Nội dung: Đạo đức khoa học là gì ? | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Nội dung: Đạo đức khoa học là gì ? | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NỘI DUNG: ĐẠO ĐỨC KHOA HỌC LÀ GÌ
1. Đạo đức khoa học là gì? -
Khái niệm: Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ
đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội -
Đạo đức khoa học là đạo đức trong lĩnh vực khoa học, ở đó lĩnh vực khoa học
bao gồm các lĩnh vực chuyên biệt (thí nghiệm, xét nghiệm, giảng dạy và huấn
luyện, phân tích dữ liệu, quản lí dữ liệu, chia sẻ dữ liệu, xuất bản ấn phẩm, trình
bày công trình nghiên cứu trước công chúng, và quản lí tài chính) -
Trong thời đại bây giờ hoạt động trong lĩnh vực khoa học đã trở thành nghề
nghiệp => Đạo đức khoa học gắn liền với đạo đức nghề nghiệp
Nghề nghiệp là hoạt động lao động trong một lĩnh vực cụ thể mà trong
đó, nhờ được đào tạo, con người có được những trithức, những kỹ năng
để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được
những nhu cầu của xã hội. - Đạo đức nghề nghiệp
Là một nhánh trong hệ thống đạo đức xã hội
Là một loại đạo đức đã được thực tiễn hoá
Là kim chỉ nang cho việc hành nghề
Không phải là luật pháp
2. Những nguyên tắc cơ bản
1. Trung thực và khách quan trong khoa học o
Khoa học là những thứ có thể thấy, nghe, sờ, chứ không dựa vào kinh nghiệm, suy luận o
Nguyên tắc này được xem là một cột trụ cơ bản nhất trong các nguyên
tắc về đạo đức khoa học. Theo nguyên tắc này, nhà khoa học phải tuyệt
đối thành thật với những gì mình quan sát hay nhận xét không được
gian lận trong nghiên cứu, không giả tạo dữ liệu, không thay đổi dữ liệu,
và không lừa gạt đồng nghiệp.
=> Khoa học đặt sự thật khách quan lên trên hết và trước hết
2. Cẩn trọng trong phân tích kết quả o
Nhà khoa học phải phấn đấu hết mình để tránh các nhầm lẫn và sai sót
trong các hoạt động khoa học
=>Nhà khoa học phải báo cáo đầy đủ chi tiết những kết quả mà họ đạt được để các
nhà khoa học khác có thể thẩm định hay xác nhận (nếu cần thiết)
3. Phân tích và giải thích các kết quả một cách độc lập o
Nhà khoa học phải phân tích và giải thích các kết quả một cách độc lập
dựa trên dữ liệu và không dựa trên ảnh hưởng của các nguồn bên ngoài 4. Cởi mở và công khai o
Nghiên cứu khoa học mang tính tương tác rất cao, do đó thường tùy thuộc lẫn nhau o
Nhà khoa học có trách nhiệm chia sẻ dữ liệu, kết quả và phương pháp
nghiên cứu, lí thuyết, thiết bị, v.v… với đồng nghiệp, đặc biệt chia sẻ
công khai phương pháp, số liệu và diễn giải thông qua việc công bố và trình bày
5. Xác nhận đầy đủ kết quả và trích dẫn chính xác nguồn thông tin dữ liệu và ý tưởng
Nhà khoa học có tư đứng tên tác giả nếu hội tụ đủ tất cả ba tiêu chuẩn o
Một là đã có đóng góp quan trọng trong việc hình thành ý tưởng và
phương pháp nghiên cứu, hay thu thập dữ kiện, hay phân tích và diễn dịch dữ kiện o
Hai là đã soạn thảo bài báo hay kiểm tra nội dung tri thức của bài báo một cách nghiêm túc o
Ba là phê chuẩn bản thảo sau cùng để gửi cho tập san
6. Có trọng trách đạo đức đối với xã hội o
Phần lớn hoạt động khoa học là do tài trợ của người dân; do đó, nhà
khoa học phải có nghĩa vụ công bố những gì mình đạt được cho công chúng biết. o
Tất cả cơ sở vật chất sử dụng cho nghiên cứu là tài sản chung ủa xã hội
=> Cần phải sử dụng sao cho đem lại lợi ích nhiều nhất cho xã hội
3. Liên hệ với học sinh, sinh viên
*Học sinh, sinh viên cần phải
1) Khi sinh viên lấy nội dung nào từ trên Internet mà không phải của mình thì
cần phải ghi rõ nguồn, tác giả
2) Trung thực trong công việc
3) Báo cáo, thực hiện đầy đủ mọi công việc được giao
4) Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, hành động phải đi đôi với lời nói
5) Tự chủ trong việc rèn luyện và học tập
6) Tích cực tuyên truyền, làm cho nhiều người xung quanh mình có nhận thức
đúng đắn, đầy đủ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của đạo đức khoa học
7) Sẵn sàng xung phong, cống hiến, không đùn đẩy nhiệm vụ cho nhau
8) Không đổ thừa cho hoàn cảnh hay người khác, sẵn sàng nhận lỗi hay hậu quả do mình gây ra
9) Tôn trọng, tuyên dương các tấm gương điển hình cho việc đảm bảo đạo đức khoa học
*Một số lỗi thường mắc phai của học sinh, sinh viên
1) Giả tạo, thay đổi dữ liệu trong các bài thuyết trình nghiên cứu
2) Không xác nhận đầy đủ kết quả và trích dẫn chuẩn xác nguồn
thông tin, dữ liệu và ý tưởng nhà khoa học khi sử dụng dữ liệu
này cho bài tập, dự án nghiên cứu của mình.
3) Thường sử dụng các kết quả phân tích từ nguồn ngoài chobanr bản
cáo chứ không phân tích và giải thích các kết quả một cách độc lập
dựa trên dữ liệu và không dựa trên ảnh hưởng của các nguồn bên ngoài
4) Thay đổi về số liệu, dữ liệu thu thập được và không chú thích rõ
ràng (như ghi rõ ngày tháng sửa, ai là người chịu trách nhiệm, và tại sao thay đổi).