Nội dung ôn thi môn quản trị sản xuất vận hành
Nội dung ôn thi môn quản trị sản xuất vận hành
Môn: Quản trị sản xuất vận hành
Trường: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36149638
NỘI DUNG ÔN THI MÔN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VẬN HÀNH
1) Khái niệm sản xuất vận hành?
“- Sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.
- Nói một cách khác, sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu
vào,biến chúng thành các yếu tố đầu ra dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ. “
Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là một quá
trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.
Một hệ thống sản xuất nhận đầu vào là nguyên liệu thô, con người, máy
móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên
khác chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Quá trình chuyển đổi
này là trọng tâm của cái gọi là sản xuất và là hoạt động phổ biến của một
hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị trong sản
xuất và vận hành, những người mà chúng ta sẽ gọi là nhà quản trị hệ
thống sản xuất, là các hoạt động biến đổi trong quá trình sản xuất.
2) Trình bày những đặc điểm của sản xuất hiện đại.
- Sản xuất phải có kế hoạch hợp lý, khoa học, kỹ sư giỏi, công nhân được
đào tạo, thiết bị hiện đại.
- Ngày càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm.
- Ngày càng nhận thức rõ con người là tài sản quý nhất của doanh nghiệp.
- Mối quan tâm chung về kiểm soát chi phí.
- Tập trung và chuyên môn hóa.
- Những nhà máy lớn, cũ, là trở ngại cho sự cải tiến.
- Ứng dụng ý tưởng cơ khí hóa và tự động hóa. lOMoARcPSD| 36149638
- Ngày càng ứng dụng nhiều thành tựu của công nghệ thông tin. - Mô
phỏng toán học để hỗ trợ cho việc ra quyết định.
3) Các chứng năng cơ bản của quản trị sản xuất vận hành là gì?
Các nhà quản trị Marketing chịu trách nhiệm tạo ra nhu cầu cho sản phẩm
và dịch vụ của tổ chức. Các nhà quản trị tài chính chịu trách nhiệm về
việc đạt được mục tiêu tài chính cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
không thể thành công khi không thực hiện đồng bộ các chức năng tài
chính, Marketing và sản xuất. Không quản trị sản xuất tốt thì không có
sản phẩm hoặc dịch vụ tốt; không có Marketing thì sản phẩm hoặc dịch
vụ cung ứng không nhiều; không có quản trị tài chính thì các thất bại về
tài chính sẽ diễn ra. Mỗi chức năng hoạt động một cách độc lập để đạt
được mục tiêu riêng của mình đồng thời cũng phải làm việc cùng nhau để
đạt được mục tiêu chung cho tổ chức về lợi ích, sự tồn tại và tăng trưởng
trong một điều kiện kinh doanh năng động.
4) Thiết kế sản phẩm và công nghệ trong sản xuất là gì? Trình bày quy
trình thiết kế sản phẩm trong sản xuất vận hành? Những vấn đề thường
được đặt ra và đòi hỏi giải quyết trong thiết kế công nghệ là gì?
* Thiết kế sản phẩm và công nghệ trong sản xuất là:
Thiết kế sản phẩm mới là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động liên kết
chặt chẽ với nhau từ khâu nghiên cứu xác định nhu cầu của thị trường,
hình thành ý tưởng về sản phẩm, lập kế hoạch khảo sát, đến tiến hành
thiết kế sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất thử, đưa sản
phẩm vào tiêu dùng thử, đánh giá và đưa vào sản xuất đại trà.
→ Thiết kế sản phẩm và công nghệ là những bước chuẩn bị cho một chu
kỳ sản xuất mới, nhưng nó phải dựa trên những kết quả nghiên cứu thị
trường của các giai đoạn (chu kỳ kinh doanh) trước, đồng thời phải được lOMoARcPSD| 36149638
sự hỗ trợ của các hoạt động marketing trong chính chu kỳ kinh doanh mà
việc nghiên cứu, thiết kế sản phẩm – công nghệ mới là bước khởi đầu.
* Trình bày quy chế thiết kế sản phẩm trong sản xuất vận hành: -
Trong giai đoạn đầu – hình thành ý tưởng, ý đồ về sản phẩm/công
nghệ – mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm các ý tưởng về sản phẩm và công
nghệ có thể sử dụng và khai thác trong tương lai. Nó có thể bắt đầu ngay
từ khi một sản phẩm/công nghệ mới khác bắt đầu được đưa ra thị trường,
nhưng cũng có thể chỉ xuất hiện khi các sản phẩm đang được sử dụng đã
tỏ rõ những ưu điểm và nhược điểm của chúng. Những ý tưởng mới này
có thể được thu thập qua công tác nghiên cứu của bản thân doanh nghiệp,
qua các thông tin chuyên ngành, qua các quan sát của cán bộ, nhân viên
công ty, qua các hoạt động nghiên cứu của các bộ phận có liên quan của
doanh nghiệp và qua các nguồn thông tin khác. Nhiều khi, các doanh
nghiệp tổ chức các cuộc thi để tìm tòi các ý tưởng thích hợp cho mình. -
Trong giai đoạn thiết kế chi tiết sản phẩm và công nghệ, các ý
tưởng về sản phẩm và công nghệ mới sẽ được lần lượt cụ thể hoá bằng
các thiết kế cụ thể (về kiểu dáng, kết cấu, tính năng tác dụng, vật liệu, kỹ
thuật sản xuất, khả năng sử dụng...) và kiểm định trên tất cả các mặt này.
Sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật làm cho quá trình thiết kế sản
phẩm và công nghệ trở nên thuận lợi hơn, nhưng không làm mất đi tính phức tạp của nó. -
Sản xuất thử là giai đoạn bắt buộc phải có trong hầu hết các hoạt
động nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và công nghệ mới. Mục đích của việc
này không chỉ là kiểm tra, đánh giá lại khả năng sản xuất ra sản phẩm
hoặc khả năng sử dụng, vận hành công nghệ, nhằm kiểm tra, đánh giá
hiệu quả của việc sản xuất, sử dụng đó mà nó giúp các nhà thiết kế phát
hiện những bất hợp lý trong kết cấu của sản phẩm/công nghệ. Đối với
những sản phẩm/công nghệ có liên quan tới sức khoẻ con người và sự an
toàn lao động, sự kiểm nghiệm càng chặt chẽ thì vai trò của quá trình sản
xuất thử càng quan trọng, việc thực hiện chúng có quy mô càng lớn và lOMoARcPSD| 36149638
phức tạp. Hầu hết các nước đều có những quy định cụ thể (về mặt kỹ
thuật – công nghệ và tiêu chuẩn vệ sinh, sức khoẻ) về việc kiểm nghiệm
sản xuất thử như thế này. Giai đoạn này chỉ kết thúc khi có kết luận rõ
ràng sản phẩm/công nghệ được dự kiến đưa ra sản xuất không thích hợp
hoặc chúng được chấp nhận và các tài liệu thiết kế (đã sửa đổi/điều
chỉnh) được bàn giao cho bộ phận sản xuất. -
Sau khi việc sản xuất thử đã khẳng định tính ưu việt, hiệu quả của
sản phẩm/công nghệ mới, chúng được chuyển sang sản xuất hàng loạt
hoặc sử dụng một cách đại trà. Đây là giai đoạn khai thác kinh tế sản
phẩm/công nghệ mới. Trong và sau khi sản xuất hàng loạt, có thể có
những cải tiến cần thiết hoặc có sự đa dạng hoá sản phẩm/công nghệ
trước khi đưa vào tiếp tục sản xuất sản phẩm (hoặc sử dụng công nghệ).
Các hoạt động này thường đan xen vào nhau, vừa cho phép kéo dài thời
gian sản xuất sản phẩm và khai thác công nghệ trên thực tế. Điều quan
trọng trong 2 giai đoạn này là phải có chế độ đánh giá định kỳ việc sử
dụng công nghệ sản xuất sản phẩm theo giác độ nghiên cứu – thiết kế để
có sự cải tiến thích hợp. Mục tiêu của quá trình sử dụng công nghệ và sản
xuất sản phẩm là khai thác chúng càng nhiều càng tốt chứ không phải càng lâu càng tốt.
* Những vấn đề thường được đặt ra và đòi hỏi giải quyết trong thiết kế công nghệ là
◦ Công nghệ cần thiết kế mới có khả năng được khai thác và sử dụng trong bao lâu?
◦ Các công nghệ cần được thiết kế là sự cải tiến công nghệ và sản phẩm
đang sử dụng hay công nghệ, sản phẩm chưa được biết ?
◦ Công nghệ, sản phẩm cần được thiết kế được khai thác như thế nào,
hiệu quả dự kiến thu được ra sao?
◦ Kinh phí dự kiến có vượt ngân sách nghiên cứu không?
◦ Lựa chọn phương thức mà doanh nghiệp sẽ áp dụng để sản xuất linh kiện hay sản phẩm.
◦ Mua hay tự sản xuất? Mua một phần hay mua toàn bộ SP?
5) Dự báo nhu cầu sản xuất là gì? Trình bày các loại dự báo trong sản xuất vận hành?
Dự báo nhu cầu sản xuất là một phần của hệ thống Hoạch định tài nguyên
doanh nghiệp (ERP) để dự toán số lượng nguyên vật liệu sản xuất, và tiên
liệu thói quen mua sắm của khách hàng để tối ưu hóa lượng hàng tồn kho
mà vẫn đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Dự báo được dựa trên dòng lOMoARcPSD| 36149638
thời gian, là một trong những phương pháp dự báo phổ biến nhất, lấy dữ
liệu lịch sử để đưa ra dự báo tương lai.
* Dự báo nhu cầu sản xuất là:
DỰ BÁO LÀ KHOA HỌC, LÀ NGHỆ THUẬT TIÊN ĐOÁN CÁC SỰ
VIỆC XẢY RA TRONG TƯƠNG LAI
* Các loại dự báo trong sản xuất vận hành:
“- Phương pháp dự báo định tính: dự báo dựa trên ý kiến chủ quan của
các chủ thể được quan sát như: giới quản lý, bộ phận bán hàng, khách
hàng hoặc của các chuyên gia.
- Phương pháp dự báo định lượng: dự báo dựa trên số liệu thống kê trong
quá khứ với sự hỗ trợ của các mô hình toán học.” a.
Dự báo ngắn hạn: (3 tháng – 1 năm) thường được dùng trong kế
hoạchmua hàng, điều độ công việc, cân bằng nhân lực, phân chia công việc. b.
Dự báo trung hạn: (3 tháng – 3 năm) dùng cho lập kế hoạch sản
xuất,kế hoạch bán hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền mặt, huy động
nguồn lực và tổ chức hoạt động tác nghiệp. c.
Dự báo dài hạn: (3 năm trở lên) lập kế hoạch sản xuất sản phẩm
mới, kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, định vị doanh
nghiệp, mở rộng doanh nghiệp
6) Những lưu ý trong phương pháp dự báo bình quân giản đơn là gì? Ví dụ.
Phương pháp bình quân đơn giản là phương pháp dự báo trên cơ sở lấy trung
bình giản đơn của các giá trị quá khứ làm giá trị dự báo cho thời kỳ tiếp theo. Công thức: lOMoARcPSD| 36149638
Tuy phương pháp bình quân giản đơn này có độ chính xác hơn phương pháp
giản đơn và phù hợp với những dòng yêu cầu đều có xu hướng ổn định thì
phương pháp bình quân giản đơn còn có một số lưu ý sau:
- Phải lưu trữ một số dữ liệu khá lớn
- Chỉ dự báo được một thời kỳ phía sau
- Và phải phụ thuộc vào mức độ trung bình được tínhVí dụ:
Đối với dãy số thời điểm: Dãy số thời điểm phản ánh quy mô, khối lượng của
hiện tượng trong từng thời điểm. Để tính được mức độ bình quân một cách
chính xác, người ta phải xác định trị số chỉ tiêu ở từng ngày. Nhưng trên thực
tế, chúng ta chỉ có được trị số chỉ tiêu vào một ngày trong tháng nên phải giả
thiết rằng khoảng giữa hai thời điểm điều tra, mật độ của hiện tượng tăng
giảm đều đặn. Khi đó công thức tính mức độ bình quân qua thời gian như sau: Ví dụ:
7) Hãy cho biết các nhân tố ảnh hưởng tới định vị doanh nghiệp. lOMoARcPSD| 36149638
1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng:
a. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình, địa chất, khí hậu, tài nguyên, môi trường sinh thái.
- Những điều kiện này phải thỏa mãn yêu cầu xây dựng công trình bền vững,
ổn định, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường. b. Các nhân tố
kinh tế Gần thị trường tiêu thụ •
Các doanh nghiệp dịch vụ như cửa hàng, khách sạn, các trạm
nhiên liệu, trung tâm thông tin, tin học... •
Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng khó vận chuyển như
hàng dễ vỡ, dễ thối, đông lạnh, hoa tươi, cây cảnh... •
Các doanh nghiệp mà sản phẩm tăng trọng trong quá trình sản
xuất như rượu, bia, nước giải khát...
Gần nguồn nguyên liệu •
Các doanh nghiệp có sản phẩm giảm trọng trong quá trình sản
xuất như chế biến gỗ, xí nghiệp giấy, xi măng, luyện kim... •
Các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ như các mỏ,
khai thác đá, sản xuất gạch… •
Các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu tươi sống như chế biến
lương thực, thực phẩm, mía đường, dâu tằm tơ. Nhân tố vận chuyển
• Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng trọng lượng lớn, công kềnh
hoặc khó bảo quản trong quá trình chuyên chở cần quan tâm đến yếu tố này.
• Chi phí vận chuyển đơn vị tại từng vùng.
• Nhân tố vận chuyển cần được xem xét cả hai mặt: chở nguyên vật
liệu đến nhà máy sản xuất và chở sản phầm đến nơi tiêu thụ. Gần nguồn nhân công
• Khả năng cung cấp lao động của địa phương.
• Trình độ tay nghề, kỹ năng của người lao động tại địa phương. • Giá thuê nhân công.
• Thái độ lao động và năng suất lao động
c. Các điều kiện xã hội
- Tình hình dân số, phong tục tập quán, các chính sách phát triển kinh tế địa
phương, thái độ của chính quyền.
- Các hoạt động kinh tế của địa phương về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...
- Trình độ văn hóa - kỹ thuật: số trường học, số kỹ sư, công nhân lành nghề...
- Cơ sở hạ tầng cuả địa phương: điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc, khách sạn, nhà ở...
2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm:
- Điều kiện giao thông nội vùng;
- Mặt bằng sản xuất và khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng kinh doanh;
- Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật; lOMoARcPSD| 36149638
- Yêu cầu về môi trường;
- Phong tục, tập quán, thái độ của dân cư;
- Điều kiện về an toàn, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy; - Quy định của chính
quyền địa phương Lưu ý:
- Định vị ở vùng ngoại thành không nằm trong trung tâm thành phố để lường
trước sự phát triển đô thị, môi trường.
- Định vị ở nước ngoài để mở rộng thị trường, nắm bắt thông tin, tận dụng lợi thế của
nước ngoài, chuyển gia công nghệ và kéo dài thời gian của máy móc liên quan đến rào cản.
- Chia nhỏ doanh nghiệp và đưa đến tận thị trường để định vị doanh nghiệp. -
Định vị tại các khu công nghiệp tập trung, điểm và cụm công nghiệp.
8) Hoạch định công suất là gì? Tầm quan trọng của hoạch định công suất?
Công suất là khả năng sản xuất của máy móc, thiết bị và dây chuyền công
nghệ của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian.
Hoạch định công suất là là quá trình xác định năng lực sản xuất cần thiết để
đáp ứng nhu cầu sản xuất. Đây là khâu quan trọng trước khi doanh nghiệp
tiến hành lập kế hoạch sản xuất nhằm đáp ứng các nhu cầu vận hành trong nhà máy.
Tầm quan trọng của hoạch định công suất
- Hoạch định và lựa chọn công suất luôn được đặt vào trung tâm sự quan tâm
chú ý của cán bộ quản trị sản xuất. Những quyết định về công suất vừa mang
tính chiến lược dài hạn, vừa mang tính tác nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới
khả năng duy trì hoạt động và phương pháp phát triển của từng doanh nghiệp.
- Sự ảnh hưởng tiềm ẩn của hoạch định công suất tới khả năng đáp ứng của
doanh nghiệp đối với nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ trong tương lai.
- Xuất phát từ mối quan hệ giữa chi phí và công suất; phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn
đầu tư ban đầu và khả năng huy động vốn đầu tư; phụ thuộc rất lớn vào việc đảm bảo
các nguồn lực lâu dài cho sự hoạt động của doanh nghiệp
9) Phân tích hòa vốn trong lựa chọn công suất là gì? Ví dụ?
Phân tích hoà vốn là tìm ra mức công suất mà ở đó doanh nghiệp có tổng chi phí đúng lOMoARcPSD| 36149638
bằng tổng doanh thu. Thực chất điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh nghiệp
chưa có lãi và cũng không còn bị lỗ nữa. Phương pháp này được sử dụng để
xác định những quyết định ngắn hạn về công suất.
- Chi phí cố định là chi phí không phụ thuộc vào mức công suất sản xuất của
doanh nghiệp. Đó là chi phí khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc...
- Chi phí biến đổi là khoản chi phí thay đổi theo mức công suất sản xuất. Chi
phí này bao gồm tiền lương, nguyên liệu...
- Tại điểm hoà vốn có doanh thu bằng chi phí. Nếu gọi:
Tổng chi phí cố định hàng năm là FC;
Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm là V; Tổng chi phí là TC; Tổng doanh thu là TR;
Giá bán một đơn vị sản phẩm là P; Khối lượng sản xuất là Q. Ta có:
TR = Q.Pr , TC = FC + Q.Vc Tại điểm hoà vốn: TR = TC hay Q.Pr = FC + Q.Vc QHV = FC /Pr − V
Về mặt doanh thu hòa vốn có thể tính được với công thức sau: TRHV = Q.Pr Ví dụ:
Nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng, ta có thể tính doanh thu hòa vốn theo công thức:
Trong đó: i là mặt hàng;
Wi là % doanh thu của mặt hàng i trong tổng doanh thu của doanh nghiệp
ở thời kỳ trước. Ví dụ:
10)Phương pháp phân tích chi phí theo vùng? Phương pháp:
–Xác định chi phí cố định và biến đổi ở từng vùng. lOMoARcPSD| 36149638
–Vẽ đường tổng CP cho tất cả các vùng trên cùng đồ thị –Xác
định vùng có tổng CP thấp nhất ứng với mỗi khoảng đầu ra.
– Lựa chọn vùng có chi phí thấp nhất ứng với đầu ra dự kiến.
• Phân tích chi phí theo vùng là phương pháp định lượng, chỉ ra những phạm
viưu tiên vùng này hơn các vùng khác căn cứ vào chi phí cố định và chi phí
biến đổi của từng vùng.
• Để thực hiện được phương pháp này cần phải giả thiết như sau: -
Chi phí cố định là hằng số (không đổi) trong phạm vi khoảng sản lượng có thể; -
chi phí biến đổi là tuyến tính trong phạm vi khoảng sản lượng có
thể; - Chỉ phân tích cho một loại sản phẩm Trình tự thực hiện phương pháp:
• Xác định chi phí cố định tại từng vùng định lựa chọn (FCi).
• Xác định chi phí biến đổi tại từng vùng định lựa chọn (VCi).
• Vẽ đường tổng chi phí cho tất cả các vùng định lựa chọn trên cùng một đồ thị:
Tổng chi phí (TCi )= FCi + Vci.Q
• Xác định vùng có tổng chi phí thấp nhất ứng với sản lượng dự kiến