Nội dung thuyết trình - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giớikhách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ranhững tri thức về thế giới khách quan đó. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Bố cục 2. Nhận xét 3. Đánh giá
Hỗ trợ làm pp: https://cloudoffice.com.vn/tin-tuc-su-kien/bo-cuc-mot-bai-
thuyet-trinh-can-co-nhung-phan-nao#:~:text=Nh%C3%ACn%20chung%2C
%20m%E1%BB%99t%20b%C3%A0i%20thuy%E1%BA%BFt,n%E1%BB
%99i%20dung%20c%E1%BA%A7n%20thuy%E1%BA%BFt%20tr %C3%ACnh.
Tài liệu hỗ trợ: https://www.youtube.com/watch?v=6mVL9VQK2ck (Xem
cách họ làm pp ở phần Nhận thức)
Nội dung: https://luatduonggia.vn/phan-tich-con-duong-bien-chung-cua-qua- trinh-nhan-thuc/
https://luathoangphi.vn/tim-hieu-con-duong-bien-chung-cua-qua-trinh-nhan- thuc/
https://vienphapluatungdung.vn/con-duong-bien-chung-cua-su-nhan-thuc- chan-ly.html Bố cục:
1. Gửi lời chào, giới thiệu thành viên, giới thiệu nội dung trình bày
2. Mở đầu, giới thiệu qua về con đường biện chứng của nhận thức (Trình
bày theo từng ý từng ô trong pp)
Biện chứng là từ dùng để chỉ những mối liên hệ và sự phát triển của
các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Phân tích con đường biện chứng của nhận thức là tìm những mối
liên hệ và sự phát triển của nhận thức trong tự nhiên, xã hội và tư duy
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra
những tri thức về thế giới khách quan đó.
Quan niệm trên đây về nhận thức cũng chính là quan niệm duy vật biện
chứng về bản chất của nhận thức. Quan niệm này xuất phát tứ bốn
nguyên tắc cơ bản sau đây:
– Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.
– Thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan
vào bộ óc của con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể;
thừa nhận không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có những
cái mà con người chưa nhận thức được.
– Khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự
giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh đó diễn ra theo trình tự từ chưa biết
đến biết, từ biết ít đến nhiều, từ chưa sâu sắc, chưa toàn diện đến sâu sắc và toàn diện hơn, …
– Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức; là động
lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
Con đường biện chứng của quá trình nhận thức thực chất sẽ bao gồm các nội dung như sau: 3. Nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) được hiểu cơ bản chính là
những tri thức do các giác quan mang lại. Nét đặc trưng cơ bản ở giai
đoạn nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) là nhận thức sẽ được thực
hiện trong mối liên hệ trực tiếp với thực tiễn thông qua các nấc thang cụ
thể như là cảm giác, tri giác, biểu tượng. Các thành phần của nhận thức
cảm tính (trực quan sinh động) cụ thể như sau:
+ Cảm giác được hiểu cơ bản chính là tri thức được sinh ra do sự tác
động trực tiếp của các sự vật, hiện tượng lên các giác quan cụ thể của con
người. Cảm giác phản ánh đến từng mặt, từng khía cạnh, từng thuộc tính
riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng. Nguồn gốc và nội dung của cảm giác
đó chính là thế giới khách quan, còn bản chất của cảm giác thì đó lại là
hình ảnh chủ quan về thế giới đó.
Ví dụ: nhắc đến thuốc lá, ta sẽ nhớ tới mùi khói hăng mà thuốc lá gây ra
+ Tri giác được hiểu cơ bản chính là sự tổng hợp của nhiều cảm giác
riêng biệt vào một mối liên hệ có tính thống nhất và cũng từ đó mà đã tạo
nên một hình ảnh tương đối hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: nhắc đến hoa hồng sẽ gợi lên hình ảnh, màu sắc, mùi hương,..
là sự tổng hợp của nhiều giác quan
+ Biểu tượng thì sẽ được hình thành dựa vào sự phối hợp hoạt động, bổ
sung lẫn nhau của các giác quan và quá trình này cũng đã có sự tham gia của
các yếu tố cụ thể như: phân tích, trừu tượng và khả năng ghi nhận thông tin
của não người. Đây cũng chính là nấc thang cao và có tính chất phức tạp
nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính. Đây cũng chính là hình ảnh cảm tính
tương đối hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng và nó được lưu lại trong não
người và bởi vì có các tác động nào đó được tái hiện lại khi các sự vật, hiện
tượng không còn nằm trong tầm cảm tính.
Ví dụ: chim bồ câu là biểu tượng cho hoà bình
Tuy nhiên, ở giai đoạn cảm tính, nhận thức vẫn chưa phản ánh được
cái bản chất, quy luật khách quan để nhờ đó nhận thức có thể lý giải
được đúng đắn các sự vật, hiện tượng được phản ánh trong giai đoạn
nhận thức cảm tính, có khả năng đáp ứng được nhu cầu nhận thức
phục vụ hoại động thực tiễn, nhu cầu hoạt động cải biến sáng tạo thế giới khách quan.
Tiếp đến ta cùng nói về nhận thức lý tính 4. Nhận thức lý tính:
Nhận thức lý tính là giai đoạn cao hơn của quá trình nhận thức. Đó là sự
phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc
điểm bản chất của sự vật, hiện tượng khách quan. Đây là giai đoạn nhận thức
thực hiện chức năng quan trọng nhất là tách ra và nắm lấy cái bản chất, có
tính quy luật của các sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý tính được thực hiện
thông qua ba hình thức cơ bản là: khái niệm, phán đoán và suy lý (suy luận).
+ Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng. Khái niệm vừa có
tính khách quan, vừa có tính chủ quan khi phản ánh cả một tập hợp
những thuộc tính cơ bản có tính bản chất và chung nhất của sự vật, hiện
tượng nhờ sự tổng hợp, khái quát biện chứng những thông tin đã thu nhận
được về sự vật, hiện tượng thông qua hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức
Ví dụ: quốc kì là cờ của một quốc gia
+ Phán đoán là hình thức tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để
khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của sự
vật, hiện tượng; là hình thức phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện
tượng của thế giới khách quan vào ý thức của con người tạo nên vai trò
của phán đoán là hình thức biểu hiện và diễn đạt các quy luật khách quan
Ví dụ: mây đen có thể trời sắp mưa
+ Suy luận (suy lý) là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với
nhau để rút ra tri thức mới theo phương pháp phán đoán cuối cùng được
suy ra từ những phán đoán tiên đề (suy luận là quá trình đi từ những phán
đoán tiên đề đến một phán đoán mới). Suy luận có vai trò quan trọng
trong tư duy trừu tượng, bởi nó thể hiện quá trình vận động của tư duy đi
từ cái đã biết đến nhận thức gián tiếp cái chưa biết.
Ví dụ: kim loại có thể dẫn điện -> đồng có thể dẫn điện
Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những nấc thang hợp thành chu trình
nhận thức. Trên thực tế, chúng thường diễn ra đan xen vào nhau trong một quá
trình nhận thức, song chúng có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Nếu nhận
thức cảm tính gắn liền với thực tiễn, với sự tác động của khách thể cảm tính, là cơ
sở cho nhận thức lý tính thì nhận thức lý tính, nhờ có tính khái quát cao, lại có thể
hiểu biết được bản chất, quy luật vận động và phát triển sinh động của sự vật, hiện
tượng giúp cho nhận thức cảm tính có được sự định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn.
Tuy nhiên, nếu dừng lại ở nhận thức lý tính thì con người mới chỉ có được những
tri thức về đối tượng, còn bản thân những tri thức đó có thật sự chính xác hay
không thì con người vẫn chưa thể biết được. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải
xác định xem những tri thức đó có chân thực hay không. Để thực hiện điều này thì
nhận thức nhất thiết phải trở về với thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm
thước đo tính chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức.
Mặt khác, mọi nhận thức suy đến cùng đều là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trở
lại phục vụ thực tiễn.
Như vậy, có thể thấy quy luật chung, có tính chu kỳ lặp đi lặp lại của quá trình vận
động, phát triển của nhận thức là: từ thực tiễn đến nhận thức – từ nhận thức trở về
với thực tiễn – từ thực tiễn tiếp tục quá trình phát triển nhận thức, V.V.. Quá trình
này lặp đi lặp lại, không có điểm dừng cuối cùng, trình độ của nhận thức và thực
tiễn ở chu kỳ sau thường cao hơn chu kỳ trước, nhờ đó mà quá trình nhận thức đạt
dần tới những tri thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn và sâu săc hơn về thực
tại khách quan. Đây cũng chính là quan điểm về tính tương đối của nhận thức của
con người trong quá trình phản ánh thực tế khách quan. Quy luật chung của sự
nhận thức cũng là một sự biểu hiện cụ thể, sinh động của những quy luật chung
trong phép biện chứng duy vật: quy luật phủ định của phủ định, quy luật chuyển
hóa từ những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, quy
luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự vận động của quy luật chung
trong quá trình vận động, phát triển nhận thức chính là quá trình con người, loài
người ngày càng tiến dần tới chân lý.
5. Mind map hoặc Video tổng quát về nhận thức là quá trình biện chứng
6. Đưa ra các câu hỏi hoặc Mini game để tương tác với các bạn dưới lớp
(Chuẩn bị phần quà, ít bánh kẹo gì đấy)
- Trong những hành vi thể hiện sự nhận thức cảm tính sau đây, đâu là cảm
giác, tri giác, biểu tượng?
Khi bước ra ngoài đường ta có thể lắng nghe được tiếng xe cộ chạy ồn
ào, nhìn thấy mọi vật đang chuyển động (cảm giác)
Nhìn vào rổ cam, ta cảm nhận được màu sắc, mùi hương, hình dáng của nó (tri giác)
Hoa hồng biểu trưng cho tình yêu (biểu tượng)
- Trong những hành vi thể hiện sự nhận thức lý tính sau đây, đâu là khái niệm, phán đoán, suy lý
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản
của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan,
những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến , thức giá trị, quy luật, , và ý thức ngôn ngữ (khái niệm)
Bình luận viên dự đoán Bồ Đào Nha thắng Hàn Quốc 2-0 tại World Cup 2022 (phán đoán)
Cho các số chia hết cho 9. Mà 9 chia hết cho 3, nên các số chia hết cho 9
đều chia hết cho 3 (suy lý)
- Nhận thức cảm tính là:
a. là những tri thức do các giác quan mang lại.
b. là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính,
những đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng khách quan.
c. là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra tri
thức mới theo phương pháp phán đoán cuối cùng được suy ra từ
những phán đoán tiên đề
d. là tri thức được sinh ra do sự tác động trực tiếp của các sự vật, hiện
tượng lên các giác quan cụ thể của con người.
7. Kết thúc và đến phần đặt câu hỏi
! ! chấm than CHẤM THAN !! :