Nội dung thuyết trình - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Triết học, một môn khoa học được hình thành từ rất sớm và là cha đẻ của các mônkhoa học khác hiện nay như: toán học, thiên văn học, y học, tâm lý học, xã hội học,kinh tế học, chính trị học. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
QUAN NIỆM VỀ CHÍNH TRỊ TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC,
ANH (CHỊ) HÃY LÀM RÕ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM I.
Khái quát chung về triết học và triết học chính trị.
1. Triết học là gì.
Triết học, một môn khoa học được hình thành từ rất sớm và là cha đẻ của các môn
khoa học khác hiện nay như: toán học, thiên văn học, y học, tâm lý học, xã hội học,
kinh tế học, chính trị học…... chiếc nôi của triết học phải nói đến Hy Lạp, La Mã, Ấn
Độ và Trung Quốc. Triết học từ thời Hy lạp cổ đại được hiểu theo nghĩa là sự thông
thái, sự hiểu biết về nhân sinh và vũ trụ.
Ở Trung Quốc được gọi là Triết nghĩa là Trí Tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con
người và thế giới. Còn ở Ấn Độ thì gọi (triết học) là Dar’sana nghĩa là chiêm ngưỡng,
là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Ở phương Tây, thuật
ngữ triết học xuất hiện ở Hy lạp, theo tiếng Latinh từ triết học là Philosophia nghĩa là
yêu thích sự thông thái, "ái trí", nó vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến
khác vọng tìm kiếm chân lý của con người. Như vậy, cho dù ở phương Đông hay
phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận
thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội.
Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những
nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh
thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói
chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và
thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. Khái quát lại, có thể hiểu: Triết
học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò
của con người trong thế giới ấy, Triết học là chuẩn mực tri thức được hệ thống hóa qua từng thời đại.
2. Chính trị là gì.
Politics: chính trị trong ngôn ngữ phương tây ngày nay bắt nguồn từ chữ Hy Lạp.
Polis = thành quốc. (Thành Quốc Athens, – một thành quốc đã trải qua đủ loại chính thể).
Thuật ngữ “Chính trị” có lẽ được nhắc đến lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại bởi
Aristotle-một triết gia Hi Lạp cổ đại, đặc biệt nó còn là tựa đề cho một tác phẩm nổi
tiếng và nhiều ảnh hưởng của ông –cuốn “Politics” (Chính trị luận).
Tuy nhiên từ “Chính trị” và các vấn đề chính trị cơ bản như quyền lực và tổ chức
nhà nước đã được tiếp cận bởi các triết gia khác như Khổng Tử, Plato….Dù Aristotle
đã khẳng định con người là động vật chính trị, mọi công dân có đạo đức (không phải
là nô lệ hay phụ nữ) đều có quyền tham gia chính trị, nhưng một điểm chung lớn
trong lý luận của các triết gia cổ đại này là quyền lực chính trị tốt nhất nên được nắm
giữ bởi những ông vua thông thái!
Vì thế chính trị ở đây có nghĩa là nghệ thuật cai trị và quản lý thành bang của một
nhà lãnh đạo lỗi lạc, xuất chúng hay là khoa học giành và nắm giữ vương quyền trong thiên hạ.
Dưới nhãn quan này đại bộ phận dân chúng bị gạt ra bên lề của các cuộc chơi
chính trị. Rồi khi có được quyền lực trong tay những kẻ cầm quyền đã tạo nên bao
nhiêu sự tha hóa, mục ruỗng trong bộ máy lãnh đạo và bao nhiêu vấn nạn quốc
gia mà hậu quả của tất cả vấn đề này đổ cả lên đầu người dân. Từ đó mặc nhiên chính
trị được hiểu như một thứ xấu xa, là đặc quyền của kẻ thống trị, đối kháng với lợi
ích và cuộc sống bình dị của người dân.
Khi nền văn minh nhân loại đã bước qua một trang mới hoàn toàn khác, cùng với
sự ra đời của nhiều luận thuyết cổ vũ cho chủ nghĩa tự do. Mà một sự cổ vũ to lớn
cho lý tưởng này là sự ra đời của một nhà nước hiến pháp đầu tiên trên thế giới-Nhà
nước Mỹ khẳng định quyền sống, quyền tự do, an ninh than thể, quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận
Hiến pháp Hoa Kỳ là bản hiến pháp lâu đời nhất và nổi tiếng nhất với trên 200
năm lịch sử. Từ khi được hiệu lực năm 1789, nó đã được tham khảo nhiều lần để làm
mô hình cho các hiến pháp của những quốc gia khác. Thủ tướng Vương quốc
Anh William Ewart Gladstone (1809 – 1898) đã miêu tả Hiến pháp này là "tác
phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc
và mục đích của con người".
Từ đây cả thế giới làm quen với một lý thuyết hoàn toàn mới về nguồn gốc và bản
chất của Nhà nước, nhà nước không phải là một thế lực thống trị xã hội mà chính là
một tổ chức quyền lực công, được người dân trao cho quyền lực để đổi lại họ được
sống dưới sự bảo vệ của Nhà nước và một trật tự luật pháp do Nhà nước ban
hành (luật pháp không trái với đạo đức và luân lý); và rằng quyền lực chính trị đó
không thể là quyền lực tuyệt đối vì “quyền lực có xu hướng tha hóa, quyền lực tuyệt
đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối” (Lord Acton ).
Dưới nhãn quan triết học này, quyền lực chính trị xuất phát từ dân chúng, nó được
tạo lập để phục vụ xã hội. Chính trị là nghệ thuật hay khoa học vận hành và quản
lý xã hội bằng quyền lực Nhà nước nhưng nó phải bị hạn chế bằng luật pháp và được
giám sát bởi người dân thông qua các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo.
Như vậy người dân mọi thành phần có đủ tư cách để tham gia gián tiếp vào nền
chính trị quốc gia bằng những hoạt động xã hội cụ thể của mình; quyền tự do báo
chí tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của Liên hiệp quốc (10 tháng 12 năm
1948). cho phép người dân phát biểu quan điểm của mình đối với tất cả các vấn
đề của quốc gia; hơn nữa mọi công dân đủ tiểu chuẩn pháp quy đều có khả năng tham
gia vào hoạt động quản lý Nhà nước một cách trực tiếp. Từ nay chính trị chẳng còn là
vương quyền cha truyền con nối, cũng chẳng còn là đặc quyền của những người thuộc tầng lớp quý tộc.
Hiện nay, trên thế giới đã hình thành bốn cách hiểu khác nhau về chính trị: 1) nghệ
thuật của phép cai trị 2) những công việc của chung 3) sự thỏa hiệp và đồng thuận
4) quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích Chính trị theo những luật lệ chung.
Khoa học chính trị (các nghiên cứu về chính trị) là ngành học thuật nghiên cứu về
chế độ chính trị, hành vi chính trị; miêu tả và phân tích các hệ thống chính trị và các
ứng xử chính trị; nghiên cứu về việc giành quyền lực và sử dụng quyền lực. Các lĩnh
vực của khoa học chính trị bao gồm: lý thuyết chính trị, triết học chính trị (tìm
kiếm các nhân tố cơ bản cho chính trị), giáo dục công dân, các hệ thống chính trị của
các quốc gia, phân tích chính trị, phát triển chính trị, quan hệ quốc tế, chính sách
ngoại giao, quân sự và pháp luật.
3. Triết học chính trị là gì.
Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về nhà nước, chính quyền, chính trị, tự do, công
bằng, tài sản, quyền, luật và việc thực thi luật pháp bởi các cơ quan thẩm quyền. Mục
tiêu nghiên cứu của triết học chính trị nhằm lý giải về mối quan hệ cũng như sự tồn
tại của các vấn đề trên một cách thấu đáo bởi các nhà triết học; Trong ngôn ngữ thông
thường, “triết học chính trị xã hội” chỉ có nghĩa chỉ quan điểm chung, hoặc niềm
tin hay thái độ đạo đức cụ thể về chính trị trong một xã hội, một tập thể mà
không nhất thiết thuộc về chuyên ngành nào của triết học.
II. Các quan niệm về chính trị trong lịch sử triết học. 1.
Các quan điểm về chính trị trước Mác.
1.1. Đặc điểm chính trị của Khổng Tử
Khổng Tử (孔子; còn gọi là Khổng Phu Tử 孔夫子; (551 – 479 TCN) là một nhà
tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của
ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á.
Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn
đời). Chính phủ Trung Quốc hiện nay, trong nỗ lực truyền bá văn hóa Trung Hoa ra
thế giới, đã cho thành lập hàng trăm Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới.
Triết học của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng
đạo đức: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, sự chính xác của các mối quan hệ xã
hội, đạo đức và quy phạm làm người, “Đạo Trung Dung” và các đức tính “Nhân, Lễ,
Nghĩa, Trí, Tín”. Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết
khác ở Trung Quốc như Pháp gia hay Đạo gia trong suốt triều đại nhà Hán. Các tư
tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là
Khổng giáo. Khổng giáo được một người Italia là Matteo Ricci đưa vào Châu Âu, ông
cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành "Confucius". Khổng giáo còn
được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là dân tộc Trung Hoa.
1.2. Quan điểm triết học của Lão Tử
Trong các phái Nho gia, Đạo gia, Pháp gia của các tư tưởng Trung Quốc thời cổ
đại, Người đầu tiên đề xướng học thuyết Đạo gia là Lão Tử. Về mặt triết học, Lão Tử
cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là "đạo". Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra
ba, ba sinh ra vạn vật. Sau khi sự vật được tạo ra thì phải có quy luật để duy trì sự tồn
tại của nó, quy luật ấy gọi là "đức". Như vậy, đạo đức ở đây là một phạm trù thuộc về
triết học, khác với đạo đức của Nho gia là thuộc về phạm trù luân lý.
Về cách quản lý đất nước, Lão Tử chủ trương vô vi. Ông cho rằng cách tốt nhất
làm cho đất nước được thái bình là giai cấp thống trị không can thiệp đến đời sống
của nhân dân, không thu thuế quá nhiều, không sống xa hoa. Đồng thời nên quay lại
thời kỳ vừa thoát thai khỏi xã hội nguyên thuỷ, không cần chữ viết, không cần vũ khí,
thuyền xe. Còn đối với nhân dân thì chỉ cần làm cho tâm hồn họ trống rỗng nhưng
bụng họ thì no, chí của họ yếu nhưng xương cốt của họ mạnh. Khi đó họ không biết gì
và không có ham muốn. Lão Tử chủ trương một chính quyền theo tự nhiên mà giữ
giềng mối, “vô vi nhi trị”, trị mà như không trị tức là trị vậy. Theo Đạo mà trị nước vì
nếu dùng trí thuật mà trị nước tức là làm hại nước. Chính quyền gồm những người
chất phác, ăn ở giản dị và cần kiệm, không xa hoa. Họ không can thiệp vào chuyện
của nhân dân, không tôn quí hiền tài, không vận dụng lý trí để ứng xử với dân. Luật
pháp phải rộng rãi và uyển chuyển vì càng gia tăng luật lệ thì dân càng bị trói buộc,
khổ sở. Trọng dụng hiền tài chỉ làm dân tranh nhau để được tiếng là người hiền. “Dứt
thánh bỏ trí, dân lợi trăm phần. Dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại thảo lành. Dứt xảo bỏ lợi,
trộm cướp không còn”. Ở trong nước, chính quyền không nên dùng các hình phạt răn
đe, nhất là đem cái chết ra dọa dân vì tới một lúc nào đó dân không còn sợ. Đối với
bên ngoài, phải cố hết sức tránh nạn binh đao. Lão Tử triệt để bác bỏ chiến tranh. Cực
chẳng đã phải dùng thì nên điềm đạm, chừng mực. “Nước lớn mà hạ mình trước nước
nhỏ thì được nước nhỏ thần phục; nước nhỏ mà hạ mình trước nước lớn thì tất được
nước lớn che chở”. Tóm lại, phép trị quốc an dân hay nhất để đem lại phúc lợi cho
dân chúng là càng ít can thiệp càng tốt, để mặc cho dân sống tự nhiên, mộc mạc và giản dị.
Chủ trương chính trị của Lão không được giai cấp thống trị đương thời chấp nhận,
nhưng tư tưởng ấy đã đặt cơ sở cho việc hình thành Đạo giáo ở TQ sau này.
Tư Tưởng chính trị Của Hàn Phi Tử ( 281 TCN - 233 TCN) là học giả nổi tiếng
Trung Quốc cuối thời Chiến Quốc theo trường phái pháp gia, sống cuối đời Chiến
Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa. Hàn Phi tuy là
học trò của Tuân Tử, nhưng đã bỏ đạo Nho theo đạo Pháp. Hàn Phi phủ định đức tính
Nhân nghĩa của nhà Nho, tự sáng lập ra triết lý chính trị riêng, có giá trị rất đáng kể.
Triết lý chính trị của Hàn Phi, chủ trương hình thành một hệ thống gồm ba chủ điểm là: Pháp, Thuật và Thế.
Trong tư tưởng chính trị của Hàn Phi, quyền lực là tất cả. “Quyền thế bất khả dĩ tá
nhân, thượng thất kỳ nhất, hạ dĩ vi bách”. (Quyền thế chớ có chia sẻ cho người ta, khi
bề trên chia mất một quyền, thì kẻ dưới sẽ lạm dụng thành trăm). Hàn Phi không
những coi trọng quyền lực, còn là kẻ sùng bái quyền lực. Đó là ý nghĩ chung của kẻ
chủ trương độc tài, chuyên chế từ cổ chí kim, từ đông chí tây, họ coi quyền lực như là
chân lý, có quyền lực là có tất cả. Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp Trị.
Tư tưởng của Hàn Phi Tử đối nghịch lại với tư tưởng của Nho giáo (vốn cho rằng để
quản lý xã hội thì dùng Nhân trị và Đức trị), ông cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã
hội là dùng pháp luật: “Pháp luật không hùa theo người sang...Khi đã thi hành pháp
luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai
không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu”.
1.3. Tư tưởng chính trị của Tuân Tử (313 TCN – 238 TCN)
Một nhà Nho, nhà tư tưởng của Trung Hoa vào cuối thời Chiến Quốc về mặt tư
tưởng chính trị của Tuân Tử, một phần là thừa kế chủ thuyết của Khổng - Mạnh; phần
khác là thuộc về sáng kiến riêng của Người. Trong phần thừa kế, có hai điểm rõ rệt
nhất là “quý dân” và “thượng hiền”. Phần sáng kiến độc đáo của Tuân Tử, tức là chủ
nghĩa Lễ trị. Điều này sở dĩ khác biệt với Khổng - Mạnh, là vì trong vấn đề trị nước,
Khổng - Mạnh định luận theo ý niệm đạo đức, có tính cách chủ quan; còn Tuân Tử thì
định luận theo giáo hóa Lễ, Nghĩa. Đó là nền tảng của chính trị quốc gia, chẳng những
là pháp chế để thống ngự thần dân, đồng thời còn là then chốt của cuộc trị loạn, hưng vong của một nước.
1.4. Socrates (470 TCN – 399 TCN)
Triết gia vĩ đại nhất thời Hy Lạp cổ đại, người được mệnh danh là bậc thầy về truy
vấn thuộc phái biện thuyết trong trường phái triết học phương Tây. Ngưòi ta xem ông
như là người đầu tiên thiết lập nền triết học đạo đức - người đề ra phương pháp tiếp
cận chân lý bằng cách liên tục đặt câu hỏi và trở thành con người gây tranh cãi kịch
liệt. Câu hỏi của Socrates: Công lý là gì? Quan điểm của ông là chúng ta hãy thương
xót kẻ gây ra điều bất công chứ không phải là nạn nhân của bất công. Theo ông, Luận
điểm cơ bản của đạo đức học duy lý cũng được vận dụng vào lĩnh vực chính trị. Phẩm
hạnh (đức hạnh) chính là cách diễn đạt khác của tri thức về chính trị. Socrates là
người muốn duy lý hóa nhà nước, muốn những người điều hành công việc quốc gia
phải thật sự có tri thức, hiểu biết. Socrates đã nâng sự lý giải vấn đề đạo đức - chính
trị lên trình độ khái niệm, chứng minh. Về mặt triết học, tính chất khách quan của
phẩm hạnh, chính trị, pháp quyền, đối lập với chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa chủ
quan của phái biện thuyết. Socrates : Luận điểm cơ bản của đạo đức học duy lý cũng
được vận dụng vào lĩnh vực chính trị. Phẩm hạnh (đức hạnh) chính là cách diễn đạt
khác của tri thức về chính trị. Socrates muốn duy lý hóa nhà nước, muốn những người
điều hành công việc quốc gia phải có tri thức, hiểu biết. Socrates có lẽ là người đầu
tiên trong lịch sử triết học phương Tây đã phân biệt quyền tự nhiên và quyền công
dân, khẳng định sự thống nhất hai quyền đó, chứ không tách rời nhau.
1.5. Plato (428 TCN- 348 TCN)
Tác phẩm vĩ đại nhất của Plato và của mọi thời đại. bàn về nhiều lĩnh vực:
thần học, đạo đức học, siêu hình học, tâm lý học, giáo dục học, chính trị học, và lý
thuyết về nghệ thuật. Những vấn đề của triết học hiện đại đều được đặt ra từ tác
phẩm này: từ những vấn đề của Nietzsche về đạo đức và quý tộc, những vấn đề về
trở lại với thiên nhiên và giáo dục tự do của Rousseau, élan vital của Bergson và
phân tâm học của Freud. Trong REPUBLIC, Plato bàn tới các vấn đề chính trị
như: con người, tổ chức quốc gia, lãnh đạo công quyền:
“ Con người thế nào quốc gia thế ấy”
“ Sự sụp đổ sẽ đến khi những con buôn nhờ giàu sang mà trở thành người cai trị”
“ Chính quyền cũng biến hóa như tính tình của con người biến hóa”
“ Quốc gia được cấu tạo bởi các bản tính của những người đang ở trong nó ”
“ Tất cả các quốc gia đều gồm có hai quốc gia, quốc gia của người nghèo và quốc
gia của người giàu, hai quốc gia ấy xung đột nhau gay gắt”
1.6. Chính quyền đại biểu của John Locke (1632–1704)
John Locke với lý thuyết về quyền tự nhiên và khế ước xã hội là cốt lõi cơ bản
trong quan điểm của ông về nhà nước và tổ chức nhà nước. Ông cho rằng con người
là ích kỷ và đầy ham muốn. Chính vì vậy mà ngay từ thời ở trạng thái tự nhiên, khi
nhà nước chưa ra đời, con người bên cạnh quyền tự nhiên của mình đă phải tự cho
mình quyền xét xử và trừng phạt kẻ khác để duy trì luật của tự nhiên. Chính vì vậy,
khi xă hội văn minh ra đời với thể chế nhà nước là hệ quả của khế ước xã hội, đây là
một bước tiến văn minh hơn và giúp duy trì luật của tự nhiên thông qua luật lệ của xã
hội văn minh. Và ngay cả một nhà nước chuyên chế do vua chúa cai trị cũng vẫn phải
thực hiện đúng các chức năng của khế ước xã hội như một chính quyền dân sự nếu
không muốn bị diệt vong. Chức năng của một chính quyền dân sự hợp lẽ là phải bảo
vệ quyền tự nhiên của con người, tức là quyền của mỗi công dân được sống, được tự
do, có sức khỏe và của cải.
Chính những khái niệm về quyền của tự nhiên, khế ước xă hội và nhiều đóng góp
khác đă khiến ông trở thành một nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng và ảnh
hưởng trực tiếp tới cuộc Cách mạng Mỹ và bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
1.7. Triết lý dân chủ của Jean Jacques Rousseau (1712 – 1778)
Sinh tại Geneva - Pháp là một nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh
hưởng lớn tới Cách mạng Pháp 1789, sự phát triển của lý thuyết xã hội, và sự phát
triển của chủ nghĩa dân tộc. Rousseau cũng có nhiều đóng góp cho âm nhạc cả trên
phương diện lý luận và sáng tác. Ông cũng là người sáng tạo nên cách viết tiểu sử
kiểu hiện đại với trọng tâm được đặt vào tính chủ thể. Ông cũng viết tiểu thuyết và đóng góp
Ông cũng là một trong những tác giả đầu tiên phê phán thể chế tư hữu và được
xem là bậc tiền bối của chủ nghĩa xã hội hiện đại và chủ nghĩa cộng sản khoa học.
Ông cũng là người sớm đặt câu hỏi liệu ý chí nguyện vọng của đa số liệu có phải lúc
nào cũng đúng không? và mục tiêu của chính quyền theo ông là phải đảm bảo tự do,
bình đẳng và công bằng cho tất cả. So với các nhà khai sáng đương thời như Voltaire
và Montesquieu, tư tưởng chính trị của Rousseau cấp tiến hơn.
Quan niệm về giáo dục của Rousseau mà trong đó đối tượng của giáo dục chính là
những đứa trẻ mạnh khỏe cả về thể chất và tinh thần, ông không xem trọng sự cần
thiết của giáo dục qua sách vở, và nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo dục cảm xúc cho
trẻ em trước khi giáo dục lý tính đã là tiền đề cho lý thuyết giáo dục hiện đại.
1.8. Triết lý pháp quyền của Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1730 - 1831)
Hegel là một nhà triết học người Đức, cùng với Johann Gottlieb Fichte và
Friedrich Wilhelm Joseph Schelling, Hegel được coi là người sáng lập ra chủ nghĩa
duy tâm Đức cho rằng, tiến bộ xã hội chính là sự vận động tiến về phía trước của cái
kém hoàn thiện đến cái hoàn thiện hơn. Theo ông, cái chưa hoàn thiện mang trong
mình mặt đối lập của nó - cái hoàn thiện. Cái hoàn thiện tồn tại ngay trong tiềm năng,
trong tính xu hướng của cái chưa hoàn thiện. Mặc dù đề cao tính đặc thù của mỗi thời
đại, song Hegel vẫn khẳng định rằng, mỗi thời đại là một giai đoạn tất yếu trong tiến
trình phát triển chung của nhân loại. Tuy vậy, ông lại quá tư biện đến mức coi tiến bộ
xã hội chính là quá trình vận động của ý niệm. Đây là điểm mà G.Hegel thường bị phê
phán là không đi xa hơn các lý thuyết thần học trung cổ về sự phát triển xã hội. G.
Hegel cũng tự mâu thuẫn với chính mình trong khi cho rằng sự phát triển, theo logic
nội tại của nó là vô hạn thì ông lại biện minh rằng sự tồn tại của nhà nước quân chủ
lập hiến Phổ là đỉnh cao của sự phát triển lịch sử.
1.9. M.Weber (1864-1920)
Tôn giáo và đạo đức là nhân tố truyền thống đối với sự tiến bộ xã hội. Trong quan
niệm về tiến bộ xã hội của M.Weber có hai điều đáng chú ý. Một là, ông đã coi lý
tính như là nhân tố quy định đối với văn hoá châu âu hiện đại, Hai là, Weber đặc biệt
nhấn mạnh nhân tố đạo đức và nhân tố tôn giáo trong sự phát triển của lịch sử nhân
loại, chính là nguồn gốc của những đức tính tốt đẹp của con người. 2.
Quan điểm về chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Karl Heinrich Marx (1818 - 1883) nhà kinh tế chính trị, nhà lãnh đạo cách mạng
của Hiệp hội Người lao động Quốc tế. Những hoạt động cách mạng và triết học của
ông diễn ra trong thập niên 1840 - giữa lúc chủ nghĩa tư bản đang trong thời kỳ phát
triển và giai cấp vô sản công nghiệp ra đời và có những hoạt động cách mạng chống
chế độ tư bản. Marx được nhắc đến với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng ông nổi tiếng
nhất với những phân tích lịch sử dựa trên thuật ngữ đấu tranh giai cấp, được tổng kết
lại trong những lời mở đầu cho Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (Das Manifest der
Kommunistischen Partei): “Lịch sử của tất cả các xã hội từ trước đến nay là lịch sử
của đấu tranh giai cấp.” Ông cũng là người sáng lập Chủ nghĩa Xã hội Khoa học cùng
Friedrich Engels. Tư tưởng của ông là học thuyết kế thừa các hệ tư tưởng được thành
lập trong thế kỷ XIX, bao gồm triết học Đức, kinh tế học chính trị Anh hay chủ nghĩa xã hội học Pháp.
Theo Marx tiến bộ xã hội mặc dù là xu thế khách quan, song nó lại là một quá
trình đầy mâu thuẫn, được thực hiện trong mâu thuẫn và thông qua mâu thuẫn; và vì
vậy, trong nhận thức của con người nó lại càng là qúa trình mâu thuẫn. Mác viết: “Ỏ
trong thời đại chúng ta, mọi sự vật đều tựa hồ như bao hàm mặt đối lập của nó.
Chúng ta thấy rằng những máy móc có một sức mạnh kỳ diệu trong việc giảm bớt lao
động của con người và làm cho lao động của con người có kết quả hơn, thì lại đem
nạn đói và tình trạng kiệt quệ đến cho con người. Những nguồn của cải mới từ xưa tới
nay chưa ai biết, dường như có một sức mạnh thần kỳ nào đó, lại đang biến thành
nguồn gốc của sự nghèo khổ. Những thắng lợi của kỹ thuật dường như đã được mua
bằng cái giá của sự suy đồi về mặt tinh thần. Dường như loài người càng chinh phục
được thiên nhiên nhiều hơn, thì con người lại càng trở thành nô lệ của những người
khác hoặc nô lệ cho sự đê tiện của chính mình. Dường như ngay cả đến ánh sáng
thuần khiết của khoa học cũng không thể chiếu rọi bằng cách nào khác ngoài cách
chiếu rọi vào cái bối cảnh tối tăm của sự ngu dốt. Tất cả những phát minh của chúng
ta và tất cả sự tiến bộ của chúng ta tựa hồ như đang dẫn tới chỗ là những lực lượng vật
chất thì được ban cho một đời sống tinh thần, còn đời sống của con người vốn đã bị
tước mất cái mặt tinh thần rồi thì nay lại bị hạ thấp xuống trình độ những lực lượng
vật chất đơn thuần. Mâu thuẫn đối kháng đó giữa một bên là nền công nghiệp hiện đại
và khoa học với một bên cảnh bần cùng hiện nay và sự suy đồi, mâu thuẫn đối kháng
đó giữa lực lượng sản xuất và quan hệ xã hội trong thời đại chúng ta là một sự thật rõ
ràng, không tránh khỏi và không thể chối cãi được ".
Trong thời đại Marx sống, có lẽ chủ nghĩa tư bản đã đạt thắng lợi tuyệt đối. Tuy
nhiên, Karl Marx và người bạn thân là Friedrich Engels đã thực hiện “Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản” vào năm 1848, nói cách khác là hai ông đã lên án những bất công
trong chế độ tư bản. Với Tuyên ngôn này, tư tưởng XHCN bắt dầu hình thành. Nhà
triết học người Đức này cho rằng cách hiểu của Hegel về sự phát triển của lịch sử loài
người là đúng. Tuy nhiên, mặt khác ông cho rằng vật chất mới đóng vai trò chính yếu
trong quá trình này, chứ không phải là tinh thần. Người ta nói tư tưởng của Marx là
chủ nghĩa duy vật biện chứng, lịch sử, hay khoa học. Ông cũng cho rằng, con người
có thể quyết định vật chất qua việc sản xuất. Cùng với F. Engels, Marx đã xây dựng
nên học thuyết vĩ đại của xã hội loài người, học thuyết khoa học về chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa cộng sản mà Karl Marx chủ trương xây dựng chính là xã hội mà trong đó,
mọi người sẽ có cuộc sống tự do, hạnh phúc, con người được giải phóng một cách
triệt để và được phát triển toàn diện.
III. Vấn đề đổi mới chính trị ở Việt Nam.
1. Nội dung đổi mới.
2. Ý nghĩa của việc đổi mới.