-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Những phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý hiện nay
Có thể hiểu khoa học pháp lý là tổng thể tri thức được tích lũy có hệ thống về nội dung, bản chất, phương pháp luận nghiên cứu bộ máy, khái niệm pháp lý, các nguyên lý, tính quy luật của các hiện tượng pháp luật, đời sống pháp luật của xã hội có giai cấp. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu Tổng hợp 810 tài liệu
Tài liệu khác 886 tài liệu
Những phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý hiện nay
Có thể hiểu khoa học pháp lý là tổng thể tri thức được tích lũy có hệ thống về nội dung, bản chất, phương pháp luận nghiên cứu bộ máy, khái niệm pháp lý, các nguyên lý, tính quy luật của các hiện tượng pháp luật, đời sống pháp luật của xã hội có giai cấp. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài liệu Tổng hợp 810 tài liệu
Trường: Tài liệu khác 886 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Những phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý hiện nay
1. Khoa học pháp lý là gì?
Có thể hiểu khoa học pháp lý là tổng thể tri thức được tích lũy có hệ thống về nội dung, bản chất, phương
pháp luận nghiên cứu bộ máy, khái niệm pháp lý, các nguyên lý, tính quy luật của các hiện tượng pháp luật,
đời sống pháp luật của xã hội có giai cấp. Khoa học pháp lý nghiên cứu nội dung, bản chất của các chế định
pháp luật, các khái niệm, các quy luật và thuộc tính quy luật của những hiện tượng pháp luật trong đời sống xã hội.
2. Phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý là gì
Phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý có thể hiểu đó là những phương pháp nghiên cứu khoa học
được vận dụng vào hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý. Nói cách khác, đó chính là cách thức tiến hành
các công việc nghiên cứu mà người làm công tác nghiên cứu cần phải thực hiện để thu thập được những
bằng chứng, dữ liệu, tìm ra những phát hiện, những tri thức mới đáng tin cậy.
Phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý thường được chia thành 2 nhóm phương pháp: phương
pháp định tính và phương pháp định lượng. Đi vào cụ thể, có thể nói tới 5 phương pháp cơ bản như: (1)
phương pháp quan sát, mô tả thực tế; (2) phương pháp thực nghiệm khoa học; (3) phương pháp điều tra
(phỏng vấn ngẫu nhiên, phỏng vấn sâu, điều tra theo mẫu v.v.); (4) phương pháp nghiên cứu tình huống
(case studies); (5) phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp (dữ liệu có sẵn, chẳng hạn các số liệu thống kê);
(6) phương pháp so sánh (trong lĩnh vực luật là phương pháp luật học so sánh). Trong quá trình xử lý dữ
liệu được thu thập (kể cả dữ liệu sơ cấp hoặc dữ liệu thứ cấp), nhất là khi viết báo cáo kết quả nghiên cứu,
nhà nghiên cứu thường sử dụng các kỹ thuật xử lý dữ liệu hoặc kỹ thuật tư duy (mà nhiều khi cũng được
gọi là phương pháp nghiên cứu) như: tổng hợp, phân tích, trừu tượng hóa, mô hình hóa, diễn dịch, quy nạp v.v.
Trong thực tế hiện nay, người làm nghiên cứu khoa học pháp lý có thể sử dụng rất nhiều phương pháp
nghiên cứu khoa học khác nhau tùy theo đối tượng, nội dung hay vấn đề nghiên cứu cần thực hiện.
Chẳng hạn, khi nghiên cứu các vấn đề mang tính lý luận, để nhận diện sâu sắc hơn bản chất của vấn đề,
phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp phân tích, tổng hợp, mô hình hóa sẽ được sử dụng.
Khi nghiên cứu các vấn đề thực tiễn, việc điều tra, khảo sát thực tiễn, thu thập số liệu thống kê (hay còn gọi
là phương pháp xã hội học) rất cần thiết được thực hiện.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, do sự giới hạn về thời gian, nguồn lực nghiên cứu, người được giao
thực hiện nghiên cứu không có điều kiện để tự mình tiến hành tổng hợp, nghiên cứu toàn bộ các vấn đề mà
phải sử dụng các chuyên gia, người có am hiểu sâu về một số nội dung, khía cạnh được nghiên cứu. Khi
này, giới nghiên cứu thường gọi là phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia hoặc trưng cầu ý kiến chuyên gia.
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học pháp lý, sự tương tác giữa các hệ thống pháp luật với nhau diễn ra khá
phổ biến, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Chính vì thế, phương pháp nghiên cứu luật học
so sánh rất được coi trọng.
Dưới đây, xin làm rõ thêm về một số phương pháp nghiên cứu khoa học thường được sử dụng:
3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích là phương pháp nhận thức về sự vật, hiện tượng bằng cách chia sự vật, hiện tượng (mang tính
toàn thể hay tổng thể) thành những phần, những bộ phận, những chiều cạnh giản đơn hơn để nghiên cứu.
Ví dụ, khi nghiên cứu về mô hình tổng thể bộ máy nhà nước Việt Nam, người làm nghiên cứu khoa học
pháp lý thường chia nhỏ ra để nghiên cứu riêng về 4 bộ phận cơ bản: (1) cơ quan lập pháp, (2) cơ
quan hành pháp, (3) cơ quan tư pháp, và (4) bộ máy chính quyền địa phương. Qua việc phân tích, làm rõ
từng phần, từng bộ phận, tổng hợp lại kết quả, xâu chuỗi, xâu nối lại, ta có bức tranh tổng thể về bộ máy
nhà nước. Phương pháp phân tích trong nghiên cứu khoa học chính là việc ứng dụng lối tư duy, chia việc
khó thành nhiều việc dễ để thực hiện.
Tổng hợp là quá trình ngược lại của hoạt động phân tích. Tuy nhiên, về bản chất, tổng hợp là bước kế tiếp
của phương pháp phân tích. Sau khi đã có tri thức riêng lẻ về từng mảnh, từng bộ phận, sự xâu nối, kết hợp
các tri thức riêng lẻ thành kiến thức tổng thể chính là phương pháp tổng hợp trong nghiên cứu khoa học nói
chung và nghiên cứu khoa học pháp lý nói riêng.
Chính vì vậy, có thể nói, phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung
cho nhau trong hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học pháp lý nói riêng.
4. Phương pháp mô hình hóa
Phương pháp mô hình hóa là một phương pháp khoa học để nghiên cứu các đối tượng, các quá trình …
bằng cách xây dựng các mô hình của chúng (các mô hình này bảo toàn các tính chất cơ bản được trích ra
của đối tượng đang nghiên cứu) và dựa trên mô hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng thực.
Cơ sở logic của phương pháp mô hình hóa là phép loại suy. Phương pháp mô hình hóa cho phép tiến hành
nghiên cứu trên những mô hình (vật chất hay ý niệm (tư duy)) do người nghiên cứu tạo ra (lớn hơn, bằng
hoặc nhỏ hơn đối tượng thực) để thay thế việc nghiên cứu đối tượng thực. Điều này thường xảy ra khi
người nghiên cứu không thể hoặc rất khó nghiên cứu đối tượng thực trong điều kiện thực tế.
Phương pháp mô hình hóa xem xét đối tượng nghiên cứu như một hệ thống (tổng thể), song tách ra từ hệ
thống (đối tượng) các mối quan hệ, liên hệ có tính quy luật có trong thực tế nghiên cứu, phản ánh được các
mối quan hệ, liên hệ đó của các yếu tố cấu thành hệ thống – đó là sự trừu tượng hóa hệ thống thực.
Dùng phương pháp mô hình hóa giúp người nghiên cứu dự báo, dự đoán, đánh giá các tác động của
các biện pháp điều khiển, quản lý hệ thống.Ví dụ: sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc (đặc biệt là cấu
trúc không gian, các bộ phận hợp thành có bản chất vật lý giống hệt đối tượng gốc) để phản ánh, suy ra cấu
trúc của đối tượng gốc như: mô hình động cơ đốt trong, mô hình tế bào, sa bàn….
5. Phương pháp điều tra, khảo sát xã hội học
Trong thực tiễn nghiên cứu khoa học pháp lý hiện nay, đánh giá thực tiễn vận hành của pháp luật trong đời
sống là chủ đề rất quan trọng. Công việc này có thể thực hiện bằng việc tham vấn ý kiến chuyên gia, những
người đã nhiều năm theo dõi, quan sát về lĩnh vực mà người được giao nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu. Tuy
nhiên, kể cả việc tham vấn ý kiến chuyên gia như vậy cũng khó thu được thông tin đầy đủ và toàn diện.
Chính vì thế, phương pháp điều tra, khảo sát xã hội học rất được coi trọng.
Việc điều tra, khảo sát xã hội học đòi hỏi rất nhiều yêu cầu, kỹ thuật để thực hiện. Điều trước tiên là phải
xác định được phạm vi, nội dung, đối tượng điều tra, khảo sát. Đây chính là những người có được thông tin
mà người nghiên cứu đang cần được tiếp cận. Chẳng hạn, nếu chúng ta được giao nhiệm vụ đánh giá thực
tiễn thi hành Luật an toàn thực phẩm năm 2010 bằng việc điều tra, khảo sát thực tiễn, khi xác định đối
tượng điều tra, khảo sát phải bao gồm các nhóm đối tượng cơ bản sau đây:
– Cán bộ trực tiếp tổ chức thực thi Luật: cán bộ các cơ quan y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương ở các cấp.
– Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trực tiếp phải chấp hành Luật an toàn thực phẩm: ví dụ cơ sở
thức ăn đường phố, nhà hàng v.v.
– Người dân với tư cách là người tiêu dùng thực phẩm.
Việc chọn địa bàn điều tra, khảo sát cũng rất quan trọng. Yêu cầu chính khi chọn địa bàn điều tra, khảo sát
là phải xem địa bàn ấy có đối tượng được điều tra, khảo sát có nhiều thông tin cần thu thập hay không.
Thêm vào đó, phải làm sao địa bàn được chọn mang tính đại diện cho cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, có đại
diện của đô thị, nông thôn và miền núi (thậm chí là vùng biển, hải đảo). Ví dụ: khi điều tra, khảo sát về thực
tiễn thi hành Luật an toàn thực phẩm, số tỉnh, thành phố được chọn làm địa bàn điều tra thường là 9 tỉnh để
bảo đảm tính đại diện.
Việc xác định số lượng đối tượng được điều tra, khảo sát là rất cần thiết. Trước một thực tiễn, do đối tượng
được điều tra, khảo sát có nhận thức khác nhau nên nếu số lượng đối tượng điều tra, khảo sát quá ít, kết
quả điều tra, khảo sát sẽ khó bảo đảm được tính đại diện. Trong thực tiễn làm việc tại Viện Khoa học pháp
lý, số lượng đối tượng được điều tra, khảo sát sẽ tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên,
với các cuộc điều tra, khảo sát có quy mô toàn quốc, số đối tượng được điều tra, khảo sát thường xoay
quanh mức từ 3 tới 5 ngàn đối tượng.
Để thu thập được thông tin từ quá trình điều tra, khảo sát xã hội học, người làm công tác điều tra, khảo sát
thường sử dụng 3 cách thức sau:
– Phỏng vấn đối tượng điều tra, khảo sát thông qua phiếu hỏi (phiếu thông thường hoặc phiếu phỏng vấn sâu).
– Tiến hành tọa đàm, trao đổi với các đối tượng được khảo sát.
– Thu thập số liệu thống kê, dữ liệu chính thống từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức có dữ liệu, số liệu.
6. Phương pháp luật học so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh để tìm ra điểm giống và khác của pháp luật giữa các quốc gia khác nhau
chưa đủ để trở thành phương pháp luật học so sánh mặc dù phương pháp luật học so sánh thường sử
dụng kỹ thuật so sánh, đối chiếu này.
Phương pháp luật học so sánh đòi hỏi nghiên cứu, giải thích sự phát sinh, phát triển, biến đổi của các quy
phạm pháp luật, các chế định pháp luật, các thiết chế pháp luật trong bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa,
lịch sử của quốc gia được chọn lựa để so sánh, từ đó hiểu rõ giá trị, vai trò, ý nghĩa của các quy phạm, chế
định hoặc thiết chế đó. Trên cơ sở hiểu biết sâu sắc ấy, việc so sánh và phát hiện điểm giống và khác, cùng
với sự giải thích căn nguyên của những sự giống và khác đó mới có ý nghĩa.
Ngoài ra, phương pháp luật học so sánh còn quan tâm tới hiện tượng tiếp nhận, lan tỏa, khuếch tán pháp
luật nước ngoài (legal diffusion) hoặc cấy ghép pháp luật, khi các quốc gia có sự học hỏi, tham khảo lẫn
nhau để hoàn thiện pháp luật của quốc gia mình.