Nội dung ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Nội dung ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXH1)
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Số tín chỉ: 2
Đối tượng: Sinh viên ĐHQGHN
Chú ý: đây là nội dung ôn thi chứ không phải là câu hỏi thi
1. Giai cấp công nhân: khái niệm, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân, điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
2. Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam và nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Bài làm
Giai cấp công nhân là lực lượng lao động mới, ra đời gắn liền với sự ra đời
và phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Giai cấp công nhân:
+ là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với
quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại;
+ là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; họ lao động
bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại và gắn liền với quá
trình sản xuất vật chất hiện đại,
+ là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội ngày càng cao.
+ Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Đặc trưng:
+ là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản
xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao
+ là những người lao động không sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội,
phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị bóc lột giá trị thặng dư
+ là lực lượng chính trị cơ bản, có lợi ích đối kháng trực tiếp với tư sản
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
+ Kinh tế: cải tạo quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa, xây dựng quan
hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa.
+ Chính trị: Lật đổ thống trị của giai cấp tư sản, thiết lập nhà nước của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động, từng bước xay dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
+ Văn hóa tư tưởng: Xây dựng nền văn hóa mới, trên nền tư tưởng của giai
cấp công nhân, thay thế hệ tư tưởng chính trị của giai cấp tư sản. Điều kiện: Khách quán:
+ Xu hướng vận động của mâu thuẫn: giữa lực lượng sản xuất tiên
tiến với quan hệ sản xuất lỗi thời lạc hậu
+ Địa vị kinh tế - xã hội: GCCN là bộ phận quan trọng nhất của lực
lượng sản xuất, đại diện cho llsx tiên tiến, là lực lượng quyết định trong việc phá
vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, xây dựng phương thức sản xuất mới cao hơn ptsx tbcn.
Là giai cấp ko có tư liệu sản xuất chủ yếu,
phải bán sức lao động cho tư bản, bị bóc lột giá trị thặng dư, có lợi ích cơ bản đối
lập trực tiếp với lợi ích giai cấp tư sản
+ Đặc điểm chính trị xã hội: GCCN là giai cấp tiên tiến nhất, có ý
thức tổ chức kỉ luật cao, tinh thần cách mạng triệt để, có bản chất quốc tế Chủ quan:
+ Sự phát triển của GCCN về số lượng và chất lượng
+ sự ra đời của Đảng cộng sản (là điều kiện quan trọng nhất)
+ sự liên minh giai cấp GCCN với GCND và các tầng lớp lao động khác
3. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam: tính tất yếu, đặc điểm, thực chất. Bài làm
Thời kì quá độ lên CNXH là:
+ là thời kì cải tạo CM lâu dài, sâu sắc, triệt để XH TBCN hoặc tiền TBCN
trên mọi lĩnh vực KT, CT, VH, XH; từng bức xây dựng CNXH
+ bắt đầu khi GCCN giành đc chính quyền
+ kết thúc khi xây dựng được những cơ sở để CNXH phát triển trên cơ sở của chính nó
+ quá độ trực tiếp là từ CNTB lên CNXH
+ quá độ gián tiếp là từ CNTB chưa phát triển hoặc tiền CNTB lên CNXH Tính tất yếu:
+ CNXH và CNTB khác nhau về bản chất nên cần có thời kì quá độ
+ CNTB tạo ra những cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ CNXH nhưng cần thời
gian để tổ chức, sắp xếp lại những cơ sở đó
+ Các quan hệ xã hội của CNXH không thể tự phát trong CNTB, các quan
hệ đó là kết quả của quá trình xây dựng CNXH
+ xây dựng CNXH cần có thời gian để cho GCCN làm quen Đặc điểm:
+ KT: tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, có những thành phần đối lập nhau về lợi ích
+ CT: nhà nước chuyên chính vô sản được thành lập, củng cố và hoàn thiện;
GCCN sử dụng nhà nước thực hiện dân chủ với nhân dân; chuyên chính với
những phần tử phản cách mạng
+ XH: Cơ cấu giai cấp phức tạp, có những giai cấp đối lập nhau về lợi ích
+ TT-VH: GCCN thông qua Đảng CS xây dựng nền văn hóa mới tiến bộ,
đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao
Thực chất: là thời kì tiếp tục diễn ra cuộc đấu tranh chống giai cấp giữa giai
cấp tư sản đã bị đánh bại, những phần tử phản cách mạng và GCCN, nhân
dân lao động. Cuộc chiến đó diễn ra ở điều kiện mới và hình thức mới
Thời kì quá độ lên XHCN ở Việt Nam: Đặc trưng:
+ xuất phát từ xã hội thuộc địa nửa phong kiến: đất nước bị tàn phá nặng nề,
tồn tại nhiều tàn dư của thuộc địa và phong kiến, những phần tử luôn tìm
cách phá hoại CNXH và nền độc lập dân tộc
+ CM KH CN hiện đại diễn ra mạnh mẽ , quá trình quốc tế hóa sâu sắc, tạo
nhiều điều kiện cũng như thách thức cho đất nước Thực chất:
+ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường tất yếu khách quan
+ quá độ bỏ qua CNTB thực chất là bỏ qua bỏ qua việc xác lập vị trí thống
trị của QHSX và Kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa
+ đòi hỏi sự tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật đã đạt được ở CNTB
+ tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực
4. Điều kiện ra đời và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Đặc trưng của mô hình
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều kiện ra đời: KT-XH:
+ năm 40 tk 19, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống trị hầu hết ở các nước Châu Âu
+ PTSX TBCN đã tạo ra khối lượng của cải khổng lồ
+ GCTS thống trị về chính trị trên khắp thế giới, ngày càng thể hiện bản chất bóc lột
+ Do mâu thuẫn giữa LLSX mang tính xã hội hóa cao với QHXS TBCN
+ Mâu thuẫn giữa 2 giai cấp CN và TS
ĐK về khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận: + Học thuyết tiến hóa
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng + Học thuyết tế bào
Là cơ sở xây dựng những phương pháp luận cho việc xây dưng CNXH ĐK tư tưởng lý luận:
+ Triết học cổ điển Đức
+ Kinh tế chính trị học cổ điển Anh
+ Chủ nghĩa không tưởng phê phán Đặc trưng:
+ giải phóng con người, xã hội, giai cấp, dân tộc; tạo điều kiện cho con người phát triển
+ CNXH là xh do nhân dân lao động làm chủ
+ Nền kinh tế phát triển trên cơ sở LLSX hiện đại, chế độ công hưu về tư liệu sản xuất chủ yếu
+ Mang bản chất của GCCN, đại biểu lợi ích, quyền lực, ý chí của nhân dân lao động
+ Văn hóa phát triển cao, phát huy, kế thừa những tinh hoa dân tộc, nhân loại
+ Bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc, cùng nhau phát triển, có quan hệ hữu nghị,
hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Đặc trưng mô hình XHCN Việt Nam:
+ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. + Do dân làm chủ
+ Nền kinh tế phát triển dựa trên LLXS tiến bộ và QHSX phù hợp
+ Nền VH đậm đà bản sắc dân tộc
+ Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, tạo điều kiện cho con người phát triển
+ Các dân tộc VN đoàn kết cùng nhau phát triển
+ Có nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân do ĐCS lãnh đạo
+ Có quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới
5. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Dân chủ XHCN Sự ra đời:
+ dân chủ XHCN là một bước phát triển tất yếu của dân chủ
+ được chính thức sau khi CMT10 Nga thành công
+ phát triển từ thấp đến cao từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện
+ kế thừa những giá trị dân chủ trước đó
+ Cao hơn về chất so với dân chủ tư bản Bản chất CT:
+ là sự lãnh đạo chính trị của GCCN thông qua đảng
+ bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc KT:
+ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất
+ phân phối sản phẩm theo lao động
+ đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trong QTSX TT VH XH: + dựa trên tt Mác Lênin
+ nhân dân lao động làm chủ văn hóa tinh thần
+ nâng cao trình độ văn hóa, tạo đk phát triển cá nhân Dân chủ XHCN Việt Nam Ra đời: + sau CMT8 1945
+ qua mỗi đại hội Đảng: Dân chủ phát triển và hoàn thiện hơn Bản chất:
+ là mục tiêu, động lực xây dựng CNXH
+ gắn liền với kỉ cương và thể chế hóa bằng pháp luật và đc pháp luật đảm bảo thực hiện
+ thông qua 2 hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
6. Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhà nước XHCN Sự ra đời:
+ Khát vọng XH công bằng, bình đằng, văn minh
+ Mâu thuẫn giữa QHSX tư bản và LLSX tiên tiến, xã hội hóa cao
+ Kết quả của CM do GCVS dưới sự lãnh đạo của ĐCS Bản chất:
+ KT: Sở hữu xã hội về TLSX chủ yếu; không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột
+ CT: Mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu
sắc; GCCN là giai cấp thống trị về CT
+ VNXH: xây dựng dựa trên lý luận của Mác – Lênin; vì giá trị VH tiên tiến Chức năng:
+ Chức năng đối nội, ngoại (phạm vi tác động)
+ Chức năng KT CT VH XH (lĩnh vực tác động)
+ Chức năng giai cấp (trấn áp), chức năng xã hội (tổ chức, xây dựng) (tính chất quyền lực)
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Quan niệm:
+ Mọi công dân giáo dục, hiểu biết, tuân thủ pháp luật + Pháp luật nghiêm minh
+ vì mục tiêu phục vụ nhân dân Đặc điểm
1 Do dân làm chủ, của dân, do dân, vì dân
2 Nhà nước được tổ chức hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp, pháp luật. Trong
tất cả các hoạt động xã hội, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
3 Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, cơ chế phối hợp
nhịp nhàng kiểm soát giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp.
4 Nhà nước PQ XHCN VN do ĐCS lãnh đạo và do nhân dân giám sát
5 NNPQXHCNN tôn trọng quyền con người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của sự phát triển
6 Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
có sự phân công, phân cấp, phối hợp kiểm soát lẫn nhau, nhưng đảm bảo quyền lực
là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương
7. Khái niệm dân tộc. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin. Vấn đề
dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Dân tộc
+ NR Quốc gia dân tộc là cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân của
một nước, có lãnh thổ riêng, nền kinh tế thống nhất, gắn bó với nhau bởi
quyền lợi CT KT VH trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước
+ NH Tộc người là cộng đồng người hình thành trong quá trình lịch sử, có
mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung ý thức tộc người, ngôn ngữ và văn hóa. Cương lĩnh dân tộc
8. Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo. Nguyên nhân tồn tại của tôn
giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
9. Nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin trong giải quyết vấn đề tôn giáo trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
10. Vị trí, chức năng của gia đình. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Vấn đề gia đình và xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay.