Nội dung lý thuyết môn học Bao bì và thương hiệu hàng hóa nội dung về Bao bì
Nội dung lý thuyết môn học Bao bì và thương hiệu hàng hóa nội dung về Bao bì
Môn: Bao bì và Thương hiệu hàng hóa (TMKT1129)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 38841209 1.Bao Bì
1.1 Định nghĩa: Bao bì hàng hóa là loại sản phẩm công nghiệp để chứa đựng sản phẩm
khác tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản, sử dụng các sản phẩm mà nó chứa đựng. 1.2 Chức năng bao bì:
* Chức năng chứa đựng:
Giữ gìn số lượng, chất lượng hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và
xếp dỡ, bảo quản hàng hóa.
Hầu hết các sản phẩm khi sản xuất ra đều phải có bao bì, bao gói nhằm chứa đựng để quá
trình vận chuyển, lưu thông từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng một cách thật dễ dàng và
thuận lợi. Đồng thời, đảm bảo thực phẩm được chứa bên trong không thay đổi về khối lượng hay thể tích.
Chức năng chứa đựng, bảo quản và bảo vệ hàng hóa trong quá trình lưu thông đã xuất
hiện từ thời cổ đại. Với những chất liệu đơn giản từ da thú với hình dáng đơn sơ của bao
bì như các loại lá cây, vỏ cây, đồ gốm,… bao bì đã thể hiện được chức năng cơ bản này
và đã giúp cho con người chứa đựng vận chuyển những sản phẩm của họ kiếm được và
sản xuất ra từ nơi này đến nơi khác.
Ngoài ra, bao bì còn giữ gìn giá trị sử dụng của sản phẩm, bảo vệ cho hàng hoá chống lại
các tác động có hại của môi trường và các tác động khác trong thời gian lưu kho chuyên
chở, bốc xếp và cả trong khâu tiêu dùng. Cùng với đó, bao bì giữ gìn cho hàng hoá khỏi
bị hao hụt, mất mát về số lượng, chất lượng trong quá trình bảo quản, phân phối, lưu
thông và cả mất mát do con người gây ra.
Không những vậy, bao bì còn giúp bảo quản sản phẩm, ngăn cản sự tác động của các yếu
tố khí hậu thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm) các vật gặm nhấm, nấm mốc, các yếu tố cơ học làm
ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng, giá trị sử dụng của hàng hoá mà bao bì chứa đựng. lOMoARcPSD| 38841209
Có thể nói, bao bì bảo vệ sản phẩm hàng hoá trên cả bốn mặt: Cơ học, khí hậu, sinh vật
học và hoá học, đảm bảo an toàn cho hàng hoá trong suốt quá trình lưu thông và ngay cả trong khâu sử dụng. # Yêu cầu với bao bì:
+ Vật liệu Sx ra bao bì không có phản ứng cơ lí hóa, không là môi trường lây lan côn trùng cho hàng hóa
+ Kết cấu bền vững, chịu được sức nén của hàng hóa
+ chịu được tac động cơ học trong khi vận chuyển, xếp dỡ
+ thuận tiện khi xếp hàng: tháo, lắp, đóng, mở hàng ** Chức năng thông tin
Ý nghĩa: nhận biết hàng hóa, thông tin thương mại, hướng dẫn sử dụng...
Người tiêu dùng thông qua sự thể hiện bên ngoài của bao bì như hình dáng bao gói, các
phương pháp in ấn, trang trí nhãn hiệu để nhận biết, phân biệt sản phẩm này với sản
phẩm khác; sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác giúp
cho khách hàng dễ dàng lựa chọn đúng sản phẩm mà họ yêu cầu.
Bao bì chứa đựng thực phẩm cũng thực hiện nhiệm vụ truyền tải thông tin của nhà sản
xuất đến tay người tiêu dùng, nói lên giá trị của sản phẩm về mặt dinh dưỡng, trạng thái,
cấu trúc, mùi vị, nguồn nguyên liệu, nhà sản xuất, quốc gia chế biến ra sản phẩm
Mỗi bao bì sẽ có một thiết kế riêng để làm nổi bật sản phẩm của doanh nghiệp, tạo ra sự
khác biệt giữa các sản phẩm. Màu sắc và các hình thức trang trí của bao bì là yếu tố quyết
định đầu tiên với người mua. Những thông tin trên bao bì ngoài các thông tin cần thiết để
nhận biết sản phẩm còn có các thông tin thể hiện về mặt luật lệ, các thông tin cho người sử dụng sản phẩm.
Chẳng hạn các thông tin hướng dẫn về điều kiện lưu kho, hướng dẫn lắp đặt, vận chuyển,
sử dụng, thời hạn sử dụng tốt nhất của sản phẩm; số, mã hiệu của kiện hàng, các điều kiện lOMoARcPSD| 38841209
phòng ngừa (tránh nắng, mưa, dễ vỡ…); các thông tin về số lượng, chất lượng giúp cho
khách hàng lượng hoá được lợi ích của mình khi quyết định mua hàng.
# yêu cầu: lựa chọn bao bì phù hợp, chứa đựng thông tin dễ nhớ, dễ hiwwur, chấp hành
các quy ddingj về ghi thông tin trên bao bì.
*** Chức năng xúc tiến thương mại:
Ý nghĩa: + thúc đẩy quá trình mua hàng
+ kết cấu, độ bền, an toàn trong lưu thông
Chức năng của bao bì trong vấn đề thương mại, thể hiện qua các nội dung về khả năng
quảng cáo, thu hút, kích thích, tính thẩm mỹ, hợp lý hoá, sự tiện lợi của bao bì. Các thông
tin đầy đủ, sinh động, rõ ràng, ngắn gọn, dễ ghi nhớ của bao bì sẽ cuốn hút người mua
hơn, tạo sự hứng thú quan tâm, chú ý, sự quảng bá của sản phẩm. Bao bì là phương tiện
chuyển giao thông tin từ phía người bán hàng cho người mua hàng.
Khả năng quảng cáo của bao bì đã được phát huy mạnh mẽ trong các siêu thị. Bao bì
đóng vai trò như người bán hàng thầm lặng trong phương thức bán tự phục vụ và tự lựa
chọn. Bao bì là hiện thân của hàng hóa khi nó tạo ra được những ấn tượng tốt, khó quên,
đầy thiện cảm trong tâm trí người mua thông qua chức năng thể hiện (nhận biết thông tin, quảng cáo) của bao bì.
Chức năng này của bao bì còn được thể hiện ở việc bao gói hàng hoá thành những đơn vị
bao gói thích hợp cho việc chuyên chở, bốc xếp, sử dụng hàng hoá và sử dụng bao bì
(tháo, mở). Tức là bao bì đóng gói sẽ tập trung hàng hoá thành những đơn vị sử dụng,
đơn vị buôn bán, đơn vị vận chuyển hợp lý với từng điều kiện tiêu dùng và phân phối, lưu thông.
Chức năng thương mại tạo điều kiện tăng năng suất trong khâu giao nhận, vận chuyển,
bốc dỡ, thuận tiện cho việc sử dụng sản phẩm chứa đựng trong bao bì và sử dụng có hiệu
quả lượng sản phẩm được bao gói, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Một lOMoARcPSD| 38841209
vật chứa đựng thực hiện một hoặc nhiều chức năng trên có thể được xem là bao bì sản phẩm.
Chính những chức năng này của bao bì đã làm cho bao bì trở thành loại sản phẩm đặc
biệt trong cơ cấu sản phẩm của nền kinh tế quốc dân, có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp.
Trong kinh doanh thương mại, việc lựa chọn các loại bao bì thích hợp với từng phương
thức kinh doanh, từng thị trường, từng loại hàng hoá có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Một sản phẩm hàng hoá tốt chưa
chắc đã bán được khi nó không được bao gói phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng.
Mặt khác, những áp lực môi trường đang đặt ra vấn đề cấp bách với các rác thải bao bì
trong quá trình tái sản xuất. Một bao bì tốt gắn liền với loại sản phẩm tốt. Theo nghĩa
rộng, chất lượng sản phẩm chính là thể hiện sự thoả mãn tối ưu các nhu cầu của người
tiêu dùng và xã hội. Bao bì gắn liền với hàng hoá và cũng gắn liền với vấn đề môi sinh.
Chính vì vậy, trong mọi hoạt động kinh doanh cần biết chọn đúng loại bao bì cần thiết.
Việc lựa chọn các loại bao bì thích hợp được dựa trên cơ sở phân loại các loại bao bì. Với
những góc độ khác nhau, nhằm vào các mục đích khác nhau mà có thể phân chia bao bì
theo các tiêu thức khác nhau.
#yêu cầu: thực hiện tốt chức năng chứa đựng và chức năng thông tin nhằm thu hút kahchs
hàng tạo điều kiện cho lưu thông và sử dụng sản phẩm.
1.3 Đặc điểm của bao bì:
*Bao bì không tham gia cấu thành nên sản phẩm nên giá trị sử dụng của sản phẩm hàng
hóa mà nó chứa đựng nhưng tham gia vào giá trị của sản phẩm đem bán trên thị trường.
#Ý nghĩa: + lựa chọn vật liệu bao bì phù hợp, gá trị thấp nhưng đảm bảo chức năng của bao bì
+ với sản phẩm tiêu dùng đặc thù cần đảm bảo giá trị thẩm mỹ của bao bì. lOMoARcPSD| 38841209
** Bao bì gắn liền với hàng hóa, khi lưu chuyển hành hóa đồng thời phải lưu chuyển cả khối lượng bao bì.
# Lựa chọn bao bì có khối lượng riêng trọng lượng riêng nhỏ, giảm trọng tải vận chuyển
*** Bao bì có khả năng sử dụng nhiều lần
# Sử dụng vật liệu bền vững để tái sử dụng
Có chế độ khuyến khích bắt buộc thu hồi sử dụng bao bì
**** Bao bì là hình thức thể hiện bên ngoài của sản phẩm, hình ảnh vị thế của doanh
nghiệp, nếu bao bì được đăng kí sở hữu công nghiệp thì bao bì còn có thể hiện tính pháp
lý, được pháp luật bảo hộ.
2. Phân loại bao bì:
Bao bì được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:
1. Theo công dụng bao gói của bao bì:
- Bao bì trong dùng để bao gói sơ bộ và trực tiếp với sản phẩm
- Bao bì ngoài (bao bì vận chuyển) dùng để vận chuyển hàng hóa
2. Theo vòng quay của bao bì( số lần sử dụng)
- Bao bì sử dụng một lần ( bằng giấy, ni long, thủy tinh)
- Bao bì sử dụng nhiều lần ( bình gas, ô xy, xăng dầu)
3. Theo sở hữu và xuất xứ của bao bì:
- Bào bì thuộc các nhà cung ứng và được trả lại -
Bao bì sở hữu doanh nghiệp ( người sx,người mua)
4. Theo trạng thái chất lượng của bao bì: - Bao bì mới sử dụng - Bao bì tái sử dụng lOMoARcPSD| 38841209
5. Theo độ cứng hay chịu nén của bao bì:
- Bao bì cứng- Bao bì mềm - Bao bì nửa cứng
6. Theo mức độ chuyên môn hàng hóa: - Bao bì thông dụng - Bao bì chuyên dùng
7. Theo vật liệu chế tạo
- Bao bì gỗ, kim loại, giấy, caton. bao bì bằng thủy tinh, bao bì hàng dệt, bao bì bằng tre nứa...
3. Tiêu chuẩn bao bì 3.1 Khai niệm:
Tiêu chuẩn hóa bao bì là sự quy ddingj thống nhất về các yêu cầu và các chỉ tiêu kinh tế-
kỹ thuật đối với các loại bao bì nhằm hạn chế chủng loại bao bì tiết kiệm nguyên vật liệu
bao bì và đáp ứn nhu cầu sản xuất – tiêu dùng. 3.2 Ý nghĩa:
- Với sản xuất: tạo điều kiện tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, quy mô lớn
+ kế hoach hóa nguồn nguyên vật liệu +
có cơ sở để đánh giá chất lượng bao bì - Với tiêu dùng:
+ nâng cao năng suất trong việc vận chuyển xếp dỡ, giao nhận
+ tạo điều kiện cho việc sử dụng sản phẩm
3.3 Nội dung của tiêu chuẩn hóa:
* Tiêu chuẩn hóa về kết cấu, cỡ loại, trọng lượng, sức chứa, nguyên vật liệu sản xuất bao bì: lOMoARcPSD| 38841209
+ kết cấu: bền, chắc, dễ tháo lắp, dễ điều chỉnh
+ trọng lượng tương đối nhỏ
+ sức chứa: thuận tiện cho tiêu dùng, vận chuyển, khuân vác an toàn
+ nguyên vật liệu: giá,tính chất
** Tiêu chuẩn về chất lượng bao bì và chỉ tiêu tổng hợp về nhiều mặt:
+ đọ cứng, độ chịu nén: chịu tác động của trọng lượng hh, tác động trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ
+ màu sắc: phù hợp với điều kiện bảo quản, thị hiếu TD
+ độ bền: khả năng sử dụng tối đa
*** Tiêu chuẩn về ghi ký, mã, nhãn hiệu: thống nhấ nơi ghi, cách ghi và nội dung ghi
**** Tiêu chuẩn về mã số, mã vạch: là một dãy gồm 2 loại ký hiệu: vạch và con số biểu
thị tên đầy đủ của một sp
3.4 Xu hướng pháp triển ngành bao bì: 1. Trong sản xuất:
* Xu hướng chung là hình thành các doạnh nghiệp sản xuất bao bì tập trung, chuyên môn
hóa, hiệp tác hóa theo tiêu chuẩn hóa. - yêu cầu:
+thỏa mãn nhu cầu về bao bì
+ cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng
+ tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có
+ công nghệ sản xuất phải đơn giản nhưng trình độ phải ở mức tiên tiến
* Xu hướng trong sản xuất: - xu hướng cụ thể: lOMoARcPSD| 38841209
- về vật liệu: dễ tìm, chi phí thấp, nhẹ, bền vững và vật liệu hữa cơ có khả năng thu hồi
- về sức chứa kiểu dáng:
+ sức chứa phù hợp với tính chất tiêu dùng, năng lực xếp dỡ, vận chuyển
+ kiểu dáng thuận tiện cho các nghiệp vụ đóng gói, vận chuyển, sử dụng, có tính thẩm mỹ. - loại hình sản xuất:
+ Hình thành các phân xưởng sản xuất bao bì ở những doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc
hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ
+ phát triển các doanh nghiệp chuyên sản xuất bao bì thông dụng
+ phát triển các doanh nghiệp sản xuất bao bì chuyên dùng
** xu hướng trong lưu thông tiêu dùng:
- phát triển các doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh bao bì
- phát triển các doanh nghiệp thương mại kinh doanh bao bì hàng hóa
- phát triển các doanh nghiêp thu hồi và sử dụng lại bao bì - vật liệu - sức chứa, kiểu dáng.
4.Tổ chức nghiệp vụ bao bì hàng hóa 4.1 Kế
hoạch hóa nhu cầu bao bì, vật liệu bao bì: - Căn cứ:
+ Khối lượng sản phẩm cần bao gói, cơ cấu sản phẩm
+ định mức tiêu dùng vật liệu cho sản xuất bao bì + định mức bao gói
+ bao bì tốn đầu kì, bao bì còn sử dụng được lOMoARcPSD| 38841209
- Nội dung: tính toán các chỉ tiêu + nhu cầu về bao bì
+ nhu cầu về vật liệu bao bì
4.2 Tổ chức nhập, xuất , bảo quản bao bì
* Chấp hàng các nguyên tắc, thủ túc và các khâu nghệp vụ như các hàng hóa khác
* Tiếp nhận bao bì: là hệ thống các mặt công tác nhằm kiểm tra, đánh giá các tình trạng
số lượng, chất lượng bao bì
+ nếu bao bì riêng thì tiếp nhận như loại một hàng hóa
+ bao bù gắn liền với hàng hóa thì tiếp nhận bao bì nằm trong nội dung tiếp nhận hàn hóa
+căn cứ tiếp nhận: tiêu chuẩn hóa bao bì, quy định về tiếp nhận hàng hóa, đơn hàng..
4.3 Mở và bảo quản bao bì:
* Bao gồm công tác tháo dỡ hàng hóa ra khỏi bao bì, giữu gìn số lượng, chất lượng bao
bìtrong quá trình mở và bảo quản bao bì
+ vệ sinh và phân loại bao bì theo quyền sở hữu và mức độ chất lượng để thuận tiện cho
bảo quản và xử lý bao bì
+ phân bổ, chất xếp bao bì đảm bảo tận dụng diện tích nơi bảo quản
+ đảm bảo các điều kiện bảo quản để giữ gìn số lượng, chất lượng bao bì: điều kiện tự nhien, con người.
5. Quản lý sử dụng bao bì:
5.1 Theo dõi việc sử dụng bao bì, vật liệu bao bì: xem xét, đánh giá việc sử dụng bao bì,
vật liệu bao bì có đúng định mức và đúng mục đích không.
- Căn cứ: số liệu thống kê
5.2 Xây dựng chế độ thu hồi, xử dụng lại bao bì, vật liệu
* Chế độ thu hồi: tăng số lần sử dụng bao bì trong quá trình sản xuất và lưu thông lOMoARcPSD| 38841209 -> ý nghĩa:? + Nội dung thu hồi:
- xác định đối tượng thu hồi, bao bì đã được bán cùng hàng hóa
- xác định tỷ lệ thu hồi: quy định tỷ lệ % bao bì phải thu hồi. phụ thuộc vào?
- phạm vi thu hồi: quy định khối lượng sử dụng sản phẩm, sử dụng bao bì, khoảng cách địa lý, mối quan hệ..
5.3 Chế độ thu hồi bao bì:
- Chất lượng bao bì thu hồi: định ra tiêu chuẩn tương ứng với chất liệu bao bì
- phương thức thu hồi: trực tiếp hay qua trung gian
- Hình thức thu hồi: theo giá trị hiện vật
- Thời hạn thu hồi: tính chất sử dụng hàng hóa trong bao bì và khoảng cách địa lý
- Giá cả thu hồi: giá mới mua. các chi phí phục hồi và đưa vào sử dụng
5.4 Xây dựng chế độ sử dụng lại
* Phân loại bao bì thu hồi + sử dụng ngay
+ khôi phục lại giá trị sử dụng + không sử dụng được
* Thực hiện các hoạt động sửa chữa khôi phục giá trị sử dụng bao bì
* Bao bì không sử dụng được thì dùng để tái hế hoặc bán cho các đơn vị khác có nhu cầu
5.6. Biện pháp giảm chi phí về bao bì:
* Nguyên nhân tạo nên chi phí về bao bì:
+ nguyên nhân khách quan: do tính chất tự niên của bao bì, do quá trình sử dụng bao bì
+ nguyên nhân chủ quan: do nhận thức, do trình độ, không tuân thù quy trình nghiệp vụ lOMoARcPSD| 38841209
* Những biện pháp giảm chi phí về bao bì:
+ Hoàn thiện định mức, điều kiện bảo quản, chế độ thu hồi, sử dụng lại bao bì
+ xây dựng quy định, chế độ công tác về bao bì
+ tổ chức các bộ phận chuyên trách quản trị nghiệp vụ bao bì
+ nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm của nhân viên
6 Một số chỉ tiêu đánh giá công tác bao bì
* Chỉ tiêu khả năng đáp ứng: khả năng đáp ứng nhu cầu về bao bì của doanh nghiệp
* Chỉ tiêu khả năng thu hồi: khả năng thu hồi bao bì đã cung ứng
* Chỉ tiêu khả năng sử dụng lại: khả năng tái sử dụng bao bì khi đã thu hồi
Hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại
Đặc điểm của sản phẩm bao bì.
Như nhiều nhà nghiên cứu và kinh tế đã nhận xét: bao bì là sản phẩm đặc biệt của công
nghiệp dùng để chứa đựng, bảo quản, bảo vệ hàng hoá mà nó chứa đựng, tạo điều kiện
thuận tiện cho xếp dỡ, vận chuyển và bán hàng. Bao bì là loại sản phẩm gắn liền với
những sản phẩm mà người sản xuất, kinh doanh đem tiêu thụ/ bán trên thị trường. Bản
thân bao bì không phải là hàng hoá - giá trị sử dụng mà khách hàng cần nhưng nó lại
được bán cùng với các sản phẩm hàng hoá mà nó chứa đựng. Tuy nhiên cũng không ít ý
kiến cho rằng bao bì là một loại “hàng hoá đặc biệt” nhất là trong điều kiện hiện nay. Để
làm rõ hiệu quả của việc sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại cần phân tích các
đặc trưng/đặc điểm của sản phẩm này.
• Bao bì là sản phẩm mà khi sử dụng/tiêu dùng nó không tạo ra giá trị sử dụng cụ
thể nào để thoả mãn nhu cầu cụ thể của người tiêu thụ. Nhưng giá trị của nó lại
được cộng vào giá trị của sản phẩm hàng hoá đem bán. Như vậy là người mua
phải trả tiền cho cái mà người ta không cần đến nó cho một nhu cầu nhất định. Giá cả lOMoARcPSD| 38841209
của những sản phẩm có bao gói, bao gói đẹp, thuận tiện... sẽ đắt hơn những sản
phẩm cùng loại nếu không có bao bì, bao gói hoặc bao gói xấu. Đã có thời kỳ
người ta cho rằng bao bì là một thứ xa xỉ phẩm là vì lý do đó.
Giá sản phẩm có bao bì cao hơn giá sản phẩm không có bao bì, có nghĩa là bao bì có một
phần giá trị trong giá trị của sản phẩm hàng hoá kinh doanh nhưng giá trị sử dụng của nó
không cấu thành giá trị sử dụng của hàng hoá đó.
Đặc điểm này khuyến cáo các nhà sản xuất - kinh doanh cần phải lựa chọn loại bao bì
thích hợp, vừa đảm bảo chức năng chứa đựng, bảo quản, bảo vệ hàng hoá vừa phải có cơ
cấu giá trị thích hợp với giá cả hàng hoá. Giá trị bao bì thấp là yếu tố làm cho giá cả hàng
hoá kinh doanh thấp có sức cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ bán được hàng, có lợi nhuận cao.
• Bao bì gắn liền với hàng hoá - là bộ phận của sản phẩm hoàn thiện. Bao bì là một
dạng sản phẩm vật chất được chế tạo từ các vật liệu thích hợp với tính chất cơ, lý,
hoá học của sản phẩm mà nó chứa đựng. Bao bì có trọng lượng riêng, có hình
dạng cụ thể, có khối lượng. Vì vậy, khi kinh doanh sản phẩm hàng hoá - thực hiện
quá trình lưu thông hàng hoá cũng chính là phải thực hiện vận chuyển một khối
lượng, trọng lượng bao bì nhất định. Chi phí cho việc vận chuyển, xếp dỡ hàng
hoá có bao hàm chi phí bốc dỡ, vận chuyển bao bì làm cho chi phí lưu thông nói
riêng, chi phí kinh doanh nói chung tăng. Điều đó ảnh hưởng đến giá thành, do đó
ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá đem bán/tiêu thụ. Đặc điểm này lưu ý các nhà sản
xuất kinh doanh cần lựa chọn các loại bao bì có khối lượng, trọng lượng hợp lý để
có cơ hội giảm chi phí lưu thông. Trọng lượng tuyệt đối của bao bì nhỏ sẽ làm
giảm trọng lượng “vận tải khống”, tăng trọng lượng thương mại góp phần nâng
cao hiệu quả trong kinh doanh thương mại. Xu hướng cần lựa chọn các loại bao bì
gọn, nhẹ, có trọng lượng tương đối nhỏ. Tuy nhiên, việc tăng trọng lượng thương
mại còn phụ thuộc vào phương pháp chất xếp và yêu cầu trong quy phạm chất
xếp, bao gói. Nhưng dựa vàođặc điểm này cũng giúp cho các nhà kinh doanh xem
xét vấn đề hiệu quả của việc sử dụng bao bì trong lĩnh vực buôn bán của mình. lOMoARcPSD| 38841209
• Bao bì là hình thức biểu hiện của sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể. Bao bì
được tiêu chuẩn hoá, sản phẩm chứa đựng trong bao bì đã được công nhận quyền
sở hữu công nghiệp, thì chính sản phẩm bao bì thể hiện tính pháp lý của sản phẩm,
của doanh nghiệp có sản phẩm bán trên thị trường. Bao bì và hàng hoá mà nó chứa
đựng đã được pháp luật bảo hộ. Thực tế các vụ vi phạm về nhãn hiệu, bao bì hàng
hoá, là vi phạm pháp luật. Hiện tượng nhái mẫu bao bì, hàng giả lưu thông trên thị
trường đã bị nghiêm trị theo luật pháp.
Nghiên cứu đặc điểm này, các nhà sản xuất kinh doanh cần phải chấp hành đúng các quy
định về đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, lựa chọn các sản phẩm kinh doanh có bao bì
đã được bảo hộ (sản phẩm chân chính) để đảm bảo hiệu quả kinh doanh nói chung, hiệu
quả sử dụng bao bì nói riêng. Trong kinh doanh thương mại quốc tế, bao bì sử dụng như
thế nào còn phụ thuộc vào các quy dịnh trong luật bao bì của mỗi nước. Sản phẩm có
chất lượng tốt nhưng bao bì không phù hợp với thông lệ của quốc gia nhập khẩu sẽ không
thể tiêu thụ được. Như vậy, vấn đề hiệu quả sử dụng bao bì có liên quan, chịu ảnh hưởng
lớn bởi tính pháp lý của nó.
• Bao bì hàng hoá có thể được sử dụng nhiều lần. Với các sản phẩm hàng hoá khác
(trừ các sản phẩm là tài sản cố định) khi sử dụng để cấu thành nên giá trị sử dụng
mới thì không có khả năng dùng lại vào chính mục đích cũ hoặc ngay cả sử dụng
cho mục đích khác. Bao bì có khả năng tái sử dụng lại ngay vào mục đích cũ hoặc
cho các mục đích khác thông qua các biện pháp thu hồi, tái chế, tái sinh. Vòng đời
của bao bì dài hơn các sản phẩm hàng hoá khác. Trên thực tế, nhiều loại bao bì đã
qua sử dụng được tổ chức thu hồi, tái sử dụng lại tuỳ theo các điều kiện cụ thể.
Nói một cách khác, khi sử dụng/tiêu dùng giá trị sử dụng của bao bì, bản thân nó
không bị mất đi mà nó vẫn tồn tại ở một dạng vật chất cụ thể. Mặt tích cực của đặc
điểm này là chúng ta có thể tận dụng lại để tiếp tục sử dụng, nhưng mặt tiêu cực
thì cũng không phải là nhỏ, đó là vấn đề rác thải bao bì, gây ra nhiều tác hại với môi trường sinh thái. lOMoARcPSD| 38841209
Đặc điểm này cho thấy việc lựa chọn và sử dụng bao bì có hiệu quả cần dựa vào khả năng
tái sinh của nó. Khả năng thu hồi lớn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội lớn.
Xu hướng thế giới và cả Việt Nam hiện nay đang tìm mọi cách để chế tạo ra các loại vật
liệu bao bì và bao bì có khả năng thu hồi lớn hoặc các loại bao bì ít độc hại, tự phân huỷ.
ở nhiều nước đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm của các nhà sản xuất, nhà kinh
doanh nhập khẩu có sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường trong lĩnh vực thu hồi
bao bì thông qua các sắc lệnh về bao bì thải loại. Những quy định này có tác động rất lớn
đến ý thức sử dụng bao bì trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu toàn diện các đặc điểm của bao bì hàng hoá giúp cho chúng ta có cách
nhìn tổng quát, toàn diện và cụ thể hơn về hiệu quả sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại.
Hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại.
Trong điều kiện kinh doanh hiện đại, hiệu quả sản xuất, kinh doanh được phân tích, đánh
giá cụ thể đến từng điều kiện, yếu tố của quá trình hoạt động. Yếu tố bao bì và hiệu quả
sử dụng yếu tố bao bì hàng hoá cũng cần được xem xét, đánh giá một cách khách quan,
cụ thể để có định hướng chiến lược đúng đắn trong sản xuất, trong sử dụng bao bì của mỗi doanh nghiệp.
Đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì được dựa trên cơ sở thực hiện các chức năng và phát
huy tác dụng của nó trong kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và với xã hội.
Với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp thương mại, việc sử dụng bao bì hàng hoá
cũng có những nét đặc thù khác với các doanh nghiệp sản xuất:
• Doanh nghiệp thương mại thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá, hoạt động chủ
yếu là mua để bán. Mua những sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất trong
nước hoặc nhập khẩu hàng hoá từ các nước để bán - thoả mãn các nhu cầu của
khách hàng. Sản phẩm mà doanh nghiệp thương mại mua là những sản phẩm hoàn
thiện, đã được đóng gói bằng bao bì thích hợp của nhà sản xuất. Nguồn bao bì và lOMoARcPSD| 38841209
các tiêu chuẩn bao gói đã được định sẵn từ phía nhà sản xuất, xuất khẩu. Do đó
việc lựa chọn bao bì để sử dụng có tính bị động. Vấn đề đặt ra là hiệu quả sử dụng
bao bì của doanh nghiệp thương mại trong trường hợp này được giải quyết, xem
xét như thế nào? Doanh nghiệp thương mại mua hàng để bán, mục đích cơ bản là
bán được hàng. Để bán được hàng hoá, doanh nghiệp phải lựa chọn khai thác
nguồn hàng đúng với yêu cầu của khách hàng theo những tiêu chuẩn chất lượng
nhất định phù hợp. Xem xét tiêu chuẩn chất lượng với ý nghĩa là tổng hợp các yếu
tố dặc tính tạo ra cho thực thể khả năng thoả mãn các nhu cầu đã công bố hay còn
tiềm ẩn, thì bao bì cũng là một yếu tố, một đặc tính góp phần thoả mãn các nhu
cầu của khách hàng. Một sản phẩm có đầy đủ các đặc tính đó là sản phẩm có chất
lượng phù hợp với nhu cầu. Mỗi nhu cầu có những định lượng, định tính tiêu
chuẩn riêng. Nếu nhà kinh doanh nắm bắt được điều đó, hàng hoá mua về sẽ bán
được và bán được nhiều. Như vậy, trong trường hợp này hiệu quả sử dụng bao bì
thể hiện ở khối lượng hàng hoá bán ra/doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.
• Trường hợp doanh nghiệp có những hoạt động dịch vụ mang tính chất sản xuất,
trong đó có việc sử dụng bao bì của mình để bao gói làm đồng bộ sản phẩm, tạo ra
các lô hàng lớn thích hợp với nhu cầu. Việc bao gói, tạo các lô hàng lớn... đòi hỏi
sử dụng một lượng không nhỏ bao bì hàng hoá (gồm cả bao bì ngoài, bao bì vận
chuyển). Hiệu quả sử dụng bao bì ở đây thể hiện ở nhiều nội dung: chí phí cho bao
bì đóng gói, sự tận dụng tối đa sức chứa của bao bì, tận dụng phương tiện vận
chuyển các lô hàng lớn đã bao gói, độ an toàn cho hàng hoá trong quá 5f74 trình
vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho, sự tiện lợi cho giao nhận... Thực tế cho thấy, một sản
phẩm có phẩm cấp chất lượng tốt (do được sản xuất từ các loại nguyên liệu có
chất lượng cao, bằng công nghệ hiện đại...) nhưng vì một lý do nào đó không được
nhu cầu chấp nhận thì cũng coi là một sản phẩm kém. Trong vô số lý do có những
lý do thuộc hoạt động của DNTM. Trong nhiều dịch vụ có dịch vụ bao gói, làm
đồng bộ sản phẩm, tạo cho sản phẩm có chất lượng hoàn thiện hơn phù hợp với lOMoARcPSD| 38841209
nhu cầu, được thị trường chấp nhận. ở đây, hiệu quả sử dụng bao bì cần được đánh giá
thông qua giá cả hàng hoá đem bán, qua khối lượng bán và doanh thu bán hàng.
Trong đó, các chi phí về giá trị cũng như khối lượng các bao bì được các DNTM
sử dụng. Vì vậy, hàng hoá bán được ngoài một số yếu tố khác có yếu tố doanh
nghiệp thương mại đã sử dụng các loại bao bì như thế nào, có hiệu quả hay không.
• Bao bì trong kinh doanh thương mại, phổ biến được phân loại theo công dụng và
theo vật liệu chế tạo. Mỗi cách phân loại như vậy đều có ý nghĩa rất lớn không chỉ
về mặt kỹ thuật mà cả một khía cạnh kinh tế trong việc sử dụng các loại bao bì. Về
mặt kỹ thuật, đảm bảo tính vững chắc, bao bì phù hợp với tính kỹ thuật của hàng
hoá. Bao bì phù hợp về mặt kỹ thuật sẽ thực hiện tốt chức năng chứa đựng, bảo
quản, bảo vệ hàng hoá. Tính kỹ thuật ngoài yếu tố vật liệu bao bì còn có yếu tố
công nghệ, thiết kế quyết định. Về mặt kinh tế, thể hiện ở khả năng chứa đựng sản
phẩm (sức chứa) sự sắp xếp hàng hoá lên phương tiện vận chuyển, sử dụng công
suất của thiết bị xếp dỡ cơ giới hoá, khả năng thu hồi, tái sinh, sự giảm chi phí về
giao nhận... Thường thì tính kinh tế được thể hiện rõ hơn với bao bì bằng vật liệu
có khả năng tái sinh, với các bao bì vận chuyển; tính kỹ thuật được thể hiện cụ thể
ở các loại bao bì trong (bao bì thương phẩm). Hiệu quả của việc sử dụng bao bì
được thể hiện ở chỗ chi phí cho mỗi loại bao bì như thế nào, khối lượng chiếm chỗ
của bao bì, trọng lượng bao bì trong vận chuyển xếp dỡ, khả năng tái sử dụng, thu
hồi, sự thuận tiện trong sử dụng hàng hoá trong công tác giao nhận. Ngoài việc lựa
chọn chất liệu, hình dáng, kích thước, trọng lượng bao bì, DNTM cần lưu ý đến
các thông số, các nội dung thông tin ghi trên mỗi loại bao bì mới có thể đảm bảo
việc sử dụng chúng có hiệu quả cao được.
• Trong các loại bao bì sử dụng trong kinh doanh, có những loại đã qua sử dụng
được thu hồi và cũng có những loại không có khả năng thu hồi, tái sinh, tái sử
dụng được. Dù có hay không sử dụng lại được thì trong kinh doanh, tiêu dùng tất
yếu phát sinh phế thải bao bì. Những loại phế thải bao bì gây ra những ảnh hưởng lOMoARcPSD| 38841209
tác hại đến môi trường sinh thái, đặc biệt các loại bao bì có chất độc hại. Vấn đề
rác thải bao bì đang là vấn đề được nhiều nước trên thế giới và Việt Nam quan tâm
tìm các giải pháp để giải quyết. Các sắc lệnh, luật về bao bì của các nước cũng
như pháp lệnh về môi trường của Việt Nam đều coi vấn đề thu hồi rác thải là trung
tâm. Kinh doanh hàng hoá càng phát triển thì lượng phế thải bao bì ngày càng
tăng, đòi hỏi các nhà sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng cùng đồng trách nhiệm với
vấn đề nhức nhối này của các quốc gia.
Hiệu quả của việc sử dụng bao bì ở các doanh nghiệp còn được thể hiện qua tiêu thức hạn
chế rác thải bao bì, hạn chế tác động có hại của bao bì với môi trường sinh thái. Nói một
cách ngắn gọn: sử dụng bao bì trong kinh doanh phải gắn liền với vấn đề môi trường sinh
thái; kết quả và hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cần được xem xét tới các vấn
đề xã hội - môi trường, môi sinh.
Từ phân tích trên có thể quan niệm về hiệu quả bao bì trong kinh doanh thương mại: Hiệu
quả sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại là phạm trù kinh tế phản ánh mức độ
khai thác, huy động, sử dụng các nguồn bao bì để đạt được những mục tiêu kinh tế, xã
hội cao nhất với chi phí thấp nhất. Mục tiêu kinh tế trong sử dụng bao bì thể hiện ở khả
năng bán hàng, tăng doanh thu, tiết kiệm các chi phí liên quan đến bao bì, bao gói hàng
hoá, tăng lợi nhuận và thu nhập doanh nghiệp. Mục tiêu xã hội là sự thoả mãn nhu cầu
của thị trường về các loại hàng hoá có chất lượng cao, đảm bảo sự thuận tiện, nhanh
chóng, kịp thời và bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng, đảm bảo an toàn môi
trường sinh thái, hạn chế tác động có hại do phế thải bao bì phát sinh trong lưu thông,
hình thành ý thức xã hội trong tiêu dùng sản phẩm và sử dụng bao bì hàng hoá.
Đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì cần được xem xét toàn diện cả tầm vi mô (doanh
nghiệp) và tầm vĩ mô (quốc gia, quốc tế). Do đó, việc xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn
đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bao bì ở các lĩnh vực sản xuất - lưu thông - tiêu dùng
nói chung và ở các DNTM nói riêng là cần thiết và cấp bách nhất là trong điều kiện phát
triển kinh tế gắn chặt với vấn đề môi trường, xã hội. lOMoARcPSD| 38841209
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại
Như đã phân tích ở trên, hiệu quả sử dụng bao bì không những ảnh hưởng lớn đến hoạt
động kinh doanh của DNTM mà còn tác động đến các vấn đề xã hội. Do vậy, hiệu quả sử
dụng bao bì cần được đánh giá bằng những chỉ tiêu vừa có tính chất vi mô (hiệu quả đối
với doanh nghiệp) vừa có tính chất vĩ mô (hiệu quả kinh tế - xã hội).
Hệ thống chỉ tiêu kinh tế
- Tổng chi phí về bao bì hàng hoá trong kinh doanh P
: Tổng chi phí bao bì (theo giá trị) bb = ΣPi Trong đó: Pbb
Pi : Chi phí bao bì loại vật liệu thứ i -
Năng suất lao động trong kinh doanh.
size 12{W= { {Q rSub { size 8{ ital "lc"} } } over {S rSub { size 8{ ital "ld"} } } } }
{}size 12{W= { {Q rSub { size 8{ ital "lc"} } } over {S rSub { size 8{ ital "ld"} } } } } {}
Trong đó: W : Năng suất lao động
Q : Lượng hàng hoá lưu chuyển lc
S : số lao động trong doanh nghiệp ld
Chỉ tiêu xã hội: đây là những chỉ tiêu định tính phản ánh mức độ ảnh hưởng của việc sử
dụng bao bì đối với xã hội.
- Mức độ ảnh hưởng đến người tiêu dùng (thoả mãn nhu cầu).
- Mức độ ảnh hưởng của phế thải bao bì đến môi trường môi sinh.