-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nội dung của quy luật phủ định của phủ định - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Khánh Hòa
Nội dung của quy luật phủ định của phủ định - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác 48 tài liệu
Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Nội dung của quy luật phủ định của phủ định - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Khánh Hòa
Nội dung của quy luật phủ định của phủ định - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác 48 tài liệu
Trường: Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nội dung của quy luật phủ định của phủ định:
Thế giới vật chất vận động và phát triển diễn ra thông qua quá trình phủ định
biện chứng vô tận. Sự phát triển của các sự vật diễn ra qua nhiều lần phủ
định, tạo ra một khuynh hướng đi từ thấp đến cao có tính chu kỳ. Tính chu kỳ
của sự phủ định biện chứng biểu hiện ở chỗ thông qua một số lần phủ định,
cái mới xuất hiện dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Thí dụ:
hạt lúa (khẳng định), cây lúa (phủ định), bông lúa (phủ định của phủ định).
Qua sự phủ định lần 1, sự vật chuyển thành mặt đối lập với chính mình (cây
lúa phủ định hạt lúa).
Qua sự phủ định lần 2, sự vật mới này lại chuyển thành mặt đối lập với nó và
dường như trở lại dạng ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn (bông lúa phủ định cây lúa).
Như vậy, kết quả của sự phủ định của phủ định là cái tổng hợp tất cả những
yếu tố tích cực đã được phát triển từ trước, trong cái khẳng định ban đầu và
cái phủ định lần 1. Đó là sự “lọc bỏ” biện chứng những giai đoạn đã qua để
dạt đến cái mới về chất cao hơn (quá trình lọc bỏ biện chứng).
Ở thí dụ trên, qua hai lần phủ định, sự vật trải qua một chu kỳ phát triển. Rõ
ràng, ở sự vật đơn giản, ít ra cũng phải thông qua hai lần phủ định mới có
được sự phát triển; ở các sự vật phức tạp, số lần phủ định có thể nhiều hơn.
Sự phủ định của phủ định là sự kết thúc của một chu kỳ phát triển, đồng thời
lại là điểm xuất phát của một chu kỳ mới và cứ như thế tiếp tục mãi mãi, tạo
nên hình thái “xoáy trôn ốc” của sự phát triển.