Nội dung ôn tập 2 nguyên lý - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Khái niệm mối liên hệ: Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉsự quy định, sự tác động, ảnh hưởng qua lại, chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hoặc giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sựvật, một hiện tượng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. 2 nguyên lí
1. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
* Khái niệm mối liên hệ: Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ
sự quy định, sự tác động, ảnh hưởng qua lại, chuyển hoá lẫn nhau
giữa các sự vật hiện tượng hoặc giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, một hiện tượng
* Khái niệm mối liên hệ phổ biến
- Khái niệm: mối liên hệ phổ biến là những mối liên hệ chung nhất,
bản chất nhất quyết định sự vận động, phát triển của toàn bộ hiện thực khách quan - Đặc trưng
+Thứ nhất: Đây là những mối liên hệ chung nhất, diễn ra ở mọi sự
vật hiện tượng, mọi lĩnh vực của hiện thực
+Thứ hai: Đây là những mối liên hệ bản chất nhất, tất nhiên, ổn định của hiện thực
+Thứ ba: Đây là những mối liên hệ quyết định sự vận động, phát
triển của sự vật, hiện tượng và toàn bộ hiện thực khách quan
* Các tính chất của mối liên hệ
- Liên hệ mang tính khách quan: Là liên hệ vốn có của sự vật, hiện
tượng, không phụ thuộc vào ý thức con người
- Liên hệ mang tính phổ biến: Nghĩa là tất cả mọi SVHT, mọi quá
trình, ở tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy đMu tồn tại trong
mối liên hệ; ngay trong các mặt, các yếu tố, các bộ phận của một
SVHT hay giữa các giai đoạn của nó cũng có liên hệ với nhau
- Tính phong phú muôn vẻ của liên hệ: Trong thế giới hiện thực
khách quan có vô vàn các sự vật hiện tượng, giữa chúng có sự liên
kết tác động lẫn nhau, tạo nên một quá trình phát triển và sự liên hệ
đó rất đa dạng muôn vẻ
+ Sự vật, hiện tượng khác nhau có mối liên hệ khác nhau
+ Cùng một sự vật, hiện tượng trong những giai đoạn khác nhau,
trong từng điMu kiện khác nhau thì có mối liên hệ khác nhau
+ Mỗi sự vật hiện tượng có nhiMu mối liên hệ nhưng vai trò của từng
mối liên hệ không ngang bằng nhau.
* Ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng
- Trong xem xét cải tạo sự vật, hiện tượng phải xuất phát từ quan
điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể vM sự vật
+ Quan điểm toàn diện: Là xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ
của sự vật, hiện tượng
+ Quan điểm lịch sử - cụ thể:
> Xem xét các bộ phận bên trong cấu thành nên SVHT cũng như
xem xét trong mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau
> Là xem xét đánh giá sự vật phải đặt trong không gian thời gian nhất định
> Xem xét SVHT phải làm nổi bật cái cơ bản, quan trọng của SVHT đó
2. Nguyên lí về sự phát triển
* Khái niệm: Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá
trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến
ngày càng hoàn thiện hơn của sự vật
* Các tính chất của sự phát triển
- Tính khách quan: Là sự tự thân phát triển của sự vật thông qua
việc giải quyết mâu thuẫn trong bản thân sự vật
- Tính phổ biến: Phát triển là khuynh hướng vận động chung của thế
giới được diễn ra trên mọi lĩnh vực trong tự nhiên, xã hội và tư duy
+ Trong tự nhiên: Phát triển biểu hiện ở sự tiến hóa của tự nhiên,
việc thích nghi với môi trường, sự xuất hiện những giống loài mới.
Quá trình đó đi từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn bào đến đa bào, từ
thực vật đến động vật
+ Trong xã hội: Sự phát triển biểu hiện ở năng lực chinh phục tự
nhiên, cải biến xã hội tiến tới giải phóng con người.Là sự phát triển
không ngừng của lực lượng sản xuất, sự phát triển từ thấp lên cao
của các hình thái kinh tế-xã hội.
+ Trong tư duy: Sự phát triển biểu hiện ở sự nhận thức của con người
ngày càng sâu sắc hơn, đầy đủ hơn.
- Tính đa dạng, phong phú: Sự vật, hiện tượng khác nhau, trong
những giai đoạn khác nhau, những điMu kiện hoàn cảnh khác nhau
thì sự phát triển sẽ khác nhau
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới, Nguồn gốc, động
lực của sự phát triển là đi từ mâu thuẫn bên trong của sự vật; Trạng
thái cách thức phát triển là quá trình tích luỹ dần vM lượng dẫn đến
sự thay đổi vM chất; Khuynh hướng của sự phát triển là theo hình
xoáy ốc trên cơ sở cao hơn
+ Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần quán triệt quan điểm
phát triển, lạc quan, tin tưởng vào sự phát triển, đồng thời thấy được
tính gay go phức tạp của sự phát triển
+ Quan điểm phát triển là xem xét đánh giá sự vật phải đặt nó trong
sự vận động phát triển không ngừng
+ Vận dụng quan điểm phát triển vào quán triệt đường lối quan
điểm của Đảng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
+ Trong giáo dục, phải phát hiện ra cái mới, tạo điMu kiện cho cái
mới ra đời và phát triển; chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chủ nghĩa kinh nghiệm cực
đoan, nóng vội, xa rời nguyên tắc
* Vận dụng nguyên tắc toàn diện, lịch sử
- Nguyên tắc toàn diện: Trong nhận thức và thực tiễn phải xem xét
sự vật trên nhiMu mặt, nhiMu mối quan hệ
- Nguyên tắc lịch sử - cụ thể: Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
cần phải xem xét sự vật trong các mối quan hệ và tình huống xác
định, các giai đoạn vận động, phát triển xác định - Nguyên tắc phát triển