Nội dung ôn tập môn kinh tế chính trị cuối kỳ - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nội dung ôn tập môn kinh tế chính trị cuối kỳ - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NỘI DUNG ÔN TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƯƠNG 2: HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC
CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG
❖ Hàng hóa: khái niệm, hai thuộc tính; tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng
hóa; lượng giá trị của hàng hóa và các yếu tố ảnh hưởng.
• KHÁI NIỆM HÀNG HÓA:
- Hàng hóa là sản phẩm do con người làm ra thỏa mãn nhu cầu của con người (vật chất lẫn
tinh thần) và được trao đổi mua bán trên thị trường (sản phẩm con người làm ra thông qua quá trình lao động)
- Không phải sản phẩm nào do con người làm ra cũng đều là hàng hóa.
- Thị trường là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Chợ chỉ là 1 dạng của thị trường.
• ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNG HÓA:
- Hàng hóa là một phạm trù lịch sử (vì hàng hóa chỉ tồn tại trong loại hình tổ chức kinh tế
gọi là sản xuất hàng hóa)
- Sản phẩm lao động là một phạm trù vĩnh viễn (vì thời đại nào, loại hình tổ chức kinh tế
nào thì cái do con người làm ra cũng có thể được gọi là sản phẩm lao động. Nhưng sản
phẩm lao động nó có thể không được coi là hàng hóa và nó chỉ là hàng hóa khi nó được
trao đổi mua bán trên thị trường, gắn liền với sản xuất hàng hóa.
- Hàng hóa nó không chỉ chứa đựng trong đó giá trị về vật chất mà còn chứa đựng trong đó giá trị về mặt t n i h thần.
• HAI THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA:
- Giá trị sử dụng của hàng hóa:
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa, sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người.
(Mỗi sản phẩm, hàng hóa có nhiều công dụng, mục đích khác nhau)
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên quyết định (sở dĩ là hàng hóa có
công dụng này hay công dụng nọ là do thuộc tính quyết định chứ không phải là do con
người quyết định) con người c ỉ
h có thể phát hiện ra công dụng của hàng hóa.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là một phạm trù vĩnh viễn (Vì trong sản xuất tự cung tự cấp
có sản phẩm → có công dụng; và trong sản xuất hàng hóa cũng có → tạo ra vật chất → sản
phẩm có giá trị sử dụng.
+ Con người ngày càng phát hiện ra nhiều công dụng của sản phẩm vì trình độ hiểu biết
của con người ngày càng cao và sự hiểu biết cùng với sự vận động phát triển khoa học kĩ
thuật ngày càng cao cho nên con người có cơ hội phát hiện ra nhiều công dụng trong một
sản phẩm → Chính vì vậy cho nên giá trị sử sụng ngày càng được phổ biến trong chính 1 sản phẩm .
- Giá trị của hàng hóa:
+ Giá trị hàng hóa chính là hao phí lao động kết tinh trong hàng hó . a
+ Giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử (Vì có sự trao đổi mua bán trên thị trường). Khi
nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. Gía trị trao đổi
là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi.
+ Giá trị hàng hóa là do thuộc tính xã hội của hàng hóa quyết định (Nghĩa là GTHH nó
được quyết định bởi quan hệ trao ổ
đ i mua bán giữa người với người trên thị trường)
- Mối quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa:
+ Là hai mặt đối lập trong hàng hóa thể hiện qua sự thống nhất và mâu thuẫn:
• Thống nhất: Bất kỳ hàng hóa nào cũng có 2 mặt đó là giá trị sử dụng và giá trị.
• Mâu thuẫn: Nếu xét về mặt GTSD thì các hàng hóa không đồng nhất với nhau về chất.
Nhưng nếu xét về mặt giá trị thì các hàng hóa đồng nhất với nhau về chất.
+ Nếu với tư cách là người mua thì ai cũng muốn một sản phẩm mua càng nhiều GTSD, công
dụng càng tốt → cần phải thực hiện giá trị.
+ Nếu với tư cách là người bán thì bản thân lại muốn thực hiện giá trị, tức muốn bán hàng
hóa với giá cao nhưng muốn thực hiện GT thì hàng hóa cần phải có công dụng → công
dụng càng tốt → giá càng cao.
• TÍNH CHẤT HAI MẶT CỦA LAO ĐỘNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA:
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là GTSD và GT là vì có tính chất hai mặt trong quá trình
sản xuất là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
- Lao động cụ thể:
+ Lao động cụ thể là lao động có ích và gắn liền với 1 nghề nghiệp là chuyên môn nhất định.
+ Lao động cụ thể là lao động có đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp
riêng, mục đích và kết quả riêng.
+ Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. ( Mỗi lao ộ
đ ng cụ thể tạo ra được nhiều công dụng giá trị sử dụng hàng hóa.)
Note: Nếu nói lao động cụ thể là yếu tố duy nhất tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Đúng hay sai?
Sai. Vì bên cạnh lao động cụ thể cần có yếu tố Tư liệu sản xuất. nhưng có thể gọi là
yếu tố cơ bản nhất để phát hiện ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
+ Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn. (Vì trong sản xuất hàng hóa vẫn có lao động cụ thể)
- Lao động trừu tượng:
+ Là hình thức lao động gạt bỏ biểu hiện cụ thể của quá trình lao động mà chỉ tính
tới hao phí lao động kết tinh trong hàng hóa.
+ Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. (Là yếu tố duy nhất để tạo
ra giá trị của hàng hóa.)
+ Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử. (Vì lao động trừu tượng chỉ được
tính trong sxhh, còn trong sxtctc ít tính) ➢ LƯU Ý:
- Lao động cụ thể và lao động trừu tượng không phải là hai loại lao động khác mà
là hai mặt của một quá trình lao động sản xuất hàng hóa.
- Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ảnh tính chất tư nhân và tính
chất xã hội của lao động SXHH.
- Lao động tư nhân và lao động xã hội phản ánh tính chất hai mặt của lao động SXHH
và chính là mầm mống dẫn đến những mâu thuẫn trong PTSX là TBCN.
• LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA:
- Là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa trong những điều kiện nhất định.
- Có hai loại thời gian lao động cơ bản:
+ Thời gian lao động cá biệt (TCB): Là thời gian từng nhà sản xuất bỏ ra để tạo ra hàng hóa.
+ Thời gian lao động XH cần thiết (TC )
T : Là thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng
hóa trong điều kiện trung bình (trình độ khéo léo của người lao động ở mức độ trung
bình,…) . TCT được tính bằng 3 cách sau:
• TCT = 𝐓𝐂𝐁𝟏+𝐓𝐂𝐁𝟐+𝐓𝐂𝐁𝐧 (n>1) 𝐧
• TCT = TCB phổ biến nhất
• TCT = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭𝐡ờ𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐬ả𝐧 𝐩𝐡ẩ𝐦
• CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG, GIÁ TRỊ CỦA HÀNG
HÓA. (Lượng, GTHH có thể thay đổi)
- TCT: Thời gian LĐXH cần thiết tỉ lệ thuận với lượng, giá trị của hàng hóa. Thời
gian cần thiết càng cao => lượng, giá trị càng lớn.
- Năng suất LĐXH: Là năng lực của người sản xuất (cụ thể là số lượng, sản phẩm
làm ra trong một đơn vị thời gian). Nếu trong một đơn vị thời gian, số lượng lao
động càng nhiều => năng suất lao động càng cao => năng suất lao động XH được
tính bằng trung bình cộng của các loại năng suất LĐCB cũng có thể bằng năng suất
LĐCB phổ biến nhất trên thị trường hoặc bằng tổng số sản phẩm chia cho tổng số
thời gian ngược lại so với thời gian LĐXH cần thiết.
- Năng suất LĐ tỉ lệ nghịch với lượng, giá trị hàng hóa.
- Trong quá trình lao động, người ta muốn tăng năng suất lao động.
- Cường độ lao động: là nói lên mức đọ khẩn trương hay sự kéo dài, độ dài của ngày lao động.
+ Tăng CĐLĐ lên thì số lượng sản phẩm tăng lên.
- Mức độ phức tạp của lao động:
+ Lao động giản đơn: Là lao động đơn giản không cần đào tạo, huấn luyện cũng có thể làm được.
+ Lao động phức tạp: Là loại lao động cần phải trải qua một quá trình đào tạo về kỹ
năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
❖ Tiền tệ: Nguồn gốc, bản chất và chức năng. • NGUỒN GỐC :
- Hình thái vật ngang giá có 3 đặc điểm:
+ GTSD của nó trở thành hình thức biểu hiện giá trị.
+ Lao động cụ thể trở thành hình thức biểu hiện của LĐ trừu tượng.
+ Lao động tư nhân trở thành hình thức biểu hiện của LĐXH.
- Có 4 hình thức cơ bản:
+ Giá trị giản đơn hay được gọi là ngẫu nhiên: x HHA = y HHB
Là hình thái giá trị XH vào cuối thời kỳ Nguyên thủy và đầu Chiếm hữu nô lệ
có 1 hàng hóa đóng vai trò tương đối và 1 hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá
xuất hiện trong giai đoạn đầu sản xuất hàng hóa, cách trao đổi hàng hóa không
cố định trong phạm vi hẹp.
+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng. Theo công thức: x HHA = y HHB (hoặc z HHC)
Có 1 hàng hóa đóng vai trò tương đối, nhiều hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá
+ Hình thái chung của giá trị: x HHA, y HHB = z HHC
có nhiều hàng hóa đóng vai trò hình thái tương đối, một hàng hóa đóng vai trò hình thái vật ngang giá. + Hình thái tiền tệ:
x HHA , y HHB, z HHC … = tiền / vàng / bạc
• BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ:
- Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung, nó biểu
hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình LĐSXHH. Khi tiền tệ xuất
hiện thì TG hàng hóa chia 2 loại:
+ TG hàng hóa đóng vai trò hình thái tương đối
+ Vàng, bạc trở thành vật ngang giá.
- Là một hàng hóa vì nó có hai thuộc tính:
+ Gía trị: Do hao phí lao động XH của người sản xuất vàng quyết định.
+ GTSD: Công dụng của vàng như: làm đồ trang sức, trang trí, mạ đồ dùng,…
- Đặc biệt vì: ngoài những công dụng thường gắn với thuộc tính tự nhiên thì nó còn
cí công dụng đặc biệt mà tất cả các hàng hóa khác không có đó là nó có thể dùng để
do lường giá trị biểu hiện giá trị của tất ả c các hàng hóa khác.
• CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ: (Đọc giáo trình)
- Thước đo của giá trị;
- Phương tiện lưu thông;
- Phương tiện cất trữ;
- Phương tiện thanh toán; - Tiền tệ thế giới.
❖ Thị trường, cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường: Khái niệm, đặc
trưng; ưu và khuyết điểm.
❖ Quy luật giá trị: Đ ợ
ư c xem là quy luật cơ bản nhất của SXHH. • Nội dung:
- Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị XH của hàng hóa. + Trong sản xuất:
• Giá trị cá biệt <= Giá trị XH.
• Giá trị cá biệt = Giá trị XH.
• Giá trị cá biệt > Giá trị XH => Thua lỗ, phá sản
• Giá trị cá biệt < Giá trị XH => NSLĐ CB cao hơn NSLĐ XH => thu
được nhiều lợi nhuận tương đối.
+ Trong lưu thông: giá cả xoay quanh giá trị hàng hóa chịu sự tác động nhiều yếu tố: Có 3 trường hợp:
• Cung = Cầu => Hòa vốn.
• Cung > Cầu => Giá cả sẽ thấp hơn giá trị => Lỗ
• Cung < Cầu => Giá cả lớn hơn giá trị. • Tác dụng của QLGT: - Tác dụng tích cực:
+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa (Điều tiết sản xuất là sự phân bổ của
các yếu tố sản xuất một cách hợp lý) của một đơn vị, công ty, xí nghiệp, quốc gia
+ Điều tiết lưu thông: Chuyển từ nơi có nhu cầu tiêu thụ thấp sang nơi có nhu cầu
tiêu thụ cao. ( Vì áp dụng QLGT trong lưu thông, xoay xung quanh GT của hàng
hóa, có khả năng cung < cầu)
+ Cải thiện kỹ thuật, chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
+ Xây dựng thương hiệu và nhân hiệu. - Tác dụng tiêu cực:
+ tạo ra cạnh tranh không lành mạnh => thủ đoạn cạnh tranh tìm kiếm lợi nhuận.
+ có sự phân hóa giàu nghèo
+ Tàn phá môi trường tự nhiên và xã hội.
+ Có khả năng suy thoái về mặt đạo đức.
+ Có khả năng làm phai nhạt bản sắc dân tộc.
+ Tất cả những tiêu cực SX HH đều thể hiện trong QLGT.
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ T Ặ H NG DƯ TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
❖ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG VÀ VAI TRÒ CỦA HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG.
HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG:
- Khái niệm sức lao động: Là khả năng của người lao ộ
đ ng (năng lực của người lao
động). Có 2 điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
+ Năng lực về thể chất (Lao động chân tay)
+ Yếu tố năng lực về tinh thần (Lao động trí óc)
- Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa: + Người lao ộ
đ ng được tự do về thân thể.=> có quyền bán.
+ Người lao động phải mất hết TLSX => buộc phải bán ứ s c lao động cho người
khác, không có công cụ lao động.
• SLĐ của người LĐ trong thời kỳ nguyên thủy không được coi là hàng hóa, vì:
▪ Người lao động được tự do về thân thể
▪ Không mất hết tư liệu sản xuất.
• SLĐ của người nô lệ trong chế độ chiếm hữu nô lệ được coi là hàng hóa, vì:
▪ Người nô lệ không được tự do về thân thể.
▪ Mất hết tư liệu sản xuất.
• SLĐ của người nông dân trong chế độ phong kiến không được coi là hàng hóa, vì:
▪ Người nông dân được tự do về thân thể.
▪ Không mất hết tư liệu sản xuất
• SLĐ của người công nhân trong chế độ TB được coi là hàng hóa
▪ Người công nhân được tự do về thân thể.
▪ Mất hết TLSX. => buộc bán hết SLĐ cho nhà TB.
• SLĐ của người công nhân trong CNXH không được coi là hàng hóa, vì:
▪ Người công nhân họ được tự do về thân thể.
▪ Công nhân là giai cấp thống trị => nắm tư liệu sản xuất
Hàng hóa sức lao động là một phạm trù lịch sử đúng hay sai?
Đúng. Vì hàng hóa sức LĐ tồn tại khi và chỉ khi có 2 điều kiện: tự do về thân thể và mất hết TLSX.
HAI THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG: Gồm GTSD và GT.
- Gía trị của hàng hóa SLĐ:
+ Được biểu hiện bằng thời gian LĐXH cần thiết ể đ tái sản xuất ra SLĐ
+ Biểu hiện giá trị tư liệu sinh hoạt và tư liệu tiêu dùng để tái sản xuất SLĐ. - Được tính:
+ giá trị TLSH, TLTD mà người lao động dùng để tái sản xuất cho bản thân.
+ giá trị TLSH, TLTD mà người lao động dùng để nuôi sống gia đình họ.
+ Cái hao phí đào tạo vì người lao động cần được nâng cao trình độ tay nghề.
+ Giá trị hàng hóa SLĐ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: • Phụ thuộc vào PTSX.
• Phụ thuộc vào chính sách của chủ thể cầm quyền.
• Tinh thần, tâm lý của người lao ộ
đ ng, môi trường của người lao động. thái độ
lao động tác động đến chính bản thân họ.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa SLĐ: Tức là công dụng hàng hóa SLĐ. Công dụng:
+ Thỏa mãn nhu cầu của giới chủ (nhà TB). Không phải dừng lại ở chỗ bù đắp lại
hao phí bỏ mua SLĐ quan trọng hơn công nhân sử dụng SLĐ tạo ra giá trị cho nhà TB => GTTD.
+ Đảm bảo cho sự cạnh tranh của các nhà TB với nhau => người lao động bị bóc
lột SLĐ => công nhân trong điều kiện này rơi vào cuộc sống
❖ KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ.
Khái niệm của giá trị thặng dư:
- Giá tị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do
công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm k ô h ng. (Ký hiệu: m) -