-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên và ý nghĩa sự ra đời của Đảng?
CMT8 năm 1945 đã đạp tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc trong gần một thế ký, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ngót nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước của nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45650917 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI
1.Nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên và ý nghĩa sự ra đời của Đảng?
Nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:
1.Xác định mục tiêu chiến lược: “chủ trương làm CMTS dân quyền và Thổ địa CM để đi tới XHCS”
2. Xác định nhiệm vụ cụ thể trước mắt:
Chính trị: đánh đổ ĐQCN Pháp, PK để làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập
Xã hội: dân chúng đc tự do tổ chức, nam nữ bình quyền,phổ thông giáo dục theo công nông hoá. Kinh tế:
+ Tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của đế quốc giao cho chính phủ công nông binh quản lý
+ Tịch thu ruộng đất đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo
3.Xác định lực lượng CM: Phải đoàn kết CN ND - là LL chủ yếu, CN lãnh đạo; đoàn kết tất cả các
giai cấp, các LL tiến bộ, yêu nước để tập trung chống đế quốc và tay sai.
4.Xác định Phương pháp CM: bạo lực CM quần chúng
5.Xác định tinh thần đoàn kết quốc tế: tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ các dân tộc bị áp bức và
giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp
6.Xác định vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục
cho được đại bộ phận giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng:
-ĐCSVN ra đời là sự kết hợp của các yếu tố: Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư Tưởng HCM, Phong -trào
Công nhân và Phong trào yêu nước
-ĐCSVN ra đời cùng với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã chấm dứt sự khủng hoảng về
đường lối và lãnh đạo CM
-Chứng tỏ giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo CM Từ đây,
CMVN trở thành một bộ phận của CMTG
-Đảng ra đời tạo cơ sở cho những bước phát triển nhảy vọt của CMVN, là bước ngoặt vĩ
đại trong tiến trình CMVN → CMT8 Câu mở:
1.Vì sao nói ĐCSVN ra đời là một bước ngoặt lịch sử/ là nhân tố hàng đầu?
-Các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp trước khi có Đảng:
-Theo khuynh hướng phong kiến: → chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi bức thiết
+Cần Vương (1885-1896) do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng
+Cuối TK IX-đầu TK XX, phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.
-Theo khuynh hướng tư sản: đầu TK XX lOMoAR cPSD| 45650917
+Phan Bội Châu với xu hướng bạo động, phong trào tiêu biểu là Đông Du (1904)
+Phan Châu Trinh với xu hướng cải cách, phong trào tiêu biểu là Duy Tân -Các phong trào khác
Kết quả: đều thất bại
-3/02/1930: Đảng được thành lập dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc đã dẫn dắt nước ta đi
từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, tiêu biểu là: CMT8, kháng chiến chống Pháp-Mĩ, và sự nghiệp đổi mới.
2.Sáng tạo lực lượng cách mạng? 3.Giai cấp công nhân?
2.Tính chất, kinh nghiệm và ý nghĩa lịch sử của CMT8? Tính chất
-CMT8 năm 1945 là “một cuộc CM giải phóng dân tộc” mang tính dân chủ mới;
-CMT8 năm 1945 là cuộc CM giải phóng dân tộc điển hình, thể hiện:
+Tập trung hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu của CM là giải phóng dân tộc
+Lực lượng CM bao gồm toàn dân tộc
+Thành lập chính quyền nhà nước “của chung toàn dân tộc”
-CMT8 năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng còn mang đậm tính nhân văn. Kinh nghiệm
-Thứ nhất, về chỉ đạo chiến lược, phải giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải quyết đúng
đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất;
-Thứ hai, về xây dựng lực lượng: Trên cơ sở khối liên minh công nông, cần khơi dây tinh thần
dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi;
-Thứ ba, về phương pháp cách mạng: Nắm vững quan điểm bạo lực CM của quần chúng, kết
hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang;
-Thứ tư, về xây dựng Đảng: Phải xây dựng một Đảng CM tiên phong của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam, tuyệt đối trung thành với lợi ích giai cấp và dân tộc. Ý nghĩa lịch sử
-CMT8 năm 1945 đã đạp tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc trong gần một thế ký,
chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ngót nghìn năm, lập nên nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà, nhà nước của nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á;
-Với thắng lợi của CMT8, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ bước lên địa vị người chủ đất
nước, có quyền quyết định vận mệnh của mình; lOMoAR cPSD| 45650917
-Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một quốc gia độc lập có chủ quyền;
-Thắng lợi của CMT8 mở ra kỷ nguyên trong tiến tình lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do
và hướng tới chủ nghĩa xã hội; lOMoAR cPSD| 45650917
-Thắng lợi của CMT8 có sức cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tốc trên thế giới;
-CMT8 đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về CM giải phóng dân tộc Câu mở
2. Làm rõ CMT8 năm 1945 là cuộc CM giải phóng dân tộc điển hình
-CMT8 năm 1945 là cuộc CM giải phóng dân tộc điển hình, thể hiện:
+Tập trung hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu của CM là giải phóng dân tộc
+Lực lượng CM bao gồm toàn dân tộc
+Thành lập chính quyền nhà nước “của chung toàn dân tộc”
-CMT8 năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng còn mang đậm tính nhân văn.
3.Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của Đảng trong kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ? Ý nghĩa lịch sử
- Bảo vệ và phát triển tốt nhất các thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi to lớn, cóý nghĩa lịch sử
quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam
-Mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ
-Nó có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ ở các châu lục Á, Phi, Mỹ Latinh.
-Góp phần nâng cao vị thế, uy tín của VN trên trường quốc tế, để lại kinh nghiệmq uý báu cho CMVN Kinh nghiệm của Đảng
- Một là, đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn lịch sử củacuộc kháng chiến
ngay từ những ngày đầu.
-Hai là, kết hợp chặt chẽ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ cơ bản vừa
kháng chiến vừa kiến quốc, chống đế quốc và chống phong kiến.
- Ba là, ngày càng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, tổ chức điều hành cuộc kháng chiến phù
hợp với đặc thù của từng giai đoạn
-Bốn là, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích
- Năm là, coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lOMoAR cPSD| 45650917 Câu mở
1.Chú ý kinh nghiệm thứ 1
4.Ý nghĩa thắng lợi và những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Ý nghĩa thắng lợi
- Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam đã kết thúc 21 năm
chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh cách mạng, giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước.
- Mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc, kỷ nguyên cả nước hòa bình, thống nhất, cùng chung một
nhiệm vụ chiến lược, đi lên chủ nghĩa xã hội
- Mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình thế giới.
-Bốn là, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích
- Năm là, coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng Kinh nghiệm lãnh đạo
Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm huy động sức
mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ.
Hai là, tìm ra phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo, thực hiện khởi nghĩa toàn dân
và chiến tranh nhân dân, sử dụng phương pháp cách mạng tổng hợp.
Ba là, phải có công tác tổ chức chiến đấu giỏi của các cấp bộ Đảng và các cấp chi ủy quân
đội, thực hiện giành thắng lợi từng bước đến thắng lợi hoàn toàn.
Bốn là, hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng Câu mở:
1.Giương cao ngọn cờ ĐLDT và CNXH 2.Phương pháp cách mạng 5.Bỏ
6. ND2 Nội dung đường lối đổi mới toàn diện của đại hội VI (12-1986) ( Tập trung về ND đổi mới kinh tế) ***
- Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế
- Đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp chuyển
sang hạch toán, kinh doanh, kết hợp kế hoạch với thị trường lOMoAR cPSD| 45650917
-Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là:
+Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy;
+Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng ba chương
trình kinh tế lớn là lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Câu mở:
1.Phân tích 3 chương trình kinh tế lớn 1.
Chương trình phát triển lương thực: Chương trình này tập trungvào việc
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm lương thực nhằm đáp ứng nhu cầu
cung cấp cho dân số đông đảo của Việt Nam. Để thực hiện chương trình này, Đại
hội VI đã đưa ra các biện pháp như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ và quản
lý, đưa các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất lương thực, tăng cường đầu tư vào
khoa học và công nghệ, và tăng cường hợp tác giữa các địa phương để tối ưu
hóa sử dụng tài nguyên. 2.
Chương trình phát triển thực phẩm và hàng tiêu dùng: Chương trình này
tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư, nâng cao chất lượng
và cải thiện giá cả của sản phẩm. Để thực hiện chương trình này, Đại hội VI đã
đưa ra các biện pháp như tăng cường đầu tư vào các ngành sản xuất thực phẩm
và hàng tiêu dùng, nâng cao hiệu quả sản xuất và quản lý, đưa các giải pháp để
tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm và tăng cường quảng bá thương hiệu của sản phẩm. 3.
Chương trình phát triển xuất khẩu: Chương trình này tập trung vào việc
tăng cường xuất khẩu các sản phẩm đặc sản của Việt Nam nhằm thu hút được
nguồn vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao đời sống của dân cư. Để thực hiện
chương trình này, Đại hội VI đã đưa ra các biện pháp như tăng cường quảng bá
thương hiệu và tiếp cận thị trường quốc tế, đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các
doanh nghiệp xuất khẩu, đưa ra các giải pháp để tăng cường chất lượng sản
phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm.
7.ND5 Mô hình, mục tiêu, phương hướng, định hướng của cương lĩnh 2011 Mô hình( đặc trưng) ***
-Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; -do nhân dân làm chủ lOMoAR cPSD| 45650917
-có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;
-có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
-con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;
-các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển;
-có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do
Đảng Cộng sản lãnh đạo;
-có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới
Câu mở: Hãy phân tích quan điểm : “ nền VHVN tiên tiến- đậm đà bản sắc dân tộc”
-Định nghĩa: giải thích nền vh tiên tiến là gì? -
Tiên tiến là phải yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi của nó là độc lập dân tộc và CNXH -
Nền vh đậm đà bản sắc dân tộc, nền vh ấy khi xây dựng phải mang đậm những
giá trị truyền thống, vh tốt đẹp của dtoc
-Để xd nền vh tiên tiến đậm đà bsac dân tộc chúng ta cần tiếp thu có chọn lọc nền vh hóa
tiên tiến của nước ngoài sao cho phù hợp với thực tiễn của VN, chúng ta cần loại bỏ
những hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu đây là rào cản việc xd 1 nền vh VN tiên tiến Phương hướng ***
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức,
bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao
đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Năm là,
thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường
và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. lOMoAR cPSD| 45650917
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Câu mở: Hãy phân tích quan điểm “ CNH HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ MT”
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt
Nam. Công nghiệp hóa giúp tăng cường sản xuất và nâng cao năng suất lao động, đồng thời
tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Hiện đại hóa giúp tăng cường sự đổi mới, nâng cao
chất lượng sản phẩm và cải thiện quy trình sản xuất, từ đó nâng cao năng suất và cạnh tranh
của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, công nghiệp hóa và hiện đại hóa không thể đạt được nếu không kết hợp với phát
triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế tri thức là quan trọng để nâng cao
chất lượng lao động và tăng cường khả năng đổi mới sản xuất. Bảo vệ môi trường là yếu tố
quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế và giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Để thực hiện quan điểm này, Việt Nam cần đưa ra các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy
công nghiệp hóa và hiện đại hóa kết hợp với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường.
Cần tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đưa ra các chính sách ưu đãi cho các
doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đồng thời tăng cường giáo dục và
đào tạo để nâng cao trình độ lao động. Ngoài ra, cần đưa ra các chính sách và giải pháp để
bảo vệ môi trường, như tăng cường giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường, đồng thời
khuyến khích sử dụng các công nghệ mới và sạch để sản xuất. Định hướng Kinh tế: *
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành
phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế,
bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế
nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc
dân; kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài được khuyến khích phát triển
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn
với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý,
hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Coi
trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các
ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công
nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm
phát triển hài hoà giữa các vùng, miền. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ
động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Văn hoá lOMoAR cPSD| 45650917
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong
đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ, trở thành nền tảng tinh thần
vững chắc. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. ANQP
Mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ
nghĩa, giữ vững hoà bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội;
chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù
địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Phát triển đường lối, nghệ thuật quân sự
chiến tranh nhân dân và lý luận, khoa học an ninh nhân dân. Chủ động, tăng cường hợp tác
quốc tế về quốc phòng, an ninh. Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của
Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội, Công an nhân dân và sự
nghiệp quốc phòng, an ninh. ĐN *
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của
đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn,
đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. 8.
*ND3: Công nghiệp hoá của đại hội VIII ***
Một là, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới.
Hai là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; lấy đổi mới kinh tế
làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
Ba là, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi
với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh của cả dân tộc.
Năm là, mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế
giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại. lOMoAR cPSD| 45650917
Sáu là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Câu mở: 3,4 1,2
1. Hãy phân tích quan điểm:” giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng QHQT- đa phương hoá- đa dạng hoá”
Việc giữ vững độc lập và tự chủ là yếu tố quan trọng để bảo vệ chủ quyền, lợi ích và sự phát
triển của quốc gia. Mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hoá và đa dạng hoá giúp Việt Nam
tăng cường quan hệ với các đối tác quốc tế, từ đó thu hút đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu
và tăng cường cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đồng thời, mở rộng quan hệ quốc tế cũng
giúp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm và áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất và quản lý kinh tế.
Tuy nhiên, để thực hiện quan điểm này, Việt Nam cần phải giữ vững độc lập và tự chủ trong
quan hệ quốc tế, đồng thời tăng cường năng lực đàm phán và đưa ra các chính sách phù hợp
để bảo vệ lợi ích quốc gia. Đa phương hoá và đa dạng hoá cũng cần được thực hiện một cách
hợp lý và cân bằng, tránh tình trạng phụ thuộc một số đối tác quốc tế và đảm bảo sự đa dạng
về thị trường và nguồn cung ứng.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đưa ra các chính sách và biện pháp nhằm tăng cường năng lực sản
xuất và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng thời tăng cường giáo dục và đào tạo để nâng
cao trình độ lao động và đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.
2.Hãy phân tích quan điểm: “ CNH-HĐH gắn với hội nhập”
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa được xem là yếu tố quan trọng và cần thiết để phát triển kinh
tế của Việt Nam. Công nghiệp hóa giúp tăng cường sản xuất và nâng cao năng suất lao động,
đồng thời tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Hiện đại hóa giúp tăng cường sự đổi mới,
nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện quy trình sản xuất, từ đó nâng cao năng suất và
cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu này, Việt Nam cần phải hội nhập vào thị trường quốc tế
và tận dụng lợi thế của quá trình hội nhập để thu hút đầu tư và kỹ thuật mới, từ đó tăng cường
công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Hội nhập quốc tế cũng giúp mở rộng thị trường xuất khẩu cho
các sản phẩm của Việt Nam, giúp nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và tăng cường cạnh
tranh trên thị trường quốc tế.
Để thực hiện quan điểm này, Việt Nam cần đưa ra các chính sách và biện pháp nhằm tăng
cường công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đồng thời tận dụng lợi thế của quá trình hội nhập để
thu hút đầu tư và kỹ thuật mới. Ngoài ra, cần tăng cường giáo dục và đào tạo để nâng cao trình
độ lao động và đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập. Đồng thời, cần đưa ra các chính sách
và giải pháp nhằm tăng cường quản lý môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
3. Làm rõ nội dung: “ KT nhà nước đóng vai trò là chủ đạo” lOMoAR cPSD| 45650917
Vai trò của kinh tế nhà nước là đóng vai trò quản lý và điều hành các ngành kinh tế chủ yếu
nhưng không hoàn toàn chi phối toàn bộ nền kinh tế. Trong quan điểm này, kinh tế nhà nước
được coi là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền
kinh tế. Kinh tế nhà nước sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện
đại hóa nền kinh tế Việt Nam bằng cách thúc đẩy đầu tư vào các ngành công nghiệp, xây dựng
cơ sở hạ tầng và thúc đẩy đổi mới công nghệ.
Tuy nhiên, quan điểm này cũng nhấn mạnh rằng kinh tế nhà nước không phải là yếu tố duy nhất
quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Các yếu tố khác như tư nhân, ngoại đầu tư, tiêu dùng
và xuất khẩu cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Do đó, việc
đưa ra các chính sách và biện pháp để tăng cường sự hợp tác giữa kinh tế nhà nước và các yếu
tố khác là rất cần thiết.
4. Hãy phân tích quan điểm: “ Lấy việc phát triển nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho
sự phát triển nhanh, bền vững”
Theo quan điểm này, con người được coi là yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế
và xã hội. Việc đầu tư vào việc phát triển nguồn lực con người sẽ giúp nâng cao trình độ, kỹ
năng và năng lực lao động, từ đó đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Việc phát triển nguồn lực con người cần được thực hiện thông qua việc đầu tư vào giáo dục,
đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, cần tập trung vào việc nâng cao trình độ, kỹ năng và
năng lực của người lao động trong các ngành công nghiệp, từ đó đáp ứng yêu cầu của quá trình
công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế.
Việc phát triển nguồn lực con người cũng cần phải được kết hợp với việc xây dựng một môi
trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi, để thu hút các nhà đầu tư, đồng thời tạo ra việc làm và
cải thiện mức sống cho người dân.
Tóm lại, quan điểm "lấy việc phát triển nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh, bền vững" là một quan điểm quan trọng, định hướng cho sự phát triển kinh tế và xã hội
của Việt Nam trong thời kì hiện nay. Việc thực hiện quan điểm này sẽ giúp nâng cao trình độ, kỹ
năng và năng lực của người lao động, từ đó đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh trên
thị trường quốc tế. *ND4: ĐH IX ***
Đảng, Nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa; coi đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên
chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; có nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức phân phối, chủ yếu phân phối theo kết quả lao động
và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản
xuất, kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. lOMoAR cPSD| 45650917 Chú ý KTNN
*ND6 Quan điểm về chiến lược phát triển bền vững KT biển VN của HNTW 8 khoá XII*** -
Thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc -
Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn,
cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
-Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh
vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng,
an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc
tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển -
Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là
quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và mọi người dân Việt Nam. Trung ương đã
xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 và năm 204, một số chủ trương lớn
và khâu đột phá, các giải pháp để thực hiện Chiến lược biển tiếp tục phát triển phát triển bền
vững kinh tế biển Việt Nam trong nhiều năm tới Câu mở: Vai trò của biển + Liên quan đến biển
-Nêu thuận lợi biển VN: +đường bờ biển dài, có nhiều bãi tắm, vụng vịnh đẹp-> khai thác phát triển du lịch
+Dưới biển có nhiều hải sản, tài nguyên khoáng sản
+Trong lòng có nhiều đường hàng hải quốc tế-> vươn ra thế giới
=>Làm giàu: biết khai thác, phát huy
Biển đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Dưới đây là
một số vai trò quan trọng của biển ở Việt Nam: 1.
Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp: Biển là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng
cho các ngành công nghiệp như thủy sản, dầu khí, điện, vận tải biển, du lịch biển và các ngành
sản xuất đồ gia dụng từ các loại hải sản. 2.
Cung cấp lương thực: Biển cũng cung cấp nguồn lương thực quan trọng cho người dân
Việt Nam, bao gồm các loại hải sản như cá, tôm, cua, ghẹ, sò, hàu và các loại rong biển. Ngoài
ra, biển cũng là nguồn cung cấp muối, mực và các loại gia vị khác. 3.
Thúc đẩy du lịch: Việt Nam có nhiều vùng biển đẹp và phong phú về động thực vật và
văn hóa. Do đó, biển cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành du lịch, tạo ra thu
nhập cho người dân trong những vùng biển và góp phần phát triển kinh tế của địa phương. lOMoAR cPSD| 45650917 4.
An ninh quốc phòng: Biển đóng vai trò quan trọng trong an ninh quốc phòng của đất
nước, đặc biệt là trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo an ninh trên biển. 5.
Chống biến đổi khí hậu: Biển có vai trò quan trọng trong việc ổn định khí hậu và hấp thụ
carbon dioxide từ khí quyển, giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống của con người.
Với các vai trò quan trọng như vậy, biển đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế
và xã hội của Việt Nam. Do đó, việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên biển là một trong
những ưu tiên quan trọng của chính phủ Việt Nam. lOMoAR cPSD| 45650917