Những thành tựu kinh tế của Việt Nam - Chủ nghĩa khoa học xã hội | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

Những thành tựu kinh tế của Việt Nam - Chủ nghĩa khoa học xã hội | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Những thành tựu kinh tế của Việt Nam từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986 -
1990):
Giai đoạn 1986 - 1990: Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới. Chủ trương
phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có
những bước phát triển.
Trước hết, là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công - nông nghiệp; cơ cấu nội bộ
ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp
nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện).
Thực hiện 3 chương trình kinh tế, gồm:
- Chương trình lương thực, thực phẩm: Lương thực thực phẩm đạt 21,4
triệu tấn, từ thiếu ăn, phải nhập lương thực, năm 1989 đã có dự trữ và
xuất khẩu, góp phần ổn định đời sống.
- Chương trình hàng tiêu dùng: Hàng hóa tiêu dùng dồi dào, đa dạng;
lưu thông thuận lợi, hàng trong nước tăng hơn trước và có tiến bộ về
mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị
trường, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.
- Chương trình hàng xuất khẩu: Kinh tế đối ngoại mở rộng về quy mô
và hình thức. Từ năm 1986 – 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần,
nhiều mặt hàng có giá trị lớn như gạo (1,5 triệu tấn năm 1989), dầu
thô… tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập khẩu.
Kết thúc kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt được những
thành tựu bước đầu rất quan trọng: GDP tăng 4,4%/năm; tổng giá trị sản xuất nông
nghiệp tăng bình quân 3,8 - 4%/năm; công nghiệp tăng bình quân 7,4%/năm, trong
đó sản xuất hàng tiêu dùng tăng 13 -14%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng
28%/năm. Việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu phát triển về lương thực -
thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đã phục hồi được sản xuất, tăng
trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát,…
Mở rộng quan hệ đối ngoại:
- Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như: Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN).
- Quan hệ với các nước trên thế giới được bình thường hóa.
Đây được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của công nghiệp
hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên. Điều quan trọng nhất, đây là giai đoạn xóa
bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý có kế hoạch theo
phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung
dân chủ, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế - xã hội và bước
đầu giải phóng được lực lượng sản xuất, tạo ra động lực phát triển mới.
| 1/2

Preview text:

Những thành tựu kinh tế của Việt Nam từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986 - 1990):
Giai đoạn 1986 - 1990: Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới. Chủ trương
phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có
những bước phát triển.
Trước hết, là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công - nông nghiệp; cơ cấu nội bộ
ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp
nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện).
Thực hiện 3 chương trình kinh tế, gồm: -
Chương trình lương thực, thực phẩm: Lương thực thực phẩm đạt 21,4
triệu tấn, từ thiếu ăn, phải nhập lương thực, năm 1989 đã có dự trữ và
xuất khẩu, góp phần ổn định đời sống. -
Chương trình hàng tiêu dùng: Hàng hóa tiêu dùng dồi dào, đa dạng;
lưu thông thuận lợi, hàng trong nước tăng hơn trước và có tiến bộ về
mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị
trường, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể. -
Chương trình hàng xuất khẩu: Kinh tế đối ngoại mở rộng về quy mô
và hình thức. Từ năm 1986 – 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần,
nhiều mặt hàng có giá trị lớn như gạo (1,5 triệu tấn năm 1989), dầu
thô… tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập khẩu.
Kết thúc kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt được những
thành tựu bước đầu rất quan trọng: GDP tăng 4,4%/năm; tổng giá trị sản xuất nông
nghiệp tăng bình quân 3,8 - 4%/năm; công nghiệp tăng bình quân 7,4%/năm, trong
đó sản xuất hàng tiêu dùng tăng 13 -14%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng
28%/năm. Việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu phát triển về lương thực -
thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đã phục hồi được sản xuất, tăng
trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát,…
Mở rộng quan hệ đối ngoại: -
Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như: Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). -
Quan hệ với các nước trên thế giới được bình thường hóa.
Đây được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của công nghiệp
hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên. Điều quan trọng nhất, đây là giai đoạn xóa
bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý có kế hoạch theo
phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung
dân chủ, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế - xã hội và bước
đầu giải phóng được lực lượng sản xuất, tạo ra động lực phát triển mới.