-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nội dung ôn tập luật dân sự 2 | Luật dân sự | Đại học Huế
Nội dung ôn tập luật dân sự 2 của Trường Đại học Huế. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Luật Dân Sự(DHLH) 35 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Nội dung ôn tập luật dân sự 2 | Luật dân sự | Đại học Huế
Nội dung ôn tập luật dân sự 2 của Trường Đại học Huế. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Luật Dân Sự(DHLH) 35 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
lOMoARcPSD|40651217
NỘI DUNG ÔN TẬP LUẬT DÂN SỰ 2
(đi thi mang theo BLDS 2015, Nghị định, Luật nhà ở, Luật đất đai)
PHẦN 1: HỢP ĐỒNG
1. Hợp đồng nói chung:
- Khái niệm hợp đồng:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận, nhưng không phải bất kỳ sự thỏa thuận nào cũng là hợp đồng mà những thỏa thuận tạo ra sự ràng buộc giữa các bên về quyền và nghĩa vụ thì mới được xem là hợp đồng.
- Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng: (điều 117 BLDS 2015)
- Đối với người đã thành niên có NLHVDS đầy đủ có quyền tự mình xác lập, thực hiện tất cả các hợp đồng và tự chịu trách nhiệm về việc xác lập. Thực hiện hợp đồng đó.
- Đối với người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi có quyền xác lập, thực hiện các hợp đồng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi, đối với các hợp đồng khác khi thực hiện phải có sự đồng ý của người đại diện theo pl.
Đối với cá - Đối với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18
nhân tuổi có quyền tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ hợp đồng liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và Chủ thể phải có hợp đồng khác theo quy định của pl phải được người đại diện năng lực pl dân theo pl đồng ý.
sự, năng lực - Hợp đồng của người chưa đủ 6 tuổi phải do người đdtpl của hành vi dân sự người đó xác lập, thực hiện.
- Trường hợp cá nhân xác lập, thực hiện hợp đồng liên quan đến tài sản chung thì phải đảm bảo tư cách đại diện theo quy định của BLDS.
Việc xác lập, thực hiện hợp đồng phải thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp, do đó, năng lực chủ thể bên cạnh xác định
Đối với năng lực pháp luật của pháp nhân còn phải xác định người đại pháp nhân diện của pháp nhân phải có tư cách đại diện mới đáp ứng yêu cầu về chủ thể của hợp đồng.
Mỗi thành viên trong hộ gia đình, tổ hợp tác đều tham gia với tư
Đối với tổ cách cá nhân, nếu chỉ một hoặc một số thành viên xác lập, thực hợp tác, hộ hiện hợp đồng nhân danh hộ gia đình, tổ hợp tác thì phải đảm bảo gia đình yêu cầu về đại diện theo ủy quyền theo quy định của pl.
Nội dung của Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của giao hợp đồng dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Điều cấm không vi phạm của luật là những quy định không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với
người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
điều luật và Chỉ những tài sản được phép giao dịch, những công việc được phép thực hiện không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng trái với đạo của giao dịch dân sự. Những giao dịch xác lập nhằm trốn tránh pháp luật hoặc
đức xã hội trái đạo đức xã hội là những giao dịch dân sự có mục đích và nội dung không hợp pháp, không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự đó. Bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, cho nên “tự nguyện” bao gồm các yếu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Không có tự do ý chí và bày tỏ ý chí không thể có tự nguyện, nếu một trong hai yếu tố này không có hoặc không thống nhất cũng không thể có tự nguyện.
Sự tự nguyện của một bên (hành vi pháp lí đơn phương) hoặc sự tự nguyện của
Các bên giao các bên trong một quan hệ dân sự (hợp đồng) là một trong các nguyên tắc được kết hợp đồng quy định tại Khoản 2 Điều 3 BLDS: Tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận. Vi phải tự nguyện phạm sự tự nguyện của chủ thể là vi phạm pháp luật.
Vì vậy, giao dịch dân sự thiếu sự tự nguyện không làm phát sinh hậu quả pháp lí. BLDS quy định một số trường hợp giao dịch dân sự xác lập không có sự tự nguyện sẽ bị vô hiệu. Đó là các trường hợp vô hiệu do giả tạo; do nhầm lẫn; do bị lừa dối, bị đe doạ, cưỡng ép; do xác lập tại thời điểm mà không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
- Lời nói
- Văn bản
- Hành vi cụ thể
Về hình thức Hình thức của giao dịch dân sự là phương thức thể hiện nội dung của giao dịch. Các bên chủ thể có quyền lựa chọn hình thức phù hợp để xác lập giao dịch. Tuy nhiên, một số trường hợp pl quy định hình thức bắt buộc thì các bên phải tuân theo, nếu vp thì giao dịch sẽ không có hiệu lực.
Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại?
Hợp đồng trong lĩnh vực kinh
Hợp đồng dân sự doanh thương mại
Luật áp Bộ luật dân sự 2015 (SĐ – BS năm 2017) - Luật thương mại dụng - Bộ luật dân sự
Có thể là các cá nhân, tổ chức có hoặc Chủ yếu là thương nhân với thương
Chủ thể không có tư cách pháp nhân. nhân hoặc ít nhất phải có một bên là thương nhân.
Mục đích tiêu dùng, có thể sinh lời hoặc Chủ yếu là nhằm mục đích tìm kiếm
Mục đích
không lợi nhuận
Có thể bằng lời nói, hành vi hoặc văn bản. - Lời nói
Đa phần là bằng miệng nhiều hơn thông - Văn bản
Hình thức
qua sự tín nhiệm, giao dịch đơn giản, có - Hành vi cụ thể tính phổ thông và giá trị thấp.
2. | Giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự: |
- Giao kết HĐDS:
- Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự: Điều 3 BLDS 2015
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xh.
- Các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng:
- Trình tự giao kết hợp đồng:
- Đề nghị giao kết hợp đồng: Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (khoản 1 điều 386 BLDS 2015).
Việc đề nghị GKHĐ được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: thỏa thuận trao đổi trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, chuyển công văn, giấy tờ qua đường bưu điện, fax, nhắn tin, quảng cáo, treo biển,... Thời hạn trả lời ĐNGKHĐ do hai bên thỏa thuận, ấn định. (điều 386 BLDS 2015) nếu đã nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng và thời hạn trả lời thì không được mời người thứ 3 giao kết hợp đồng.
Lời ĐNGKHĐ phải có các dấu hiệu: Nội dung của lời đề nghị phải chứa đựng nd cơ bản của hợp đồng và lời đề nghị phải hướng tới chủ thể xác định hoặc công chúng. lời đề nghị chưa phải là một hợp đồng (tiền hợp đồng). Tuy nhiên, ít nhiều đã có tính chất ràng buộc với người đề nghị.
- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: điều 393
Nếu trả lời sau thời hạn đã ấn định lời chấp nhận được coi như là một lời đề nghị mới của bên chậm trả lời.
Nếu việc trả lời được chuyển qua bưu điện thì ngày gửi đi theo dấu của bưu điện được coi là thời điểm trả lời.
- Thay đổi, rút lại, chấm dứt ĐNGKHĐ: điều 389 và 391
- Thời điểm có hiệu lực của ĐNGKHĐ: điều 388
- Thực hiện hợp đồng dân sự:
- Sau khi các bên đã giao kết hợp đồng dưới một hình thức nhất định phù hợp với pháp luật và hợp đồng đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pl yêu cầu (điều 117) hợp đồng có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. từ thời điểm đó, các bên trong hợp đồng bắt đầu có quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau.
Thực hiện hợp đồng dân sự là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi một bên tham gia hợp đồng phải thực hiện nhăjjm đáp ứng những quyền dân sự tương ứng của bên kia.
- Thực hiện hợp đồng đơn vụ (điều 409) và song vụ (điều 410)
3. | Hợp đồng vô hiệu, các trường hợp hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu: |
- Hợp đồng vô hiệu: là hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội và vi phạm các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
- Các trường hợp hợp đồng vô hiệu:
Giao dịch dân sự Vd: Anh A ký hợp đồng mua bán 5kg ma túy với anh B vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật,
trái với đạo đức xã hội:
Giao dịch dân sự A bán tài sản cho B nhưng lại làm hợp đồng giả tạo là hợp đồng tặng cho vô hiệu do giả tạo để không phải đóng thuế cho nhà nước
Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên,
người mất năng lực A (25 tuổi) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tuy nhiên, một vụ tai nạn hành vi dân sự, nghiêm trọng đã làm đầu óc anh A bị ảnh hưởng và được bác sĩ kết luận bị
người có khó khăn tâm thần. B – bạn thân của anh A, vì biết anh A đang làm giám đốc của trong nhận thức, một công ty nên đã nổi lòng tham, lập mưu và dụ dỗ anh A ký vào giấy ủy làm chủ hành vi, quyền cho mình để trở thành người đại diện của công ty, ký kết các hợp người bị hạn chế đồng quan trọng nhằm tham ô tiền của công ty. năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
Anh A là người miền Nam kí kết hợp đồng mua 5 tấn mận với anh B là người miền Bắc. Tuy nhiên, vì khác biệt về ngôn ngữ vùng miền nên anh B Giao dịch dân sự đã giao nhầm loại mận cho anh A là loại mận quả tròn, nhỏ, hay còn gọi là vô hiệu do nhầm mận Hà Nội trong khi loại mận anh A muốn mua là loại khác hình giống lần trái lê, miền Bắc gọi là quả roi. Trong trường hợp này, hai bên có thể thỏa thuận với nhau để, nếu không thể thỏa thuận để đưa ra phương án giải quyết thì Tòa án tuyên bố giao dịch này vô hiệu.
Công ty A muốn mua của công ty B dây chuyền sản xuất của Đức nhưng công ty A chỉ có dây chuyền sx của Trung Quốc. Nhưng vì muốn bán với
Giao dịch dân sự giá cao nên công ty đã thay đổi nhãn mác Made in China thành Made in vô hiệu do bị lừa
Germany để đánh lừa công ty B. Công ty B khi kiểm tra nhãn mác thấy dối, đe dọa, cưỡng đây là dây chuyền sản xuất của Đức, cộng thêm việc 2 công ty làm ăn ép
chung với nhau đã lâu nên công ty B tin tưởng và ký vào hợp đồng mua
Giao dịch dân sự
bán dây chuyền trên.
A và B thoả thuận mua bán nhà nhưmg không ký hợp đồng bằng văn bản (theo quy định của pháp luật thì hợp đồng mua bán nhà phải được giao kết
vô hiệu do không bằng văn bản), khi có tranh chấp xảy ra, toà yêu cầu các bên phải hoàn tất tuân thủ quy định thủ tục theo quy định của pháp luật trong một thời hạn nhất định nhưng về hình thức không bên nào thực hiện. Theo yêu cầu của một hoặc các bên, toà án có thể tuyên hợp đồng này là vô hiệu.
Giao dịch dân sự Trong khi say rượu X đã ký hợp đồng với Y bán quyền sử dụng đất mà X vô hiệu do người đang sở hữu cho Y với giá chỉ bằng 1/3 giá thị trường tại thời điểm đó.
xác lập không nhận Trong trường hợp này, giao dịch vô hiệu do tại thời điểm xác lập giao dịch,
thức và làm chủ X không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
được hành vi của mình
c. Phân loại hợp đồng vô hiệu: 2 loại:
- Hợp đồng vô hiệu 1 phần (tương đối).
- 1 phần nội dung của hợp đồng bị vô hiệu.
- Không làm ảnh hưởng đến tính có hiệu lực của các phần nội dung còn lại.
- Hợp đồng vô hiệu toàn bộ (tuyệt đối).
- Không phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên ngay từ thời điểm giao kết.
d. Hậu quả pháp lý và cách thức xử lý hợp đồng vô hiệu:
Hậu quả pháp lý:
- Hợp đồng vô hiệu 1 phần: các bên không phải thực hiện phần nội dung hợp đồng bị vô hiệu.
- Hợp đồng vô hiệu toàn bộ: các bên không có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng.
- Trong cả 2 trường hợp: bên nào có lỗi thì phải bồi thường.
Cách thức xử lý hợp đồng vô hiệu:
- Hợp đồng vô hiệu 1 phần: Các bên phải thực hiện nội dung phần hợp đồng không bị vô hiệu đồng thời có thể thỏa thuận để sửa đổi thay thế phần nội dung hợp đồng đó có hiệu lực. Khi phần nội dung hợp đồng đó có hiệu lực thì các bên có nghĩa vụ phải thực hiện.
- Hợp đồng vô hiệu toàn bộ:
Do không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên ngay từ thời điểm giao kết nên các bên không có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên trong trường hợp 1 hoặc các bên đã thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu bằng cách hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Nếu không trao trả được bằng hiện vật thì phải thanh toán bằng tiền trừ trường hợp đối tượng thu được từ hợp đồng phải bị tịch thu xung công quỷ hoặc tịch thu tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
4. | Chấm dứt hợp đồng dân sự: Theo điều 422 BLDS 2015 thì hợp đồng dân sự chấm dứt trong các trường hợp sau đây: |
- Hợp đồng đã được hoàn thành: Khi các bên tham gia hợp đồng đã thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ mỗi bên đều đã đáp ứng được quyền dân sự của mình hợp đồng được coi là hoàn thành.
- Theo thoả thuận của các bên: Trong những trường hợp bên có nghĩa vụ không có khả năng để thực hiện hợp đồng hoặc nếu hợp đồng được thực hiện sẽ gây ra tổn thất lớn về vật chất cho một hoặc cả hai bên các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hợp đồng chấm dứt tại thời điểm các bên đạt được thoả thuận.
- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện: chỉ những hợp đồng nào do tính chất của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó hoặc do các bên đã thỏa thuận từ trước là người có nghĩa vụ phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đó hay chỉ người có quyền mới được hưởng lợi ích phát sinh từ hợp đồng đó thì khi họ chết, hợp đồng mới chấm dứt ví dụ: A kí kết một hợp đồng với một họa sĩ tạo hình là B. Theo đó, B phải hoàn thanh cho A một bức tượng nghệ thuật tại vườn cảnh nhà A. Nếu hợp đồng chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa xong mà mà B chết thì hợp đồng đó đương nhiên chấm dứt.
- Hợp đồng bị huỷ bỏ: nhằm nâng cao tính kỉ luật trong việc thực hiện hợp đồng, pl cho phép các bên trong hợp đồng được thỏa thuận về việc một bên có quyền hủy hợp đồng nếu bên kia vi phạm hợp đồng. Vì vậy, trong những trường hợp đó thì bên bị vp hợp đồng có quyền đơn phương hủy hợp đồng và yêu cầu bên vp phải BTTH. Khi một bên hủy hợp đồng thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng vật thì phải hoàn trả bằng tiền.
- Hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện: việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được thực hiện theo quy định tại điều 428 BLDS. Khi đơn phương đình chỉ hợp đồng thì phần hợp đồng chưa thực hiện sẽ chấm dứt, nghĩa là hợp đồng được coi là chấm dứt kể từ thời điểm bên vp nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng từ bên bị vp. Khi hợp đồng bị chấm dứt bên có nghĩa vụ không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng các bên phải thanh toán phần hđ đã được thực hiện.
- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn: trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là vật đặc định hoặc đơn chiếc mà do bị mất hoặc bị tiêu hủy hay các lí do khác nên vật đó không còn hợp đồng chấm dứt vào thời điểm vật đó không còn các bên có thể thỏa thuận vẫn duy trì hợp đồng bằng cách thay thế vật không còn bằng một vật khác.
5. | Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng: |
- Khái niệm: Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
- Đối tượng: có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, có thể là tài sản hiện có hoặc Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản đang cho thuê, cho mượn cũng được (điều 317 – dùng để thế chấp.
327) - Khi đối tượng thế chấp là một tài sản được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.
- Hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản thế chấp chỉ thuộc tài sản thế chấp khi các bên có thỏa thuận hoặc trong những trường hợp pl có quy định.
- Hình thức: văn bản (phải có công chứng, chứng thực đặc biệt là bất động sản.)
- Khái niệm: Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Đặt cọc Đối tượng: Những vật có giá trị hoặc các vật thông thường khác mà một bên giao (điều 328) trực tiếp cho bên kia. Đối tượng đặt cọc là tiền thì vừa mang chức năng bảo đảm, vừa mang chức năng thanh toán.
- Hình thức: Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản, trong đó phải xác định rõ số tiền đặt cọc, số tài sản đặt cọc.
- Khái niệm: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
- Đối tượng của cầm cố tài sản: tài sản
- Tài sản cầm cố phải là vật có sẵn vào thời điểm giao dịch cầm cố được xác lập Vì bên cầm cố phải giao cho bên nhận cầm cố tài sản cầm cố.
- Giấy tờ có giá chỉ có thể là tài sản cầm cố nếu bản thân giấy tờ đó là một loại tài sản.
- Vật dùng để cầm cố có thể là động sản hoặc bất động sản (trừ trường hợp pl có Cầm cố quy định khác, vd như Luật nhà ở quy định chỉ được thế chấp nhà ở) nhưng (điều 309 - phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
316) Vật cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố (trừ các doanh nghiệp nhà nước để các doanh nghiệp của mình có thể hoạt động bình thường trong việc thực hiện chức năng, mục đích của nó NN đã giao cho các doanh nghiệp này tài sản và quyền quản lí tài sản Doanh nghiệp dù không phải chủ sở hữu đối với tài sản nhưng vẫn được quyền tài sản thuộc quyền quản lý của mình để cầm cố bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Vật cầm cố phải là vật được phép chuyển giao và không có tranh chấp.
- Hình thức của cầm cố tài sản:
- Tài sản là động sản: miệng hoặc văn bản.
- Tài sản là bất động sản: bắt buộc bằng văn bản.
- Khái niệm: Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Đối tượng:
- Đối tượng của bảo lãnh là các cam kết của người bảo lãnh đối với người nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, người bl phải có tài sản hoặc công việc phù hợp để đáp lại
Bảo lãnh lợi ích của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp người bl không thực hiện nghĩa vụ.
- Nếu đối tượng của nghĩa vụ chính là việc thực hiện một công việc mà chỉ thông qua việc thực hiện công việc đó, quyền lợi của bên có quyền mới được thỏa mãn thì người nhận bảo lãnh phải thực hiện một công việc Trong trường hợp này, người bl phải là người có khả năng thực hiện công việc đó.
- Nếu đối tượng của nghĩa vụ chính là một khoản tiền hoặc một tài sản có giá trị thì người bảo lãnh phải lấy tài sản thuộc sở hữu của mình cho người nhận bl xử lý.
6. | Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ: |
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ. (điều 351) Đặc điểm của trách nhiệm dân sự do vp nghĩa vụ:
- Chỉ được áp dụng khi có hành vi vppl và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vp đó.
- Là một hình thức cưỡng chế của Nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. - Luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người có hành vi vppl. Phân loại trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ:
Với trách nhiệm này, người vp nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên kia. Nếu bên có quyền đã yêu cầu mà bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện
Trách thì bên có quyền có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những nhiệm phải biện pháp cưỡng chế buộc bên kia phải thực hiện nghĩa vụ. thực hiện Loại trách nhiệm này bao gồm:
nghĩa vụ - Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật
- Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc
- Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ
Việc xác định trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ phải dựa trên các nghĩa vụ phải dựa trên các cơ sở sau đây:
- Có hành vi trái pháp luật:
- Một người có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì bị coi là vppl về nghĩa vụ.
- Trong một số trường hợp, không thực hiện nghĩa vụ không bị coi là trái pl người không thực hiện nghĩa vụ không phải btth:
- Có hành vi trái pháp luật:
Nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của người có quyền.
Nghĩa vụ không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng. Một sự kiện chỉ được coi là bất khả kháng nếu đó là sự kiện khách quan làm cho người có nghĩa vụ không biết trước và cũng không thể tránh được. Người có nghĩa vụ không thể khắc phục được khó khăn do sự kiện đó gây ra dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép.
- Có thiệt hại xảy ra trong thực tế: có 2 loại thiệt hại:
- Những thiệt hại trực tiếp: Là những thiệt hại đã xảy ra một cách khách quan trong thực tế mà mức thiệt hại dễ dàng xác định được như:
- Có thiệt hại xảy ra trong thực tế: có 2 loại thiệt hại:
Chi phí thực tế và hợp lí: là những khoản tiền hoặc những lợi ích vật chất Trách khác mà người bị thiệt hại phải bỏ ra ngoài dự định của mình để khắc phục nhiệm những tình trạng xấu do hành vi vp nghĩa vụ của bên kia gây ra.
BTTH Tài sản bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại: Là sự giảm sút giá trị của một tài sản hoặc sự thiếu hụt về tài sản do người có nghĩa vụ gây ra.
- Những thiệt hại gián tiếp: Là những thiệt hại mà phải dựa trên sự suy đoán khoa học mới xác định được mức độ thiệt hại. Thiệt hại này còn đgl thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vppl và thiệt hại xảy ra:
Mối quan hệ nhân quả = Mối quan hệ giữa nguyên nhân + kết quả
Chỉ khi nào hành vi vp là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả Bồi thường thiệt hại
- Lỗi của người vi phạm nghĩa vụ: định nghĩa về lỗi được quy định tại điều 364 BLDS.
7. | Phân biệt thỏa thuận phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại: |
Thỏa thuận phạt vp BTTH
Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên Bồi thường thiệt hại có mục đích là trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm;
Khái niệm vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm. phạm gây nên, bù đắp thiệt hại vật
chất cho bên bị vi phạm.
Ngăn ngừa các hành vi vi phạm có thể Bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm; xảy ra khi giao kết hợp đồng nhằm bảo Khắc phục hậu quả do hành vi vi
Mục đích vệ lợi ích của các bên trong hợp đồng; phạm gây nên, bù đắp thiệt hại vật Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi chất cho bên bị vi phạm. bên khi thực hiện hợp đồng.
Phát sinh khi có đủ 3 yếu tố:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
- Có thiệt hại thực tế;
Chỉ được áp dụng nếu các bên có thỏa
Căn cứ áp - Hành vi vi phạm hợp đồng là thuận. dụng nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt
Không thỏa thuận thì không được phạt
hại (Nói cách khác giữa hành vi vi phạm và thiệt hại có mối quan hệ nhân quả)
Theo Bộ luật dân sự 2015 "Mức phạt vi Giá trị bồi thường thiệt hại gồm giá trị phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi luật liên quan có quy định khác". Trong luật phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra thương mại 2005 có quy định "Mức phạt và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi
hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm phạm đáng lẽ được hưởng nếu không
Mức áp do các bên thoả thuận trong hợp đồng, có hành vi vi phạm. Gây ra thiệt dụng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hại bao nhiêu thì bồi thường thiệt hại hợp đồng bị vi phạm" hay trong Luật xây chừng đó.
dựng 2014 "Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm"
8. | Các loại hợp đồng cần chú ý: |
Hợp đồng mua Khái niệm: điều 430 BLDS 2015. bán tài sản
Tài sản của hợp đồng mua bán tài sản phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Thứ nhất, phải là tài sản được phép giao dịch.
- Thứ hai, phải được xác định cụ thể. Nếu là vật thì phải xác định rõ thông qua số lượng, đặc điểm. Nếu là quyền tài sản thì có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh thuộc quyền sở hữu của bên bán.
- Thứ ba, không phải là tài sản đang bị tranh chấp quyền sở hữu.
- Thứ tư, không phải là tài sản đang bị kê biên để thi hành án.
- Thứ năm, không phải là tài sản đang được dùng để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác.
- Thứ sáu, nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản hạn chế giao dịch thì việc mua bán phải tuân theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục chuyển giao quyền sở hữu tài sản đó.
- Lưu ý: Tiền không phải là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản (mặc dù cũng là tài sản được quy định tại điều 105 BLDS 2015) bởi vì nó là công cụ có chức năng định giá các loại tài sản khác nên nó thường xuất hiện trong các hợp đồng mua bán với vai trò là công cụ thanh toán.
- Ngoài tài sản, đối tượng của hợp đồng mua bán còn có thể là vật hình thành trong tương lai (ví dụ: Mua bán hoa màu chưa được thu hoạch, mua bán chung cư đang xây dựng...) trường hợp này người bán phải có căn cứ chứng minh là vật đó đang hoặc chuẩn bị được hình thành.
- Hình thức: bằng miệng, bằng văn bản do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu thì hình thức của hợp đồng mua bán phải bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Ví dụ: mua bán nhà ở, mua bán xe cơ giới.
- Hợp đồng mua bán nhà ở:
- Đối tượng của hợp đồng: nhà ở (nhưng phải đảm bảo các điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 118 Luật Nhà ở 2014)
- Chủ thể: điều kiện về chủ thể được quy định tại điều 119 Luật nhà ở 2014)
Hợp đồng vay Khái niệm: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tài sản cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Đối tượng của hợp đồng vay TS:
- Thông thường là một khoản tiền.
- Vàng, kim khí, đá quý hoặc một số lượng tài sản khác.
Bên vay có quyền định đoạt với tài sản vay.
Khi hết hạn HĐVTS, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên kia một khoản tài sản khác cùng loại với tài sản vay hoặc số tiền đã vay.
- Đặc điểm pháp lý:
- Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ:
Trường hợp vay không có lãi suất: bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải hoàn trả vật cùng loại tương ứng với số lượng, chất lượng của tài sản cho bên vay. Bên vay không có quyền đối với bên cho vay.
Trường hợp vay có lãi suất: bên cho vay có nghĩa chuyển tiền đúng thời hạn, nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự.
- Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù:
Có lãi suất có đền bù..
Không có lãi suất không có đền bù.
- Là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay sang bên vay khi bên vay nhận tài sản. Vì vậy, bên vay có toàn quyền đối với tài sản vay, trừ trường hợp có điều kiện sử dụng.
- Ý nghĩa hợp đồng vay tài sản:
- Trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay nhu cầu của các chủ thể ngày càng tăng trong lĩnh vực kinh tế, do đó hợp đồng vay tài sản đã đáp ứng vốn cho các chủ thể mở rộng sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều hàng hóa có chất lượng cao và tạo công ăn việc làm cho nhân dân.
- Hợp đồng vay tài sản còn là hành lang pháp lý quy định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, hạn chế thấp nhất việc cho vay nặng lãi mang tính chất bóc lột trong đời sống dân sự.
- Hợp đồng vay tài sản trong nhân dân thường mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết những khó khăn tạm thời trong cuộc sống, trong sản xuất kinh doanh.
- Hợp đồng vay tài sản còn là căn cứ để hòa giải, giải quyết các tranh chấp phát sinh khá phổ biến trong nhân dân.
- Hình thức của hợp đồng: miệng hoặc văn bản
Hình thức miệng thường được áp dụng trong những trường hợp như số lượng tài sản cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân quen. Trong truồng hợp này, nếu các bên xảy ra tranh chấp hợp đồng thì bên cho vay phải chứng minh được là mình đã cho vay một số tiền hoặc một số tài sản nhất định.
- Lãi: điều 468 BLDS 2015: 3 loại
- Lãi trên nợ gốc.
- Lãi suất chậm trả nợ gốc.
- Lãi suất chậm trả nợ lãi.
Hợp đồng thuê Khái niệm: Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tài sản cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê.
- Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản: vật đặc định, không tiêu hao tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng (động sản hoặc bất động sản), quyền sử dụng đất (đối với cá nhân, tổ chức), đối tượng là đất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và các cơ sở sx kinh doanh khác (đất này thuộc sở hữu nhà nước nhà nước cho các doanh nghiệp thuê để sản xuất kinh doanh).
- Hình thức:
- Đối với tài sản mà nhà nước không kiểm soát khi chuyển nhượng hoặc tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu thì HĐTTS phải được lập thành văn bản hoặc pl có quy định. Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa bên cho thuê và bên thuê, vào thời gian dài hay ngắn mà các bên có thể thỏa thuận bằng miệng hoặc bằng văn bản.
- Đối với bất động sản hoặc tài sản phải đăng kí quyền sở hữu và pl có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, đăng kí hoặc phải xin phép thì các bên trong HĐTTS phải tuân theo những quy định này.
- Việc thuê quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai.
- Ý nghĩa của HĐTTS:
- Thông qua HĐTTS, chủ sở hữu tài sản cho thuê đã thực hiện quyền năng sử dụng tài sản của mình thông qua hành vi của người thuê.
- HĐTTS là căn cứ hợp pháp cho các bên khai thác triệt để những tlsx, tl tiêu dùng chưa khai thác hết tiềm năng, công suất tránh lãng phí.
- HĐTTS là phương tiện pháp lí nhằm khắc phục tình trạng nhà sx kinh doanh không có đủ tlsx vẫn có thể tiến hành sx, kinh doanh qua việc sử dụng tài sản thuê.
- Hợp đồng thuê nhà ở: Hình thức: văn bản (có công chứng, chứng thực)
- Khái niệm: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận
Hợp đồng giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất chuyển nhượng và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển quyền sử dụng nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của BLDS và pháp đất luật về đất đai.
- Hình thức: văn bản (tùy theo căn cứ của luật đất đai)
PHẦN 2: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (điều 584 trở đi)
1. Ý nghĩa của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng:
- Đảm bảo việc đền bù tổn thất đã gây ra.
- Giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xhcn, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng:
- Có thiệt hại xảy ra:
Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. Đây là điều kiện bắt buộc phải có trong trách nhiệm btth ngoài hợp đồng, không có thiệt hại thì không phải bồi thường.
- Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe.
- Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa, thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản đây là thiệt hại vật chất của người bị thiệt hại.
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lí để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại. - Tổn thất về tinh thần.
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pl:
- Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động. Chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện các hành vi đó.
- Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp nếu người thực hiện hành vi theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện hành vi đó.
Ví dụ: nhân viên phòng chữa cháy có thể phá hủy nhà dễ cháy xung quanh đám cháy; bác sĩ cắt bỏ các bộ phận hoặc làm các phẫu thuật khác....
Trong trường hợp này, người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Người gây thiệt hại cũng không phải bthuong trong trường hợp phòng vệ chính đáng, rong tình thế cấp thiết hoặc có sự đồng ý của người bị thiệt hại (Điều 594, k1 điều 595); tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây ra thiệt hại vẫn phải btth.
- Lỗi của người gây ra thiệt hại: (364)
Trong quan hệ dân sự có những trường hợp ngoại lệ là người không có hành vi trái pl, không có lỗi vẫn phải chịu TNDS các điều 601, 602, 603...
- Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
- Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
- Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pl:
Mối quan hệ nhân quả = Mối quan hệ giữa nguyên nhân + kết quả
Chỉ khi nào hành vi vp là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả Bồi thường thiệt hại
3. Năng lực chịu trách nhiệm BTTH: (điều 586)
- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
Nếu người này không có đủ tài sản để bttth thì cha mẹ có thể bồi thường thay cho con em họ dựa theo sự tự nguyện không bắt buộc.
- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Người dưới 15 tuổi, người mất NLHVDS gây ra thiệt hại trong thời gian ở trường học, bệnh viện quản lí trường học, bệnh viện phải bồi thường. nguyên tắc “thời gian quản lí”
Ví dụ: Tổ chức lao động cho học sinh không tốt, đi tham quan, dã ngoại do trường tổ chức, không có các biện pháp an toàn, bảo hộ hay việc nhân viên bệnh việc không có biện pháp quản lí các bệnh nhân bị bệnh tâm thần.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
4. Trách nhiệm bồi thường liên đới và bồi thường riêng rẽ:
- Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường liên đới của nhiều người cùng gây ra thiệt hại:
- Có việc gây thiệt hại của nhiều người: phải có ít nhất từ 2 chủ thể trở lên.
- Hành vi trái pl trong việc gây thiệt hại của nhiều người có sự thống nhất với nhau: cần xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau như xét về mặt ý chí chủ quan của mỗi người, về hành vi trực tiếp gây ra thiệt hại hoặc xét về hậu quả của các hành vi vp. phải có sự thống nhất ý chí và chuỗi hành vi của họ cùng là nguyên nhân tạo ra 1 hậu quả.
Ví dụ: A, B, C cùng bàn bạc, thỏa thuận hủy hoại đầm cá của D đang nuôi. A, B, C phân công công việc cụ thể: A đi mua 20 lít thuốc trừ sâu đồng thời sau này đi làm nhiệm vụ cảnh giới; B làm nhiệm vụ đánh lạc hướng, rủ D đi uống rượu; C thực hiện nhiệm vụ đổ thuốc trừ sâu xuống đầm cá của D.
Trong trường hợp này, về hình thức hành vi gây thiệt hại cho D là do C đổ thuốc trừ sâu xuống đầm cá. Tuy nhiên, hành vi của A, B và C phải bị coi là cùng gây thiệt hại Phát sinh trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường thiệt hại cho D.
Tuy nhiên, cũng là ví dụ trên: Trong khi đang làm nhiệm vụ cảnh giới, A thấy Y đi ngang qua, sợ bị bại lộ A đã bóp cổ, giết chết Y. Như vậy trong trường hợp này, trách nhiệm BTTH đối với tính mạng của Y bị xâm phạm không phát sinh đối với B, C không phát sinh trách nhiệm liên đới btth giữa A, B và C đối với thiệt hại do tính mạng của Y bị xâm phạm. Trách nhiệm BTTH của A là trách nhiệm BT riêng rẽ.
- Về mqh nhân quả giữa hành vi trái pl của những người cùng gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.
- Có lỗi của những người cùng gây ra thiệt hại.
5. Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể:
- BTTH trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 594) - Một hành vi gây thiệt hại được coi là phòng vệ chính đáng khi:
Có hành vi trái pl xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc xâm phạm tới lợi ích của chính bản thân người phòng vệ chính đáng.
Hành vi trái pl của người khác đang gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho đối tượng bị xâm hại. Nếu thiệt hại đã xảy ra mà người bị thiệt hại mới có hành vi chống trả và gây thiệt hại ngược trở lại thì không thể coi là phòng vệ chính đáng.
Hành vi phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại (tính mạng, sức khỏe, tài sản). Nếu gây thiệt hại cho người không có hành vi xâm hại thì không
coi là phòng vệ chính đáng mà có thể coi là gây thiệt hại do yêu cầu của tình thế cấp thiết nếu thỏa mãn đủ các điều kiện nhất định.
Hành vi gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải là cần thiết và tương xứng với hành vi xâm hại. Nếu không cần thiết hoặc không tương xứng thì người gây ra thiệt hại vẫn phải btth.
- BTTH trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết (595)
Chỉ coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có một nguy cơ đang thực tế đe dọa cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Lưu ý rằng, tình thế cấp thiết chỉ là nguy cơ đe dọa thiệt hại chứ thiệt hại vẫn chưa xảy ra. người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết cần phải cân nhắc, tính toán về nguy cơ này. Nguy cơ đó có thể xuất phát từ hành vi trái pl của con người. Nếu nguy cơ do thiên nhiên gây ra thì đây được xem là rủi ro mà người bị thiệt hại phải gánh chịu, không phải tình thế cấp thiết.
- Nguy cơ phải có thực, tức là phải đang bắt đầu, đang diễn ra và chưa kết thúc.
- Nguy cơ đang đe dọa lợi ích được pl bảo vệ lợi ích phải hợp pháp, không hợp pháp gây ra thiệt hại vẫn phải bồi thường.
- Việc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn thiệt hại có nguy cơ xảy ra. lưu ý, người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là gây thiệt hại cho một đối tượng khác để ngăn chặn thiệt hại xảy ra chứ không phải gây thiệt hại cho “nguy cơ đe dọa” - Thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải là thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Lưu ý: Người gây ra tình thế cấp thiết BTTH
- BTTH do người của pháp nhân gây ra (điều 597)
Khi xác định BTTH do người của pháp nhân gây ra cần chú ý:
- Chủ thể BTTH là pháp nhân cần xét xem chủ thể này có tư cách của một pháp nhân hay không (điều 74 BLDS)
- “người của mình” tức là thành viên của pháp nhân thành viên này có thể được pháp nhân tuyển dụng vào làm việc theo các quan hệ hợp đồng dài hạn, ngắn hạn, đang trong thời gian thử việc.
- Thiệt hai do thành viên của pháp nhân phải liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ mà pháp nhân giao cho thành viên đó thực hiện.
Pháp nhân có quyền yêu cầu thành viên này hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pl không quy định trả toàn bộ số tiền mà pháp nhân đã bồi thường cần căn cứ vào mức độ lỗi của thành viên để xác định số tiền hoàn trả.
BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (601)
Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được xác định như sau:
- Thiệt hại phải do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (vd: xe ô tô đang vận hành thì bị mất phanh, nổ lốp,...; thú đang biểu diễn xiếc thì nhảy ra gây thiệt hại cho khán giả....)
- Chủ thể BTTH:
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
Người được chủ sở hữu giao cho chiếm hữu, sử dụng (mượn, thuê,...) nguồn nguy hiểm cao độ BTTH.
Trách nhiệm BTTH của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ được loại trừ nếu xuất hiện một trong các lí do sau:
- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại: lao vào ô tô tự tử, bị thiệt hại trong hành lang an toàn đường sắt như thiệt hại đối với súc vật thả rông, người qua lại,...
- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pl có quy định khác.