Nội dung tác động của hội nhập kinh tế quốc tế Ly Lâm - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Nội dung tác động của hội nhập kinh tế quốc tế Ly Lâm - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
I. các tác động chính:
1. Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước
- Từ một nước bị bao vây, cấm vận, chúng ta đã bình thường hóa quan hệ
với tất cả các nước các tổ chức quốc tế, tiến đến thiết lập quan hệ kết
các hiệp định, thỏa thuận hợp tác hội nhập kinh tế tất cả các cấp độ song
phương, khu vực và đa phương.
VD: Sau hơn 30 năm đổi mới, đặc biệt từ khi thực hiện Cương lĩnh 1991,Việt
Nam đã tham gia tất cả các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực chủ chốt như WTO,
ASEM,APEC, ASEAN, thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và 70 vùng
lãnh thổ, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường
của các nước vùng lãnh thổ ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương,
gần 60 Hiệp định khuyến khích bảo hộ đầu tư, Với việc thực hiện chủ trương
hội nhập quốc tế toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, vị thế của đất
nước tiếp tục được cải thiện đáng kể.Tiếng nóivị thế của ta được coi trọng, ghi
nhận không ít tổ chức, diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, UNESCO, APEC,
v.v.
- Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng và chuyển dịchcấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của
các sản phẩm,của các doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế.
VD: Nếu như trong giai đoạn 1986-1990, trước khi đất nước bước vào thời kỳ mở
cửa, hội nhập toàn diện, tăng trưởng GDP bình quân chỉ đạt 4,4%/năm thì thời kỳ
từ 1991-2011 tăng trưởng GDP bình quân đạt từ 6 - 8%.Cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch theo hướng tích cực, phát huy vai trò của khu vực công nghiệp - xây
dựng và dịch vụ. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, trình độ công nghệ
sản xuất được nâng lên. Kết quả là nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội
và ra khỏi danh sách các nước kém phát triển sau 30 năm đổi mới.
- Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nền kinh tế mở, thúc đẩy xuất khẩu,
cải thiện cán cân thương mại
VD: Về xuất khẩu: thúc đẩy thương mại với các nước CPTPP và EUcơ hội mở
rộng thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm Việt Nam thế mạnh. Việc các
nước, trong đó có nhiều thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Ca-
na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những “cú huých”
mạnh mẽ cho tăng trưởng xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa
dịch vụ so với GDP đạt 208,6%, điều này chứng tỏ Việt Nam khai thác được thế
mạnh của kinh tế trong nước đồng thời tranh thủ được thị trường thế giới.
- Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy việc thu hút đầu trực tiếp nước
ngoài, đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu vốn công nghệ của đất
nước trong giai đoạn đầu CNH, HĐH
VD: Đối với thu hút FDI: Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư, hội nhập kinh
tế quốc tế đã và sẽ mở ra các cơ hội lớn đối với lĩnh vực đầu tư của Việt Nam. Đầu
tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể tiếp cận và hưởng ưu đãi thuế quan từ các thị
trường lớn Việt Nam đã kết FTA như khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Ấn Độ...
Bên cạnh đó, việc thực hiện các cam kết trong các Hiệp định thế hệ mới như TPP,
EVFTA (dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư và dịch vụ, bảo hộ đầucông bằng,
không phân biệt đối xử, mở cửa thị trường mua sắm Chính phủ, dịch vụ tài
chính…) sẽ khiến cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên thông thoáng hơn,
minh bạch hơn, thuận lợi hơn từ đó sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn nữa.
2. Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang tới những cơ hội để tiếp cận các xu thế mới, tri
thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo
thời cơ để phát triển giáo dục.
Chất lượng giáo dục đại học được nâng cao, nhiều trường tích cực đổi mới, tiệm
cận với xu hướng phát triển của giáo dục đại học trên thế giới. đáp ứng tốt hơn yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Người học có nhiều cơ hội
hơn trong học tập, tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài
và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm sau quá trình học tập, bởi thị trường
lao động không chỉ là thị trường trong nước mà còn cả thị trường rộng lớn của khu
vực ASEAN. Văn bằng, chứng chỉ sau quá trình đào tạo của người học cũng được
công nhận ở các nước trong khu vực, tạo điều kiện để dễ dàng được công nhận bởi
các nước khác trên thế giới.
3. Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chinhstrij ,
củng cố an ninh quốc phòng
VD: Nhờ tăng cường hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, chúng ta đã có thêm
những nguồn lực, cơ hội mới giúp bảo vệ và phát huy có chất lượng, hiệu quả hơn
di sản văn hóa Việt Nam. Với việc tham gia các Công ước và nỗ lực từ Trung ương
tới địa phương, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của ta đã được
UNESCO công nhận, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội. Mở
cửa, đổi mới tạo điều kiện cho sự giao lưu của các luồng văn hóa, đồng thời cũng
tạo điều kiện cho việc phổ biến di sản văn hóa của nước ta ra nước ngoài.
VD: Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra sự đan xen về lợi ích giữa Việt Nam và các
nước, các trung tâm quyền lực, tạo thế và lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc; thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực, giúp ngăn ngừa
nguy cơ chiến tranh; làm cho sức mạnh kinh tế của đất nước từng bước được nâng
lên là điều kiện quan trọng để tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất
nước, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới.
II Ngoài ra còn một số tác động tích cực khác như:
4. hội nhập kinh tế quốc tế làm tang cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước
tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng, các đối tác quốc tế để thay đổi
công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển.
5. tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thụ hưởng
các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đang dạng
6. tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình
và xu thế phát triển => xây dựng, điều chỉnh chiến lược.
Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam:
1. Làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt, khiến các doanh nghiệp và ngành
kinh tế trong nước gặp khó khan trong phát triển, thậm chí là đình đốn,
phá sản, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội.
- VD: Trên thực tế, Nguồn lực của doanh nghiệp Việt Nam như nguồn vốn,
chất lượng nguồn lao động, trình độ khoa học thuật, ứng dụng công
nghệ… còn nhiều hạn chế. Từ đó khiến việc quản lý, vận hành của nhiều
doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả như vọng, làm năng suất sức
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt nhìn chung còn mức thấp… đặc biệt
phần lớn các doanh nghiệp VN đều các doanh nghiệp nhỏ siêu nhỏ,
không thu hút được nhân tài vốn nước ngoài, dẫn đến chặt vật khi phát
triển đến quy mô hội nhập quốc tế
2. Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên
ngoài, khiến kinh tế trong nước dễ bị tổn thương trước những biến động
khôn lường.
- Nguy cơ lệ thuộc vào Trung Quốc gia tăng: Sức ép trực tiếp từ sự trỗi dậy
của Trung Quốc, đưa nước ta vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc về địa
chiến lược, tăng sự lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc cũng như chịu sức
ép lớn hơn từ việc Trung Quốc tăng cường phát huy sức mạnh mềm trong
khu vực. Về kinh tế, Trung Quốc tiếp tục nỗ lực định hình và dẫn dắt luật
chơi thông qua các sáng kiến OBOR, RCEP, AIIB, gắn sự thịnh vượng kinh
tế của các nước khu vực với sự phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc đã
ngày càng tăng cường vị trí và vai trò của mình trong các vấn đề thương
mại, tài chính/tiền tệ, cơ sở hạ tầng. Trung Quốc đã có thể dùng sức mạnh
kinh tế để làm công cụ phục vụ chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường
hiện diện và ảnh hưởng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, “thưởng”
cho các nước đáp ứng lợi ích chiến lược của Trung Quốc và “phạt” những
nước ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược của Trung Quốc.
3. Có sự chênh lệch, thậm chí không công bằng lợi ích trong sự phân phối
cho các nước, các nhóm trong xã hội do đó làm tăng khoảng cách giàu
nghèo và bất bình đẳng.
VD: + Hiện nay, số người siêu giàu tại Việt Nam đang tăng lên rất nhanh.
Những người siêu giàu tuy là nhóm chiếm thiểu số nhưng lại nắm giữ phần
nhiều của cải vật chất trong xã hội, đồng thời, khoảng cách về thu nhập của
nhóm thiểu số này với các nhóm khác trong xã hội, đặc biệt là nhóm nghèo
nhất cũng tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo của Oxfam, vào năm 2014,
210 người siêu giàu ở Việt Nam (những người có giá trị tài sản trên 30 triệu
USD), có tổng tài sản khoảng 20 tỷ USD, tương đương với 12% GDP cả
nước. Theo ước tính của các chuyên gia, trong một giờ, người giàu nhất Việt
Nam có mức thu nhập cao hơn gần 5.000 lần so với số tiền mà nhóm 10%
nghèo nhất chi tiêu hàng ngày cho các nhu cầu thiết yếu. Số lượng những
người siêu giàu này được dự báo sẽ tăng lên đáng kể, khoảng hơn 400 người
vào năm 2025, và tiếp tục có những ảnh hưởng nhất định tới kinh tế cả nước.
+ Chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng sẽ tạo ra nhiều tác động tiêu
cực trong xã hội, mà hệ quả trực tiếp là gia tăng bất bình đẳng, nhất là bất
bình đẳng cơ hội:, chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị
trường, việc làm giữac vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu
vực miềni phía Bắc Tây Nguyên.
4. Các nước đang phát triển như nước ta phải đối mặt với nguy cơ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi vì thiên hướng tập trung vào các
ngành sử dụng tài nguyên, nhiều sức lao động song giá trị gia tăng thấp.
-Với xu thế chuyển dịch lao động giữa các nước tham gia FTA, thách thức
đối với các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội, người lao động trong nước là
sức ép về trình độ, tri thức và tay nghề, nguy cơ tranh chấp quốc tế (các FTA
mới có quy định cao về giải quyết tranh chấp)… Trong khi lực lượng lao
động nước ta chưa qua đào tạo còn chiếm tỉ trọng lớn, số lao động có trình
độ chuyên môn và tay nghề cao còn thiếu; Đội ngũ cán bộ, công chức nước
ta thiếu và hạn chế về năng lực hội nhập; thiếu đội ngũ luật sư giỏi để giải
quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho các doanh nghiệp.
5. Tạo ra thêm những thách thức mới đối với quyền lực nhà nước, chủ
quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì
trật tự, ổn định và an ninh.
VD: Tuyên truyền các luận điệu trái chiều, xuyên tạc với nội dung “hội
nhập quốc tế sẽ làm mất độc lập, tự chủ và bản sắc dân tộc”. Thời gian gần
đây, trên một số trang mạng xã hội, facebook, website cá nhân xuất hiện
ngày càng nhiều những luận điệu suy diễn của một số đối tượng tự xưng là
“yêu nước”, “nhà dân chủ”, “trí thức”, “học giả” dưới các hình thức “lời kêu
gọi”, “tư vấn”, “phản biện”, “kiến nghị”, “góp ý”... nhằm bác bỏ, phủ nhận
đường lối, quan điểm hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta
6. Tăng nguy cơ các tình huống tội phạm: khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội
phạm xuyên quốc gia, rửa tiền, dịch bệnh, nhập cư trái phép
- Tội phạm rửa tiền: hành vi rửa tiền chỉ xuất hiện khá rõ nét trong những
năm gần đây thông qua các phương thức, thủ đoạn như: đầu tư mở tài
khoản, kinh doanh chứng khoán, đánh bạc, chuyển ngoại hối trái phép ra
nước ngoài, sử dụng thẻ tín dụng…
- Nhìn lại những vụ việc, phương thức rửa tiền ở Việt Nam bị cơ quan chức
năng phát hiện trong thời gian qua có thể tựu chung lại 4 phương thức rửa
tiền chủ yếu sau: Rửa tiền thông qua việc đầu tư hoặc mở tài khoản tại các
ngân hàng thương mại; Rửa tiền thông qua kinh doanh chứng khoán; Rửa
tiền thông qua đánh bạc; Rửa tiền thông qua hoạt động chuyển hối trái phép
- Lợi dụng bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam
đã trở thành đích nhắm của tội phạm quốc tế để thực hiện hành vi rửa tiền:
Vụ án rửa tiền xảy ra tại Địa ốc Alibaba,
7. Tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và truyền thống văn hóa bị ảnh hưởng
theo chiều hướng tiêu cực.
- Du nhập nhiều trào lưu mới từ các luồng văn hóa quốc tế thay cho 1 số
truyền thống tốt đẹp bị lãng quên: các làn điệu dân gian: hát xoan, hát
xẩm…
Kết luận: Tóm lại hội nhập quốc tế hiện nay vừa có khả năng tạo ra
những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, vừa dẫn đến những
nguy cơ khó lường. vì vậy, phải tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách
trong hội nhập kinh tế và phải đặc biệt coi trọng
| 1/6

Preview text:

Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
I. các tác động chính:
1. Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước

- Từ một nước bị bao vây, cấm vận, chúng ta đã bình thường hóa quan hệ
với tất cả các nước và các tổ chức quốc tế, tiến đến thiết lập quan hệ và ký kết
các hiệp định, thỏa thuận hợp tác và hội nhập kinh tế ở tất cả các cấp độ song
phương, khu vực và đa phương.

VD: Sau hơn 30 năm đổi mới, đặc biệt là từ khi thực hiện Cương lĩnh 1991,Việt
Nam đã tham gia tất cả các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực chủ chốt như WTO,
ASEM,APEC, ASEAN, thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và 70 vùng
lãnh thổ, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường
của các nước và vùng lãnh thổ ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương,
gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Với việc thực hiện chủ trương
hội nhập quốc tế toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, vị thế của đất
nước tiếp tục được cải thiện đáng kể.Tiếng nói và vị thế của ta được coi trọng, ghi
nhận ở không ít tổ chức, diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, UNESCO, APEC, v.v.
- Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của
các sản phẩm,của các doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế
.

VD: Nếu như trong giai đoạn 1986-1990, trước khi đất nước bước vào thời kỳ mở
cửa, hội nhập toàn diện, tăng trưởng GDP bình quân chỉ đạt 4,4%/năm thì thời kỳ
từ 1991-2011 tăng trưởng GDP bình quân đạt từ 6 - 8%.Cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch theo hướng tích cực, phát huy vai trò của khu vực công nghiệp - xây
dựng và dịch vụ. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, trình độ công nghệ
sản xuất được nâng lên. Kết quả là nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội
và ra khỏi danh sách các nước kém phát triển sau 30 năm đổi mới.
- Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nền kinh tế mở, thúc đẩy xuất khẩu,
cải thiện cán cân thương mại
VD: Về xuất khẩu: thúc đẩy thương mại với các nước CPTPP và EU là cơ hội mở
rộng thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh. Việc các
nước, trong đó có nhiều thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Ca-
na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những “cú huých”
mạnh mẽ cho tăng trưởng xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ so với GDP đạt 208,6%, điều này chứng tỏ Việt Nam khai thác được thế
mạnh của kinh tế trong nước đồng thời tranh thủ được thị trường thế giới.
- Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy việc thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài, đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu vốn và công nghệ của đất
nước trong giai đoạn đầu CNH, HĐH

VD: Đối với thu hút FDI: Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư, hội nhập kinh
tế quốc tế đã và sẽ mở ra các cơ hội lớn đối với lĩnh vực đầu tư của Việt Nam. Đầu
tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể tiếp cận và hưởng ưu đãi thuế quan từ các thị
trường lớn mà Việt Nam đã ký kết FTA như khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ...
Bên cạnh đó, việc thực hiện các cam kết trong các Hiệp định thế hệ mới như TPP,
EVFTA (dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư và dịch vụ, bảo hộ đầu tư công bằng,
không phân biệt đối xử, mở cửa thị trường mua sắm Chính phủ, dịch vụ tài
chính…) sẽ khiến cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên thông thoáng hơn,
minh bạch hơn, thuận lợi hơn từ đó sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn nữa.
2. Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang tới những cơ hội để tiếp cận các xu thế mới, tri
thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo
thời cơ để phát triển giáo dục.
Chất lượng giáo dục đại học được nâng cao, nhiều trường tích cực đổi mới, tiệm
cận với xu hướng phát triển của giáo dục đại học trên thế giới. đáp ứng tốt hơn yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Người học có nhiều cơ hội
hơn trong học tập, tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài
và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm sau quá trình học tập, bởi thị trường
lao động không chỉ là thị trường trong nước mà còn cả thị trường rộng lớn của khu
vực ASEAN. Văn bằng, chứng chỉ sau quá trình đào tạo của người học cũng được
công nhận ở các nước trong khu vực, tạo điều kiện để dễ dàng được công nhận bởi
các nước khác trên thế giới.
3. Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chinhstrij ,
củng cố an ninh quốc phòng

VD: Nhờ tăng cường hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, chúng ta đã có thêm
những nguồn lực, cơ hội mới giúp bảo vệ và phát huy có chất lượng, hiệu quả hơn
di sản văn hóa Việt Nam. Với việc tham gia các Công ước và nỗ lực từ Trung ương
tới địa phương, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của ta đã được
UNESCO công nhận, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội. Mở
cửa, đổi mới tạo điều kiện cho sự giao lưu của các luồng văn hóa, đồng thời cũng
tạo điều kiện cho việc phổ biến di sản văn hóa của nước ta ra nước ngoài.
VD: Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra sự đan xen về lợi ích giữa Việt Nam và các
nước, các trung tâm quyền lực, tạo thế và lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc; thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực, giúp ngăn ngừa
nguy cơ chiến tranh; làm cho sức mạnh kinh tế của đất nước từng bước được nâng
lên là điều kiện quan trọng để tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất
nước, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới.
II Ngoài ra còn một số tác động tích cực khác như:
4
. hội nhập kinh tế quốc tế làm tang cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước
tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng, các đối tác quốc tế để thay đổi
công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển.
5. tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thụ hưởng
các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đang dạng
6. tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình
và xu thế phát triển => xây dựng, điều chỉnh chiến lược.
Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam:
1. Làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt, khiến các doanh nghiệp và ngành
kinh tế trong nước gặp khó khan trong phát triển, thậm chí là đình đốn,
phá sản, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội.

- VD: Trên thực tế, Nguồn lực của doanh nghiệp Việt Nam như nguồn vốn,
chất lượng nguồn lao động, trình độ khoa học kĩ thuật, ứng dụng công
nghệ… còn nhiều hạn chế. Từ đó khiến việc quản lý, vận hành của nhiều
doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả như kì vọng, làm năng suất và sức
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt nhìn chung còn ở mức thấp… đặc biệt
phần lớn các doanh nghiệp VN đều là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ,
không thu hút được nhân tài và vốn nước ngoài, dẫn đến chặt vật khi phát
triển đến quy mô hội nhập quốc tế
2. Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên
ngoài, khiến kinh tế trong nước dễ bị tổn thương trước những biến động khôn lường.
- Nguy cơ lệ thuộc vào Trung Quốc gia tăng: Sức ép trực tiếp từ sự trỗi dậy
của Trung Quốc, đưa nước ta vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc về địa
chiến lược, tăng sự lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc cũng như chịu sức
ép lớn hơn từ việc Trung Quốc tăng cường phát huy sức mạnh mềm trong
khu vực. Về kinh tế, Trung Quốc tiếp tục nỗ lực định hình và dẫn dắt luật
chơi thông qua các sáng kiến OBOR, RCEP, AIIB, gắn sự thịnh vượng kinh
tế của các nước khu vực với sự phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc đã
ngày càng tăng cường vị trí và vai trò của mình trong các vấn đề thương
mại, tài chính/tiền tệ, cơ sở hạ tầng. Trung Quốc đã có thể dùng sức mạnh
kinh tế để làm công cụ phục vụ chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường
hiện diện và ảnh hưởng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, “thưởng”
cho các nước đáp ứng lợi ích chiến lược của Trung Quốc và “phạt” những
nước ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược của Trung Quốc.
3. Có sự chênh lệch, thậm chí không công bằng lợi ích trong sự phân phối
cho các nước, các nhóm trong xã hội do đó làm tăng khoảng cách giàu
nghèo và bất bình đẳng.
VD:
+ Hiện nay, số người siêu giàu tại Việt Nam đang tăng lên rất nhanh.
Những người siêu giàu tuy là nhóm chiếm thiểu số nhưng lại nắm giữ phần
nhiều của cải vật chất trong xã hội, đồng thời, khoảng cách về thu nhập của
nhóm thiểu số này với các nhóm khác trong xã hội, đặc biệt là nhóm nghèo
nhất cũng tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo của Oxfam, vào năm 2014,
210 người siêu giàu ở Việt Nam (những người có giá trị tài sản trên 30 triệu
USD), có tổng tài sản khoảng 20 tỷ USD, tương đương với 12% GDP cả
nước. Theo ước tính của các chuyên gia, trong một giờ, người giàu nhất Việt
Nam có mức thu nhập cao hơn gần 5.000 lần so với số tiền mà nhóm 10%
nghèo nhất chi tiêu hàng ngày cho các nhu cầu thiết yếu. Số lượng những
người siêu giàu này được dự báo sẽ tăng lên đáng kể, khoảng hơn 400 người
vào năm 2025, và tiếp tục có những ảnh hưởng nhất định tới kinh tế cả nước.
+ Chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng sẽ tạo ra nhiều tác động tiêu
cực trong xã hội, mà hệ quả trực tiếp là gia tăng bất bình đẳng, nhất là bất
bình đẳng cơ hội:, chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị
trường, việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu
vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
4. Các nước đang phát triển như nước ta phải đối mặt với nguy cơ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi vì thiên hướng tập trung vào các
ngành sử
dụng tài nguyên, nhiều sức lao động song giá trị gia tăng thấp.
-Với xu thế chuyển dịch lao động giữa các nước tham gia FTA, thách thức
đối với các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội, người lao động trong nước là
sức ép về trình độ, tri thức và tay nghề, nguy cơ tranh chấp quốc tế (các FTA
mới có quy định cao về giải quyết tranh chấp)
… Trong khi lực lượng lao
động nước ta chưa qua đào tạo còn chiếm tỉ trọng lớn, số lao động có trình
độ chuyên môn và tay nghề cao còn thiếu; Đội ngũ cán bộ, công chức nước
ta thiếu và hạn chế về năng lực hội nhập; thiếu đội ngũ luật sư giỏi để giải
quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho các doanh nghiệp.
5. Tạo ra thêm những thách thức mới đối với quyền lực nhà nước, chủ
quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì
trật tự, ổn định và an ninh.
VD:
Tuyên truyền các luận điệu trái chiều, xuyên tạc với nội dung “hội
nhập quốc tế sẽ làm mất độc lập, tự chủ và bản sắc dân tộc”.
Thời gian gần
đây, trên một số trang mạng xã hội, facebook, website cá nhân xuất hiện
ngày càng nhiều những luận điệu suy diễn của một số đối tượng tự xưng là
“yêu nước”, “nhà dân chủ”, “trí thức”, “học giả” dưới các hình thức “lời kêu
gọi”, “tư vấn”, “phản biện”, “kiến nghị”, “góp ý”... nhằm bác bỏ, phủ nhận
đường lối, quan điểm hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta
6. Tăng nguy cơ các tình huống tội phạm: khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội
phạm xuyên quốc gia, rửa tiền, dịch bệnh, nhập cư trái phép
- Tội phạm rửa tiền: hành vi rửa tiền chỉ xuất hiện khá rõ nét trong những
năm gần đây thông qua các phương thức, thủ đoạn như: đầu tư mở tài
khoản, kinh doanh chứng khoán, đánh bạc, chuyển ngoại hối trái phép ra
nước ngoài, sử dụng thẻ tín dụng…

- Nhìn lại những vụ việc, phương thức rửa tiền ở Việt Nam bị cơ quan chức
năng phát hiện trong thời gian qua có thể tựu chung lại 4 phương thức rửa
tiền chủ yếu sau: Rửa tiền thông qua việc đầu tư hoặc mở tài khoản tại các
ngân hàng thương mại; Rửa tiền thông qua kinh doanh chứng khoán; Rửa
tiền thông qua đánh bạc; Rửa tiền thông qua hoạt động chuyển hối trái phép
- Lợi dụng bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam
đã trở thành đích nhắm của tội phạm quốc tế để thực hiện hành vi rửa tiền:
Vụ án rửa tiền xảy ra tại Địa ốc Alibaba,
7. Tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và truyền thống văn hóa bị ảnh hưởng
theo chiều hướng tiêu cực.
- Du nhập nhiều trào lưu mới từ các luồng văn hóa quốc tế thay cho 1 số
truyền thống tốt đẹp bị lãng quên: các làn điệu dân gian: hát xoan, hát xẩm…
Kết luận: Tóm lại hội nhập quốc tế hiện nay vừa có khả năng tạo ra
những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, vừa dẫn đến những
nguy cơ khó lường. vì vậy, phải tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách
trong hội nhập kinh tế và phải đặc biệt coi trọng