Nội dung của quan điểm lịch sử - cụ thể
Nội dung của quan điểm lịch sử - cụ thể học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36517948
Nội dung của quan điểm lịch sử - cụ thể
– Cơ sở khách quan của quan điểm lịch sử - cụ thể:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình thành
quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn tại, vận động và phát triển
trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định, điều kiện không gian và thời gian có
ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của sự vật. Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong
những điều kiện về không gian và thời gian khác nhau thì sẽ khiến tính chất, đặc điểm của nó
khác nhau, thậm trí có thể làm thay đổi hoàn toàn tính chất của sự vật đó.
– Yêu cầu của quan điểm lịch sử - cụ thể:
Thứ nhất: Khi phân tích sự vật, hiện tượng thì phải đặt nó trong bối cảnh không gian và
thời gian cụ thể của nó, phân tích xem những điều kiện không gian ấy có tác động ảnh hưởng
như thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Thứ hai: Khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó cần phải phân tích
nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận đó. Nhờ vậy, đánh giá đúng được giá trị và
hạn chế của lý luận đó.
Thứ ba: Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều kiện cụ thể
của nơi được vận dụng.
Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể để lý giải một vấn đề của thực tiễn
Ví dụ 1: Ngay khi ra đời, Đảng ta đã xác định con đường phát triển của dân tộc
là quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Vì sao chúng ta lựa chọn con đường đi lên XHCN, bỏ qua TBCN? Có thể thấy những
nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cũng đã từng lựa chọn con đường cách
mạng tư sản để đấu tranh nhưng không thành công. Điều đó cho thấy con đường đấu tranh bằng
cách mạng tư sản không phù hợp với thực trạng nước ta bấy giờ.
Đến với con đường đấu tranh của HCM, Người đã chọn hình thức đấu tranh vô sản, do giai
cấp công nhân, nông dân lãnh đạo, và đã giành được thắng lợi thể hiện ở CMT8 thành công,
miền Bắc đi lên xây dựng XHCN, cuộc cách mạng này chứng minh sự lựa chọn của Đảng và
nhân dân ta là đúng đắn, phù hợp với thực tế VN. Đồng thời, theo lý luận của khoa học của
Lê Nin thì: a) CNXH có thể diễn ra ở các nước thuộc địa. b)
Giữa 2 giai đọan của chế độ CNXH không có vách ngăn phù hợp, vì vậy miền Bắc đi lênCNXH trước miền Nam. c)
“Quá độ bỏ qua” chế độ TBCN trong thời đại hịên nay chỉ là sự vận dụng đúng lịch sử
củanhân lọai đã có như Nga, Đức, Pháp, Mỹ... từ chế độ nô lệ bỏ qua chế độ phong kiến lên TBCN
Tóm lại, có thể trả lời câu hỏi: “Vì sao Việt Nam đi lên CNXH bỏ qua TBCN?” qua các lý do sau:
-Phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân
-Phù hợp với hiện thực Việt Nam
-Phù hợp với cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
Ví dụ 2: Đại dịch COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, gây nên tổn thất lớn về kinh
tế, sức khoẻ, tính mạng của người dân các quốc gia trên thế giới. Để đối phó với đại dịch chưa
có trong tiền lệ, các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam vừa làm, vừa rút kinh nghiệm và
liên tục điều chỉnh các chính sách, chiến lược cho phù hợp. Nhà nước cũng đã đưa ra những
chính sách phù hợp, linh hoạt, mạnh mẽ theo hướng đổi mới, sáng tạo vận dụng theo quan
điểm lịch sử - cụ thể như kim chỉ nam để phù hợp với từng thời điểm diễn ra trên thực tế.
Tùy từng thời điểm, từng nơi để tập trung cho phát triển kinh tế hoặc chống dịch: các địa phương
phải chủ động, linh hoạt áp dụng các giải pháp để thực hiện cho được mục tiêu kép. Tùy tình
hình trong từng thời điểm, từng nơi để dành ưu tiên, tập trung cho nhiệm vụ phát triển kinh tế lOMoARc PSD|36517948
hoặc nhiệm vụ chống dịch, có những nơi phải thực hiện đồng bộ, đồng thời các giải pháp cho cả hai nhiệm vụ này.