong lịch sử chống ngoại xâm của
dân tộc Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
(Dành cho sinh viên đại học hệ không chuyên luận chính trị), NXB Chính trị
Quốc gia Sự thật, Hà Nội
2. “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940-1975)”, NXB Chính trị quốc gia, năm
2000
lOMoARcPSD| 45470709
9
3. Như Khôi (2011), “Thế trận chiến tranh toàn dân trong Chiến dịch Việt Bắc Thu
Đông 1947”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân
4. “Tuyên Quang với chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947 (Kỷ yếu Hội thảo khoa
học)”, xuất bản năm 2017
5. Hà Kế San (2017), “Chiến thắng sông Lô - Vang mãi bản hùng ca”, Báo Phú Thọ
6. Quan Văn Dũng và đồng sự (2009), “Chiến thắng Bình Ca”, NXB Văn hóa dân tộc
| 1/11

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45470709
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề tài: Những chiến thắng sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947
Họ và tên: Trần Thị Bích Ngọc
Mã số sinh viên: 11214407
Lớp chuyên ngành: Luật kinh tế 63B
Lớp tín chỉ: LLDL1102(222)_25
Giảng viên phụ trách môn: TS. Nguyễn Thị Hoàn
Hà Nội, tháng 2 năm 2023 lOMoAR cPSD| 45470709 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 2
1. Chiến thắng Bình Ca ..................................................................................................... 2
2. Chiến thắng ngã ba sông Lô Đoan Hùng .................................................................... 4
3. Chiến thắng Khe Lau .................................................................................................... 5
4. Ý nghĩa của các chiến thắng quân sự trên mặt trận sông Lô ................................... 6
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 8 lOMoAR cPSD| 45470709 MỞ ĐẦU
Sau cách mạng tháng 8 cùng với diễn biến của tình hình thế giới đã mang lại cho
Việt Nam không ít thuận lợi trong việc quản lý đất nước. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam lại
không thể tránh khỏi được nhiều khó khăn khi "thù trong, giặc ngoài". Những tàn dư sau
chiến tranh đang ngày càng tàn phá mạnh mẽ. Có thể nói, tình hình Việt Nam lúc bấy giờ
là "ngàn cân treo sợi tóc". Trong đó, khó khăn lớn nhất là giặc ngoại xâm. Ngay sau khi
độc lập nước nhà được tuyên bố, ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp núp sau quân
đội Anh nổ súng tại Sài Gòn, tiếp tục trở lại xâm lược nước ta lần hai. Sau nhiều lần chính
phủ ta tìm cách hòa hoãn, ngăn chặn chiến tranh bằng cách nhân nhượng như lần lượt ký
Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và bản Tạm ước (19/4/1946), thế nhưng chúng tìm mọi cách
phá hoại thỏa thuận hai bên và chuẩn bị chiến tranh nhằm chiếm lại lãnh thổ Việt Nam.
Trong một thời gian dài tiến hành chiến tranh ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16, mặc
dù đã chiếm được các đô thị và một số đường giao thông chiến lược, song vì gặp nhiều khó
khăn do thiếu lực lượng nên Pháp đã tiến hành kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” nhằm
mau chóng kết thúc chiến tranh xâm lược. Với âm mưu đánh tan bộ đội chủ lực và xây
dựng chính quyền bù nhìn, tướng Salan đã đề ra kế hoạch tấn công lên Việt Bắc và được
chính phủ Pháp phê chuẩn vào tháng 7 năm 1947.
Về phía ta, khi chứng kiến những hành động gây hấn và phá hoại trắng trợn của
quân địch đã đặt nước ta đứng trước sự lựa chọn: đánh hoặc hàng. Ngày 15/10/1947, trước
nguy cơ thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp và
ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa Đông của thực dân Pháp”.
Trong chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947, quân và dân ta đã chiến đấu oanh
liệt và có rất nhiều chiến thắng được lập nên, điển hình là những chiến thắng trên mặt trận
sông Lô. Những nội dung tiếp theo sẽ là phần trình bày thông qua sự tìm hiểu và nghiên
cứu của em về đề tài “Những chiến thắng sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947”. 1 lOMoAR cPSD| 45470709
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Chiến thắng Bình Ca
Vào Thu đông 1947, khi đó thực dân Pháp bắt đầu mở cuộc tấn công quy mô lớn
lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến. Để đối phó với âm mưu của địch,
Bộ Tổng chỉ huy đã chủ trương "Kiên quyết bảo vệ cửa ngõ phía Tây của Việt Bắc cũng là ATK".
Nằm ở địa thế chiến lược, bến Bình Ca – bên dòng sông Lô, đoạn qua thị xã Tuyên
Quang thuộc huyện Sơn Dương, được lựa chọn là một trong những vị trí tác chiến quan
trọng. Với địa thế hiểm trở, dễ phòng thủ và rút lui, bến Bình Ca là chỗ dựa vững chắc để
quân ta tấn công theo kiểu du kích. Hai bên bến Bình Ca là xã An Khang (địa phận thành
phố Tuyên Quang) và xã Tiến Bộ (huyện Yên Sơn). Trong Chỉ thị của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp từng viết "Tiểu đoàn sống chết với con đường Bình Ca - Thái Nguyên”.
Trong cuộc tấn công lên Việt Bắc, ngày 9 tháng 10 năm 1947, quân Pháp do
Cômmuynan dẫn đầu tiến lên Tuyên Quang theo đường sông Hồng vào sông Lô. Tại mặt
trận sông Lô, lực lượng quân khu 10 được bố trí trực tiếp gồm 1 đại đội pháo, 2 trung đoàn
chủ lực E87 và E112 và quân, dân du kích tại chỗ. Thời kỳ này, bộ đội phần lớn bị sốt rét,
mỗi tiểu đội chỉ được trang bị hai đến ba khẩu súng trường, phần lớn sử dụng đại đao, lựu
đạn, bom mìn. Tuy vũ khí được trang bị rất thô sơ, nhưng tinh thần và ý trí chiến đấu, chiến
thắng của bộ đội rất cao.
Tiểu đoàn 42 giao nhiệm vụ giữ Bình Ca cho Đại đội 4 (Đại đội trưởng Vũ Xuân
Vinh). Đại đội 4 đưa Trung đội 12 (Trung đội trưởng Vũ Phương) vào trận và Trung đội 10
(Trung đội Trưởng Ngô Thế Nùng) làm lực lượng dự bị. Trung đội 12 được tăng cường
một số súng trường, lựu đạn và một khẩu Bazôca được xem là thứ vũ khí quý hiếm dùng
để bắn tàu của địch.
Ngày 8/10/1947, Tiểu đội 3 (Tiểu đội trưởng Trần Chất) vào vị trí chiến đấu. Trận địa
được bố trí sát chân ngọn núi tả ngạn Sông Lô. Ngọn núi có nhiều cây to, kín đáo, địa 2 lOMoAR cPSD| 45470709
hình thuận lợi cho việc quan sát và nhất là cự li bắn gần, vì theo dòng chảy tàu địch phải
chạy sát bờ sông. Tổ Bazôca gồm Trung đội trưởng Vũ Phương, Tiểu đội trưởng Trần
Chất và ba chiến sỹ. Tổ súng trường gồm Tiểu đội phó Đỗ Văn Kim cùng 6 chiến sỹ.
Tiểu đội 1 và Tiểu đội 2 do Đại đội phó Minh Sơn chỉ huy bố trí một trận địa phục kích sát Quốc lộ 37.
Ngày 9/10/1947, thực dân Pháp sử dụng 4 tàu chiến và 3 cano chở nguyên tiểu đoàn
1 thuộc trung đoàn bộ binh hỗn hợp thuộc địa số 43 có 1 thủy phi cơ và 3 máy bay khu trục
đi trước bắn phá, yểm trợ từ phía Sơn Tây tiến lên Việt Trì, ngược sông Lô lên Tuyên Quang.
Ngày 12/10/1947, từ sáng sớm máy bay địch thám thính dọc Sông Lô hòng phát
hiện trận địa của bộ đội ta. Khoảng 16 giờ tàu địch xuất hiện, chiếc đi đầu lọt vào tầm bắn.
Tổ Bazôca bắn nhưng cả hai phát không trúng mục tiêu. Tổ súng trường đồng loạt phát hoả
hạ gục một số tên trên boong tàu. Địch bắn trả dữ dội làm cây cối gãy ngổn ngang.
Trung đội trưởng Vũ Phương bình tĩnh cho chỉnh lại súng, vừa lúc tốp tầu địch thứ
hai chạy vào tầm bắn. Phát đạn thứ ba bắn đúng thân chiếc LCVP. Tàu bốc cháy, nghiêng
ngả, cố vọt lên đi khoảng 1 km thì chìm hẳn. Các chiến sỹ tổ Bazôca đều bị ù tai và bỏng
vì hàm ếch đặt súng quá chật, cơ số đạn quá ít, tiểu đội rút lui để bảo toàn lực lượng. Đây
là lần đầu tiên bộ binh bắn chìm tàu chiến địch.
Ngày 13/10/1947, quân địch tiến về phía bến Bình Ca, dùng tốp lính da đen đi trước
dò đường. Chờ cho địch đi lọt vào trận địa, bất ngờ bom, mìn, lựu đạn, súng các loại đồng
loạt phát nổ. Gần 20 tên chết tại chỗ. Địch cụm lại bắn điên loạn vào trận địa ta. Quân ta
vừa bắn vừa hô xung phong. Địch vội vã khênh những tên bị thương xuống tàu tháo chạy.
Ta thu một trung liên, hai khẩu các - bin Mỹ, một số thùng đạn và quân dụng.
Hai trận đánh ngày 12 và 13 tháng 10/1947, Tiểu đoàn 42 giữ vững cửa ngõ phía tây
ATK. Chiến thắng Bình Ca được Ban Thường vụ Trung ương Đảng kịp thời nêu gương
trong bản Chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc pháp”. Vệ quốc quân
đánh lui quân địch đổ bộ lên Bình Ca thuộc Tuyên Quang (13/10/1947). 3 lOMoAR cPSD| 45470709
Tin chiến thắng Bình Ca được nhanh chóng lan truyền khắp nơi đã làm cho các đơn
vị từ chủ lực đến dân quân đều nức lòng và tin rằng quân dân ta có đủ mưu trí và sức mạnh
đánh giặc. Khu uỷ, Bộ chỉ huy quân Khu 10 đã khẳng định: “Chiến thắng Bình Ca đã mở
đầu cho một loạt những chiến thắng của mặt trận. Chiến thắng Bình Ca đã báo hiệu một
sự chuyển biến mới về tình hình chiến cuộc. Quân Pháp không còn có thể bình yên vô sự
tiến vào Khu 10 như đất không người nữa”.
2. Chiến thắng ngã ba sông Lô Đoan Hùng
Đoan Hùng là địa bàn thuộc phía Bắc tỉnh Phú Thọ, xã Chi Đán nằm ở phía Tây Bắc
của huyện có ngã ba Sông Lô, nơi có trận đánh nổi tiếng của quân và dân ta trong chiến
dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947.
Sau thời gian thực hiện âm mưu hai gọng kìm, thực dân Pháp đã gặp phải sức chiến
đấu ngoan cường của quân và dân ta. Ngoài ra, những tổn thất nặng nề do nhân ta ở hai
bên sông Lô liên tiếp đánh chặn địch làm chúng không thể hợp quân để tiếp tục tấn công
lên Việt Bắc. Bước đầu thực hiện ý đồ đã vạch ra của Pháp bị thất bại, đặc biệt là sau thất
bại ở Bình Ca khiến chúng buộc phải kêu gọi quân chi viện cho mặt trận sông Lô.
Không thể để ta bẻ gãy gọng kìm trên chiến trường sông Lô, ngày 24/10/1947, thực
dân Pháp buộc phải đem quân từ Hà Nội theo đường sông Hồng vào Đoan Hùng để cứu
trợ cho đoàn quân tại mặt trận sông Lô – nơi đang bị ta chặn đánh khắp nơi. Nắm bắt trước
tình hình đoàn quân cứu trợ sẽ gặp khó khăn khi tiến vào sông Lô, thực dân Pháp đã cho
quân từ Tuyên Quang xuôi xuống sông Lô đón đoàn quân từ Hà Nội lên. Đoàn quân từ tả
ngạn sông Lô xuống đón gồm 6 máy bay, 5 tàu chiến. Đúng như ta đã dự đoán, đoàn quân
tiếp viện của chúng bị ta chặn đánh ở nhiều nơi (Khoan Bộ, Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đặc
biệt khi đoàn quân mai phục đánh trận lớn tại ngã ba sống Lô Đoan Hùng. Tại đây quân ta
mai phục địch từ các phía khiến chúng không thể hợp hai đội quân. Sau 6 giờ chiến đấu
quyết liệt, ta đã bắn chìm 2 tàu chiến của Pháp cùng 2 tàu bị cháy, thủy quân của chúng bị
đánh bất ngờ, khoảng 100 tên lính Pháp không kịp thoát và chết cháy cùng thuyền. 4 lOMoAR cPSD| 45470709
Trận Đoan Hùng ta tiêu diệt khỏi vòng chiến 350 tên địch. Quân ta thu được nhiều
vũ khí, đạn dược, trang bị quân sự. Đây là trận đánh chặn lực lượng tiếp tế của Pháp cho
kế hoạch tấn công Việt Bắc, khiến quân Pháp hoang mang tột độ.
Nhận định về Chiến thắng Sông Lô, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhấn mạnh:
“Chiến thắng Đoan Hùng như một luồng gió mát thổi lan khắp Việt Bắc trong những ngày
nóng bỏng nhất của cuộc chiến tranh… Chiến thắng Đoan Hùng mở đầu cho những chiến
thắng oanh liệt của bộ đội chủ lực ta trong chiến dịch Việt Bắc…”.
3. Chiến thắng Khe Lau
Khe Lau hay còn có tên gọi khác là ngã ba Luồng, Hòn Lau. Khe Lau thuộc địa phận
xã Thắng Quân, thị Trấn Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Địa phận này vô cùng hiểm trở bởi
đây là đoạn giao nhau giữa lưu vực sông Lô và sông Gâm. Trên dòng nước vô cùng soáy.
Hai bên bờ sông lau sậy chằng chịt, rậm rạp. Đoạn sông Lô chảy qua Khe Lau hẹp, nước
chảy mạnh mà luồng nước lại sát bờ, thích hợp cho quân ta mai phục và đánh du kích.
Sau khi thất bại tại Bình Ca, ngày 13 tháng 10, thực dân Pháp tiến lên thị xã Tuyên
Quang. Ngày 22 tháng 10, chúng theo đường bộ lên Chiêm Hóa và bị quân dân ta chặn
đánh tại Km7 Trung Môn, ngày 18 tháng 10, tiếp tục bị chặn đánh tại Bản Heng (xã Phú
Bình huyện Chiêm Hóa). Đến Chiêm Hóa nhưng không hợp được với các cánh quân để
thiết lập gọng kìm theo kế hoạch, trước nguy cơ thất bại, thực dân Pháp buộc phải tìm
đường rút lui. Ngày 9 tháng 11 các đơn vị tham chiến của ta vượt núi tiến ra Khe Lau sẵn
sàng đánh địch. Chiến trận Khe Lau đã được ta bố trí như sau: Trên sườn núi, ta bố trí pháo
chĩa thẳng xuống sông Lô, trung đoàn 112 bố trí mai phục tại hai bên bờ sông Lô tại điểm
giao nhau với sông Gâm. Để nghi binh, quân ta bố trí những khẩu pháo giả với kíp nổ đặt
vào những thúng tro bếp, khi pháo thật bắn thì bụi sẽ bay thành hỏa mù che mắt địch. Ngày
9 tháng 11 lực lượng của ta đã sẵn sàng đợi Pháp ở Khe Lau.
Ngày 10 tháng 11 năm 1947, tàu của Pháp xuôi sông Gâm, khoảng 14 giờ tàu địch
ra đến đoạn ngã ba thộc sông Lô và sông Gâm. Lực lượng thủy binh của Pháp không có
quân hộ tống. Phát huy những kinh nghiệm quí báu của trận Đoan Hùng, bộ đội ta bình 5 lOMoAR cPSD| 45470709
tĩnh, kiên nhẫn đợi tầu địch, khi thấy chúng chỉ cách trận địa mai phục khoảng 100 mét
quân ta bất ngờ nổ súng, bắn gấp 4 phát đạn. Quân địch chưa kịp ổn định tình hình thì trọng
pháo của ta đã bắn trúng chiếc tàu đi trước, quân ta tiếp tục nổ pháo, cùng lúc cả hai con
tàu của địch bị cháy. Địch lo sợ tập trung thành hai đội, một đội liều mạng vượt qua vùng
lau sậy, men theo đường bờ sông Lô tiến vào thị xã Tuyên Quang; tốp thứ hai sau 4 ngày
mới vượt qua hữu ngạn sông Lô và gặp đội cứu viện. Trận Khe Lau diễn ra trong hơn 1 giờ
đồng hồ đã tiêu diệt trên 200 tên lính địch, bắn chìm 2 tàu chiến, 1 cano. Chiến thắng Khe
Lau đã khiến tinh thần quân Pháp nao núng, không thể tiếp tục trụ lại được nữa.
Bại trận đau đớn tại mặt trận phía Tây, quân tiếp viện không thể lên tiếp viện. Ngày
22/11/1947, quân Pháp buộc phải rút khỏi Tuyên Quang. Chiến thắng lần này đã góp phần
không nhỏ vào việc làm thất bại kế hoạch gọng kìm bao vây khu vực Việt Bắc của thực
dân Pháp. Đồng chí Tổng chỉ huy Quân đội Nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp đánh giá
chiến thắng Khe Lau là một trong 10 trận đánh thắng lớn của ta trong chiến dịch Việt Bắc
thu–đông năm 1947. Đặc biệt, khi lên Tuyên Quang, thực dân Pháp luôn lọt vào các điểm
phục kích của ta và bị đánh tả tơi đã gây cho địch nỗi kinh hoàng và chúng gọi Tuyên
Quang là “nghĩa địa khổng lồ”.
4. Ý nghĩa của các chiến thắng quân sự trên mặt trận sông Lô
Thắng lợi trên mặt trận sông Lô chẳng những góp phần bẻ gãy gọng kìm bao vây
phía Tây căn cứ địa Việt Bắc mà còn tác động mạnh vào việc phá tan kế hoạch tấn công
mùa đông của địch. Sau Chiến thắng Sông Lô, hàng loạt chiến thắng khác của quân và dân
Việt Bắc nối tiếp nhau đã giáng cho kẻ thù những đòn chí tử. Cục diện chiến trường chuyển
sang giai đoạn mới: Ta từ phòng ngự chuyển dần sang cầm cự và tích cực tổng phản công;
địch lúng túng, bị động và thất bại. Chiến thắng Sông Lô đã khẳng định đường lối kháng
chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh do Đảng ta chủ trương và lãnh đạo
là hoàn toàn đúng đắn. Đó còn là sự sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Đánh
giá về Chiến thắng Sông Lô đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng đã viết: 6 lOMoAR cPSD| 45470709
“Những trận đánh vô cùng anh dũng của quân và dân ta trên sông Lô và trên con
đường Tuyên - Hà… đã khiến cho binh lính, sĩ quan địch mất tinh thần. Chẳng những nó
làm sai kế hoạch của địch mà còn phá một phần lớn kế hoạch tấn công Việt Bắc. Giá trị
của trận sông Lô chính ở đó”.
Các chiến thắng vang dội trên sông Lô trong hai tháng chiếnđấu, từ tháng 10 đến
cuối tháng 11 năm 1947 của quân dân và dân khu 10 đã góp phần tiêu diệt một bộ phận
quan trọng sinh lực địch, biến sông Lô thành “mồ chôn giặc Pháp”. Tại mặt trận sông Lô,
đây là lần đầu tiên bộ đội tổ chức đánh địch trong điều kiện chuẩn bị hết sức khẩn trương,
vũ khí, trang bị thô sơ, thiếu thốn... Đây cũng là lần đầu tiên nhân dân Phú Thọ, Tuyên
Quang... trực tiếp tham gia chiến dịch. Các địa phương đã đồng tâm, hiệp lực, trực tiếp
giúp đỡ và phối hợp với quân đội chủ lực chiến đấu.
Chiến thắng trên mặt trận sông Lô và đặc biệt là những chiến thắng trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang góp phần bảo vệ an toàn cho căn cứ địa Việt Bắc, bảo đảm an toàn cho
các lãnh tụ đảng và Nhà nước, các cơ quan đầu não của đảng và Chính phủ. Trong những
năm đầu kháng chiến, quá trình xây dựng ATK là một cuộc đấu tranh quyết liệt và toàn
diện và cũng thể hiện ý trí quyết tâm của toàn đảng toàn dân. ATK là nơi bao bọc, che chở
cho cách mạng, nuôi dưỡng và cung cấp một phần nhân lực quan trọng cho cuộc chiến
tranh toàn dân. Giữ được ATK nghĩa là giữ được chính phủ và các cơ quan đầu não quan
trọng để ta tiếp tục đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Ngày 23/12/1947, một
cuộc duyệt binh lớn mừng chiến thắng Việt Bắc được tổ chức tại Tuyên
Quang. Trong niềm vui chiến thắng của cả nước, quân và dân Tuyên Quang tự hào làm nên
những thắng lợi quan trọng bảo vệ vững chắc ATK và đưa chiến dịch đến thắng lợi cuối cùng. 7 lOMoAR cPSD| 45470709 KẾT LUẬN
Bác Hồ từng viết: "Địch hội quân ở Bắc Kạn tạo thành cái ô bọc lấy Việt Bắc, rồi
cụp ô xuống, dưới đánh lên, trên đánh xuống, phá cho được cơ quan đầu não của kháng
chiến… Chúng mạnh ở hai gọng kìm, gọng kìm mà gẫy, thì cái ô cụp xuống sẽ thành ô rách
và cuộc tiến công thất bại".
Quân và dân sông Lô đã biến lời tiên đoán của Bác Hồ thành sự thực, bẽ gãy gọng
kìm phía Tây của cuộc hành binh, góp phần tích cực làm thất bại cuộc tấn công lên Việt
Bắc của giặc Pháp thu đông năm 1947.
Những chiến thắng trên mặt trận sông Lô là nhờ vào khả năng tác chiến của nhân
dân và bộ đội các tỉnh được rèn luyện, sự phối hợp khăng khít giữa quân và dân ta, và trên
hết là sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh và tổng chỉ huy
chiến dịch Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây là những chiến thắng có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, khẳng định sức mạnh của bộ đội chủ lực – đội quân làm nòng cốt trong phối hợp lực
lượng vũ trang ba thứ quân và nhân dân địa phương.
Ta có thể một lần nữa khẳng định rằng những chiến thắng này là chiến đấu tiêu biểu
trong chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 cũng như trong cuộc kháng chiến khốc
liệt chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai, tạo thêm sức mạnh cho quân và dân ta
chuyển sang giai đoạn mới của cuộc kháng chiến tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Chiến thắng Sông Lô là một mốc son sáng chói trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
(Dành cho sinh viên đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị
Quốc gia Sự thật, Hà Nội
2. “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940-1975)”, NXB Chính trị quốc gia, năm 2000 8 lOMoAR cPSD| 45470709
3. Vũ Như Khôi (2011), “Thế trận chiến tranh toàn dân trong Chiến dịch Việt Bắc Thu
Đông 1947”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân
4. “Tuyên Quang với chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947 (Kỷ yếu Hội thảo khoa
học)”, xuất bản năm 2017
5. Hà Kế San (2017), “Chiến thắng sông Lô - Vang mãi bản hùng ca”, Báo Phú Thọ
6. Quan Văn Dũng và đồng sự (2009), “Chiến thắng Bình Ca”, NXB Văn hóa dân tộc 9