Những điều cần lưu ý Triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Trong giai đoạn 2 Lê Nin định nghĩa vật chất như sau: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NHỮNG
ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI HỌC PHẦN I: A) VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC a/ Vật chất là gì?
Khái nhiệm vật chất được trình bày theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ TK VIII TCN -> những năm 40 TK XIX
Giai đoạn 2: Từ TK XIX -> Bây giờ
Trong giai đoạn 1 những nhà duy vật quan niệm vật chất là một hay một số
vật thể cụ thể tồn tại khách quan.
Trong giai đoạn 2 Lê Nin định nghĩa vật chất như sau: Vật chất là một phạm
trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
Theo Lê Nin vật chất là một phạm trù triết học nghĩa là vật chất là một khái
niệm vô cùng rông bao hàm vô số các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất
Thực tại khách quan là:
- Những sự vật hiện tượng tồn tại thực mà người ta có thể nhận biết nó một
cách trực tiếp hay gián tiếp
- Những sự vát hiện tượng trên phải tồn tại độc lập với ý chí của con người
Vậy Lê Nin khẳng định vật chất là vô số những sự vật hiện tượng tồn tại
thực và độc lập với ý chí của con người (trên thực tế vật chất là vũ trụ bao
la, trong đó có cả Trái Đất).
Phương thức( Cách thức) tồn tại của vật chất là gì? Là vận động.
Hình thức tồn tại của vật chất là không gian và thời gian
Thế giới thống nhất ở tính vật chất nghĩa là:
- Chỉ có một thế giới thống nhất và duy nhất là thế giới vật chất
- Thế giới vật chất không do ai sinh ra cũng không bao giờ mất đi
- Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều có nguồn gốc vật chất lẫn nhau
b) Nguồn gốc bản chất và kết cấu của ý thúc
Nguồn gốc: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
Mỗi nguồn gốc có 2 yếu tố:
- Nguồn gốc tự nhiên: Thế giới vật chất và bộ não người
- Nguồn gốc xã hội (nguồn gốc quyết định): Lao động sáng tạo và ngôn ngữ
Bản chất ý thức là :
- Quá trình phản ánh tích cực năng động sáng tạo
- Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan c) Kết cấu của ý thức
Gồm tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí,.... trong đó tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lỗi nhất
d) Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ( Vấn đề cơ bản của Triết học)
Triết học Mác Lênin cho rằng
Vật chất quyết định ý thức đều này được chứng minh
- Vât chất quyết định nguồn gốc của ý thức
- Vật chất quyết định nội dung của ý thức
- Vật chất quyết định bản chất của ý thức
- Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
Ý thức tác động lại vật chất
- Ý thức có thể thay đổi nhanh, chậm, đi song hành so với hiện thực
- Ý thức có thể là biến đổi những hoàn cảnh vật chất, bằng hoạt động thực tiễn
- Ý thức chỉ dạo hành động của con người
Nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức chúng ta rút ra 2 bài học sau đây:
- Làm việc gì chúng ta cũng phải xuất phát từ tình hình thực tế khách quan
- Trong hoạt động thực tiễn phải phát huy tính năng động chủ quan BUỔI 10:
CHƯƠNG III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Điều 1.
Xã hội loài người phát động kinh tế xã hội phát triển qua 5 hình thái
Hình thái công xã nguyên thủy.
Hình thái chiếm hữu nô lệ
Hình thái phong kiến.
Hình thái tư bản chủ nghĩa.
Hình thái cộng sản chủ nghĩa.
Nguyên nhân nào làm cho xã hội phát triển? Có quan hệ nào không
Đó là do mâu thuẫn giữa và
LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT QUAN HỆ SẢN XUẤT
ngay trong một PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT Điều 2.
Để tồn tại thì con người ta phải tiến hành sx
Sản xuất bao gồm 3 hình thức:
Sản xuất vật chất ( quan trọng nhất)
Sản xuất ra đời sóng tinh thần
Sản xuất ra đời sống con người Điều 3.
Để tiến hành sx thì con ng ta phải thực hiện mối quan hệ kép:
Mối quan hệ giữa ng với tự nhiên trong quá trình sx gọi là lực lượng sx
Mối quan hệ giữa ng với ng trong quá trình sx gọi là quan hệ sx
Lực lượng sản xuất bao gồm những yếu tố nào?
Lực lượng sx bao gồm 2 yếu tố: Người lao động: Thể lực Trí lực Tư liệu sản xuất:
Đối tượng lao động
- Có sẵn trong tự nhiên < == > Đã qua chế biến Tư liệu lao động
- Công cu lao động < == > Phương tiện lao động
Trong lực lượng sx, người lao động là yếu tố đóng vai trò quyết định bởi
- Họ tạo ra tư liệu sản xuất ( chủ yếu là công cụ lao động) và sử dụng chúng phục vụ con người
Trong lực lượng sx, công cụ lao động là yếu tố thể hiện trình độ phát triển, hiện đại của lực lượng sx
Điều 4. Quan hệ sản xuất là gì?
Quan hệ sx là tổng hợp các quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất
- Người với người là chủ sở hữu tư liệu sản xuất với người lệ thuộc
- Đó là các mối liên hệ trong quá trình sx. Quan hệ sx bao gồm:
- Quan hệ sở hữu tlsx (quan trọng nhất)
- Quan hệ tổ chức quản lí sx
- Quan hệ phân phối sản phẩm làm ra
Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX: - LLSX quyết định QHSX - QHSX tác động lại LLSX BUỔI 10 ( ôn thi) Câu hỏi ôn thi:
1) Đầu chương 3 có quy luật tên quy luật đó là gì? Quy luật quan hệ sản xuất phải
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
2) Xã hội loài người đã từng vận động phát triển qua 5 hình thái kinh tế - xã hội: Công nguyên thủy xã . Chiếm hữu nô lệ Phong kiến. Tư bản chủ nghĩa. Cộng sản chủ nghĩa.
- Sự vận động này tuân theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất + Trong llsx phải nhớ :
Lực lượng sx phản ánh mối quan hệ giữa người lao động và giới tự nhiên.
Con người là yếu tố quyết định
Công cụ lao động là yếu tố nói lên trình độ hiện đại của llsx + Trong qhsx phải nhớ:
Quan hệ sx chính là mối quan hệ giữa người sở hữu tư liệu sx và người lệ
thuộc vào người chủ sở hữu. ( Nếu đuôi của nó không có chữ trong sản xuất thì không chọn) Quan hệ sx bao gồm:
Quan hệ sở hữu tư liệu sx( quan trọng nhất)
Quan hệ tổ chức quản lí sản xuất
Quan hệ phân phối sản phẩm làm ra
Trong quan hệ sx thì vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định
Lực lượng sx và quan hệ sx là 2 mặt của một phương thức sx BUỔI 11 VÀ 12: ÔN THI
1) Khái niệm nào bao hàm toàn bộ quan hệ sx?
- Đó là khái niệm cơ sở hạ tầng. “Cơ sở hạ tầng” là toàn bộ quan hệ
sx....... hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội. ( Người ta sẽ dùng từ
“Kết cấu hạ tầng” dùng để chỉ đường xã, xe cộ,... chứ k dùng từ “cơ sở hạ tầng”)
- CƠ SỞ HẠ TẦNG BAO GỒM:
Quan hệ sx thống trị ( yếu tố quyết định) Quan hệ sx tàn dư Quan hệ sx mầm mống
- “Kiến trúc thượng tầng” là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã
hội với những thiết kế xã hội tương ứng
- KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG BAO GỒM toàn bộ những quan
điểm tư tưởng chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học...
- Cơ Sở Hạ Tầng quyết định Kiến Trúc Thượng Tầng (Kinh tế
quyết định chính trị). Kiến Trúc Thượng Tầng tác động tích cực tới
Cơ Sở Hạ Tầng trong đó bộ máy nhà nước là yếu tố tác động mạnh nhất.
- Đấu tranh giai cấp là biểu hiện về mặt xã hội của quy luật quan hệ
sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội
- Để bảo vệ quyền sở hữu tư liệu sản xuất giai cấp thống trị thiết lập
bộ máy nhà nước và điều hành xã hội theo lợi ích của họ