Nội chính là gì? Chức năng và nhiệm vụ của ban nội chính?
1. Khái niệm về nội chính:
Nội chính hoạt động điều hành tính chất đối nội của quốc gia chủ yếu trên tất cả các lĩnh vực,
bao gồm: chính trị, hoạt động nhà nước, an ninh, quốc phòng, pháp, thanh tra. Hoạt động này
do các cơ quan nhà nước có chức năng bảo vệ pháp luật thực hiện như kiểm sát, công an, toà án,
tư pháp, thanh tra, hải quan.
2. Chức năng của Ban nội chính Trung Uơng
Ngày 02/01/2020, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký
Quyết định số 216-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bmáy Ban Nội chính
Trung ương thay thế Quyết định số 159-/TW ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị khóa XI v
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Ban Nội chính Trung ương.
Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực
tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh
vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; đồng thời là cơ quan chuyên môn,
nghiệp vụ về công tác nội chính của Đng, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của ban nội chính Trung ương:
3.1 Nghiên cứu, tham mưu:
- Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu những quan điểm, chủ trương, định hướng của
Đảng về công tác xây dựng pháp luật, trọng tâm là những đ án liên quan đến lĩnh vực nội chính,
phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
-Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu một số chủ trương, chính sách lớn về an ninh quốc
gia, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; phối hợp nghiên cứu, tham mưu về tổ chức và
hoạt động của các cơ quan nội chính (viện kiểm sát, toà án, tư pháp, thanh tra, công an, quân đội),
Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật Việt Nam một số quan, tổ chức có liên quan trong
lĩnh vực nội chính, tư pháp ở Trung ương.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tham mưu với Bộ Chính trị, Ban
thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Ban Chỉ đạo Ci cách pháp
Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính
sách, pháp luật trong lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; cho chủ
trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm
theo quy định.
- Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng lý luận về công tác nội chính, phòng,
chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
3.2 Hướng dn, kim tra, giám sát:
- Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng
tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực nội chính,
phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trong
việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính,
phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
- Chủ trì hoặc phối hợp với cácquan liên quan giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm tra, giám sát
việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở các cơ quan nội chính,
Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra,
giám sát việc xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương
về phòng, chống tham nhũng giao.
- Chủ trì hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy và đội
ngũ cán bộ làm công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp của các cấp ủy,
tổ chức đảng; tham gia về phương hướng, nhiệm vụ công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng
và cải cách tư pháp của các tỉnh ủy, thành ủy và các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác về kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham
nhũng và cải cách tư pháp theo quy định của Đảng.
3.3 Thẩm định
Thẩm định hoặc tham gia ý kiến đối với các đán, các chủ trương thuộc lĩnh vực nội chính, phòng,
chống tham nhũng và cải cách tư pháp trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
3.4. Tham gia v công tác t chc, cán b:
- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của
ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan thẩm định, tham gia ý kiến về
công tác cán bộ đối với các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và c
chức danh khác theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Cải ch tư pháp Trung ương theo quy
định của Bộ Chính trị, Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
- Hợp tác quốc tế về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp theo chức
năng, nhiệm vụ và thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương giao.
3.5 Để thc hin chc năng, nhiệm v, Ban Ni chính Trung ương đưc quyn:
- Yêu cầu các quan nội chính, pháp Trung ương và các cấp y, tổ chức đảng trực thuộc Trung
ương báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; yêu cầu các cấp
ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan làm việc, báo cáo, cung cấp thông
tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
- Tham dự các phiên họp của các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng y trực
thuộc Trung ương có nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương.
4. Tổ chức bộ máy của ban nội chính Trung ương:
Lãnh đạo Ban: Ban Nội chính Trung ương có Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
cấu tổ chức :
- Vụ Theo dõi xử lý các vụ án, vụ việc
- Vụ Pháp luật
- Vụ Cơ quan nội chính
- Vụ Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng
- Vụ Cải cách tư pháp
- Vụ Nghiên cứu tổng hợp
- Vụ Địa phương I (tại Hà Nội)
- Vụ Địa phương II (tại Đà Nẵng)
- Vụ Địa phương III (tại Thành phố Hồ Chí Minh)
- Vụ Tổ chức - Cán bộ
- Văn phòng
- Tạp chí Nội chính.
Biên chế:
- Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương thống nhất xác định biên chế của Ban Nội
chính Trung ương trên sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy đề án vị trí việc làm của
Ban Nội chính Trung ương; đồng thời thực hiện nghiêm nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ
Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Ngoài số biên chế theo quy định, Ban Nội chính Trung ương được thực hiện chế độ chuyên gia,
biệt phái, cộng tác viên; khi cần thiết, được mời một số cán bộ của các cơ quan liên quan phục vụ
công tác của Ban thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương vphòng, chống tham
nhũng, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương giao.
Ban nội chính tỉnh ủy
- Chức năng:
Ban Nội chính Tỉnh ủy cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh y mà trực tiếp, thường xuyên là
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng,
chống tham nhũng.
quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính đảng; quan Thường trực Ban Chỉ đạo
Cải cách tư pháp tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng phòng, chống tham nhũng của Tỉnh ủy.
5. Nhiệm vụ của nội chính tỉnh ủy:
5.1 Nghiên cứu, đề xut
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết
luận của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh y vcông tác nội chính, cải cách pháp và phòng, chống
tham nhũng. Cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội
chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng.
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch về công tác nội chính, cải cách
pháp phòng, chống tham nhũng, báo cáo Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh y xem xét, quyết
định.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ
trương về hoạt động và đánh giá công tác hàng năm của các cơ quan nội chính, hội luật gia, đoàn
luật sư... và một số cơ quan có liên quan trong lĩnh vực nội chính, tư pháp.
- Chủ trì hoặc phối hợp với cácquan có liên quan nghiên cứu, đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án theo quy định
của Đảng pháp luật của Nhà nước và các vấn đề đột xuất, nổi cộm, phức tạp liên quan đến an
ninh, trật tự trên địa bàn.
- Tiếp nhận xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo gửi đến Tỉnh y; kiến nghị với Ban Thường vụ,
Thường trực Tỉnh y xử những đơn, thư nội dung quan trọng; theo i, đôn đốc việc giải
quyết một số đơn, thư được Thường trực Tỉnh y giao. Chủ trì, phối hợp với các quan chức
năng tổ chức tiếp công dân theo quy định. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy giúp Thường
trực Tỉnh ủy tổ chức tiếp công dân.
- Thực hiện vic báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Nội chính Trung
ương theo quy định.
- Tham mưu nội dung kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết về công tác nội chính, cải cách
pháp và phòng, chống tham nhũng của Tỉnh ủy.
5.2. Hướng dn, kim tra, giám sát
- Phối hợp với y ban Kiểm tra Tỉnh y tham mưu, giúp Tỉnh y, Ban Thường vụ Tỉnh y y
dựng tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm về công tác nội
chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng.
- Chủ trì hoặc phối hợp với quan liên quan giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh y kiểm tra,
giám sát các cơ quan nội chính địa phương thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp
luật về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng.
- Chủ trì hoặc phối hợp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng
trực thuộc Tỉnh y thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác nội
chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát việc xlý một số
vụ việc, vụ án sự chỉ đạo xử lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và của cấp ủy, tổ chức đảng trực
thuộc Tỉnh ủy.
- Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính đảng cho cấp ủy, tổ chức
đảng và cán bộ làm công tác nội chính đảng của các cấp trong Đảng bộ tỉnh.
5.3. Thẩm định, thm tra
- Các đề án, n bản về công tác nội chính, cải cách tư pháp phòng, chống tham nhũng trước
khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.
- Tham gia ý kiến đối với các đề án, văn bản của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc
các đoàn thchính trị - hội trong toàn tỉnh về những nội dung liên quan đến lĩnh vực nội
chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, Thường trực Tỉnh ủy.
5.4. Phi hp
- Phối hợp với y ban Kiểm tra Tỉnh y tham mưu, giúp Tỉnh y, Ban Thường vụ Tỉnh y y
dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm thuộc lĩnh vực nội
chính, cải cách tư pháp, và phòng, chống tham nhũng.
- Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy về phân cấp quản lý cán bộ giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy,
biên chế thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của Ban Nội chính
Tỉnh ủy.
- Tham gia ý kiến với các cơ quan thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối
với một số chức danh tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ.
- Phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy, các cấp ủy, cơ quan có liên quan y
dựng quy chế phối hợp thực hiện công tác nội chính, cải cách pháp phòng, chống tham nhũng
trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành.
- Phối hợp với Văn phòng Tỉnh y tham mưu xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo gửi đến Thường trực
Tỉnh ủy; theo dõi, đôn đốc, báo cáo những vụ việc, đơn, thư theo yêu cầu của Thường trực Tỉnh
ủy; giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế làm
việc của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
5.5. Thc hin mt s nhim v khác
Tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh y tổ chức giao ban định k hàng
tháng với các quan nội chính tỉnh; đôn đốc, theo dõi, tổng hợp, báo cáo tiến độ giải quyết vụ
án, vụ việc thuộc diện Thường trực Tỉnh y theo dõi, chỉ đạo các nhiệm vkhác do Ban Thường
vụ, Thường trực Tỉnh ủy giao

Preview text:

Nội chính là gì? Chức năng và nhiệm vụ của ban nội chính?
1. Khái niệm về nội chính:
Nội chính là hoạt động điều hành có tính chất đối nội của quốc gia chủ yếu trên tất cả các lĩnh vực,
bao gồm: chính trị, hoạt động nhà nước, an ninh, quốc phòng, tư pháp, thanh tra. Hoạt động này
do các cơ quan nhà nước có chức năng bảo vệ pháp luật thực hiện như kiểm sát, công an, toà án,
tư pháp, thanh tra, hải quan.
2. Chức năng của Ban nội chính Trung Uơng
Ngày 02/01/2020, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký
Quyết định số 216-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Ban Nội chính
Trung ương thay thế Quyết định số 159-QĐ/TW ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Ban Nội chính Trung ương.
Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực
tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh
vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; đồng thời là cơ quan chuyên môn,
nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của ban nội chính Trung ương: 3.1 Nghiên cứu, tham mưu:
- Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu những quan điểm, chủ trương, định hướng của
Đảng về công tác xây dựng pháp luật, trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính,
phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
-Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu một số chủ trương, chính sách lớn về an ninh quốc
gia, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; phối hợp nghiên cứu, tham mưu về tổ chức và
hoạt động của các cơ quan nội chính (viện kiểm sát, toà án, tư pháp, thanh tra, công an, quân đội),
Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức có liên quan trong
lĩnh vực nội chính, tư pháp ở Trung ương.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tham mưu với Bộ Chính trị, Ban
Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp
Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính
sách, pháp luật trong lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; cho chủ
trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm theo quy định.
- Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng lý luận về công tác nội chính, phòng,
chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
3.2 Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát:
- Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng
và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực nội chính,
phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trong
việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính,
phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm tra, giám sát
việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở các cơ quan nội chính,
Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra,
giám sát việc xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương
về phòng, chống tham nhũng giao.
- Chủ trì hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy và đội
ngũ cán bộ làm công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp của các cấp ủy,
tổ chức đảng; tham gia về phương hướng, nhiệm vụ công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng
và cải cách tư pháp của các tỉnh ủy, thành ủy và các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác về kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham
nhũng và cải cách tư pháp theo quy định của Đảng. 3.3 Thẩm định
Thẩm định hoặc tham gia ý kiến đối với các đề án, các chủ trương thuộc lĩnh vực nội chính, phòng,
chống tham nhũng và cải cách tư pháp trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
3.4. Tham gia về công tác tổ chức, cán bộ:
- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của
ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan thẩm định, tham gia ý kiến về
công tác cán bộ đối với các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và các
chức danh khác theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương theo quy
định của Bộ Chính trị, Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
- Hợp tác quốc tế về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp theo chức
năng, nhiệm vụ và thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương giao.
3.5 Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Ban Nội chính Trung ương được quyền:
- Yêu cầu các cơ quan nội chính, tư pháp Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung
ương báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; yêu cầu các cấp
ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan làm việc, báo cáo, cung cấp thông
tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
- Tham dự các phiên họp của các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực
thuộc Trung ương có nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương.
4. Tổ chức bộ máy của ban nội chính Trung ương:
Lãnh đạo Ban: Ban Nội chính Trung ương có Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
Cơ cấu tổ chức :
- Vụ Theo dõi xử lý các vụ án, vụ việc - Vụ Pháp luật - Vụ Cơ quan nội chính
- Vụ Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng - Vụ Cải cách tư pháp
- Vụ Nghiên cứu tổng hợp
- Vụ Địa phương I (tại Hà Nội)
- Vụ Địa phương II (tại Đà Nẵng)
- Vụ Địa phương III (tại Thành phố Hồ Chí Minh)
- Vụ Tổ chức - Cán bộ - Văn phòng - Tạp chí Nội chính. Biên chế:
- Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương thống nhất xác định biên chế của Ban Nội
chính Trung ương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đề án vị trí việc làm của
Ban Nội chính Trung ương; đồng thời thực hiện nghiêm nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ
Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Ngoài số biên chế theo quy định, Ban Nội chính Trung ương được thực hiện chế độ chuyên gia,
biệt phái, cộng tác viên; khi cần thiết, được mời một số cán bộ của các cơ quan liên quan phục vụ
công tác của Ban và thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương giao.
Ban nội chính tỉnh ủy - Chức năng:
Ban Nội chính Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng.
Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính đảng; Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo
Cải cách tư pháp tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng phòng, chống tham nhũng của Tỉnh ủy.
5. Nhiệm vụ của nội chính tỉnh ủy:
5.1 Nghiên cứu, đề xuất
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết
luận của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống
tham nhũng. Cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội
chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng.
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch về công tác nội chính, cải cách
tư pháp và phòng, chống tham nhũng, báo cáo Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ
trương về hoạt động và đánh giá công tác hàng năm của các cơ quan nội chính, hội luật gia, đoàn
luật sư... và một số cơ quan có liên quan trong lĩnh vực nội chính, tư pháp.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án theo quy định
của Đảng và pháp luật của Nhà nước và các vấn đề đột xuất, nổi cộm, phức tạp liên quan đến an
ninh, trật tự trên địa bàn.
- Tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo gửi đến Tỉnh ủy; kiến nghị với Ban Thường vụ,
Thường trực Tỉnh ủy xử lý những đơn, thư có nội dung quan trọng; theo dõi, đôn đốc việc giải
quyết một số đơn, thư được Thường trực Tỉnh ủy giao. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức
năng tổ chức tiếp công dân theo quy định. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy giúp Thường
trực Tỉnh ủy tổ chức tiếp công dân.
- Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Nội chính Trung ương theo quy định.
- Tham mưu nội dung sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết về công tác nội chính, cải cách tư
pháp và phòng, chống tham nhũng của Tỉnh ủy.
5.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
- Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tham mưu, giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây
dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm về công tác nội
chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng.
- Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan liên quan giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm tra,
giám sát các cơ quan nội chính địa phương thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp
luật về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng.
- Chủ trì hoặc phối hợp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng
trực thuộc Tỉnh ủy thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác nội
chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát việc xử lý một số
vụ việc, vụ án có sự chỉ đạo xử lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và của cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy.
- Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính đảng cho cấp ủy, tổ chức
đảng và cán bộ làm công tác nội chính đảng của các cấp trong Đảng bộ tỉnh.
5.3. Thẩm định, thẩm tra
- Các đề án, văn bản về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng trước
khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.
- Tham gia ý kiến đối với các đề án, văn bản của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể chính trị - xã hội trong toàn tỉnh về những nội dung liên quan đến lĩnh vực nội
chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, Thường trực Tỉnh ủy. 5.4. Phối hợp
- Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tham mưu, giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây
dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm thuộc lĩnh vực nội
chính, cải cách tư pháp, và phòng, chống tham nhũng.
- Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy,
biên chế và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của Ban Nội chính Tỉnh ủy.
- Tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối
với một số chức danh tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ.
- Phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy, các cấp ủy, cơ quan có liên quan xây
dựng quy chế phối hợp thực hiện công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành.
- Phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy tham mưu xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo gửi đến Thường trực
Tỉnh ủy; theo dõi, đôn đốc, báo cáo những vụ việc, đơn, thư theo yêu cầu của Thường trực Tỉnh
ủy; giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế làm
việc của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
5.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác
Tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức giao ban định kỳ hàng
tháng với các cơ quan nội chính tỉnh; đôn đốc, theo dõi, tổng hợp, báo cáo tiến độ giải quyết vụ
án, vụ việc thuộc diện Thường trực Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo và các nhiệm vụ khác do Ban Thường
vụ, Thường trực Tỉnh ủy giao