Nội dung thuyết trình Nhân học - môn Nhân học đại cương | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Nội dung thuyết trình Nhân học - môn Nhân học đại cương | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Preview text:
(Hùng) 1.1, Khái niệm (Mai ) -
Trước kia, chủng tộc được coi là một tập hợp các cá thể có những đặc điểm hình thái giống nhau -
Với sự phát hiện “quần thể sinh học” + lý thuyết khu vực địa lí đã cho ra quan
niệm chính xác và hoàn thiện hơn -
“Chủng tộc là một quần thể ( hoặc tập hợp các quần thể) đặc trưng bởi những
đặc điểm di truyền về hình thái, sinh lý mà nguồn gốc và quá trình hình thành
của chúng liên quan đến một vùng địa vực nhất định”
(Hùng) 1.2. Con người là một loài thống nhất( trong ngoặc thuyết trình đọc không cần đưa vào slide)
* Trong thế giới động vật giữa các LOÀI và CHỦNG, điểm khác biệt rõ nét nhất là khả năng sinh sản
- Lai giữa hai chủng khác nhau => có khả năng sinh sản
- Lai giữa hai loài khác nhau => không có khả năng sinh sản
VD: Con la là con vật lai giữa lừa và ngựa thì bản thân nó không thể sinh sản được
* Vậy các chủng tộc loài người tương đương với cấp loài hay chủng trong hệ phân
loại sinh học ?( Cho tới nay, chiếm ưu thế trong các nhà nghiên cứu đều cho rằng con người
hiện tại, trong mối quan hệ sinh học là một loài thống nhất, là loài Homo Sapiens và chia ra
các đơn vị nhỏ hơn là chủng tộc. Điều này được khẳng định trên nhiều luận chứng khoa học như sau)
- Tất cả các chủng tộc loài người, khi hỗn chủng với nhau đều hoàn toàn có khả năng sinh sản.
- Mặc dù các chủng tộc rất khác nhau theo các đặc điểm hình thái bên ngoài, nhưng
các chủng tộc đều có liên hệ với nhau qua những loại hình trung gian có thể chuyển hoá từ
loại hình này vào loại hình kia
VD: Người da đỏ châu Mỹ thuộc chủng Á( Mongoloit) nhưng ở một số vùng người da đỏ có
sống mũi cao giống châu Âu
- Ngày nay, con người là một loài sinh vật có khả năng sống ở mọi nơi trên trái đất
=>Điều này chứng minh về khả năng thích nghi lớn của con người, đồng thời biểu hiện một
sự thống nhất của con người.
(Hùng)1.3. Các đặc điểm chủng tộc -
Các đặc điểm chủng tộc về mặt phân loại có thể chia làm ba loại:
+ Loại các đặc điểm mô tả: màu da, màu mắt, màu và kiểu tóc, các hình dạng của mặt, mũi, môi,...
+ Loại đặc điểm đo đạc: kích thước da đầu, mặt, chiều cao và số đo các đoạn trong thân thể
+ Các loại đặc điểm hoá sinh: nhóm máu, nhóm huyết sắc tố. -
Các đặc điểm chủng tộc có những giá trị trong sự định chủng không hoàn toàn giống nhau.
+ Một số đặc điểm, có tính chất phổ biến rộng rãi và khả năng bền vững ít thay đổi theo
thời gian, có giá trị định chủng cao gọi là các đặc điểm cơ bản như: màu da, màu
tóc,...dùng để phân loại các “đại chủng”.
+ Còn những đặc điểm thường bị biến dị khá nhiều trong khoảng mấy nghìn năm lại đây
như kích thước mặt, chỉ số đầu… gọi là các đặc điểm không cơ bản, dùng để phân
loại các “tiểu chủng” hay nhóm loại hình nhân chủng là cấp dưới của đại chủng.
(Linh) 2.1. Nguyên nhân hình thành chủng tộc (phần gạch chân cho vào slide nha)
* Nguyên nhân 1: Do sự thích nghi với điều kiện địa lý, môi trường và hoàn cảnh tự nhiên
- Tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đặc điểm chủng tộc
- Đặc điểm chủng tộc là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên và sự thích nghi với môi trường
VD: Màu da là một ví dụ về sự thích ứng tự nhiên. Độ đậm nhạt của màu da do sắc tố
melanin quyết định (melanin là sắc tố có khả năng hấp thụ tia tử ngoại của mặt trời,
có tác dụng bảo vệ da). Người da đen sống ở vùng Xích đạo Châu Phi và Tây Thái
Bình Dương quanh năm nắng chói tất nhiên phải có nhiều sắc tố melanin trong da để
thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ấy.
- Nhưng cần lưu ý rằng: Cho đến khi kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật phát triển
thì sự thích ứng tự nhiên không còn là nguyên nhân làm xuất hiện chủng tộc nữa.
* Nguyên nhân 2: Do sự trao đổi hôn nhân, sự lai giống giữa các nhóm người
- Là yếu tố quan trọng để hình thành, hợp nhất các chủng tộc
- Thời kỳ đầu, đặc điểm chủng tộc hình thành do quá trình thích nghi với điều kiện tự
nhiên, nhưng về sau khi các yếu tố mang tính xã hội phát triển thì sự lai giống ngày
càng được đẩy mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân chủng mới
* Nguyên nhân 3: Sự sống biệt lập của các nhóm người
- Do dân số ít, mỗi quần thể chỉ vài trăm người ở môi trường khác nhau → sự khác
biệt về một số đặc điểm cấu tạo bên ngoài
- Do sự sống biệt lập → tiến
hành nội hôn → thế hệ sau có thể biến đổi một số đặc
điểm của chủng tộc ban đầu Câu hỏi 1:
(Linh) 2.2. Quá trình hình thành chủng tộc -
Quá trình hình thành, thời gian hình thành các đại chủng tộc là vấn đề phức
tạp. Hiện nay còn rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc loài người, vai trò
lao động trong việc chuyển biến từ vượn thành người. -
Với sự ra đời của chủ nghĩa Mác thì vấn đề nguồn gốc và quá trình hình thành
loài người đã được giải quyết một cách đúng đắn, khoa học. Trên cơ sở chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác và Ăngghen đã
dựa vào tài liệu của sinh vật học và các khoa học xã hội, dựa vào các học
thuyết về tự nhiên và xã hội để giải quyết vấn đề hình thành con người. Từ đó,
có thể đưa ra kết luận rằng: nguồn gốc hình thành loài người là từ vượn thông qua lao động sản xuất. -
Các nhà nhân học, khảo cổ học căn cứ vào sự biến đổi về đặc điểm cơ thể con
người đã chia quá trình hình thành con người như sau:
+ Vượn người (tiền thân của con người)
+ Người tối cổ: Pitêcantrôp + Người cổ: Nêanđectan
+ Người hiện đại: Homosapiens -
Bằng những thành tựu khoa học hiện nay, chúng ta biết rằng con người tách ra
khỏi thế giới động vật cách đây trên dưới hai triệu năm. Đến thời kỳ đá cũ
cách đây chừng năm vạn năm, con người thuộc loại hình hiện đại xuất hiện.
Người hiện đại Homosapiens được hình thành dựa trên sự tiến hóa của người Nêanđectan.
=> Quá trình hình thành người hiện đại là quá trình hình thành chủng tộc.
(Linh) 2.3 Sự phân loại các chủng tộc trên thế giới
Từ thế kỉ 18 cho đến nay đã xuất hiện liên tiếp các hệ phân loại chủng tộc khác nhau,
nhưng phần lớn họ thường dựa trên những đặc điểm hình thái, tập trung chủ yếu ở đặc điểm đầu và mặt. Một số tiêu biểu như: -
Người sáng lập ra khoa học phân loại của sinh giới Caroulus Linnaeus đã xem nhân
loại thuộc về một loài duy nhất, chi thành 4 chủng tộc Mỹ, Âu, Á, Phi. -
Năm 1800 Cuvier cũng phân chia 3 chủng tộc (da trắng, da vàng, da đen) dựa vào các
màu sắc của da.. Đó là chủng Âu (hay Cápca hoặc Oroopêôit), chủng Phi (Êtiôpi hay
Nêgrôit), chủng Á (Mông Cổ hoặc Môngôlôit) và chủng Mỹ (Amêricanôit). Ngoài ra,
người ta còn phát hiện một vài nhóm loại hình như Laplandi (cực Bắc) Nam á hoặc
Mã Lai. Riêng chủng Úc (Ôxtralôit) cho tới lúc này chưa có ai đề cập tới. Đến thế kỷ
XIX chủng này mới được Thôma Huxlaay(1870) đưa vào hệ phân loại. -
Các nhà nhân học Mỹ và Phương Tây thiết lập phân loại 2 cấp với các thuật ngữ:
chủng lớn hay chủng sơ cấp, chủng địa phương hay chủng thứ cấp -
Từ trước tới nay đã có nhiều nhà khoa học phân loại chủng tộc theo các tiêu chí khác
nhau và có nhiều bảng phân loại khác nhau. Nhưng bảng phân loại của
N.Cheboksarov - nhà bác học Nga 1985 là được nhiều nhà khoa học Việt Nam sử dụng. -
Khác với bảng phân loại trước đây chủ yếu dựa vào các đặc điểm hình thái, bảng phân
loại này đã kết hợp nhiều đặc điểm chủng tộc khác (nhóm máu, đường vân tay, hình
thái răng..). Bảng phân loại được chia ra thành 4 đại chủng và 3 hợp nhóm chuyển
tiếp hoặc lai giữa các đại chủng nói trên, tất cả gồm 15 tiểu chủng (tức các chủng tộc
địa phương) và 16 nhóm chuyển tiếp hoặc hợp chủng. -
(Linh) 2.4 Thuyết phân biệt chủng tộc -
Khái niệm: Chủng tộc là một phạm trù sinh học dùng để chỉ sự khác biệt về những
đặc trưng nhân học của con người thể hiện tính biến dị và di truyền sinh học của con người -
Nhân học Bắc Mỹ cho rằng chủng tộc cũng như tộc người nói chung là một phạm trù
văn hóa hơn là phạm trù sinh học -
Thuyết phân biệt chủng tộc lại phân chia loài người thành những chủng tộc thượng
đẳng, có khả năng phát triển trí tuệ về mọi mặt, là người xây dựng nền văn minh nhân
loại, đối lập với những chủng tộc hạ đẳng bị xem là hèn kém dốt nát, cần phải có sự
khai hóa của chủng tộc thượng đẳng và phải lệ thuộc vào họ mới tồn tại được. -
Với tính ưu việt của chủng tộc thượng đẳng, họ sẵn sàng hi sinh chủng tộc hạ đẳng để bảo vệ nền văn minh -
Thuyết phân biệt chủng tộc đầu tiên của J.F.Blumebach(Johann Friedrich
Blumenbach) đưa ra ông cho rằng: “Chủng tộc cổ xưa đáng trọng nhất là chủng tộc da
trắng sinh ra ở xứ ôn đới”. Đồng thời ông cũng đưa ra chuẩn văn hóa: “Châu Âu là
trung tâm của nền văn minh, cách xa trung tâm này chỉ gặp những bầy người man rợ”.
Quan điểm này đã được nhà nhân chủng học Pháp G.Buffon tán thành, cùng với đó
G.Buffon cũng đưa ra thêm các chuẩn sinh học và các đặc điểm cơ thể tâm lý….Tóm
lại sự phân biệt đẳng cấp có cội nguồn từ các nước phát triển về kinh tế - văn hóa, ở
đó người ta tự coi là “cao đẳng”. Còn khu vực khác không giống về đặc điểm cơ thể,
cuộc sống nghèo khôr là “hạ đẳng”. Quan điểm lấy Châu Âu làm trung tâm này ngày nay đã bị phê phán -
Thế kỉ 19, thuyết phân biệt chủng tộc được thêu dệt thêm cái quan điểm đẳng cấp của
mình bới những lý lẽ khoa học giả hiệu nhưng đã gây ấn tượng lúc bấy giờ. Trong
những năm 70 của thế kỉ 20, không ít người đã tin rằng, tội phạm là một hiện tượng
sinh học. Thuyết phân biệt chủng tọc đã gây ra không biết bao nhiêu tai họa cho con
người ở Phương Tây và cả trên thế giới. VD: Tiêu biểu nhất phải kể đến chủ nghĩa
Apacthai, tệ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Dưới quyền cai trị của người da trắng.
Đời sống của người da đen ví như địa ngục trần gian. - Những
người theo thuyết phân biệt chủng tộc cho rằng:Sự thấp kém về mặt sinh học
của chủng tộc nào đó còn phản ánh trong nền văn hóa và trí thông minh của họ. Họ
tranh luận rằng những quốc gia phát triển là cả người da trắng, và quốc gia kém phát
triển thì không phải của họ. - Qua
nhiều thế kỉ, những người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn tìm cách để
chứng minh những sự khác biệt về thông minh ở các chủng tộc. Họ cho rằng địa vị
thấp kém và những cái bị khiểm khuyết vĩnh viễn không thay đổi và truyền từ thế hệ
này qua thế hệ khác. Để biện minh cho lý thuyết này, người ta đã làm kiểm tra trí tuệ
trên quy mô lớn khi bước vào chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau đó, các nhà khoa học
tâm lý đã sắp xếp kết quả của bài kiểm tra theo chủng tộc và tìm thấy điều họ trông
đợi là người da đen đểm thấp hơn so với người da trắng -
Những nghiên cứu cùa các nhà nhân học cho thấy rằng, phần lớn sự khác biệt trong
hành vi các nhóm người đương đại nằm trong vấn vấn đề văn hóa chứ không phải
nằm trong vấn vấn đề sinh học. các nghiên cứu đã cho thấy nhân loại ngày nay đều có
thể tiến hóa văn hóa như nhau. Nhà di truyền học Dobzansky đã gợi cho chúng ta
rằng những kết luận về nguyên nhân của các cấp độ khác nhau đạt được qua các bài
kiểm tra IQ không thể vẽ lên cho đến khi mọi người cùng có cơ hội bình đẳng để phát
triển khả năng tiềm ẩn của họ. Ông nhấn mạnh tới sự cần thiết cho một xã hội dân
chủ, nơi mà táta cả mọi người có cơ hội phát triển những tài năng hay năng khiếu của
họ và lựa chọn con đường để phát triển.