-
Thông tin
-
Quiz
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại là gì? Lịch sử lớp 6
Hy Lạp và La Mã là hai bán đảo ở phía Bắc của biển Địa Trung Hải. Hy Lạp cổ đại có lãnh hổ rộng lớn bao gồm nhiều thành bang với phần lãnh thổ không rộng lắm gồm bán đảo Ban căng và vô số các đảo trên biển Ê-giê, vùng ven biển Tiểu Á. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Lịch Sử 6 22 tài liệu
Lịch Sử 6 424 tài liệu
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại là gì? Lịch sử lớp 6
Hy Lạp và La Mã là hai bán đảo ở phía Bắc của biển Địa Trung Hải. Hy Lạp cổ đại có lãnh hổ rộng lớn bao gồm nhiều thành bang với phần lãnh thổ không rộng lắm gồm bán đảo Ban căng và vô số các đảo trên biển Ê-giê, vùng ven biển Tiểu Á. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Lịch Sử 6 22 tài liệu
Môn: Lịch Sử 6 424 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Lịch Sử 6
Preview text:
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ
đại là gì? Lịch sử lớp 6
1. Điều kiện tự nhiên
Hy Lạp và La Mã là hai bán đảo ở phía Bắc của biển Địa Trung Hải. Hy Lạp cổ đại có lãnh hổ
rô ̣ng lớn bao gồm nhiều thành bang với phần lãnh thổ không rộng lắm gồm bán đảo Ban căng và
vô số các đảo trên biển Ê-giê, vùng ven biển Tiểu Á. Nhưng Hy Lạp cổ lại có rất ít đồng bằng, đất
đai không thuận lợi cho việc trồng các lại cây lương thực, thực phẩm, ngược lại, rất thuận lợi cho
việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả ngắn ngày như nho và ô-liu. Thay vào đó, Hy Lạp có
rất nhiều các loại khoáng sản nhữ sắt, đồng, vàng, … có nhiều vụng, vịnh và hải cảng thuận lợi
cho sự đi lại và trú ẩn của tàu thuyền.Còn bán đảo La Mã dài và hẹp, lãnh thổ lớn hơn Hy Lạp,
xung quanh nó là ba đảo lớn bao gồm Xixin ở phía nam, Coocxo và Xacdenho ở phía tây. Bán đảo
Italia có nhiều kim loại như đồng, chì, sắt, … và hàng nghìn kilomet đường biển, có nhiều cảng
vịnh thuận lợi cho những hoạt động mậu dịch hàng hải.. Như vậy cả Hy Lạp và La Mã đều ở vị trí
tương đối thuận lợi trong việc tiếp xúc, giao lưu kinh tế, văn hóa, con đường giao thông thuận tiện
giữa các nền văn minh lớn của phương Đông cổ đại như Ai Cập, Lưỡng Hà,…
Cả Hy Lạp và Lưỡng Hà đều không có những dòng sông lớn và dài như các quốc gia phương
Đông. Do vậy, đồng bằng ở đây nhỏ và hẹp, đều có những vũng vịnh sâu và kín gió, biển lại hiền
hòa, ít giông bão, rất thuận lợi cho việc ra vào, neo đậu của thuyền bè trên vùng Địa Trung Hải.
Do đất đai khô cằn, ít màu mỡ, nên các quốc gia ở đây bước vào xã hội có giai cấp và Nhà nước,
muộn hơn nhiều so với các quốc gia ở phương Đông. Mãi tới đầu thiên nhiên kỉ I TCN, khi công
cụ đồ sắt bắt đầu sử dụng thì mới bước vào xã hội có giai cấp và Nhà nước. 1.1. Hy Lạp cổ đại
+ Có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc đặc biệt là đá cẩm thạch nên các nghề như luyện
kim, làm đồ gốm, chế tác đá,.. Ở đây, khí hậu ấm áp với thời tiết nắng nhiều trong năm, thuận lợi
cho các hoạt động kinh doanh và sinh hoạt văn hóa của người dân.
+ Đường bờ biển dài, có nghìn hòn đảo thuận tiện cho giao thương buôn bán. Bờ biển phía đông
khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh kín gió, tạo nên các cảng tự nhiên. Cảng biển Pirê là cảng biển quan
trọng nhất của Hy Lạp. Nó nằm cách thủ đô Aten 12km, là cảng hành khách lớn nhất châu Âu và
lớn thứ hai thế giới về cảng hàng hóa. Từ cảng Pirê, người Hy Lạp đem hàng hóa giao thương
khắp Địa Trung Hải, đến tận vùng Biển Đen. 1.2. La Mã cổ đại
- Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là bán đảo Italy. Vùng đồng bằng màu mỡ ở thung lũng
Pô và sông Ti-brơ phù hợp cho việc trồng trọt. Miền Nam và đảo Xi-xin có những đồng cỏ tự
nhiên thuâ ̣n lợi cho việc chăn nuôi. Trong lòng đất có chứa nhiều đồng, chì, sắt,… nên các ngành
thủ công nghiệp cũng rất phát triển.
- Bán đảo Italy có hàng nghìn km đường bờ biển, lại nằm ở vị trí trung tâm Địa Trung Hải, rất
thuận lợi cho giao thương và các hoạt động hàng hải. Từ đây, người La Mã vừa có thể buôn bán
khắp các vùng xung quanh Địa Trung Hải.
2. Nhà nước thành bang, nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp và nhà nước đế chế La Mã cổ đại
- Thời gian ra đời: thế kỉ VIII - VI TCN, các nhà nước thành bang ở Hy Lạp ra đời.
+ Đặc điểm: các thành bang có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ
thống kinh tế, đo lường, tiền tệ và những thần bảo hộ riêng.Bộ máy nhà nước A-ten được tổ chức
theo kiểu dân chủ chủ nô, đây là thành bang quan trọng nhất, tiêu biểu cho chế độ dân chủ ở Hy
Lạp cổ đại. Để bảo vệ nền dân chủ và ngăn chặn những âm mưu đảo chính.
+ Tổ chức nhà nước: nền chuyên chính của giai cấp chủ nô. Nhà nước A-ten gồm có 4 cơ quan
chính: Đại hội nhân dân, Hội đồng 10 tư lệnh, Hội đồng 500 người và Tòa án 6000 thẩm phán.
- Khoảng thế kỉ III TCN, thành thị La Mã lớn mạnh đã xâm chiếm các thành thị trên bán đảo I-ta-
li-a, chinh phục các vùng đất của người Hy Lạp,các quốc gia ven bờ Địa Trung Hải và trở thành
một đế chế. Lãnh thổ của đế quốc La Mã mở rộng nhất vào thế kỉ thứ II.
+ Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã. Tuy không xưng là
hoàng đế nhưng trong thực tế, Ốc-ta-viu-xơ nắm trong tay mọi ik
+ Dưới thời Ốc-gu-xtu-xơ, vai trò của Viện nguyên lão được coi trọng, với số nghị viện khoảng
600 người, nhiều chức năng của Đại hội nhân dân trước đó được chuyển giao cho Viện Nguyên lão.
3. Vài nét đặc trưng trong lịch sử của Hy Lạp và La Mã
Hy Lạp và La Mã là hai quốc gia riêng biệt do các tộc khác nhau lập nên. Đến thế kỉ II TCN, Hy
Lạp bị La Mã chinh phục. Sau khi Hy Lạp nhập vào đế quốc La Mã, ảnh hưởng của văn minh Hy
Lạp đối với La Mã càng mạnh mẽ hơn.
Thời cổ đại, người Hy Lạp và La Mã đều theo đa thần giáo. Điểm khác biệt về tín ngưỡng ở Hy
Lạp là các vị thần đều mang hình người đầy đủ với những đức tính tốt xấu khác nhau của con
người, gần gũi với con người. Kitô giáo ra đời tại La Mã vào cuối thế kỉ thứ II - đầu thế kỉ thứ I
TCN, ảnh hưởng đến các tầng lớp trong xã hội và vượt ra khỏi phạm vi La Mã. Đến nay, đạo Kitô
là một trong những tôn giáo lớn của thế giới, tầm ảnh hưởng lan rộng hầu khắp các quốc gia.
4. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã.
+ Người Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ thống chữ cái La-tinh (A,B,C,…) và người La Mã kế thừa thành
tựu của người Hi Lạp để sáng tạo ra mẫu tự La-tin; hệ thống chữ số La Mã (I, II, III, IV,...) mà
ngày nay chúng ta đang sử dụng.
+ Văn học Hy Lạp và La Mã cổ đại đa dạng, phong phú về thể loại nổi bâ ̣t là thần thoại, thơ, kịch.
Một số tác giả tiêu biểu là Hô-me với tác phẩm Iliat và Ôđixê (Hy Lạp), nhà soạn kịch Xô-phốc
với vở ơ-địp làm vua (Hy Lạp),..
+ Từ những hiểu biết khoa học đã có từ hàng nghìn năm trước, từ thời cổ đại phương Đông. Tuy
nhiên, phải đến thời cổ đại Hy Lạp thì những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học. Người
phương Đông cổ đại, người Hy Lạp đã khái quát thành định lí, định luật đặt nền mỏng cho sự ra
đời của các khoa học sau này như: định lí Pitago, định lí Talét, định luật Ácsimét,..
+ Lịch pháp học: Người Hy Lạp và La Mã đã biết làm lịch theo sự di chuyển của Trái Đất xung
quanh Mặt Trời, được gọi là Dương lịch. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có hiểu biết chính xác
hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời. Trong kh đi biển, họ đã thấy Trái Đất như hình quả cầu tròn. Mặt
khác, họ đã tính được một năm 365 và ¼ ngày, nên họ có thể định được một tháng lần lượt có 30,
31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.
+ Các nhà sử học tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã tiêu biểu là Hêrôdốt với Lịch sử chiến tranh Hy
Lạp và Ba Tư, Tuyxidit với Lịch sử chiến tranh Pêlêpônlét, tác phẩm Thông sử của Pôlibiuxơ...Sử
học Hy Lạp được coi là cội nguồn của sử học phương Tây. Ở La Mã nổi tiếng nhất là nhà sử học Pôlibiuxơ.
+ Nhiều tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp, La Mã cổ đại vẫn là mẫu mực nghệ thuật điêu khắc, có
nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga: đấu trường Côlidê, đền Pác-tê-nông,...và các tác phẩm
điêu khắc tuyệt mĩ cho đến nay như tượng thần Vệ nữ Milô, Lực sĩ ném đĩa, nữ thần Atêna, thần
Hec-met và những phủ điều trên Khải hoàn môn,…
- Hầu hết những thành tựu văn minh của Hy Lạp và La Mã vẫn còn tồn tại và được bảo tồn đến
tận ngày nay như:lịch, các định luật định lí,… những tác phẩm điêu khắc và những công trình vĩ
đại như đấu trường Côlidê vẫn còn tồn tại đến nay.