Những vấn đề đặt ra và vận dụng trong các tổ chức doanh nghiệp hiện nay | Bài tập lớn môn Hệ thống thông tin quản lý

Những vấn đề đặt ra và vận dụng trong các tổ chức doanh nghiệp hiện nay | Tiểu luận môn Hệ thống thông tin quản lý được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

Thông tin:
9 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Những vấn đề đặt ra và vận dụng trong các tổ chức doanh nghiệp hiện nay | Bài tập lớn môn Hệ thống thông tin quản lý

Những vấn đề đặt ra và vận dụng trong các tổ chức doanh nghiệp hiện nay | Tiểu luận môn Hệ thống thông tin quản lý được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

lOMoARcPSD| 45834641
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***
BÀI TẬP LỚN
MÔN QUẢN TRỊ CÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN
Quản trị tri thức: Những vấn đề đặt ra và vận dụng trong
các tổ chức doanh nghiệp hiện nay.
Nhóm sinh viên
:
Nhóm 2
:
Khóa
63
:
Lớp học phần
TIKT1137(222)_03
:
Giảng viên hướng dẫn
TS. Trần Quang Yên
Hà Nội, tháng 3 năm 2023
lOMoARcPSD| 45834641
Bài tập lớn QTCNLTT
Nhóm 2
2
PHẦN MỤC LỤC
I. KHÁI NIỆM TRI THỨC VÀ QUẢN TRỊ TRI THỨC ...................................................... 2
1. Khái niệm tri thức ............................................................................................... 2
2. Khái niệm quản trị tri thức .................................................................................. 3
II. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ TRI THỨC ....................................................................... 3
III. QUẢN TRỊ TRI THỨC VÀ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG NGHỆ TRONG ................................... 4
CÁC DOANH NGHIỆP ............................................................................................... 4
1. Thực trng .......................................................................................................... 4
2. Một số biện pháp cho các doanh nghiệp ............................................................ 5
IV.ỨNG DỤNG CỦA QTTT TRONG THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ....................... 6
PHẦN NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM TRI THỨC VÀ QUẢN TRỊ TRI THỨC
1.Khái niệm tri thức
Tri thức (Knowledge) một sự nhận thức hay sự hiểu biết của con người về một
cái gì đó, chẳng hạn như những sự kiện, thông n, những mô tả, hoặc kỹ năng, chúng
có được thông qua trải nghiệm hoặc giáo dục, bằng nhận thức, khám phá và học hỏi.
Sự hình thành tri thức liên quan đến các quá trình nhận thức phức tạp: tri giác, truyền
đạt, liên hệ suy luận. Dữ liệu khi qua xử lý, tức quả phân loại, phân ch, tổng hợp,
đặt vào một bối cảnh và trở nên có ý nghĩa đối với người nhận thì trở thành thông n.
Có thể nói thông n dữ liệu có ý nghĩa sau khi đã qua x. Thông n trở thành tri
thức khi được nhận thức khẳng định giá trị qua sự ếp nhận phê phán của
duy. thnói tri thức thông n hữu ích được nhận thức bởi trí tuệ của con
người.
lOMoARcPSD| 45834641
Bài tập lớn QTCNLTT
Nhóm 2
2.Khái niệm quản trị tri thức.
Quản trị tri thức (Knowledge Management - KM) là một khái niệm một thuật
ngữ mới xuất hiện vào khoảng đầu những năm 1990.
Các định nghĩa về quản trị tri thức thể hin ni bật các đặc nh sau:
Quản trị tri thức một lĩnh vực liên quan chặt chẽ với luận, thực ễn
là một lĩnh vực mang nh đa ngành.
Quản trị tri thức không công nghệ thông n, công nghệ thông n chỉ yếu
tố hỗ tr, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị tri thức.
Quản trị tri thức lấy yếu tố con người làm trung tâm ba chức năng bản
của họ trên các thông n lưu trữ, xử và truyền thông luôn vai trò quan
trọng trong quản lý hiệu quả tri thức của cá nhân và tổ chức.
II. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ TRI THỨC
Tri thức ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp. Theo nghiên cứu của Grant (1996), tri thức một trong những yếu tố quyết
định sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, quản trị tri thức chính chiến lược ng
cao cạnh tranh hiệu quả nht.
Quản trị tri thức trong doanh nghiệp mang lại lợi ích đáng k cho từng cá nhân,
từng khách hàng và cho ctổ chức. Dưới đây là một số do tại sao chu trình y li
quan trọng đối với từng đối tượng, từng lĩnh vực trong một tổ chc:
1. Đối với nhân viên
Nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ ết kiệm thời gian thông qua việc ra
quyết định và giải quyết vn đề tốt hơn.
Nhân viên có động lực làm việc cao, gắn bó lâu dài với tchc.
Nhân viên thể thường xuyên cập nhật nh hình trong tổ chức, sẵn sàng vượt
qua thách thức. Họ cũng tận dụng mọi hội nhờ kỹ năng chuyên môn ngày
càng được nâng cao.
Nhân viên được cổ vũ, khuyến khích bày tỏ quan điểm, thể hiện ềm năng
duy.
lOMoARcPSD| 45834641
Bài tập lớn QTCNLTT
Nhóm 2
4
2. Đối với khách hàng
Khách hàng có thái độ ch cực với doanh nghiệp. Từ đó việc mua hàng sdin
ra thường xuyên và lặp lại nhiều lần
Doanh nghiệp dễ dàng giữ chân khách hàng hiện tại, y dựng mức độ trung
thành của khách hàng đối với doanh nghiệp cao
Nhvào trải nghiệm tốt với sản phẩm, dịch vụ, khách hàng thể gii thiệu
doanh nghiệp đến các đối tượng khách hàng ềm năng khác.
3. Đối với tchức, doanh nghiệp
Tính cạnh tranh trong tchức được đề cao hơn. Bởi lẽ đây là kết quả của giá trị
gia tăng mà tài sản trí tuệ của tchức mang lại.
Quản trị tri thức chú trọng sức sáng tạo, đưa ra các ý tưởng, khai thác ềm năng
của tổ chức. Nhờ vậy quá trình đổi mới sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng đưc
thúc đẩy. Nó góp phần mang lại hiệu quả tài chính cho tổ chc.
Môi trường làm việc thoải mái, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Chế độ đãi ngộ
hợp lý cũng được ưu ên
Tchức liên kết các thành viên cùng chia stri thức, học tập ến bộ không
ngừng.
III. QUẢN TRỊ TRI THỨC VÀ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG NGHỆ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.Thực trạng
Việt Nam, Công ty TNHH Tâm Việt thành viên đầu ên ra đời, trong giai
đoạn đầu, công ty giữ vai trò đơn vị pháp nhân đứng ra kết hợp tác với các
doanh nghiệp, tổ chức khác trong hoạt động đào tạo chủ yếu. Về công nghệ các phần
mềm quản lý trong doanh nghiệp có nh linh hoạt cao.
Đến nay quản trị thức đang dần trở thành xu hướng tại Việt Nam, nhất là trong
các doanh nghiệp vốn đầu nước ngoài (FDI). Khá nhiều doanh nghiệp nước ngoài,
lOMoARcPSD| 45834641
Bài tập lớn QTCNLTT
Nhóm 2
khi đầu vào Việt Nam y dựng phát triển kinh doanh tại Việt Nam đã ên phong
áp dụng mô hình quản trị tri thức trong kinh doanh, như:
=> Thuận lợi: Xu hướng về quản trị tri thức trong doanh nghiệp đang ến bộ
khá rõ rệt tại Việt Nam, tập trung chủ yếu cho các doanh nghiệp vốn đầu tư nước
ngoài (FDI). Đây là cơ hội lớn khi Việt Nam được ếp cận gần gũi với công nghệ qun
trong doanh nghiệp, trong đó tri thức. Mặc mức đầu quan tâm phát
triển chưa được đồng đều và phổ biến rộng nhưng cho thấy hội Việt Nam
không nhỏ. Đây cũng lúc Đảng Nhà nước nên những chính sách, hoạch định
rõ ràng cho việc áp dụng QTTT.
=> Khó khăn: Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn quá coi trọng các nguồn
lực truyền thống như nguồn vốn, nguồn nguyên vật liệu.. chưa chú ý tới nguồn lực
chất xám”, công nghệ trong lĩnh vực y cũng chưa được đầu phát triển đúng mức.
Hệ thống pháp luật về công nghệ cao hiện nay Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu thực ễn.
2. Một số biện pháp cho các doanh nghiệp
Việt Nam, khái niệm quản trị tri thức còn tương đối mới mẻ chưa được
doanh nghiệp, xã hội nhận thức đầy đủ. Vì vậy, để thể áp dụng quản trị tri thức cho
doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam phải nhận thức xác
định:
(1) Con người là yếu tố cực kỳ quan trọng và ên quyết trong quátrình sáng tạo tri
thức mới.
(2) Các tri thức mới thường có mầm mống và được hình thành trongquá trình lao
động thực ễn.
(3) Triết lý, tầm nhìn và sự ủng hộ của lãnh đạo đóng vai trò quyếnh đối với việc
tạo ra tri thức mới trong tổ chức.
Những nhận thức này sau đó cần được lãnh đạo doanh nghiệp chuyển hóa
thành các hành động cụ thể sau:
lOMoARcPSD| 45834641
Bài tập lớn QTCNLTT
Nhóm 2
6
- Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp dựa trên tri thức, từđó y dựng
văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho nhân viên được làm việc trong môi
trường sáng tạo và chia sẻ.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn chia sẻkinh nghiệm
thường xuyên cho người lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt đào tạo nội bộ,
người có kinh nghiệm đào tạo, hướng dẫn cho người mới.
- Tăng cường nghiên cứu, cải ến kỹ thuật, công nghệ đổi mớisản phẩm.
Khuyến khích tăng nh tch trong các hoạt động sáng tạo tri thức bên trong
doanh nghiệp. 20
- Để khuyến khích nhân viên sáng tạo tri thức, doanh nghiệp cầntôn trọng nhân
viên, các hình thức khen thưởng kịp thời cho nhân viên khi họ đóng góp được
những sáng kiến quan trọng cho doanh nghiệp.
Trong kỷ nguyên tri thức nền kinh tế toàn cầu hóa, các doanh nghiệp trên
toàn cầu sẽ phải tự thích nghi với điều kiện mới để thể tồn tại và phát triển. Ngày
càng nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng việc quản khai thác hiệu quả tri thức
đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vit
Nam, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng cẫn xem xét một cách cẩn trọng việc ứng
dụng tri thức, chất xám trong việc sản xuất kinh doanh cho hiệu quả để tạo ra lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.
IV. ỨNG DỤNG CỦA QTTT TRONG THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Ngày nay, trước sự ra đời và phát triển của quản trị tri thức, cùng với sự hỗ tr
mạnh mẽ của các công nghệ mới do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại, các thư
vin đại học nước ta hơn lúc nào hết đang đứng trước cơ hội vươn tới các hoạt động
quản phổ biến tri thức. Theo thông n từ IFLA Publicaon 173, ứng dụng quản
trị tri thức để mở rộng hoạt động của mình đang là xu thế trong các thư viện chuyên
ngành và cả thư viện công cộng ở nhiều nước trên thế gii.
lOMoARcPSD| 45834641
Bài tập lớn QTCNLTT
Nhóm 2
Trong hệ thống tviện ớc ta hiện nay, thư viện đại học thư viện
nhiều khả năng và thuận lợi trong ứng dụng quản trị tri thức. Có thể lý giải điều đó từ
các căn cứ sau đây:
1) Thư viện đại học thư viện hàn lâm (Academic Library), vốntài liệu của
thư viện bao gồm những tài liệu chuyên sâu về các ngành khoa học kỹ thuật,
hàm lượng tri thức cao. Thư viện đại học cũng là nơi quản lý nguồn tri thức được tạo
ra từ hoạt động đào tạo nghiên cứu của nhà trường. Đó các công trình nghiên
cứu khoa học của giảng viên, sinh viên, các luận văn, luận án của học viên cao học,
nghiên cứu sinh.
2) Thư viện đại học không chỉ là nơi cung cấp phổ biếnthông n/ tri thức
mà còn là nơi gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ thông n/ tri thức giữa các nhà nghiên cứu,
các nhà chuyên môn, các giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên. thể nói, thư vin
đại học môi trường tưởng cho những hoạt động giao lưu, chia sẻ thông n/ tri
thức của những người có trình độ hc vấn cao.
3) Thư viện đại học nguồn nhân lực chất lượng. Người làmthư viện làm
việc tại thư viện đại học là những người được đào tạo, có trình độ chuyên môn và k
năng tốt, điều kiện ếp xúc với tri thức mới công nghệ mới tmôi trường
đào tạo của nhà trường. Quản trị tri thức lấy yếu tố con người làm trung tâm, cho nên
đây là cơ sở thuận lợi để thư viện đại học ếp cận các công cụ của quản trị tri thức và
ứng dụng quản trị tri thức.
4) Thư viện đại học thường được ưu ên đầu nhiều trangthiết bị công
nghệ thông n truyền thông hiện đại, bao gồm cả các thiết bị phần cứng các
phn mm ứng dụng.
Để các thư viện đại học thể tham gia o quá trình y, trước hết cần trang
bị cho người làm thư viện kiến thức vquản trị tri thức, để có những hiểu biết về các
chu trình quản trị tri thức, các hình quản trị tri thức, đặc biệt các hiểu biết về
các công cụ quản trị tri thức.
lOMoARcPSD| 45834641
Bài tập lớn QTCNLTT
Nhóm 2
8
Quản trị tri thức một lĩnh vực khoa học đa ngành được hình thành dựa trên
ý tưởng phương pháp của một số lớn các lĩnh vực khoa học, như: khoa học tchc
(Organizaonal Science), công nghệ thông n truyền thông (Informaon and
Communicaon Technology), khoa học thông n và thư viện (Informaon and Library
Science), trí tuệ nhân tạo (Arcial Intelligence), …
Trong quản trị tri thức, công nghệ thông n vai trò đặc biệt quan trọng. Chính
công nghệ thông n cung cấp cho quản trị tri thức nhiều công cụ hỗ trmạnh để thc
hiện các khâu trong chu trình quản trị tri thức.
các công cụ hỗ trcho việc sáng tạo nội dung tri thức, như: các hquản
nội dung (Content Management Systems - CMS), công cụ chú thích (Annotaon Tools),
phần mềm khai thác dữ liệu khám phá tri thức (Data mining and Knowledge
Discovery - DKD)
Với các công cụ hỗ trcho việc bổ sung ứng dụng tri thức thì có: học trực
tuyến (E-learning), trực quan dữ liệu (Data Visualizaon), bản đồ tri thức (Knowledge
Maps), trí tu nhân tạo (Arcial Intelligence - AI), hệ thống hỗ tr quyết định
(Decision Support System - DSS), hệ chuyên gia (Expert System - ES).
Các công cụ hỗ trợ cho việc chia sẻ và phổ biến tri thức gồm: phần mềm nhóm
công cụ hợp tác (Groupware and Collaboraon tools), Wikis, công ngh mạng
(Networking Technologies), cổng tri thức (Knowledge Portals), lọc thông n
(Informaon Filtering).
Khi nắm bắt được các công cụ này, người làm thư viện có thể vận dụng vào hoạt
động của thư viện. Các công việc chính có thể thực hiện là:
- Sử dụng các công cụ của quản trị tri thức để y dựng những sởtri thức
(Knowledge Base) quản nguồn tri thức tường minh nội sinh được tạo ra từ quá trình
đào tạo, nghiên cứu của các trường đại học các nguồn tri thức được từ bên ngoài
nhà trường.
lOMoARcPSD| 45834641
Bài tập lớn QTCNLTT
Nhóm 2
- Hợp tác với các tổ chức, các doanh nghiệp trong triển khai các lớphọc trực tuyến
(E-learning) cập nhật kiến thức kỹ năng cho người lao động, với tư cách là nơi cung
cấp ngun học liệu có hàm lượng trí tuệ cao.
- Tích hợp cổng tri thức (Knowledge Portal) vào trang web của thưviện, tạo ra
không gian làm việc tương tác, ở đó người sử dụng không chỉ đóng góp và chia sẻ nội
dung mà còn ếp nhận và áp dụng những tri thức có giá trị.
- Sử dụng các công cụ phbiến và chia sẻ tri thức của quản trị trithức trong các
dịch vụ của thư viện đthông n/ tri thức được ph biến và chia sẻ tốt hơn…
Với những hoạt động như vậy, thư viện không chỉ nơi bảo quản cung cấp
tài liệu, thông n còn là nơi bảo quản và cung cấp tri thức, hỗ trcho hoạt động
của các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, các tổ chức và doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, với nhiều điều kiện thuận lợi về công nghệ do cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đem lại, với nhiệt tâm và trình độ chuyên môn của người làm
thư viện, chúng ta n rằng các thư viện đại học cũng sẽ thành công trong ứng dụng
quản trị tri thức để nâng tầm hoạt động của mình, để thư viện đại học không chỉ
Trung tâm Thông n - Thư viện (Library and Informaon Centre) còn trở thành
Trung tâm Quản trị tri thức (Knowledge Management Centre - KMC), không chỉ phc
vụ tốt hơn cho sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học của các trường đại học,
còn thể mở rộng hoạt động của mình ra hội, phục vụ cho sự nghiệp phát triển
kinh tế và xã hội của các tổ chức và doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị tri thức và vấn đề về công nghệ đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam
- Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp
(luanvan.net.vn)
2. Ban bong 9 CHỐT IN_p171-190.pdf (vnu.edu.vn)
| 1/9

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45834641
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *** BÀI TẬP LỚN
MÔN QUẢN TRỊ CÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN
Quản trị tri thức: Những vấn đề đặt ra và vận dụng trong
các tổ chức doanh nghiệp hiện nay. Nhóm sinh viên : Nhóm 2 Khóa : 63 Lớp học phần : TIKT1137(222)_03
Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Quang Yên
Hà Nội, tháng 3 năm 2023 lOMoAR cPSD| 45834641
Bài tập lớn QTCNLTT Nhóm 2 PHẦN MỤC LỤC
I. KHÁI NIỆM TRI THỨC VÀ QUẢN TRỊ TRI THỨC ...................................................... 2
1. Khái niệm tri thức ............................................................................................... 2
2. Khái niệm quản trị tri thức .................................................................................. 3
II. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ TRI THỨC ....................................................................... 3
III. QUẢN TRỊ TRI THỨC VÀ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG NGHỆ TRONG ................................... 4
CÁC DOANH NGHIỆP ............................................................................................... 4
1. Thực trạng .......................................................................................................... 4
2. Một số biện pháp cho các doanh nghiệp ............................................................ 5
IV.ỨNG DỤNG CỦA QTTT TRONG THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ....................... 6 PHẦN NỘI DUNG I.
KHÁI NIỆM TRI THỨC VÀ QUẢN TRỊ TRI THỨC
1.Khái niệm tri thức
Tri thức (Knowledge) là một sự nhận thức hay sự hiểu biết của con người về một
cái gì đó, chẳng hạn như những sự kiện, thông tin, những mô tả, hoặc kỹ năng, chúng
có được thông qua trải nghiệm hoặc giáo dục, bằng nhận thức, khám phá và học hỏi.
Sự hình thành tri thức liên quan đến các quá trình nhận thức phức tạp: tri giác, truyền
đạt, liên hệ và suy luận. Dữ liệu khi qua xử lý, tức là quả phân loại, phân tích, tổng hợp,
đặt vào một bối cảnh và trở nên có ý nghĩa đối với người nhận thì trở thành thông tin.
Có thể nói thông tin là dữ liệu có ý nghĩa sau khi đã qua xử lý. Thông tin trở thành tri
thức khi nó được nhận thức và khẳng định giá trị qua sự tiếp nhận có phê phán của
tư duy. Có thể nói tri thức là thông tin hữu ích được nhận thức bởi trí tuệ của con người. 2 lOMoAR cPSD| 45834641
Bài tập lớn QTCNLTT Nhóm 2
2.Khái niệm quản trị tri thức.
Quản trị tri thức (Knowledge Management - KM) là một khái niệm và một thuật
ngữ mới xuất hiện vào khoảng đầu những năm 1990.
Các định nghĩa về quản trị tri thức thể hiện nổi bật các đặc tính sau:
• Quản trị tri thức là một lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với lý luận, thực tiễn và
là một lĩnh vực mang tính đa ngành.
• Quản trị tri thức không là công nghệ thông tin, công nghệ thông tin chỉ là yếu
tố hỗ trợ, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị tri thức.
• Quản trị tri thức lấy yếu tố con người làm trung tâm và ba chức năng cơ bản
của họ trên các thông tin là lưu trữ, xử lý và truyền thông luôn có vai trò quan
trọng trong quản lý hiệu quả tri thức của cá nhân và tổ chức. II.
VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ TRI THỨC
Tri thức ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp. Theo nghiên cứu của Grant (1996), tri thức là một trong những yếu tố quyết
định sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, quản trị tri thức chính là chiến lược nâng
cao cạnh tranh hiệu quả nhất.
Quản trị tri thức trong doanh nghiệp mang lại lợi ích đáng kể cho từng cá nhân,
từng khách hàng và cho cả tổ chức. Dưới đây là một số lý do tại sao chu trình này lại
quan trọng đối với từng đối tượng, từng lĩnh vực trong một tổ chức:
1. Đối với nhân viên
• Nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và tiết kiệm thời gian thông qua việc ra
quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn.
• Nhân viên có động lực làm việc cao, gắn bó lâu dài với tổ chức.
• Nhân viên có thể thường xuyên cập nhật tình hình trong tổ chức, sẵn sàng vượt
qua thách thức. Họ cũng tận dụng mọi cơ hội nhờ kỹ năng chuyên môn ngày càng được nâng cao.
• Nhân viên được cổ vũ, khuyến khích bày tỏ quan điểm, thể hiện tiềm năng tư duy. lOMoAR cPSD| 45834641
Bài tập lớn QTCNLTT Nhóm 2
2. Đối với khách hàng
• Khách hàng có thái độ tích cực với doanh nghiệp. Từ đó việc mua hàng sẽ diễn
ra thường xuyên và lặp lại nhiều lần
• Doanh nghiệp dễ dàng giữ chân khách hàng hiện tại, xây dựng mức độ trung
thành của khách hàng đối với doanh nghiệp cao
• Nhờ vào trải nghiệm tốt với sản phẩm, dịch vụ, khách hàng có thể giới thiệu
doanh nghiệp đến các đối tượng khách hàng tiềm năng khác.
3. Đối với tổ chức, doanh nghiệp
• Tính cạnh tranh trong tổ chức được đề cao hơn. Bởi lẽ đây là kết quả của giá trị
gia tăng mà tài sản trí tuệ của tổ chức mang lại.
• Quản trị tri thức chú trọng sức sáng tạo, đưa ra các ý tưởng, khai thác tiềm năng
của tổ chức. Nhờ vậy quá trình đổi mới sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng được
thúc đẩy. Nó góp phần mang lại hiệu quả tài chính cho tổ chức.
• Môi trường làm việc thoải mái, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Chế độ đãi ngộ
hợp lý cũng được ưu tiên
• Tổ chức liên kết các thành viên cùng chia sẻ tri thức, học tập và tiến bộ không ngừng.
III. QUẢN TRỊ TRI THỨC VÀ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG NGHỆ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.Thực trạng
Ở Việt Nam, Công ty TNHH Tâm Việt là thành viên đầu tiên ra đời, trong giai
đoạn đầu, công ty giữ vai trò là đơn vị pháp nhân đứng ra ký kết và hợp tác với các
doanh nghiệp, tổ chức khác trong hoạt động đào tạo chủ yếu. Về công nghệ các phần
mềm quản lý trong doanh nghiệp có tính linh hoạt cao.
Đến nay quản trị thức đang dần trở thành xu hướng tại Việt Nam, nhất là trong
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Khá nhiều doanh nghiệp nước ngoài, 4 lOMoAR cPSD| 45834641
Bài tập lớn QTCNLTT Nhóm 2
khi đầu tư vào Việt Nam và xây dựng phát triển kinh doanh tại Việt Nam đã tiên phong
áp dụng mô hình quản trị tri thức trong kinh doanh, như:
=> Thuận lợi: Xu hướng về quản trị tri thức trong doanh nghiệp đang tiến bộ
khá rõ rệt tại Việt Nam, tập trung chủ yếu cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI). Đây là cơ hội lớn khi Việt Nam được tiếp cận gần gũi với công nghệ quản
lý trong doanh nghiệp, trong đó có tri thức. Mặc dù mức đầu tư và quan tâm phát
triển chưa được đồng đều và phổ biến rộng nhưng nó cho thấy cơ hội ở Việt Nam là
không nhỏ. Đây cũng là lúc Đảng và Nhà nước nên có những chính sách, hoạch định
rõ ràng cho việc áp dụng QTTT.
=> Khó khăn: Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn quá coi trọng các nguồn
lực truyền thống như nguồn vốn, nguồn nguyên vật liệu.. mà chưa chú ý tới nguồn lực
“chất xám”, công nghệ trong lĩnh vực này cũng chưa được đầu tư phát triển đúng mức.
Hệ thống pháp luật về công nghệ cao hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
2. Một số biện pháp cho các doanh nghiệp
Ở Việt Nam, khái niệm quản trị tri thức còn tương đối mới mẻ và chưa được
doanh nghiệp, xã hội nhận thức đầy đủ. Vì vậy, để có thể áp dụng quản trị tri thức cho
doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam phải nhận thức và xác định: (1)
Con người là yếu tố cực kỳ quan trọng và tiên quyết trong quátrình sáng tạo tri thức mới. (2)
Các tri thức mới thường có mầm mống và được hình thành trongquá trình lao động thực tiễn. (3)
Triết lý, tầm nhìn và sự ủng hộ của lãnh đạo đóng vai trò quyếtđịnh đối với việc
tạo ra tri thức mới trong tổ chức.
Những nhận thức này sau đó cần được lãnh đạo doanh nghiệp chuyển hóa
thành các hành động cụ thể sau: lOMoAR cPSD| 45834641
Bài tập lớn QTCNLTT Nhóm 2 -
Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp dựa trên tri thức, từđó xây dựng
văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho nhân viên được làm việc trong môi
trường sáng tạo và chia sẻ. -
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và chia sẻkinh nghiệm
thường xuyên cho người lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là đào tạo nội bộ,
người có kinh nghiệm đào tạo, hướng dẫn cho người mới. -
Tăng cường nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, công nghệ và đổi mớisản phẩm.
Khuyến khích và tăng tính tự chủ trong các hoạt động sáng tạo tri thức bên trong doanh nghiệp. 20 -
Để khuyến khích nhân viên sáng tạo tri thức, doanh nghiệp cầntôn trọng nhân
viên, có các hình thức khen thưởng kịp thời cho nhân viên khi họ đóng góp được
những sáng kiến quan trọng cho doanh nghiệp.
Trong kỷ nguyên tri thức và nền kinh tế toàn cầu hóa, các doanh nghiệp trên
toàn cầu sẽ phải tự thích nghi với điều kiện mới để có thể tồn tại và phát triển. Ngày
càng nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng việc quản lý và khai thác có hiệu quả tri thức
đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Ở Việt
Nam, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng cẫn xem xét một cách cẩn trọng việc ứng
dụng tri thức, chất xám trong việc sản xuất kinh doanh cho hiệu quả để tạo ra lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. IV.
ỨNG DỤNG CỦA QTTT TRONG THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Ngày nay, trước sự ra đời và phát triển của quản trị tri thức, cùng với sự hỗ trợ
mạnh mẽ của các công nghệ mới do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại, các thư
viện đại học nước ta hơn lúc nào hết đang đứng trước cơ hội vươn tới các hoạt động
quản lý và phổ biến tri thức. Theo thông tin từ IFLA Publication 173, ứng dụng quản
trị tri thức để mở rộng hoạt động của mình đang là xu thế trong các thư viện chuyên
ngành và cả thư viện công cộng ở nhiều nước trên thế giới. 6 lOMoAR cPSD| 45834641
Bài tập lớn QTCNLTT Nhóm 2
Trong hệ thống thư viện ở nước ta hiện nay, thư viện đại học là thư viện có
nhiều khả năng và thuận lợi trong ứng dụng quản trị tri thức. Có thể lý giải điều đó từ các căn cứ sau đây: 1)
Thư viện đại học là thư viện hàn lâm (Academic Library), vốntài liệu của
thư viện bao gồm những tài liệu chuyên sâu về các ngành khoa học và kỹ thuật, có
hàm lượng tri thức cao. Thư viện đại học cũng là nơi quản lý nguồn tri thức được tạo
ra từ hoạt động đào tạo và nghiên cứu của nhà trường. Đó là các công trình nghiên
cứu khoa học của giảng viên, sinh viên, các luận văn, luận án của học viên cao học, nghiên cứu sinh. 2)
Thư viện đại học không chỉ là nơi cung cấp và phổ biếnthông tin/ tri thức
mà còn là nơi gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ thông tin/ tri thức giữa các nhà nghiên cứu,
các nhà chuyên môn, các giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên. Có thể nói, thư viện
đại học là môi trường lý tưởng cho những hoạt động giao lưu, chia sẻ thông tin/ tri
thức của những người có trình độ học vấn cao. 3)
Thư viện đại học có nguồn nhân lực chất lượng. Người làmthư viện làm
việc tại thư viện đại học là những người được đào tạo, có trình độ chuyên môn và kỹ
năng tốt, có điều kiện tiếp xúc với tri thức mới và công nghệ mới có từ môi trường
đào tạo của nhà trường. Quản trị tri thức lấy yếu tố con người làm trung tâm, cho nên
đây là cơ sở thuận lợi để thư viện đại học tiếp cận các công cụ của quản trị tri thức và
ứng dụng quản trị tri thức. 4)
Thư viện đại học thường được ưu tiên đầu tư nhiều trangthiết bị công
nghệ thông tin và truyền thông hiện đại, bao gồm cả các thiết bị phần cứng và các phần mềm ứng dụng.
Để các thư viện đại học có thể tham gia vào quá trình này, trước hết cần trang
bị cho người làm thư viện kiến thức về quản trị tri thức, để có những hiểu biết về các
chu trình quản trị tri thức, các mô hình quản trị tri thức, đặc biệt là các hiểu biết về
các công cụ quản trị tri thức. lOMoAR cPSD| 45834641
Bài tập lớn QTCNLTT Nhóm 2
Quản trị tri thức là một lĩnh vực khoa học đa ngành được hình thành dựa trên
ý tưởng và phương pháp của một số lớn các lĩnh vực khoa học, như: khoa học tổ chức
(Organizational Science), công nghệ thông tin và truyền thông (Information and
Communication Technology), khoa học thông tin và thư viện (Information and Library
Science), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), …
Trong quản trị tri thức, công nghệ thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng. Chính
công nghệ thông tin cung cấp cho quản trị tri thức nhiều công cụ hỗ trợ mạnh để thực
hiện các khâu trong chu trình quản trị tri thức.
Có các công cụ hỗ trợ cho việc sáng tạo nội dung tri thức, như: các hệ quản lý
nội dung (Content Management Systems - CMS), công cụ chú thích (Annotation Tools),
phần mềm khai thác dữ liệu và khám phá tri thức (Data mining and Knowledge Discovery - DKD)
Với các công cụ hỗ trợ cho việc bổ sung và ứng dụng tri thức thì có: học trực
tuyến (E-learning), trực quan dữ liệu (Data Visualization), bản đồ tri thức (Knowledge
Maps), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), hệ thống hỗ trợ quyết định
(Decision Support System - DSS), hệ chuyên gia (Expert System - ES).
Các công cụ hỗ trợ cho việc chia sẻ và phổ biến tri thức gồm: phần mềm nhóm
và công cụ hợp tác (Groupware and Collaboration tools), Wikis, công nghệ mạng
(Networking Technologies), cổng tri thức (Knowledge Portals), lọc thông tin (Information Filtering).
Khi nắm bắt được các công cụ này, người làm thư viện có thể vận dụng vào hoạt
động của thư viện. Các công việc chính có thể thực hiện là: -
Sử dụng các công cụ của quản trị tri thức để xây dựng những cơ sởtri thức
(Knowledge Base) quản lý nguồn tri thức tường minh nội sinh được tạo ra từ quá trình
đào tạo, nghiên cứu của các trường đại học và các nguồn tri thức có được từ bên ngoài nhà trường. 8 lOMoAR cPSD| 45834641
Bài tập lớn QTCNLTT Nhóm 2 -
Hợp tác với các tổ chức, các doanh nghiệp trong triển khai các lớphọc trực tuyến
(E-learning) cập nhật kiến thức và kỹ năng cho người lao động, với tư cách là nơi cung
cấp nguồn học liệu có hàm lượng trí tuệ cao. -
Tích hợp cổng tri thức (Knowledge Portal) vào trang web của thưviện, tạo ra
không gian làm việc tương tác, ở đó người sử dụng không chỉ đóng góp và chia sẻ nội
dung mà còn tiếp nhận và áp dụng những tri thức có giá trị. -
Sử dụng các công cụ phổ biến và chia sẻ tri thức của quản trị trithức trong các
dịch vụ của thư viện để thông tin/ tri thức được phổ biến và chia sẻ tốt hơn…
Với những hoạt động như vậy, thư viện không chỉ là nơi bảo quản và cung cấp
tài liệu, thông tin mà còn là nơi bảo quản và cung cấp tri thức, hỗ trợ cho hoạt động
của các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, các tổ chức và doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, với nhiều điều kiện thuận lợi về công nghệ do cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đem lại, với nhiệt tâm và trình độ chuyên môn của người làm
thư viện, chúng ta tin rằng các thư viện đại học cũng sẽ thành công trong ứng dụng
quản trị tri thức để nâng tầm hoạt động của mình, để thư viện đại học không chỉ là
Trung tâm Thông tin - Thư viện (Library and Information Centre) mà còn trở thành
Trung tâm Quản trị tri thức (Knowledge Management Centre - KMC), không chỉ phục
vụ tốt hơn cho sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học của các trường đại học, mà
còn có thể mở rộng hoạt động của mình ra xã hội, phục vụ cho sự nghiệp phát triển
kinh tế và xã hội của các tổ chức và doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị tri thức và vấn đề về công nghệ đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam
- Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (luanvan.net.vn)
2. Ban bong 9 CHỐT IN_p171-190.pdf (vnu.edu.vn)