Nội dung Biện chứng giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Nội dung Biện chứng giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (FC.001.03)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
19:57 3/8/24
Chủ đề 4 triết - triết
Chủ đề 4: Nội dung Biện chứng giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất.
Vận dụng mối quan hệ biện chứng này trong xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Nhóm 4: 1. Lê Vân Khanh : KDQT50B10263 2. Đặng Phương Linh : KDQT50B10277 3. Hoàng Nguyên Khang : KDQT50B10262 4. Đỗ Khánh Huyền : KDQT50B10260 5. Hồ Ngọc Khánh : KDQT50B10264 6. Nguyễn Khánh Linh : KDQT50B10278 7. Trần Ngọc Lan : KDQT50B10270 8. Lưu Tiểu Khánh : KDQT50B10265 9. Trần Tô Lam : KDQT50B30268 10.Trần Cát Thanh Huyền : KDQT50B40259 11.Đặng Ngọc Linh : KDQT50A30279 1 about:blank 1/17 19:57 3/8/24
Chủ đề 4 triết - triết MỤC LỤC
I: Phương thức sản xuất.........................................................................................................................................3
1. Lực lượng sản xuất...........................................................................................................................................3
2. Quan hệ sản xuất..............................................................................................................................................6
II. Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX..........................................................................7
1.Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX.....................................................................................................7
2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất................................................................8
3. Ý nghĩa của quy luật.......................................................................................................................................11
III: Kinh tế thị trường kết hợp với xã hội chủ nghĩa.........................................................................................12
1.Nền Kinh tế thị trường.....................................................................................................................................12
2.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa :............................................................................................12
IV: Phương hướng vận dụng...............................................................................................................................13
V.Một số giải pháp cụ thể để vận dụng tốt mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay:..................14
1.Phát triển lực lượng sản xuất...........................................................................................................................14
2.Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp................................................................................................................14
Để xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, cần tập trung vào các giải pháp sau:....................................................14
3.Một số giải pháp cụ thể cho từng giải pháp.....................................................................................................15 2 about:blank 2/17 19:57 3/8/24
Chủ đề 4 triết - triết
I: Phương thức sản xuất
- Khái niệm: Là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những
giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người
Ví dụ : Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thủy: hải quả, bắt
cá, săn bắn thú, đốt rừng để săn thú.
- Kết cấu: Sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với một trình độ nhất định và
quan hệ sản xuất tương ứng.
1. Lực lượng sản xuất
a. Khái niệm: Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản
xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của
giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
b. Cấu trúc: Lực lượng sản xuất bao gồm:
- Người lao động: là con người có tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng lao động, và năng
lực sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội. Người lao động là chủ
thể sáng tạo, đồng thời là chủ thể tiêu dùng của mọi của cải vật chất xã hội. Đây là
nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất.
Ví dụ: Con người đã sử dụng tri thức, kinh nghiệm và kĩ năng để chế tạo ra các công cụ
lao động: Từ thời kỳ đồ đá ,đến khoảng thiên niên kỷ IV TCN con người đã chế tác công
cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau, từ thiên niên kỷ I TCN là công cụ bằng sắt, tới
nay là các loại máy móc hiện đại để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
- Tư liệu sản xuất : là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất
- Tư liệu lao động: là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào đó
để tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản
phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người.
Công cụ lao động: là những phương tiện vật chất mà con người sử
dụng để tác động vào đối tượng lao động. Đây là yếu tố “trung gian”, 3 about:blank 3/17 19:57 3/8/24
Chủ đề 4 triết - triết
“truyền dẫn” giữa người lao động và đối tượng lao động. (máy móc, thiết bị,..)
Phương tiện lao động: là những yếu tổ vật chất của sản xuất, cùng với
công cụ lao động để tác động lên đối tượng lao động trong quá trình
sản xuất. (phương tiện di chuyển, luân chuyển sản phẩm,...)
- Đối tượng lao động: là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dùng tư
liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của con người.
Đối tượng nguyên nhiên vật tư có sẵn trong tự nhiên (gỗ, đất, đá, than đá,...)
Đối tượng đã chế biến, tự tạo (điện, xi măng, sắt, thép...)
c. Đặc trưng chủ yếu
- Đối với người lao động: Con người là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong Lực
lượng sản xuất, là nhân tố hàng đầu giữ vai trò quyết định. Bởi người lao động, là
nguồn gốc của mọi sáng tạo trong sản xuất vật chất, nguồn gốc của sự phát triển
vật chất trong sản xuất; sử dụng công cụ lao động và các tư liệu sản xuất chỉ là sản
phẩm lao động của con người. Đồng thời các giá trị và hiệu quả thực tế của các tư
liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ của người lao động.
- Đối với công cụ lao động: Công cụ lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất
của Lực lượng sản xuất.
- C. Mác: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra
cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất ra bằng cách nào, với những tư liệu lao động 4 about:blank 4/17 19:57 3/8/24
Chủ đề 4 triết - triết nào.”
Ví dụ: Người nông dân khi sản xuất lương thực dùng cày cuốc tác động vào
đất và gieo trồng. Trong quá trình gieo trồng, người nông dân tưới nước, sử
dụng phân bón giúp cây trồng phát triển. Sau một khoảng thời gian thì họ sẽ
thu hoạch để mang đi bán. => Người lao động là người nông dân, cày cuốc
là công cụ lao động, xe cộ và đường xá để người nông dân chở phân bón về
là phương tiện lao động, giống cây và đất là đối tượng lao động.
d. Sự phát triển của LLSX là phát triển cả tính chất và trình độ
- Tính chất: nói lên tính chất cá nhân, tính chất xã hội hóa trong việc sử dụng tư liệu sản xuất.
- Trình độ của lực lượng sản xuất: thể hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ
tổ chức lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất, trình độ kinh nghiệm, kĩ năng.
=> Trong thực tế, tính chất và trình độ lực lượng sản xuất là không tách rời nhau:
tính chất tư nhân thường gắn với trình độ sản xuất thấp: tính chất xã hội hóa
thường gắn với trình độ sản xuất cao 5 about:blank 5/17 19:57 3/8/24
Chủ đề 4 triết - triết
- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp: khoa học sản xuất ra hàng hóa đặc
biệt, của cải đặc biệt là các phát minh, những sáng chế.
VD: ở Nhật bản nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo , robot ra đời tham gia vào
các quá trình sản xuất, phục vụ trong các quán ăn giảm sai sót nâng cao chất lượng sản phẩm. 2. Quan hệ sản xuất a. Khái niệm:
- Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người
trong quá trình sản xuất vật chất
=> Đây chính là mối quan hệ vật chất quan trọng nhất (quan hệ kinh tế) b. Cấu trúc:
- Quan hệ sản xuất bao gồm 3 yếu tố:
Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất - là quan hệ giữa các tập đoàn người
trong việc chiếm hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội → Đây là quan hệ quy
định kinh tế địa vị xã hội của các tập đoàn người trong sản xuất
VD: Nhà máy ô tô có thể thuộc sở hữu của một công ty đa quốc gia, trong đó công ty là
chủ sở hữu của nhà máy, máy móc, nguyên liệu và linh kiện.
Quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất hoạt động với nhau - là quan hệ giữa các
tập đoàn người trong việc tổ chức sản xuất và phân công lao động.
VD: Có một hệ thống tổ chức và quản lý trong nhà máy, với các quản lý cấp cao, quản lý
dây chuyền sản xuất và quản lý công nhân. Các quản lý đảm bảo quá trình sản xuất diễn
ra hiệu quả và phù hợp với mục tiêu sản xuất.
c. Vai trò của quan hệ này:
- Quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất
- Đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất xã hội 6 about:blank 6/17 19:57 3/8/24
Chủ đề 4 triết - triết
Ví dụ: Trong một công ty Viettel, quan hệ giữa các nhân viên và quản lý có thể ảnh
hưởng đến cách quản lý và phân phối công việc -> nếu không tốt dẫn đến thiếu hiệu quả
trong công việc và ảnh hưởng đến sự phát triển công ty.
d. Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động
- là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc phân phối sản phẩm lao động xã hội,
thể hiển cách thức và quy mô của cải vật chất mà các tập đoàn người được hưởng
VD: Công ty sở hữu nhà máy ô tô sẽ quyết định về việc tiếp thị và phân phối ô tô sản
xuất ra thị trường. Nó có thể bán trực tiếp cho khách hàng hoặc thông qua đại lý ô tô.
Ví dụ: Hình thức phân phối thu nhập cho người lao động dựa vào số lượng và chất lượng
lao động mà mỗi người đã đóng góp cho xã hội
=> Các mặt trong quan hệ sản xuất có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại, chi phối, ảnh
hưởng lẫn nhau. Trong đó quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định
bản chất và tính chất của quan hệ sản xuất
- Quan hệ sản xuất hình thành một cách khách quan, là quan hệ đầu tiên, cơ bản chủ
yếu, quyết định mọi quan hệ xã hội
II. Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX
- Nội dung: LLSX và QHSX là hai mặt của một phương thức sản xuất, có tác động
biện chứng, trong đó LLSX quyết định QHSX, còn QHSX tác động trở lại LLSX.
Tương tác giữa LLSX và QHSX tạo thành quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
=> Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển của xã hội.
1.Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX
- LLSX là nội dung của phương thức sản xuất, vì vậy LLSX quyết định QHSX là
hình thức xã hội của nó.
- LLSX là yếu tố tác động nhất và cách mạng nhất ( ví dụ như sau nhiều năm học
hỏi, làm việc thì trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm được nâng cao hơn…); còn QHSX
là yếu tố tương đối ổn định, có khuynh hướng lạc hậu hơn sơ với sự phát triển của 7 about:blank 7/17 19:57 3/8/24
Chủ đề 4 triết - triết
LLSX ( bởi vì QHSX bị quy định bởi các quan hệ về TLSX, tổ chức và quản lý sản
xuất, phân phối sản phẩm; bị níu giữ bởi yêu cầu phải đảm bảo lợi ích của giai cấp
thống trị hiện đang nắm giữ quyền sở hữu TLSX)
- Nội dung của sự quyết định: LLSX quyết định sự ra đời của một QHSX mới,
quyết định nội dung và tính chất của QHSX.
- Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX được biểu hiện:
LLSX nào thì QHSX đó. QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX
LLSX thay đổi thì QHSX cũng phải thay đổi cho phù hợp. LLSX vận động phát
triển không ngừng sẽ mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối của QHSX. QHSX
từ chỗ là “hình thức phù hợp”, “tạo địa bàn” phát triển của LLSX trở thành
“xiềng xích” kìm hãm
sự phát triển của LLSX. Đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất
là phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với
trình độ lực lượng sản xuất đã phát triển.
Ví dụ: Tại thời kì nguyên thủy, trình độ con người còn thấp, công cụ lao động thô sơ,
năng suất sản xuất thấp. QHSX khi đó: công hữu về tư liệu sản xuất, quản lý công xã,
phân phối bình đẳng.
Ngày nay con người phát triển, công cụ lao động ngày càng tiên tiến, năng suất lao
động tăng cao => QHSX thay đổi: có thêm nhiều hình thức sở hữu TLSX, quản lý và
phân phối sản phẩm theo khả năng lao động của con người
2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
a. QHSX có thể tác động trở lại LLSX bởi:
- QHSX là hình thức xã hội của lực quá trình sản xuất, có tính độc lập tương đối
với lực lượng sản xuất và ổn định về bản chất. QHSX phù hợp với trình độ của
LLSX là yêu cầu khách quan của nền sản xuất. 8 about:blank 8/17 19:57 3/8/24
Chủ đề 4 triết - triết
- QHSX có thể quyết định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ người lao
động, tổ chức phân công lao động và sự ứng dụng khoa học, công nghệ nên sẽ tác động đến LLSX.
b. Biểu hiện sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đến lực lượng sản xuất:
- Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
thì nó sẽ thúc đẩy lượng sản xuất phát triển. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất
với lực lượng sản xuất là trạng thái trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát
triển” của lực lượng sản xuất và tạo “địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển.
- Trong một công ty, người quản lý có thể đưa ra được hình thức tổ chức phù hợp,
sản xuất phù hợp và đảm bảo lợi ích của người lao động thì sẽ kích thích người lao
động phát huy hết khả năng, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống và ổn định xã hội.
VD cụ thể : Trong một nhà máy may mặc, giám đốc ra thời gian làm việc 7 tiếng một
ngày, cuối năm thưởng tết, có bảo hiểm thì sẽ khiến công nhân chăm chỉ, phát huy khả
năng. Ngược lại, giám đốc bắt ép làm việc quá giờ, không có thưởng, chèn ép sẽ khiến
công nhân chán nản, từ bỏ => bỏ việc.
VD cụ thể: Trong quá khứ, quan hệ sản xuất trong các nhà máy thường dựa vào mô hình
quản lý tập trung, quản lý giữ vai trò chủ đạo và công nhân thực hiện theo hướng dẫn từ
quản lý và không được khuyến khích đề xuất ý kiến. Những năm gần đây, nhiều doanh
nghiệp đã chuyển đổi sang mô hình quản lý dựa trên nhóm. Các nhóm làm việc tự quản
lý và chịu trách nhiệm cho các quy trình sản xuất. Quan hệ sản xuất trong trường hợp
này được xây dựng trên sự hợp tác, tôn trọng và sự độc lập chịu trách nhiệm. → Sự thay
đổi này có ảnh hưởng lớn đến lực lượng sản xuất. Công nhân trong nhóm tự chủ hơn,
tăng cường tinh thần đồng đội, sáng tạo hơn. → Tăng cường hiệu suất làm việc và chất
lượng sản phẩm, giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với yêu cầu của thị trường. 9 about:blank 9/17 19:57 3/8/24
Chủ đề 4 triết - triết
- Ngược lại nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản
xuất lỗi thời, lạc hậu hay phát triển trước lực lượng sản xuất đều là không phù hợp.
Ví dụ: Mô hình quản trị của tập đoàn lớn để áp dụng cho doanh nhỏ ở VN nhưng nếu
nhân lực không đủ thì phản tác dụng
c. Sự vận động của mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX là đi từ sự thống nhất đến mâu
thuẫn và được giải quyết bằng sự mâu thuẫn mới, quá trình này lặp đi lặp lại, tạo ra
quá trình vận động và phát triển của PTSX.
d. Sự thống nhất này thể hiện ở chỗ QHSX phải phù hợp với LLSX rồi tới một lúc
nào đó LLSX phát triển vượt quá QHSX hiện có ( sự phù hợp bị phá vỡ, QHSX
kìm hãm LLSX), muốn không bị kìm hãm thì phải thay thế QHSX mới phù hợp
hơn để LLSX phát triển. Khi LLSX phát triển và thay đổi QHSX cũ thì đã thay thế PTSX.
- Con người giữ vai trò chủ thể nhận thức giải quyết mâu thuẫn, thiết lập sự phù hợp.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp: Mâu thuẫn LLSX và QHSX được biểu hiện về
mặt xã hội là mâu thuẫn giai cấp; được giải quyết thông qua đấu tranh giai cấp mà
đỉnh cao là cách mạng xã hội.
e. Là quy luật phổ bi tác ến
động trong tiến trình lịch sử nhân loại làm lịch sử xã hội
loài người là lịch sử kế tiếp nhau của phương thức sản xuất.
Ví dụ : Khi trình độ con người thấp, công cụ thô sơ, QHSX là công hữu về TLSX, làm có
bao nhiêu thì ăn hết bao nhiêu đó, chia đều hết cho mọi người là sự thống nhất giữa
LLSX và QHSX, tạo ra phương thức cộng sản nguyên thủy. Dần dần LLSX phát triển lên
trình độ mới, con người biết chế tạo đồ đồng sắt và tạo được nhiều của cải hơn. Từ đó,
dẫn đến sự bất bình đẳng về quản lý phân chia sản phẩm lao động dẫn đến sự phân chia
giai cấp. Từ sự bất bình đẳng phân chia giai cấp đó dẫn đến công sản nguyên thủy tan rã
và phương thức chiếm hữu nô lệ ra đời. 10 about:blank 10/17 19:57 3/8/24
Chủ đề 4 triết - triết 3. Ý nghĩa của quy luật a. Trong thực tiễn:
- Muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước
hết là phát triển lực lượng lao động và công cụ lao động
Ví dụ: Phát triển nông nghiệp thông minh ở Việt Nam .Từ 2020 đến nay, Việt Nam đã
đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp, nhằm tối đa hóa hiệu quả lực
lượng lao động và công cụ lao động. Sự kết hợp giữa lực lượng lao động trí thức và công
nghệ thông tin giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trong ngành nông nghiệp.
- Cụ thể: Công nghệ IoT (Internet of Things) là một trong những ứng dụng công
nghệ được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Nhờ vào các cảm biến kết nối với
Internet, người nông dân có thể theo dõi các thông số về độ ẩm, nhiệt độ, độ pH
của đất, ánh sáng, lượng nước…. trên cánh đồng một cách chính xác và nhanh
chóng. Từ đó đưa ra các quyết định trong sản xuất và quản lý nông trại một cách kịp thời.
- Muốn xóa bỏ mối quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phải căn
cứ từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Việc xóa bỏ mối quan hệ sản xuất
không được tùy tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí mà phải từ tất yếu kinh tế, yêu
cầu khách quan của quy luật kinh tế b. Trong nhận thức:
- Là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc giữa đổi mới tư duy kinh tế của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Trong cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm đến việc nhận thức và vận
dụng đúng đắn, sáng tạo quy luật này.
- Nền KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát là sự vận dụng quy
luật này trong phát triển kinh tế. 11 about:blank 11/17 19:57 3/8/24
Chủ đề 4 triết - triết
III: Kinh tế thị trường kết hợp với xã hội chủ nghĩa
1.Nền Kinh tế thị trường
- Là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu
cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng
và ổn định => (hiểu đơn giản) là một hình thức tổ chức các hoạt động kinh tế dựa
trên sự tương tác giữa các đại lý kinh tế độc lập.
Ví dụ: những nước theo hướng kinh tế thị trường, theo hướng xã hội chủ nghĩa -
Các đặc điểm của nền KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Quyền sở hữu cá nhân: Các chủ sở hữu cá nhân hoặc doanh nghiệp nắm trong tay
sự quyết định về sở hữu tài sản, vốn, tự do sử dụng và chuyển nhượng tài sản.
Cạnh tranh: Sự cạnh tranh khuyến khích việc cải thiện chất lượng, giảm giá cả và
tăng tính sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Quyết định dựa trên giá: Giá cả là yếu tố quan trọng quyết định sản xuất, tiêu thụ
và phân phối hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế thị trường, giá cả cũng được
xác định giữa cung và cầu trên thị trường.
Sự tự do kinh doanh: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh và khởi nghiệp
=> Kinh tế thị trường thúc đẩy vào tạo động lực cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ - Ví
dụ các nước đang áp dụng nền kinh tế thị trường: Mỹ, Singapore, Đức, Nhật,…
2.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : -
là tên gọi mà Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nó được mô tả là một nền kinh tế thị
trường nhiều thành phần, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo và có trách nhiệm
định hướng nền kinh tế, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội. -
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của thời kỳ Đổi Mới,
thay thế nền kinh tế kế hoạch (là nền kinh tế trong đó Chính phủ và Nhà nước
kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các
yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập) bằng nền kinh tế hỗn hợp (1 nền 12 about:blank 12/17 19:57 3/8/24
Chủ đề 4 triết - triết
kinh tế pha trộn những đặc điểm của các hệ thống kinh tế khác nhau – doanh
nghiệp tư nhân, quốc doanh kết hợp yếu tố tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa)
hoạt động theo cơ chế thị trường. -
Cụm từ "định hướng xã hội chủ nghĩa" mang ý nghĩa là Việt Nam chưa đạt đến
chủ nghĩa xã hội mà đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng cho một hệ thống xã
hội chủ nghĩa trong tương lai. - Đặc điểm
Là nền kinh tế hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước.
Ví dụ : VN là một nền kinh tế hỗn hợp vì trong trường hợp giá dầu, xăng gia tăng cao thì
nhà nước VN có sự tác động ngay lập tức đó chính là trợ giá hoặc khuyến khích người
dân sử dụng các phương tiện thay thế khác: xe đạp, đi bộ
Là nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các thành phần kinh tế,
trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Ví dụ: đa dạng hình thức sở hữu như : sở hữu cá nhân( ô tô, nhà cửa, ..) , sở hữu tập thể
( công ty, doanh nghiệp, cổ phần )
Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế,
đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua
hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
Là nền kinh tế thị trường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý, điều tiết vì mục tiêu "dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
IV: Phương hướng vận dụng -
Quá khứ: 1986 trước nền kinh tế đổi mới, nước ta thực hiện cơ chế quản lý kế
hoạch hóa theo kiểu bao cấp nên là hiệu quả tăng trưởng kinh tế không cao. Do 13 about:blank 13/17 19:57 3/8/24
Chủ đề 4 triết - triết
nước ta khi đó chưa nhận thức được hiện thực khách quan nên ko thừa nhận nền
kinh tế nhiều thành phần, coi cơ chế thị trường là thiết yếu, quá nhấn mạnh một
chiều cải tạo quan hệ sản xuất mà không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng
sản xuất; xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân một cách ồ ạt trong khi chính nó đang tạo
điều kiện cho lực lượng phát triển sản xuất. Điều này dẫn đến lực lượng sản xuất
không phát triển, kìm hãm tiến bộ khoa học công nghệ. Tình trạng trì trệ kéo dài,
đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. -
Hiện nay: “... Nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” trích trong cương lĩnh bổ sung phát triển năm 2011. -
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một trong
những quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển của lịch sử loài người. Trong
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay,
cần vận dụng tốt mối quan hệ này để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững,
đồng thời bảo đảm tính xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế.
V.Một số giải pháp cụ thể để vận dụng tốt mối quan hệ biện chứng giữa
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay:
1.Phát triển lực lượng sản xuất -
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. -
Hoàn thiện cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế vùng. -
Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.
2.Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp
Để xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, cần tập trung vào các giải pháp sau: -
Xây dựng thành phần kinh tế công hữu ngày càng lớn mạnh. 14 about:blank 14/17 19:57 3/8/24
Chủ đề 4 triết - triết -
Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế khác. -
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội. -
Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước.
3.Một số giải pháp cụ thể cho từng giải pháp
Phát triển lực lượng sản xuất
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao:
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển lực lượng sản xuất. Cần tập
trung vào các lĩnh vực khoa học - công nghệ mũi nhọn, có tác động lan tỏa, tạo ra
những bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: Cần tập
trung vào các lĩnh vực trọng điểm như nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp
sạch, nông nghiệp hữu cơ,... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Hoàn thiện cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế vùng: Cần rà soát, điều chỉnh cơ
cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế, phù hợp với điều
kiện thực tế của từng vùng miền.
Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực: Cần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Xây dựng thành phần kinh tế công hữu ngày càng lớn mạnh
Thành phần kinh tế công hữu là nền tảng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Cần tập trung phát triển thành phần kinh tế công hữu về quy mô, chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế khác 15 about:blank 15/17 19:57 3/8/24
Chủ đề 4 triết - triết
Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế này phát triển, góp phần thúc
đẩy kinh tế đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội
Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn, tạo
điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển.
Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cần tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong việc điều tiết, kiểm soát, định hướng
phát triển kinh tế - xã hội.
Vận dụng tốt mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một
yêu cầu quan trọng để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay. Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cấp, các ngành và toàn xã hội VÍ DỤ
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ.
+) Tập đoàn Sao Mai tỉnh An Giang đã dành khoảng 70 tỷ cho đổi mới công nghệ
trong hệ thống dây chuyền thiết bị chế biến dầu ăn cao cấp từ mỡ cá tra.
- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng
suất, hiệu quả và sức cạnh tranh.
+) Công ty TNHH chè Hoài Trung (Phú Thọ) áp dụng hệ thống quản lý ISO
22000 giúp công ty kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan
đến an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh chè. Việc áp dụng mô hình 16 about:blank 16/17 19:57 3/8/24
Chủ đề 4 triết - triết
tăng trưởng mới này giúp nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra sản phẩm chất
lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, tạo môi trường
hòa bình và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
+) Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tham gia phát biểu trong khuôn khổ Hội thảo bàn
tròn “Luật pháp quốc tế và trật tự trên biển” do Học viện Ngoại giao phối hợp với Học
viện Clingendael (Hà Lan) tổ chức.
+) Việt Nam đã ký kết và thực thi tốt các Hiệp định quản lý biên giới với Trung
Quốc; đã hoàn thành công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới với Lào; ký kết 2
văn kiện công nhận 84% thành quả phân giới cắm mốc với Campuchia.
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo
môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
+) Năm 2022, Việt Nam có mức GDP đạt 8,02%, thuộc nhóm nước có tăng trưởng
GDP cao nhất thế giới và được quốc tế đánh giá cao về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
- Phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
+) Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng gia đình
văn hóa được các địa phương quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện theo hướng gắn việc
thực hiện những nội dung này với phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới.
+) Sawaco thực hiện công trình “Sawaco – Nước sạch cho vùng biên giới” phục vụ
cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, các em học sinh tại vùng biên giới huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. 17 about:blank 17/17