Nội dung ôn lịch sử đảng/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Nền kinh tế Việt Nam đã đứng vững, cơ bản vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, được quốc tế và trong nước ghi nhận, định vị tín nhiệm và vị thế quốc tế được cải thiện. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47025104 I.
Bối cảnh trong nước và quốc té hiện nay
• Thế giới đối mặt với nhiều bất thường và rủi ro hơn
Sau đại dịch COVID-19, trên con đường hồi phục, hầu hết các nền kinh tế thế giới lại phải
gặp thách thức lớn khác là sự bùng nổ của giá cả hàng hoá và năng lượng. Sự nới lỏng tiền tệ
chưa từng có trong giai đoạn 2020-2021 cộng hưởng tác động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine
đã kích hoạt lạm phát trên quy mô toàn cầu kể từ cuối năm 2022. Để đối phó, hầu hết các
ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất
liên tục, kéo dài suốt hơn 01 năm qua. Đồng thời, nhiều nước cũng đã phải giảm bớt, thu hồi
các gói hỗ trợ tài khoá do thâm hụt ngân sách tăng cao và nợ công “đụng trần”.
Các động lực tăng trưởng truyền thống của kinh tế thế giới như thương mại, đầu tư, sản xuất
tiếp tục khó khăn. Các nền kinh tế lớn, đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của nước ta phục
hồi chậm, thiếu bền vững, tăng trưởng thấp trong khi cầu tiêu dùng còn yếu
• Công cuộc chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đang là xu thế phát triển trên thế
giới, mở ra cơ hội cho các nước
Việc các nước lớn hiện nay ưu tiên ổn định kinh tế, phát huy nội lực, tăng cường năng lực
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao khả năng tự chủ chiến lược và bảo
đảm an ninh kinh tế. Mỹ, EU, Ấn độ, Nhật Bản ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ sản
xuất trong các lĩnh vực mới và công nghiệp trọng yếu. Chuỗi cung ứng đang được tái định
hình nhằm đa dạng hóa, hạn chế rủi ro phụ thuộc vào một thị trường, đối tác.
• Việt Nam nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian dài
Nền kinh tế Việt Nam đã đứng vững, cơ bản vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức,
đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, được quốc tế và trong nước ghi nhận, định
vị tín nhiệm và vị thế quốc tế được cải thiện.
Các diễn giả, chuyên gia trong nước, quốc tế đều đánh giá cao môi trường chính trị - kinh tế
- xã hội ổn định của Việt Nam. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các
cân đối lớn cơ bản được bảo đảm, tỷ lệ về nợ công, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách đều dưới
ngưỡng cho phép, nợ xấu được kiểm soát.
Công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa đáp ứng yêu cầu để thu hút các ngành công nghệ tiên
tiến và thúc đẩy liên kết có hiệu quả. Công nghiệp hỗ trợ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu
cầu trong nước, các sản phẩm chủ yếu là linh kiện và chi tiết đơn giản, có giá trị thấp trong
cơ cấu giá trị sản phẩm. Tỷ lệ nội địa hóa của hầu hết các ngành công nghiệp đang ở mức
thấp. Trong cả quá trình phát triển, các đại biểu cho rằng doanh nghiêp Việ t Nam giỏị chống
chịu, sống dai nhưng châm lớn, khó trưởng thành.̣
• Các tổ chức quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Thời gian qua, công tác xây dựng và thi hành pháp luật đã có nhiều cải thiện, quyết liệt rà
soát, khắc phục những vướng mắc, mâu thuẫn, chồng chéo của hệ thống pháp luật để tháo gỡ,
khơi thông các “điểm nghẽn”, phát huy mọi nguồn lực, biến thách thức thành cơ hội cho phát
triển. Để giải quyết căn cơ những bất cập của cơ chế, chính sách, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội
đã giao Chính phủ chủ trì tổ chức rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, xác định cụ
thể những quy định chưa rõ ràng, có mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở, bất cập, những vấn đề
vướng mắc trong các luật, nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn.
Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật chậm được sửa đổi;
còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, áp dụng thiếu thống nhất một số quy định pháp luật;
phân cấp, phân quyền còn vướng mắc. Thủ tục hành chính tuy đã được cắt giảm nhưng trong lOMoAR cPSD| 47025104
một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Tình
trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức
trong thực thi công vụ dẫn đến sự trì trệ, kém hiệu quả trong giải quyết công việc, gây bức xúc trong xã hội. II.
Ý nghĩa, bản chất nội dung của “ngoại giao cây tre”
• Cây tre và trường phái ngoại giao Việt Nam
Cây tre, biểu tượng của dân tộc Việt Nam, từ lâu đã được xem như một hình ảnh ẩn dụ cho
những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Không chỉ vậy, nó còn là nguồn cảm hứng
cho trường phái ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt nhưng kiên định, bất khuất của Việt Nam trên trường quốc tế.
• Sự mềm dẻo, linh hoạt nhưng thẳng thắn, quan điểm rõ ràng
Là một trong những đặc trưng nổi bật của cây tre và cũng là tinh thần cốt lõi của ngoại giao
Việt Nam. Giống như tre, dù trong gió mạnh hay bão giông, cây vẫn giữ được sự uyển chuyển,
không gãy đổ. Cây tre có thể vươn mình theo nhiều hướng khác nhau để thích nghi với môi
trường sống, nhưng vẫn giữ được sự kiên định, hướng về phía ánh sáng. Trong giao tiếp,
người Việt luôn đề cao sự hòa hợp, tinh tế, thể hiện qua những câu ca dao tục ngữ như “dĩ
hòa vi quý”, “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Việt Nam luôn
chủ trương giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, đối thoại và thương
lượng, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và lợi ích chính đáng của các bên liên quan. Tuy
nhiên, sự mềm dẻo ấy không đồng nghĩa với sự yếu đuối, khuất phục. Quan điểm của Việt
Nam luôn rõ ràng, nhất là về độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia. Tinh
thần anh dũng quật cường, kiên định chống giặc ngoại xâm
Là một phẩm chất cao đẹp của cây tre và con người Việt Nam. Tre dù nhỏ bé nhưng có sức
sống mãnh liệt, không gì có thể khuất phục được. Lịch sử đã chứng minh, dù đối mặt với
những kẻ thù hùng mạnh, quân dân ta vẫn luôn giữ vững ý chí độc lập, tự chủ, chiến đấu kiên
cường để bảo vệ non sông. Trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam luôn kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, không ngại hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển
đảo, biên giới quốc gia.
• Sức mạnh đoàn kết
Là yếu tố then chốt làm nên sức mạnh của cây tre và cũng là bí quyết thành công của ngoại
giao Việt Nam. Tre mọc thành cụm, bám rễ, liên kết chặt chẽ với nhau, tạo nên một khối thống
nhất vững vàng. Cũng như vậy, dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết một lòng, cùng nhau chung
sức, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước Đó chính là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, là
động lực trực tiếp dẫn đến hàng trăm thắng lợi trong suốt chiều dài lịch sử. Là niềm tự hào
của con dân đất việt trong hàng nghìn năm dựng nước. Trong thực tiễn, Việt Nam luôn coi
trọng việc tăng cường hợp tác quốc tế, đoàn kết với các nước bạn bè trên thế giới để cùng
nhau giải quyết các thách thức chung, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình phát triển
Cây tre, với những phẩm chất tốt đẹp, là biểu tượng cho tinh thần và bản sắc của dân tộc
Việt Nam. Trường phái ngoại giao Việt Nam, lấy cảm hứng từ cây tre, đã và đang góp phần
khẳng định vị thế của đất nước trên trường quốc tế, mang lại hòa bình, ổn định và thịnh
vượng cho khu vực và thế giới.
III. Mục tiêu và mục đích của Việt Nam theo thực hiện “ngoại giao cây tre”
Đầu tiên đầu tiên là truyền thống, văn hóa và “trường phái ngoại giao” của người Việt từ khi
“Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư; Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”. “Trường phái ngoại lOMoAR cPSD| 47025104
giao” đó chính là “Đem lại nghĩa đế thắng hung tàn; Lấy trí nhân để thay cường bạo”, lấy tinh
thần khoan dung, hòa hiếu, nhân nghĩa trong ứng xử, mềm dẻo, uyển chuyển, linh hoạt, cương
nhu, biết người, biết mình, biết thời, biết thế trong sách lược và trên hết là “Đất nước an toàn
là thượng sách, cốt sao cho dân được an ninh”.
Thứ hai là tư tưởng và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh chính là sự kết tinh giữa truyền
thống và văn hóa của dân tộc, tinh hoa của nhân loại, và thực tiễn hoạt động phong phú của
Người. Điều quan trọng và cốt lõi nhất trong Tư tưởng Hồ Chí Minh và được Người thể hiện
bằng việc làm của mình trong suốt toàn bộ cuộc đời “vì nước, vì dân” của mình chính là “việc
gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm” và “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. Với Chủ tịch Hồ Chí
Minh, “Dân”, “Tổ quốc”, và “Dân tộc” là một. Trong hoạt động đối ngoại, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn đặt và yêu cầu “lợi ích dân tộc” là trên hết, “muốn làm gì cũng vì lợi ích của dân
tộc mà làm”. Và để “làm” được như Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy, cần “Dĩ bất biến, ứng vạn
biến”. Mặc dù đề cao “lợi ích dân tộc” là trên hết, nhưng Người không cực đoan theo đuổi
chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, mà Người cho rằng cách mạng Việt Nam gắn liền với cách mạng thế
giới, “tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệ khăng khít với nhau. Vì lẽ đó, ta vừa ra
sức kháng chiến, vừa tham gia phong trào ủng hộ hòa bình thế giới”.
Thứ ba là thành quả phát triển và vị thế quốc tế thực tế của Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản
Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi Mới cho đến nay, trong đó có đóng góp rất lớn của công
tác đối ngoại. Công cuộc Đổi Mới của Việt Nam đã đưa công tác đối ngoại của đất nước như
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hình tượng hóa là một bên cánh của con chim, không thể
thiếu cho sự phát triển của Việt Nam. Chính sách hội nhập và hội nhập quốc tế sâu rộng của
Việt Nam gắn sự nghiệp phát triển của đất nước với sự phát triển và biến động của khu vực
và trên thế giới. Con thuyền phát triển của Việt Nam phụ thuộc vào “sóng yên biển lặng” của
thế giới, vào bản lĩnh vững vàng, sự kiên định về mục tiêu và hướng đi của người cầm lái con thuyền.
Thứ tư là truyền thống đoàn kết của người Việt Nam, tạo nên sức mạnh của dân tộc trong
chống ngoại xâm, xây dựng và phát triển đất nước. Truyền thống này bắt nguồn từ đặc điểm
và vị trí của đất nước, tạo thành cốt cách của con người Việt Nam. Truyền thống đoàn kết này
của người Việt Nam được phát huy ở trong nước và được mở rộng trong quan hệ quốc tế.
Đoàn kết để tạo thành sức mạnh tập thể, muôn người như một, vì lợi ích quốc gia, dân tộc,
đồng thời góp phần vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới là kiến tạo và bảo vệ hòa bình
vì sự phát triển và tiến bộ của nhân loại.