Những hiểu biết về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Những hiểu biết về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỀ 4: NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ VÀ
THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN VỪA QUA
Giáo viên hướng dẫn : BÙI THỊ THU THỦY
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
Lớp : 114221
Mã sinh viên : 11422200
Hưng Yên, 14 tháng 4 năm 2023
1
LỜI CAM ĐOAN
Do sự hiểu biết còn hạn chế, bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót nhưng em xin cam
đoan rằng nội dung nghiên cứu “Những hiểu biết về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và thực
trạng ng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua” do bản thân thực
hiện cùng sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn: Bùi Thị Thu Thủy. Bên cạnh đó còn
có sự hỗ trợ, tham khảo từ tài liệu liên quan. Do kiến thức cũng như kinh nghiệm còn
hạn chế nên chuyên đề có thể có những sai sót, em rất mong được sự giúp đỡ và đóng
góp ý kiến của cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................1
MỤC LỤC................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
PHẦN I – MỞ ĐẦU.................................................................................................4
1. Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu......................................................4
2. Mục tiêu của chuyên đề nghiên cứu..............................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề............................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu chuyên đề..............................................................4
5. Kết cấu của chủ đề........................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................5
1. Các khái quát chung về vấn đề nghiên cứu....................................................5
1.1. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.......................................................................5
1.2. Ý nghĩa của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô....................................................7
2. Thực trạng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua............8
2.1. Tổng quan kinh tế Việt Nam...................................................................8
2.2. Thực trạng tăng trưởng GDP của Việt Nam...........................................9
2.3. Đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu..................................................20
2.4. Bài học rút ra từ vấn đề nghiên cứu......................................................21
PHẦN III. TỔNG KẾT.........................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................24
2
LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó là điều
kiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu, để cải thiện
nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư, tăng tuổi thọ, giảm suy dinh dưỡng, giảm
bệnh tật, phát triển giáo dục phải văn hóa phải thể thao, v.v… Tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới luôn đạt mức tăng trưởng cao thứ 2 Châu Á
trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc), được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy vậy, về
tốc độ cũng như chất lượng tăng trưởng còn nhiều điều phải làm sáng tỏ. Thực trạng
những năm gần đây của Việt Nam về tăng trưởng GDP như thế nào sẽ được triển khai
ở bài dưới đây.
Trong giai đoạn 2016–2020, nền kinh tế Việt Nam sự tăng trưởng vượt bậc
luôn giữ được vị thế của mình. Quá trình cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi hình
tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn này cũng diễn ra hết sức mạnh mẽ,
nhiều sự chuyển biến tích cực thực chất hơn. Tái cấu đổi mới hình tăng
trưởng theo chiều hướng tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn lực dựa trên chất
lượng là một trong những chủ trưởng lớn của Đảng và Nhà nước.
Trong 5 năm qua, nhất năm 2020, việc thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công
nghệ số vào nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ. Không chỉ đạt thành tựu về
các chỉ số kinh tế, các chỉ số xã hội khác cũng có những dấu ấn đáng khen ngợi.
Nhiệm kỳ qua, phát triển văn hoá xã hội đạt kết quả tích cực, an sinh xã hội cơ bản
được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, kinh tế ổn định
lạm phát được kiểm soát mức thấp. Dấu ấn không thể không nhắc đến trong nhiệm
kỳ qua đó thành tựu của quá trình hội nhập quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế thúc
đẩy hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh, gia tăng kim ngạch
xuất nhập khẩu. Từ một nước nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bằng xuất
nhập khẩu, thậm chí là xuất siêu. Uy tín, vai trò, vị thế của Việt Nam vì thế cũng tăng
lên rõ rệt trên trường quốc tế.
Song với sự phát triển đáng ghi nhận và tự hào ấy, nền kinh tế nước ta cũng tồn tại
một số thực trạng cấp thiết cần sự khắc phục kịp thời. Nền kinh tế chưa được phát
triển toàn diện do gặp khó khăn khi tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài. Quá trình
chuyển dịch cấu kinh tế chưa được chú trọng cao về quy chất lượng cả về
chiều rộng lẫn chiều dài, chưa nhận được sự quanm đúng mức của nhà nước về tỉ
trọng của công nghiệp và xây dựng. Cần có sự chú trọng đặc biệt đối với hệ thống
sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ của các ngành viễn thông, điện lực…
3
PHẦN I – MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu
- Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố
chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí cảu nhà nước đối với xã hội.
- Tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm và giảm thất nghiệp.
Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện
tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đã phát triển.
2. Mục tiêu của chuyên đề nghiên cứu
- Hiểu về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
- Thấy thực trạng tăng trưởng GDP của Việt Nam. Qua đó ta biết được nguyên
nhân, kết quả và hạn chế còn gặp phải. Đồng thời đưa ra giải pháp khắc phục.
3. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề
- Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
- Thực trạng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm gần đây.
4. Phương pháp nghiên cứu chuyên đề
- Lắng nghe bài giảng của giảng viên trên lớp và tham khảo giáo trình.
- Tìm hiểu kiến thức liên quan đến đề tài thông qua các trang web, tài liệu tham
khảo,...
5. Kết cấu của chủ đề
- Ngoài phần Mục Lục, Tài Liệu Tham Khảo, Kết Cấu Tiểu Luận được chia làm 3
phần chính:
+ Phần I: Mở đầu
+ Phần II: Nội dung nghiên cứu
+ Phần III: Kết luận
4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Các khái quát chung về vấn đề nghiên cứu
- Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
- Tăng trưởng kinh tế một trong những chỉ số kinh tế đặc biết quan trọng
và thường được đo bằng sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản phẩm quốc dân (GNP).
1.1. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
a) Tổng sản phẩm kinh tế quốc dân (GNP)
- GNP một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa dịch vụ
cuối cùng một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ (thường 1 năm) bằng các
yếu tố sản xuất của mình.
- Tổng sản phẩm quốc dân gồm có:
+ GNP danh nghĩa (GNPn): đo lường tổng sản phẩm quốcn sản xuất ra trong
một thời kỳ, theo giá cả hiện hành tức là giá cả của cùng thời kì đó.
+ GNP thực tế (GNPr): đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một
thời kì, theo giá cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc.
+ Gọi D là chỉ số giá cả (chỉ số lạm phát)
- Công thức:
D
=
GDPn
GNPr
100
b) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
- Tổng sản phẩm quốc nội đo lường tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, trong một thời kỳ nhất định
(thường là 1 năm)
- Công thức:
GDP = GNP + thu nhập ròng tài sản từ nước ngoài
Trong đó: Thu nhập ròng tài sản nước ngoài công dân ngoài nước ta, thu
nhập ròng này có thể âm.
c) Chỉ số giá điều chỉnh GDP:
+ GDP danh nghĩa (GDPn): tính theo thời giá
+ GDP thực tế (GDPr): tính theo giá năm gốc
5
- Công thức tính số giá điều chỉnh:
Chỉ số giá điều chỉnh GDP =
GDPn
GDPr
100
- Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế:
g
=
( GDPr sau - GDPr trước )
GDPr trước
100
Trong đó:
g: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
GDPs: GDP của năm sau
GDPt: GDP của năm trước
d) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
- CPI là thước đo chi phí sinh hoạt, một chỉ tiêu được công bố hàng tháng và được
các nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế và người dân quan tâm. Đây một thước
đo tốt để tính lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của người tiêu dùng
điển hình.
- Xây dựng chỉ số giá tiêu dùng:
+ Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định được lượng hàng
hóa dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
+ Xác định giá cả: thống giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hóa tại mỗi
thời điểm khác nhau.
+ Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hóa bằng cách dùng số lượng nhân với
giá cả của từng loại rồi cộng lại.
+ Lựa chọn thời gốc đểm sở so sánh rồi tính chi phí số giá tiêu dùng bằng
công thức sau:
CPIt =100
(
Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t
Chi phí để mua giỏ hàng hóa kì cơ sở
)
- Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi thay đổi trong vòng 5 – 7 năm tùy ở từng nước.
- CPI được dùng để tính chỉ số lạm phát theo thời kì.
6
1.2. Ý nghĩa của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
a) GNP
- GNP phản ánh thu nhập thực tế - thước đo đánh giá sphát triển kinh tế của
một quốc gia hay một vùng lãnh thổ.
- Chỉ số GNP sẽ cho biết quy thu nhập mức sống của người dân một quốc
gia. Nếu nghiên cứu GNP theo mức giá cố định sẽ cho chúng ta thấy được sự gia tăng
về thu nhập tình hình cải thiện mức sống của người n trong một khoảng thời
gian xác định.
- Nếu tốc độ tăng trưởng GNP thực tế thấp hơn tốc độ tăng dân số thì mức thu
nhập bình quân đầu người của quốc gia đó sẽ giảm.
b) GDP
- Đánh giá tình trạng tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời gian.
Nếu GDP suy giảm thì ta thể suy luận quốc gia đó đang trong tình trạng suy
thoái, lạm phát, thất nghiệp, mất giá đồng tiền,… Nếu GDP tăng nghĩa là quốc gia đó
đang cải thiện năng lực sản xuất, người dân có thu nhập và chi tiêu nhiều hơn.
- Các tổ chức chính phủ sẽ dựa vào số liệu GDP để đưa ra các chính sách tiền tệ
phù hợp với nền kinh tế. Chính phủ sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy nền
kinh tế nếu tốc độ tăng trưởng của nên kinh tế chậm lại và siết chặt chính sách tiền tệ
để ngăn chặn lạm phát trong trường hợp ngược lại.
- Trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, GDP một chỉ số để các nhà đầu
nước ngoài đánh giá về tiềm năng phát triển của một quốc gia thực hiện các
thương vụ đầu tư.
c) CPI
- Chỉ số giá tiêu dùng một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế mức độ biến
động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng dịch vụ trong sinh hoạt của dân các
hộ gia đình. Bởi vậy được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo
thời gian. Khi CPI tăng đồng nghĩa với việc mức giá trung bình tăng và ngược lại.
- Sự biến động của CPI có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát từ đó làm suy sụp cả
một nền kinh tế. Khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát trở
thành siêu lạm phát.
Ý nghĩa của việc tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân tăng, phúc lợi xã hội
và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện.
Tăng trưởng tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc làm giảm thất nghiệp.
Tăng trưởng tạo tiền để vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố
chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí của nhà nước đối với xã hội.
7
2. Thực trạng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua
2.1. Tổng quan kinh tế Việt Nam
- Việt Nam một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ
năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt
Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc
gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP
đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD/ngày,
theo PPP năm 2017) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 3,8% năm 2020.
- Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường phụ thuộc cao nhất vào xuất khẩu
thô đầu trực tiếp từ nước ngoài theo định hướng hội chủ nghĩa. Đây nền
kinh tế lớn thứ 6/11 Đông Nam Á, lớn thứ 44 trên thế giới xét theo quy GDP
danh nghĩa, hoặc lớn thứ 34 nếu xét GDP theo sức mua tương đương (2016), đứng
thứ 127 xét theo danh nghĩa bình quân đầu người . Tổng sản phẩm nội địa GDP năm
2016 là 202 tỷ USD theo danh nghĩa hoặc 595 tỷ USD theo sức mua tương đương.
- Nhờ nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu
đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây đại dịch COVID-19. Tăng
trưởng GDP giảm 2,6% vào năm 2021 do sự xuất hiện của biến thể Delta của virus
Sars-CoV-2 và dự kiến sẽ phục hồi lên 7,2% vào năm 2022 và 6,7% vào năm 2023.
- Với tỉ lệ tăng trưởng mức 2,5% đến 3,5% mỗi năm trong suốt 30 m qua,
ngành nông nghiệp đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đảm bảo an ninh lương thực.
Năm 2020 nông nghiệp đóng góp 14% cho GDP 38% việc làm, năm 2021 xuất
khẩu đạt hơn 48 tỷ USD giữa thời điểm đại dịch COVID-19.
- Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu
trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, nền
kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm 5,5% trên đầu người trong 25
năm tới. Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm
hơn đồng thời cam kết giảm phát thải khí mêtan xuống 30% ngăn chặn nạn phá
rừng vào năm 2030 đồng thời đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm
2050.
8
2.2. Thực trạng tăng trưởng GDP của Việt Nam
a) Tăng trưởng GDP Việt Nam 2018
- Theo Tổng cục Thống kê, GDP quý IV năm 2018 ước tính tăng 7,31% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản tăng 3,90%; khu
vực công nghiệp xây dựng tăng 8,65% khu vực dịch vụ tăng 7,61%. Tăng
trưởng quý IV/2018 thấp hơn tốc độ tăng trưởng quý IV/2017 nhưng cao hơn ng
trưởng quý IV các năm 2011-2016. Xét về góc độ sử dụng GDP quý IV năm 2018,
tiêu dùng cuối cùng tăng 7,51% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng
9,06%; xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tăng 10,69%; nhập khẩu hàng hóa dịch vụ
tăng 9,50%.
Hình 2.2a: Biểu đồ tăng trưởng GDP 4 quý năm 2018 ( % )
- GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, mức ng cao nhất kể từ năm 2011 trở về
đây, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành,
chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện. Trong
mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản tăng
3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp xây
dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%.
9
- Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,17% so với
năm 2017; tích lũy tài sản tăng 8,22%; xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tăng 14,27%;
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,81%.
- Khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản đạt mức ng trưởng cao nhất trong giai
đoạn 2012-2018, khẳng định xu thế chuyển đổi cấu ngành đã phát huy hiệu quả,
mặt khác giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất khẩu được mở rộng
động lực chính thúc đẩy sản xuất của khu vực này. Trong đó, ngành nông nghiệp tiếp
tục khẳng định xu hướng phục hồi nét khi đạt mức tăng 2,89%, mức tăng cao
nhất của giai đoạn 2012-2018, đóng góp 0,36 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng
giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành thủy sản đạt kết quả khá tốt với mức
tăng 6,46%, đóng góp 0,22 điểm phần trăm; ngành lâm nghiệp tăng 6,01% nhưng
chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,05 điểm phần trăm.
- Trong khu vực công nghiệp xây dựng, ngành công nghiệp năm 2018 duy trì
mức tăng trưởng khá với 8,79%, đóng góp 2,85 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng
giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục
khẳng định điểm sáng của khu vực này động lực chính của tăng trưởng với
mức tăng cao 12,98%, tuy thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2017 nhưng cao hơn
nhiều so với mức tăng các năm 2012-2016, đóng góp 2,55 điểm phần trăm. Ngành
công nghiệp khai khoáng vẫn tăng trưởng âm (giảm 3,11%), làm giảm 0,23 điểm
phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế nhưng mức giảm đã
được thu hẹp đáng kể so với mức giảm 7,1% của năm trước. Ngành xây dựng năm
nay duy trì được mức tăng trưởng khá với tốc độ 9,16%, đóng góp 0,65 điểm phần
trăm.
- Khu vực dịch vụ năm nay tăng 7,03%, tuy thấp hơn mức tăng 7,44% của năm
trước nhưng cao hơn so với các năm 2012-2016. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp
của một số ngành tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm năm 2018 như
sau: Bán buôn bán lẻ tăng 8,51% so với cùng kỳ năm trước, ngành tốc độ
tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ, cũng ngành đóng góp lớn nhất vào mức
tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế (0,92 điểm phần trăm); hoạt động i
chính, ngân hàng bảo hiểm tăng 8,21%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; dịch vụ
lưu trú và ăn uống tăng 6,78%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi
tăng 7,85%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng
4,33%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm.
- Quy nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng; GDP bình
quân đầu người ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD
so với năm 2017. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
10
sản chiếm tỷ trọng 14,57% GDP; khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 34,28%;
khu vực dịch vụ chiếm 41,17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,98% (cơ
cấu tương ứng của năm 2017 là: 15,34%; 33,40%; 41,26%; 10,0%).
- Năm 2018, đóng góp của năngChất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện:
suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 43,50%, bình quân 3 năm
2016-2018 đạt 43,29%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn
2011-2015. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018
ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD/lao động, tăng 346
USD so với năm 2017); năng suất lao động năm 2018 tăng 5,93% so với năm 2017,
cao hơn nhiều mức tăng 5,29% của năm 2016 xấp xỉ mức tăng 6,02% của năm
2017 do lực lượng lao động được bổ sung và số lao động có việc làm năm 2018 tăng
cao.
b) Tăng trưởng GDP năm 2019
- Trước thời điểm dịch bệnh Covid 19 bùng nổ , tăng trưởng GDP 2019 một
trong những điểm sáng với mức tăng trưởng 7,02% - mức tăng trưởng vượt mục tiêu
Quốc Hội đề ra chỉ từ 6,6-6,8% , đây cũng năm thứ hai liên tiếp kể từ saum
2011 Việt Nam mức tăng trưởng đạt trên 7% . Mức tăng trưởng ấn tượng này chủ
yếu do Việt Nam đã đa dạng hóa các hình thức đầu khiến cho môi trường kinh
doanh thu hút được FDI tốt hơn , dụ như hình thức góp vốn mua cổ phần , đây
hình thức khá phù hợp với xu hướng mới của các nhà đầu nước ngoài khi đầu
vào Việt Nam . Mặc thời điểm đó , căng thẳng thương mại giứa Mỹ - Trung gây
ảnh hưởng không nhỏ đến tính bất ổn của hệ tống thương mại toàn cầu , tuy nhiên
nhờ các chính sách của chính phủ , năm 2019 vẫn năm nhiều sự đột phá với
mức tăng trưởng GDP vô cùng ấn tượng (Tổng cục thống kê, 2019).
11
Hình 2.2b: Bảng tốc độ tăng GDP năm 2019
- Tổng cục trưởng Tổng cục ThốngNguyễn Bích Lâm cho biết, kinh tế - xã hội
Việt Nam m 2019 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng
trưởng chậm lại. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung vấn đề địa chính trị
càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu, gây ảnh
hưởng không nhỏ tới niềm tin kinh doanh, quyết định đầu tư và thương mại toàn cầu.
- Theo ông Nguyễn Bích Lâm, trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả
tăng trưởng tích cực trong năm 2018, kinh tế ổn định nhưng cũng phải đối mặt
không ít khó khăn, thách thức như thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng
suất sản lượng cây trồng; ngành chăn nuôi gặp khó khăn với dịch tả lợn châu Phi
diễn ra tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tăng trưởng chậm lại của
một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch.
- Tuy nhiên, xác định năm 2019năm “bứt phá” phấn đấu thực hiện thắng lợi Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, với phương châm hành động “Kỷ
cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, tình hình kinh tế - xã hội
quý IV và cả năm 2019 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả nổi bật.
- Cụ thể, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng, tăng
trưởng kinh tế năm 2019 đạt 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6-6,8%.
Đây năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm
2011. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng
cao hơn mức tăng của các năm 2011 - 2017.
- “Mức tăng trưởng GDP năm nay vượt mục tiêu 6,8% đặt ra kết quả điều hành
quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa
12
phương, cộng đồng doanh nghiệp nhân dân cả nước”, Tổng cục trưởng Nguyễn
Bích Lâm nhấn mạnh.
- Bên cạnh đó, thống kê cho thấy, năm 2019, kinh tếmô ổn định, lạm phát được
kiểm soát thấp nhất trong 3 năm qua. Công nghiệp chế biến, chế tạo dịch vụ thị
trường đóng vai trò động lực phát triển kinh tế đất nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa vượt mốc 500 tỷ USD. cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực.
Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm dần, thu nhập của người lao động tăng lên.
- Theo số liệu Báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch Đầu tổng sản
phẩm trong nước (GDP) quý IV/2019 ước tính tăng 6,97% so với cùng kỳ năm 2018.
Tổng sản phẩm 2 trong nước (GDP) quý IV/2019 ước tính tăng 6,97% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,62%; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 7,92% và khu vực dịch vụ tăng 8,09%. Trên góc độ sử dụng
GDP quý IV/2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,29% so với cùng kỳ năm trước; tích
lũy tài sản ng 8,28%; xuất khẩu ng hóa dịch vụ tăng 5,05%; nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ tăng 6,71% (Lê Anh, 2019).
- Đối với khu vực công nghiệp y dựng, ngành công nghiệp năm 2019 duy trì
mức tăng trưởng cao với 8,86%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng
giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục
đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng với mức tăng 11,29%, đóng góp
2,33 điểm phần trăm. Ngành công nghiệp khai khoáng tăng nh mức 1,29% sau 3
năm sụt giảm liên tiếp, đóng góp 0,09 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng
thêm của toàn nền kinh tế. Ngành xây dựng duy trì đà tăng trưởng tích cực với tốc độ
9,1%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung (Lê Anh, 2019).
- Khu vực dịch vụ m 2019 tăng 7,3%, trong đó tốc độ tăng trưởng các ngành
dịch vụ thị trường đạt 8,41%, cao hơn tốc độ tăng 7,02% của GDP, đóng góp của một
số ngành dịch vụ thị trường tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm năm
2019 như sau: Bán buôn bán lẻ tăng 8,82% so với năm 2018, ngành tốc độ
tăng trưởng cao thứ hai trong khu vực dịch vụ nhưng đóng góp lớn nhất vào mức tăng
tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế (0,96 điểm phần trăm); hoạt động tài chính,
ngân hàng bảo hiểm ng 8,62%, đóng góp 0,56 điểm phần trăm; ngành vận tải,
kho bãi tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 9,12%, đóng góp 0,3 điểm
phần trăm (Lê Anh, 2019).
- Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt mức tăng trưởng thấp
do hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất sản lượng cây trồng, ngành
chăn nuôi chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi, nông sản gặp khó khăn về
thị trường tiêu thụ giá xuất khẩu. Tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp
13
thủy sản năm 2019 đạt 2,01%, chỉ cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016 trong giai
đoạn 2011-2019. Ngành nông nghiệp đạt mức tăng thấp 0,61%, là mức tăng thấp nhất
trong giai đoạn 2011-2019, đóng góp 0,07 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị
tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 4,98% nhưng chiếm tỷ trọng
thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Điểm sáng của khu vực này ngành
thủy sản tăng trưởng khá mức 6,3%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm do sản lượng
nuôi trồng khai thác đạt khá (Mai phương, 2019). Về cấu kinh tế năm 2019,
khu vực nông, m nghiệp thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công
nghiệp xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm
trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% (Cơ cấu tương ứng của năm 2018 là: 14,68%;
34,23%; 41,12%; 9,97%). Trên góc độ sử dụng GDP năm 2019, tiêu dùng cuối cùng
tăng 7,23% so với năm 2018; tích lũy tài sản tăng 7,91%; xuất khẩu hàng hóa và dịch
vụ tăng 6,71%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,35% (Lê Anh, 2019).
c) Tăng trưởng GDP năm 2020
- Năm 2020 được xem mộtm của những khó khăn thách thức lớn đối với
kinh tế thế giới nói chung, trong đó Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy
thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm
sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy
trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%.
Hình 2.2c: Biểu đồ cơ cấu GDP năm 2020
14
- Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế hội của
các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ Trung vẫn tiếp diễn. Trong
nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế
cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Tuy nhiên, với
những giải pháp quyết liệt hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng
chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả
tích cực với việc duy trì tăng trưởng. Mặc ng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp
nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-
19 thì đó một thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất
thế giới. Cùng với Trung Quốc Mi-an-ma, Việt Nam một trong ba quốc gia
châu Á mức tăng trưởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy nền kinh tế
nước ta đạt hơn 343 tỷ USD , vượt Xin-ga-po (337,5 tỷ USD) và Ma-lai-xi-a (336,3
[
tỷ USD), đưa Việt Nam trở thành quốc gia nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực
Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD Phi-li-
pin 367,4 tỷ USD).
- Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng một số cây lâu năm, sản
phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá đã đưa tốc độ tăng của
khu vực này đạt 2,68%, cao hơn năm 2019 (2,01%). Đối mặt với tình hình dịch bệnh
trên cây trồng vật nuôi, biến đổi khí hậu, thẻ vàng EC trong khai thác thủy sản
chưa được gỡ bỏ, đặc biệt dịch Covid-19 nhưng khu vực này đã gặt hái được kết
quả tăng trưởng khả quan với nỗ lực vượt bậc thông qua các giải pháp chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, mùa vụ. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2,55%; ngành lâm nghiệp
tăng 2,82% ngành thủy sản tăng 3,08% (tốc độ tăng tương ứng của các ngành
trong m 2019 0,61%; 4,98% 6,30%). Đặc biệt, kết quả xuất khẩu nông sản
tăng mạnh trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu gạo lần
đầu tiên đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2019; gỗ sản phẩm gỗ đạt
12.323,3 tỷ USD, tăng 15,7%. Trái ngược với ngành lâm sản, bức tranh xuất khẩu
thủy sản lại ảm đạm hơn khi kim ngạch xuất khẩu năm 2020 chỉ đạt 8,4 tỷ USD, giảm
1,8% so với năm trước.
- Trong tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng
đạt tốc độ ng cao nhất với 3,98%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm vào mức tăng
chung. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt
tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm. Chỉ
số sản xuất công nghiệp của một số ngành như sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu;
sản xuất kim loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất sản phẩm
điện tử, máy vi tính sản phẩm quang học… tăng khá với tốc độ tăng tương ứng
15
27,1%; 14,4%; 11,4% 11,3%, góp phần đưa ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng
khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu sản
xuất đầu vào.
- Đối với khu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ tiêu
dùng giảm 1,2% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước, nhưng sau đó
đã phục hồi rệt với tốc độ tăng 6 tháng cuối năm đạt 6,2%, đưa lĩnh vực thương
mại trong nước cả năm tăng 2,6%. Tốc độ tăng trưởng của một số ngành dịch vụ thị
trường như sau: Bán buôn bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61
điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp
0,46 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm phần
trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm.
- Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2020 không thể không nhắc đến đó là
xuất khẩu vượt khó trong tình hình dịch bệnh, duy trì tăng trưởng dương; xuất siêu
hàng hóa đạt mức cao kỷ lục (19,1 tỷ USD) và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5
năm liên tiếp (Kim ngạch xuất siêu hàng hóa các năm trong giai đoạn 2016-2020 lần
lượt là: 1,6 tỷ USD; 1,9 tỷ USD; 6,5 tỷ USD; 10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD). Việc ký kết
các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế
Việt Nam, đặc biệt Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam EU (EVFTA).
Năm 2020, xuất khẩu sang EU đạt 34,8 tỷ USD; đáng chú ý, sau 5 tháng được thực
thi (từ 01/8/2020), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 15,4 tỷ USD,
tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh năng lực sản xuất trong nước
tăng trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được tạo thuận lợi quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã gặti được nhiều thành tựu. Đây
kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế khu vực EU suy giảm nghiêm trọng
tiếp tục đối mặt với dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
- Bên cạnh kết quả ng trưởng đạt được trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam
vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Với độ mở lớn, hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng nên mọi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến các lĩnh
vực kinh tế hội nước ta. Dịch Covid-19 tuy được khống chế Việt Nam nhưng
còn diễn biến phức tạp trên thế giới, các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển
thương mại, ng không, du lịch, lao động việc làm bị đình trệ, gián đoạn. Bên
cạnh đó, xuất khẩu ng trưởng nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, năng suất lao
động vẫn mức thấp… Do vậy, nước ta cần tập trung thực hiện mục tiêu kép “vừa
phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát
triển kinh tế hội trong trạng thái bình thường mới”; đồng thời khai thác tối đa
tiềm năng, lợi thế để đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2021.
16
d) Tăng trưởng GDP năm 2021
- Năm 2021, làn sóng COVID-19 lần thứ 4 khiến nhiều địa phương trên c nước
phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, sản xuất bị đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy,
các chỉ số chính của nền kinh tế đều sụt giảm, sức mua của người dân giảm mạnh, đời
sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Trong khi biến thể Delta
và sau đó là biến thể Omicron khiến nhiều nước trên thế giới “chao đảo”, kinh tế Việt
Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương, đặc biệt, quý IV sự hồi phục đáng
kể.
Hình 2.2.d(1): Bảng tốc độ tăng / giảm GDP các quý năm 2021
- Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính chung cả năm 2021, tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng 2,58%, thấp hơn mức 2,91% của năm 2020
cũng là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
- “Dù thấp n nhiều so với mục tiêu tăng trưởng 6,5%, song với việc dịch
COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế thì mức tăng
17
2,58% là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh và duy trì
phát triển kinh doanh”, Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống
đánh giá.
Hình 2.2.d(2):Bảng cơ cấu GDP năm 2021
- Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp
thủy sản đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền
kinh tế; khu vực công nghiệp xây dựng đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ đóng
góp 22,23%. Vềcấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 12,36%; khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 37,86%; khu vực
dịch vụ chiếm 40,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,83%.
- Về tình hình đăng doanh nghiệp (DN), quý IV đã cho thấy sự khởi sắc nét.
Cụ thể, trong 3 tháng cuối cùng của năm 2021, số DN đăng thành lập mới đạt
31.400 DN với số vốn đăng 415.300 tỷ đồng số lao động đăng 205.100
18
lao động, tăng 70,4% về số DN, tăng 64,1% về số vốn đăng tăng 24,7% về số
lao động so với quý III/2021.
- Tính chung năm 2021, cả nước 116.800 DN đăng thành lập mới với tổng
số vốn đăng 1,61 triệu tỷ đồng tổng số lao động đăng gần 854.000 lao
động. Vốn đăng bình quân một DN thành lập mới trong năm 2021 đạt 13,8 tỷ
đồng.
- Khảo sát của Tổng cục Thống cho thấy, dự kiến quý I/2022, 45,6% số DN
đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý IV/2021; 36,1% số DN cho rằng tình hình sản
xuất kinh doanh sẽ ổn định và 18,3% số DN dự báo khó khăn hơn.
- Ngoài ra, trong quý IV/2021, hoạt động thương mại, vận tải trong nước, khách du
lịch quốc tế dần khôi phục trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ
tiêu dùng quý IV/2021 tăng 28,1% so với quý trước - ước đạt 1,3 triệu tỷ đồng. Tính
chung năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt
4,79 triệu tỷ đồng.
- Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát đã “chặt đứt” chuỗi cung ứng toàn
cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Khi đó, nhiều
chuyên gia các quan chuyên môn tỏ sự “sốt ruột” cho mục tiêu tăng trưởng
của cả năm. Tuy nhiên, những lo lắng đó đã được thay bằng cảm xúc vỡ òa khi kết
thúc năm 2021, xuất khẩu lại thêm một lần làm nên kỳ tích.
- Với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so
với năm trước, không những xuất khẩu đã “xô đổ” kỷ lục 282,65 tỷ USD của cả năm
2020, còn đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế quy xuất khẩu đứng thứ 22
trên thế giới. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, với kết quả đáng khích lệ này, xuất khẩu
sẽ tiếp tục động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 tạo
ra nhiều tiềm năng cho các DN thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới.
19
| 1/26

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỀ 4: NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ VÀ
THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA
Giáo viên hướng dẫn : BÙI THỊ THU THỦY
Sinh viên thực hiện :
NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG Lớp : 114221 Mã sinh viên : 11422200
Hưng Yên, 14 tháng 4 năm 2023 1 LỜI CAM ĐOAN
Do sự hiểu biết còn hạn chế, bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót nhưng em xin cam
đoan rằng nội dung nghiên cứu “Những hiểu biết về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và thực
trạng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua” là do bản thân thực
hiện cùng sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn: Bùi Thị Thu Thủy. Bên cạnh đó còn
có sự hỗ trợ, tham khảo từ tài liệu liên quan. Do kiến thức cũng như kinh nghiệm còn
hạn chế nên chuyên đề có thể có những sai sót, em rất mong được sự giúp đỡ và đóng
góp ý kiến của cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 1 MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................1
MỤC LỤC................................................................................................................ 2
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
PHẦN I – MỞ ĐẦU.................................................................................................4 1.
Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu......................................................4 2.
Mục tiêu của chuyên đề nghiên cứu..............................................................4 3.
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề............................................................4 4.
Phương pháp nghiên cứu chuyên đề..............................................................4 5.
Kết cấu của chủ đề........................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................5
1. Các khái quát chung về vấn đề nghiên cứu....................................................5
1.1. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.......................................................................5
1.2. Ý nghĩa của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô....................................................7
2. Thực trạng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua............8
2.1. Tổng quan kinh tế Việt Nam...................................................................8
2.2. Thực trạng tăng trưởng GDP của Việt Nam...........................................9
2.3. Đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu..................................................20
2.4. Bài học rút ra từ vấn đề nghiên cứu......................................................21
PHẦN III. TỔNG KẾT.........................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................24 2 LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó là điều
kiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu, để cải thiện và
nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư, tăng tuổi thọ, giảm suy dinh dưỡng, giảm
bệnh tật, phát triển giáo dục phải văn hóa phải thể thao, v.v… Tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới luôn đạt mức tăng trưởng cao thứ 2 Châu Á và
trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc), được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy vậy, về
tốc độ cũng như chất lượng tăng trưởng còn nhiều điều phải làm sáng tỏ. Thực trạng
những năm gần đây của Việt Nam về tăng trưởng GDP như thế nào sẽ được triển khai ở bài dưới đây.
Trong giai đoạn 2016–2020, nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc và
luôn giữ được vị thế của mình. Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn này cũng diễn ra hết sức mạnh mẽ, có
nhiều sự chuyển biến tích cực và thực chất hơn. Tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng
trưởng theo chiều hướng tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn lực dựa trên chất
lượng là một trong những chủ trưởng lớn của Đảng và Nhà nước.
Trong 5 năm qua, nhất là năm 2020, việc thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công
nghệ số vào nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ. Không chỉ đạt thành tựu về
các chỉ số kinh tế, các chỉ số xã hội khác cũng có những dấu ấn đáng khen ngợi.
Nhiệm kỳ qua, phát triển văn hoá xã hội đạt kết quả tích cực, an sinh xã hội cơ bản
được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, kinh tế vĩ mô ổn định và
lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Dấu ấn không thể không nhắc đến trong nhiệm
kỳ qua đó là thành tựu của quá trình hội nhập quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế thúc
đẩy hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh, gia tăng kim ngạch
xuất nhập khẩu. Từ một nước nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bằng xuất
nhập khẩu, thậm chí là xuất siêu. Uy tín, vai trò, vị thế của Việt Nam vì thế cũng tăng
lên rõ rệt trên trường quốc tế.
Song với sự phát triển đáng ghi nhận và tự hào ấy, nền kinh tế nước ta cũng tồn tại
một số thực trạng cấp thiết cần có sự khắc phục kịp thời. Nền kinh tế chưa được phát
triển toàn diện do gặp khó khăn khi tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài. Quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa được chú trọng cao về quy mô chất lượng cả về
chiều rộng lẫn chiều dài, chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của nhà nước về tỉ
trọng của công nghiệp và xây dựng. Cần có sự chú trọng đặc biệt đối với hệ thống cơ
sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ của các ngành viễn thông, điện lực… 3
PHẦN I – MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu
- Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố
chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí cảu nhà nước đối với xã hội.
- Tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm và giảm thất nghiệp.
Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện
tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đã phát triển.
2. Mục tiêu của chuyên đề nghiên cứu
- Hiểu về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
- Thấy rõ thực trạng tăng trưởng GDP của Việt Nam. Qua đó ta biết được nguyên
nhân, kết quả và hạn chế còn gặp phải. Đồng thời đưa ra giải pháp khắc phục.
3. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề
- Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
- Thực trạng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm gần đây.
4. Phương pháp nghiên cứu chuyên đề
- Lắng nghe bài giảng của giảng viên trên lớp và tham khảo giáo trình.
- Tìm hiểu kiến thức liên quan đến đề tài thông qua các trang web, tài liệu tham khảo,...
5. Kết cấu của chủ đề
- Ngoài phần Mục Lục, Tài Liệu Tham Khảo, Kết Cấu Tiểu Luận được chia làm 3 phần chính: + Phần I: Mở đầu
+ Phần II: Nội dung nghiên cứu + Phần III: Kết luận 4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Các khái quát chung về vấn đề nghiên cứu
- Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
- Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô đặc biết quan trọng
và thường được đo bằng sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản phẩm quốc dân (GNP).
1.1. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
a) Tổng sản phẩm kinh tế quốc dân (GNP)
- GNP là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng mà một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ (thường là 1 năm) bằng các
yếu tố sản xuất của mình.
- Tổng sản phẩm quốc dân gồm có:
+ GNP danh nghĩa (GNPn): đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong
một thời kỳ, theo giá cả hiện hành tức là giá cả của cùng thời kì đó.
+ GNP thực tế (GNPr): đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một
thời kì, theo giá cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc.
+ Gọi D là chỉ số giá cả (chỉ số lạm phát) - Công thức: GDPn D= ∗100 GNPr
b) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
- Tổng sản phẩm quốc nội đo lường tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) - Công thức:
GDP = GNP + thu nhập ròng tài sản từ nước ngoài
Trong đó: Thu nhập ròng tài sản nước ngoài và công dân ở ngoài nước ta, thu
nhập ròng này có thể âm.
c) Chỉ số giá điều chỉnh GDP:
+ GDP danh nghĩa (GDPn): tính theo thời giá
+ GDP thực tế (GDPr): tính theo giá năm gốc 5
- Công thức tính số giá điều chỉnh: GDPn
Chỉ số giá điều chỉnh GDP = ∗100 GDPr
- Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế: ( GDPr sau - GDPr trước ) g= ∗100 GDPr trước Trong đó:
g: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDPs: GDP của năm sau
GDPt: GDP của năm trước
d) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
- CPI là thước đo chi phí sinh hoạt, một chỉ tiêu được công bố hàng tháng và được
các nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế và người dân quan tâm. Đây là một thước
đo tốt để tính lạm phát vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của người tiêu dùng điển hình.
- Xây dựng chỉ số giá tiêu dùng:
+ Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định được lượng hàng
hóa dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
+ Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hóa tại mỗi thời điểm khác nhau.
+ Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hóa bằng cách dùng số lượng nhân với
giá cả của từng loại rồi cộng lại.
+ Lựa chọn thời kì gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chi phí số giá tiêu dùng bằng công thức sau:
CPIt =100∗ (Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t )
Chi phí để mua giỏ hàng hóa kì cơ sở
- Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi thay đổi trong vòng 5 – 7 năm tùy ở từng nước.
- CPI được dùng để tính chỉ số lạm phát theo thời kì. 6
1.2. Ý nghĩa của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô a) GNP
- GNP phản ánh thu nhập thực tế - là thước đo đánh giá sự phát triển kinh tế của
một quốc gia hay một vùng lãnh thổ.
- Chỉ số GNP sẽ cho biết quy mô thu nhập và mức sống của người dân một quốc
gia. Nếu nghiên cứu GNP theo mức giá cố định sẽ cho chúng ta thấy được sự gia tăng
về thu nhập và tình hình cải thiện mức sống của người dân trong một khoảng thời gian xác định.
- Nếu tốc độ tăng trưởng GNP thực tế thấp hơn tốc độ tăng dân số thì mức thu
nhập bình quân đầu người của quốc gia đó sẽ giảm. b) GDP
- Đánh giá tình trạng tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời gian.
Nếu GDP suy giảm thì ta có thể suy luận quốc gia đó đang ở trong tình trạng suy
thoái, lạm phát, thất nghiệp, mất giá đồng tiền,… Nếu GDP tăng nghĩa là quốc gia đó
đang cải thiện năng lực sản xuất, người dân có thu nhập và chi tiêu nhiều hơn.
- Các tổ chức chính phủ sẽ dựa vào số liệu GDP để đưa ra các chính sách tiền tệ
phù hợp với nền kinh tế. Chính phủ sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy nền
kinh tế nếu tốc độ tăng trưởng của nên kinh tế chậm lại và siết chặt chính sách tiền tệ
để ngăn chặn lạm phát trong trường hợp ngược lại.
- Trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, GDP là một chỉ số để các nhà đầu tư
nước ngoài đánh giá về tiềm năng phát triển của một quốc gia và thực hiện các thương vụ đầu tư. c) CPI
- Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến
động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ trong sinh hoạt của dân cư và các
hộ gia đình. Bởi vậy nó được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo
thời gian. Khi CPI tăng đồng nghĩa với việc mức giá trung bình tăng và ngược lại.
- Sự biến động của CPI có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát từ đó làm suy sụp cả
một nền kinh tế. Khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát trở thành siêu lạm phát.
Ý nghĩa của việc tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội
và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện.
Tăng trưởng tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc làm giảm thất nghiệp.
Tăng trưởng tạo tiền để vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố
chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí của nhà nước đối với xã hội. 7
2. Thực trạng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua
2.1. Tổng quan kinh tế Việt Nam
- Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ
năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt
Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc
gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP
đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD/ngày,
theo PPP năm 2017) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 3,8% năm 2020.
- Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường phụ thuộc cao nhất vào xuất khẩu
thô và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là nền
kinh tế lớn thứ 6/11 ở Đông Nam Á, lớn thứ 44 trên thế giới xét theo quy mô GDP
danh nghĩa, hoặc lớn thứ 34 nếu xét GDP theo sức mua tương đương (2016), đứng
thứ 127 xét theo danh nghĩa bình quân đầu người . Tổng sản phẩm nội địa GDP năm
2016 là 202 tỷ USD theo danh nghĩa hoặc 595 tỷ USD theo sức mua tương đương.
- Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu
đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19. Tăng
trưởng GDP giảm 2,6% vào năm 2021 do sự xuất hiện của biến thể Delta của virus
Sars-CoV-2 và dự kiến sẽ phục hồi lên 7,2% vào năm 2022 và 6,7% vào năm 2023.
- Với tỉ lệ tăng trưởng ở mức 2,5% đến 3,5% mỗi năm trong suốt 30 năm qua,
ngành nông nghiệp đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực.
Năm 2020 nông nghiệp đóng góp 14% cho GDP và 38% việc làm, năm 2021 xuất
khẩu đạt hơn 48 tỷ USD giữa thời điểm đại dịch COVID-19.
- Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu
trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, nền
kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm 5,5% trên đầu người trong 25
năm tới. Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm
hơn đồng thời cam kết giảm phát thải khí mêtan xuống 30% và ngăn chặn nạn phá
rừng vào năm 2030 đồng thời đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050. 8
2.2. Thực trạng tăng trưởng GDP của Việt Nam
a) Tăng trưởng GDP Việt Nam 2018
- Theo Tổng cục Thống kê, GDP quý IV năm 2018 ước tính tăng 7,31% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,90%; khu
vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,65% và khu vực dịch vụ tăng 7,61%. Tăng
trưởng quý IV/2018 thấp hơn tốc độ tăng trưởng quý IV/2017 nhưng cao hơn tăng
trưởng quý IV các năm 2011-2016. Xét về góc độ sử dụng GDP quý IV năm 2018,
tiêu dùng cuối cùng tăng 7,51% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng
9,06%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,69%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,50%.
Hình 2.2a: Biểu đồ tăng trưởng GDP 4 quý năm 2018 ( % )
- GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 trở về
đây, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành,
chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện. Trong
mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%. 9
- Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,17% so với
năm 2017; tích lũy tài sản tăng 8,22%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,27%;
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,81%.
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai
đoạn 2012-2018, khẳng định xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả,
mặt khác giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất khẩu được mở rộng là
động lực chính thúc đẩy sản xuất của khu vực này. Trong đó, ngành nông nghiệp tiếp
tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 2,89%, là mức tăng cao
nhất của giai đoạn 2012-2018, đóng góp 0,36 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng
giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành thủy sản đạt kết quả khá tốt với mức
tăng 6,46%, đóng góp 0,22 điểm phần trăm; ngành lâm nghiệp tăng 6,01% nhưng
chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,05 điểm phần trăm.
- Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2018 duy trì
mức tăng trưởng khá với 8,79%, đóng góp 2,85 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng
giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục
khẳng định là điểm sáng của khu vực này và là động lực chính của tăng trưởng với
mức tăng cao 12,98%, tuy thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2017 nhưng cao hơn
nhiều so với mức tăng các năm 2012-2016, đóng góp 2,55 điểm phần trăm. Ngành
công nghiệp khai khoáng vẫn tăng trưởng âm (giảm 3,11%), làm giảm 0,23 điểm
phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế nhưng mức giảm đã
được thu hẹp đáng kể so với mức giảm 7,1% của năm trước. Ngành xây dựng năm
nay duy trì được mức tăng trưởng khá với tốc độ 9,16%, đóng góp 0,65 điểm phần trăm.
- Khu vực dịch vụ năm nay tăng 7,03%, tuy thấp hơn mức tăng 7,44% của năm
trước nhưng cao hơn so với các năm 2012-2016. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp
của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm năm 2018 như
sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,51% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có tốc độ
tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ, cũng là ngành có đóng góp lớn nhất vào mức
tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế (0,92 điểm phần trăm); hoạt động tài
chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,21%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; dịch vụ
lưu trú và ăn uống tăng 6,78%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi
tăng 7,85%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng
4,33%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm.
- Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng; GDP bình
quân đầu người ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD
so với năm 2017. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy 10
sản chiếm tỷ trọng 14,57% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,28%;
khu vực dịch vụ chiếm 41,17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,98% (cơ
cấu tương ứng của năm 2017 là: 15,34%; 33,40%; 41,26%; 10,0%).
- Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện: Năm 2018, đóng góp của năng
suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 43,50%, bình quân 3 năm
2016-2018 đạt 43,29%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn
2011-2015. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018
ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD/lao động, tăng 346
USD so với năm 2017); năng suất lao động năm 2018 tăng 5,93% so với năm 2017,
cao hơn nhiều mức tăng 5,29% của năm 2016 và xấp xỉ mức tăng 6,02% của năm
2017 do lực lượng lao động được bổ sung và số lao động có việc làm năm 2018 tăng cao.
b) Tăng trưởng GDP năm 2019
- Trước thời điểm dịch bệnh Covid 19 bùng nổ , tăng trưởng GDP 2019 là một
trong những điểm sáng với mức tăng trưởng 7,02% - mức tăng trưởng vượt mục tiêu
Quốc Hội đề ra là chỉ từ 6,6-6,8% , đây cũng là năm thứ hai liên tiếp kể từ sau năm
2011 Việt Nam có mức tăng trưởng đạt trên 7% . Mức tăng trưởng ấn tượng này chủ
yếu là do Việt Nam đã đa dạng hóa các hình thức đầu tư khiến cho môi trường kinh
doanh thu hút được FDI tốt hơn , ví dụ như hình thức góp vốn mua cổ phần , đây là
hình thức khá phù hợp với xu hướng mới của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư
vào Việt Nam . Mặc dù thời điểm đó , căng thẳng thương mại giứa Mỹ - Trung gây
ảnh hưởng không nhỏ đến tính bất ổn của hệ tống thương mại toàn cầu , tuy nhiên
nhờ các chính sách của chính phủ , năm 2019 vẫn là năm có nhiều sự đột phá với
mức tăng trưởng GDP vô cùng ấn tượng (Tổng cục thống kê, 2019). 11
Hình 2.2b: Bảng tốc độ tăng GDP năm 2019
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, kinh tế - xã hội
Việt Nam năm 2019 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng
trưởng chậm lại. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung và vấn đề địa chính trị
càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu, gây ảnh
hưởng không nhỏ tới niềm tin kinh doanh, quyết định đầu tư và thương mại toàn cầu.
- Theo ông Nguyễn Bích Lâm, ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả
tăng trưởng tích cực trong năm 2018, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng cũng phải đối mặt
không ít khó khăn, thách thức như thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng
suất và sản lượng cây trồng; ngành chăn nuôi gặp khó khăn với dịch tả lợn châu Phi
diễn ra tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tăng trưởng chậm lại của
một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch.
- Tuy nhiên, xác định năm 2019 là năm “bứt phá” phấn đấu thực hiện thắng lợi Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, với phương châm hành động “Kỷ
cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, tình hình kinh tế - xã hội
quý IV và cả năm 2019 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả nổi bật.
- Cụ thể, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng, tăng
trưởng kinh tế năm 2019 đạt 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6-6,8%.
Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm
2011. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng
cao hơn mức tăng của các năm 2011 - 2017.
- “Mức tăng trưởng GDP năm nay vượt mục tiêu 6,8% đặt ra là kết quả điều hành
quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa 12
phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước”, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh.
- Bên cạnh đó, thống kê cho thấy, năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được
kiểm soát thấp nhất trong 3 năm qua. Công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ thị
trường đóng vai trò động lực phát triển kinh tế đất nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa vượt mốc 500 tỷ USD. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực.
Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm dần, thu nhập của người lao động tăng lên.
- Theo số liệu Báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng sản
phẩm trong nước (GDP) quý IV/2019 ước tính tăng 6,97% so với cùng kỳ năm 2018.
Tổng sản phẩm 2 trong nước (GDP) quý IV/2019 ước tính tăng 6,97% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,62%; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 7,92% và khu vực dịch vụ tăng 8,09%. Trên góc độ sử dụng
GDP quý IV/2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,29% so với cùng kỳ năm trước; tích
lũy tài sản tăng 8,28%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 5,05%; nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ tăng 6,71% (Lê Anh, 2019).
- Đối với khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2019 duy trì
mức tăng trưởng cao với 8,86%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng
giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục
đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng với mức tăng 11,29%, đóng góp
2,33 điểm phần trăm. Ngành công nghiệp khai khoáng tăng nhẹ ở mức 1,29% sau 3
năm sụt giảm liên tiếp, đóng góp 0,09 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng
thêm của toàn nền kinh tế. Ngành xây dựng duy trì đà tăng trưởng tích cực với tốc độ
9,1%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung (Lê Anh, 2019).
- Khu vực dịch vụ năm 2019 tăng 7,3%, trong đó tốc độ tăng trưởng các ngành
dịch vụ thị trường đạt 8,41%, cao hơn tốc độ tăng 7,02% của GDP, đóng góp của một
số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm năm
2019 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,82% so với năm 2018, là ngành có tốc độ
tăng trưởng cao thứ hai trong khu vực dịch vụ nhưng đóng góp lớn nhất vào mức tăng
tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế (0,96 điểm phần trăm); hoạt động tài chính,
ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,62%, đóng góp 0,56 điểm phần trăm; ngành vận tải,
kho bãi tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 9,12%, đóng góp 0,3 điểm phần trăm (Lê Anh, 2019).
- Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt mức tăng trưởng thấp
do hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng, ngành
chăn nuôi chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi, nông sản gặp khó khăn về
thị trường tiêu thụ và giá xuất khẩu. Tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và 13
thủy sản năm 2019 đạt 2,01%, chỉ cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016 trong giai
đoạn 2011-2019. Ngành nông nghiệp đạt mức tăng thấp 0,61%, là mức tăng thấp nhất
trong giai đoạn 2011-2019, đóng góp 0,07 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị
tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 4,98% nhưng chiếm tỷ trọng
thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Điểm sáng của khu vực này là ngành
thủy sản tăng trưởng khá ở mức 6,3%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm do sản lượng
nuôi trồng và khai thác đạt khá (Mai phương, 2019). Về cơ cấu kinh tế năm 2019,
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm
trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% (Cơ cấu tương ứng của năm 2018 là: 14,68%;
34,23%; 41,12%; 9,97%). Trên góc độ sử dụng GDP năm 2019, tiêu dùng cuối cùng
tăng 7,23% so với năm 2018; tích lũy tài sản tăng 7,91%; xuất khẩu hàng hóa và dịch
vụ tăng 6,71%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,35% (Lê Anh, 2019).
c) Tăng trưởng GDP năm 2020
- Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với
kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy
thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm
sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy
trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%.
Hình 2.2c: Biểu đồ cơ cấu GDP năm 2020 14
- Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của
các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn. Trong
nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và
cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Tuy nhiên, với
những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng
chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả
tích cực với việc duy trì tăng trưởng. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp
nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-
19 thì đó là một thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất
thế giới. Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở
châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy mô nền kinh tế
nước ta đạt hơn 343 tỷ USD[, vượt Xin-ga-po (337,5 tỷ USD) và Ma-lai-xi-a (336,3
tỷ USD), đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực
Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Phi-li- pin 367,4 tỷ USD).
- Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng một số cây lâu năm, sản
phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá đã đưa tốc độ tăng của
khu vực này đạt 2,68%, cao hơn năm 2019 (2,01%). Đối mặt với tình hình dịch bệnh
trên cây trồng và vật nuôi, biến đổi khí hậu, thẻ vàng EC trong khai thác thủy sản
chưa được gỡ bỏ, đặc biệt là dịch Covid-19 nhưng khu vực này đã gặt hái được kết
quả tăng trưởng khả quan với nỗ lực vượt bậc thông qua các giải pháp chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, mùa vụ. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2,55%; ngành lâm nghiệp
tăng 2,82% và ngành thủy sản tăng 3,08% (tốc độ tăng tương ứng của các ngành
trong năm 2019 là 0,61%; 4,98% và 6,30%). Đặc biệt, kết quả xuất khẩu nông sản
tăng mạnh trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu gạo lần
đầu tiên đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2019; gỗ và sản phẩm gỗ đạt
12.323,3 tỷ USD, tăng 15,7%. Trái ngược với ngành lâm sản, bức tranh xuất khẩu
thủy sản lại ảm đạm hơn khi kim ngạch xuất khẩu năm 2020 chỉ đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,8% so với năm trước.
- Trong tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng
đạt tốc độ tăng cao nhất với 3,98%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm vào mức tăng
chung. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt
tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm. Chỉ
số sản xuất công nghiệp của một số ngành như sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu;
sản xuất kim loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất sản phẩm
điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học… tăng khá với tốc độ tăng tương ứng là 15
27,1%; 14,4%; 11,4% và 11,3%, góp phần đưa ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng
khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào.
- Đối với khu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng giảm 1,2% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước, nhưng sau đó
đã phục hồi rõ rệt với tốc độ tăng 6 tháng cuối năm đạt 6,2%, đưa lĩnh vực thương
mại trong nước cả năm tăng 2,6%. Tốc độ tăng trưởng của một số ngành dịch vụ thị
trường như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61
điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp
0,46 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm phần
trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm.
- Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2020 không thể không nhắc đến đó là
xuất khẩu vượt khó trong tình hình dịch bệnh, duy trì tăng trưởng dương; xuất siêu
hàng hóa đạt mức cao kỷ lục (19,1 tỷ USD) và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5
năm liên tiếp (Kim ngạch xuất siêu hàng hóa các năm trong giai đoạn 2016-2020 lần
lượt là: 1,6 tỷ USD; 1,9 tỷ USD; 6,5 tỷ USD; 10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD). Việc ký kết
các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế
Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA).
Năm 2020, xuất khẩu sang EU đạt 34,8 tỷ USD; đáng chú ý, sau 5 tháng được thực
thi (từ 01/8/2020), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 15,4 tỷ USD,
tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh năng lực sản xuất trong nước
tăng trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được tạo thuận lợi và quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu. Đây là
kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế khu vực EU suy giảm nghiêm trọng và
tiếp tục đối mặt với dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
- Bên cạnh kết quả tăng trưởng đạt được trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam
vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Với độ mở lớn, hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng nên mọi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến các lĩnh
vực kinh tế – xã hội nước ta. Dịch Covid-19 tuy được khống chế ở Việt Nam nhưng
còn diễn biến phức tạp trên thế giới, các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển
thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn. Bên
cạnh đó, xuất khẩu tăng trưởng nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, năng suất lao
động vẫn ở mức thấp… Do vậy, nước ta cần tập trung thực hiện mục tiêu kép “vừa
phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát
triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới”; đồng thời khai thác tối đa
tiềm năng, lợi thế để đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2021. 16
d) Tăng trưởng GDP năm 2021
- Năm 2021, làn sóng COVID-19 lần thứ 4 khiến nhiều địa phương trên cả nước
phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, sản xuất bị đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy,
các chỉ số chính của nền kinh tế đều sụt giảm, sức mua của người dân giảm mạnh, đời
sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Trong khi biến thể Delta
và sau đó là biến thể Omicron khiến nhiều nước trên thế giới “chao đảo”, kinh tế Việt
Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương, đặc biệt, quý IV có sự hồi phục đáng kể.
Hình 2.2.d(1): Bảng tốc độ tăng / giảm GDP các quý năm 2021
- Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính chung cả năm 2021, tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng 2,58%, thấp hơn mức 2,91% của năm 2020 và
cũng là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
- “Dù thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng 6,5%, song với việc dịch
COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế thì mức tăng 17
2,58% là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh và duy trì
phát triển kinh doanh”, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá.
Hình 2.2.d(2):Bảng cơ cấu GDP năm 2021
- Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền
kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ đóng
góp 22,23%. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 12,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86%; khu vực
dịch vụ chiếm 40,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,83%.
- Về tình hình đăng ký doanh nghiệp (DN), quý IV đã cho thấy sự khởi sắc rõ nét.
Cụ thể, trong 3 tháng cuối cùng của năm 2021, số DN đăng ký thành lập mới đạt
31.400 DN với số vốn đăng ký 415.300 tỷ đồng và số lao động đăng ký là 205.100 18
lao động, tăng 70,4% về số DN, tăng 64,1% về số vốn đăng ký và tăng 24,7% về số
lao động so với quý III/2021.
- Tính chung năm 2021, cả nước có 116.800 DN đăng ký thành lập mới với tổng
số vốn đăng ký là 1,61 triệu tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 854.000 lao
động. Vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới trong năm 2021 đạt 13,8 tỷ đồng.
- Khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy, dự kiến quý I/2022, có 45,6% số DN
đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý IV/2021; 36,1% số DN cho rằng tình hình sản
xuất kinh doanh sẽ ổn định và 18,3% số DN dự báo khó khăn hơn.
- Ngoài ra, trong quý IV/2021, hoạt động thương mại, vận tải trong nước, khách du
lịch quốc tế dần khôi phục trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng quý IV/2021 tăng 28,1% so với quý trước - ước đạt 1,3 triệu tỷ đồng. Tính
chung năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4,79 triệu tỷ đồng.
- Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát đã “chặt đứt” chuỗi cung ứng toàn
cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Khi đó, nhiều
chuyên gia và các cơ quan chuyên môn tỏ rõ sự “sốt ruột” cho mục tiêu tăng trưởng
của cả năm. Tuy nhiên, những lo lắng đó đã được thay bằng cảm xúc vỡ òa khi kết
thúc năm 2021, xuất khẩu lại thêm một lần làm nên kỳ tích.
- Với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so
với năm trước, không những xuất khẩu đã “xô đổ” kỷ lục 282,65 tỷ USD của cả năm
2020, mà còn đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22
trên thế giới. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, với kết quả đáng khích lệ này, xuất khẩu
sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 và tạo
ra nhiều tiềm năng cho các DN thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới. 19