Nội dung ôn lịch sử đảng/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Bản chất này của nhà nước tiếp tục được khẳng định trong các Cương lĩnh, các văn kiện của Đảng trong thời kỳ đổi mới, được thể chế hoá rõ trong Hiến pháp 2013. Các đặc trưng cơ bản này được trình bày dưới các dạng thức khác nhau bởi các nhà lý luận, phục thuộc vào lập trường chính trị - pháp lý và quan điểm học thuật của từng người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47025104
Trình bày nhà nước pháp quyền về xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Khái niệm về nhà nước pháp quyền:
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là hình thức tổ chức và hoạt động của quyền lực chính trị
công khai và các mối quan hệ tương hỗ của nó với các cá nhân trong xã hội, với tư cách là những
chủ thể pháp luật, những người đem lại quyền tự do của con người và công dân.
Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
Bản chất này của nhà nước tiếp tục được khẳng định trong các Cương lĩnh, các
văn kiện của Đảng trong thời kỳ đổi mới, được thể chế hoá rõ trong Hiến pháp 2013. Các đặc
trưng cơ bản này được trình bày dưới các dạng thức khác nhau bởi các nhà lý luận, phục thuộc vào lập
trường chính trị - pháp lý và quan điểm học thuật của từng người. Cách trình bày có thể khác nhau,
song về bản chất có thể quy về các giá trị có tính tổng quát sau:
+Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ.
+Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
+Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động
của Nhà nước và xã hội.
+Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo các nguyễn tắc dân
chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực.
+Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp.
+Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn trong các mối quan hệ: Nhà
nước và kinh tế, Nhà nước và xã hội.
Chức năng vai trò của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là những phương diện hoạt động chủ yếu phù
hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ vai trò của nó. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và
quốc tế trong từng giai đoạn phát triển của đất nước quyết định và định hướng bởi thực tế khách
quan của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
+Chức năng bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Đây là một trong những
chức năng chủ yếu của nhà nước, bởi vì tất cả những chức năng đối nội của nhà nước xã hội chủ nghĩa
chỉ có thể được thực hiện khi Tổ quốc xã hội chủ nghĩa được bảo vệ vững chắc. Chức năng này thể
hiện ở việc bảo vệ chủ quyền đất nước; bảo vệ chế độ chính trị mà Hiến pháp đã xác lập; thực hiện ý
chí của nhân dân trong các đạo luật và các quyết định của nhà nước; đại diện chính thức cho đất nước
trên trưởng quốc tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định rõ: "Bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ
nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc".
Nếu phân chia đời sống xã hội thành hai lĩnh vực lớn là chính trị và kinh tế - xã hội thì có thể thấy
rằng chức năng tổ chức quản lý kinh tế của nhà nước nói chung là một hoạt động của nhà nước,
hoạt động này thể hiện vai trò của nhà nước đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nhà nước ban
hành và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô; xây dựng kế hoạch để phát triển kinh tế quốc dân, xác
định các trương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,đề ra các biện pháp cụ thể đạt tới mục
tiêu đó trong từng thời kì nhất định; sử dụng các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng phát huy vai trò
tạo ra các yếu tố kích thích hay hạn chế sự phát triển của các quan hệ kinh tế theo hướng nhất lOMoAR cPSD| 47025104
định. Nhà nước quản lí kinh tế vĩ mô bằng pháp luật, đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống
công cụ quản lí kinh tế vĩ mô của nhà nước ở nền kinh tế thị trường. Chức năng xã hội
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng
định: "tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội" [1, tr.89] Văn kiện Đại hội X nêu rõ
"chúng ta nhận thức ngày càng sâu sắc rằng, xã hội, văn hóa là những lĩnh vực thể hiện rõ nhất chức
năng của nhà nước nói chung và chức năng xã hội của nhà nước nói riêng luôn gắn liền với các
phạm trù như "bản chất nhà nước" và "vai trò của nhà nước".
Chức năng bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là một chức năng rất
quan trọng, một trong những tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ. Trong sự nghiệp đổi mới, nhà
nước xã hội chủ nghĩa phải bảo đảm tốt trật tự, an toàn xã hội nhằm duy trì ổn định và trật tự,
tạo điều kiện quan trọng để thực hiện đầy dủ quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp
đã ghi nhận. Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải có đủ sức mạnh và kịp thời dập tan mọi âm mưu
và hành động của các thế lực thù địch chống đối cách mạng, đồng thời đấu tranh chống,
phòng ngừa có hiệu quả tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, làm cho xã hội luôn luôn ổn
định, trật tự pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa được giữ gìn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội và trên toàn thế giới. Vì vậy, ở nước ta hiện nay, tăng cường bảo vệ trật tự, an toàn xã hội
là yêu cầu khách quan, cấp bách chẳng những bảo vệ chính quyền, bảo vệ cách mạng mà còn
tạo điều kiện trong công cuộc đổi mới và phát tiển nhà nước. Chức năng mở rộng quan hệ đối
ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác và hữu nghị với các dân tộc vì hoà bình,
ổn định và phát triển Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế tất yếu
và phát tiển trong quan hệ ngoại giao quốc tế hiện đại.. Xu hướng đó tác động mạnh mẽ đến
mọi mặt của đời sống xã hội trong mỗi quốc gia, làm thay đổi sâu sắc nhận thức và hành động
của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế.. Việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác và
hữu nghị với các dân tộc theo tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất cả
các nước trong cộng đồng quốc tế vì hoà bình, độc lập và phát triển là một trong những
nguyên tắc rất quan trọng trong quan hệ đối ngoại của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Củng cố duy trì tình hữu nghị với các nước láng giềng cũng như có cơ hội giao
thương hợp tác phát triển là mục tiêu mở rộng quan hệ ngoại giao của nhà nước.
Theo em Việt Nam cần làm gì để củng cố quyền lực
của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trước
những diễn biến chống phá của các thế lực thù địch lOMoAR cPSD| 47025104