Nội dung trọng tâm - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Định nghĩa của vật chất được chia làm 4 câu1.Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan.2. Được đêm lại cho con người trong cảm giác.3. Được cảm giác của chúng ta chép lạ, chụp lại, phản ảnh.4. Vật chất tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NỘI DUNG TRỌNG TÂM
MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN (1)
1. Nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa vật chất của Lênin.
Định nghĩa của vật chất được chia làm 4 câu
1.Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan.
2. Được đêm lại cho con người trong cảm giác.
3. Được cảm giác của chúng ta chép lạ, chụp lại, phản ảnh.
4. Vật chất tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Nội dung:
- Câu 1 và 4: Tính chất của vật chất
Tính chất 1: Tính khách quan tức là vật chất tồn tại tính khách quan. Muốn hay không
muốn, biết hay không biết, thích hay không thích, nhận thức được hay không nhận thức
được,… thì vật chất vẫn tồn tại bớỉ sự tồn tại của thế giới vật chất không lệ thuộc vào
cảm giác con người. Đây là tính chất quan trọng nhất của vật chất.
Tính chất 2: Tính vĩnh viễn. Có nghĩa là vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan mà thực
tại khách quan thì tồn tại vĩnh viễn nó không có điểm mở đầu cũng không có điểm kết
thúc( không tự sinh ra cũng không tự mất đi chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác).
Tính chất 3: Tính vô cùng, vô tận của vật chất.
Từ 3 tính chất trên ta cần phân biệt vật chất với dạng cụ thể của vật chất
- Câu 2: Lập trường duy vật khẳng định thế giới này là thế giới vật chất là cái gây ra cảm
giác và ý thức của con người.
- Câu 3: Nói lên con người có khả năng nhận thức được bản chất của thế giới. Đây là lập trường khả tri luận.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Phương diện triết học:
+ Khắc phục, hạn chế CNDV cũ
* Khắc phục tư duy đồng nhất vật chất với dạng cụ thể của vật chất
* Khắc phục tư duy muốn truy tìm bảng nguyên đầu tiên và cuối cùng của thế giới vật chất.
* Khắc phục tư duy một chiều về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức
+ Bác bỏ các quan điểm duy tâm, tôn giáo về vấn đề vật chất
+ Giải quyết khoa học vấn đề cơ bản của triết học
+ Định nghĩa vật chất của Lenin đã bảo vệ và phát triển quan niệm về vật chất của Mác.
- Về phương diện khoa học cụ thể
+ Đưa ra một phương pháp định nghĩa khoa học. Thông qua tập hợp hoặc nói cách khác
là thông qua loại hạng. A= B+C
A: Khái niệm cần định nghĩa
B: Khái niệm dùng để định nghĩa
C: Dấu hiệu dùng để nhận biết A ở trong B
+ Định nghĩa vật chất của Leenin giúp chúng ta xác định cái gì là vật chất ở trong đời
sống xã hội để từ đó có phương thức tư duy đúng đắn. Dạng vật chất khác nhau thì tư duy phải khác nhau.
+ Định nghĩa vật chất của Leenin định hướng mở đường cho Khoa học đặt biệt là KHTN phát triển.
2. Khái niệm, nguồn gốc, bản chất ý thức
Khái niệm: Ý thức là một phạm trù triết học dùng để chỉ các phương diện tinh thần của
con người nó phản ảnh tgvc thông qua bộ não của người và được điễn đạt bằng ngôn ngữ.
Nguồn gốc: Ý thức ra đời trên cơ sở có sự kết hợp giữa nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
- Nguồn gốc tự nhiên: Sự ra đời của ý thức có sự tác động qua lại giữa bộ não người với hiện thực khách quan.
+ Não:* Não người là dạng vật chất đặc biệt nhất trong các dạng vật chất.
* Trong bộ não của con người chứa đựng hàng tỷ nơron tế bào thần kinh.
* Con người vốn dĩ chưa khám phá hết được giá trị bộ não của mình.
+ Hiện thực khách quan chính là tgvc và điều kiện, môi trường sống, não bộ tác động
qua lại với hiện tượng khách quan gây nên cảm giác, gây nên cái gọi là ý thức con người.
- Nguồn gốc xã hội: là điều kiện đủ cho sự ra đời của ý thức.
Nguồn gốc xã hội kết hợp giữa yếu tố lao động và yếu tố ngôn ngữ.
=> + Để hình thành và phát triển ý thức cần phải chú ý phát triển toàn diện về vấn đề thể chất và tinh thần.
+ Tham gia vào các hoạt động thực tiễn, tham gia vào quá trình lao động.
+ Phải rèn luyện trau dồi ngôn ngữ( nói – viết- hành động)
+ Phân biệt được ý thức và nhận thức.
NGOÀI * Nguồn gốc tự nhiên của Ý thức
- Nguồn gốc TN của ý thức là bộ não con người và thế giới khách quan vào trong bộ não con người
- Cấu tạo và chức năng của bộ não người: Bộ não người có cấu tạo tinh vi, phức
tạp, có liên hệ với các cơ quan cảm giác, thu nhận và xử lý các tác động từ thế giới
bên ngoài thông qua các phản xạ
- Sự tác động của thế giới khách quan lên bộ não con người chính là sự phản ánh.
Phản ánh là sự ghi lại, tái tạo lại đặc điểm của hệ thống VC này lên hệ thống VC
khác trong quá trình tac động qua lại của chúng
- Các hình thức phản ánh của ý thức:
+ Phản ánh vật lý, hóa học + Phản ánh sinh học + Phản ánh tâm lý
+ Phản ánh ý thức (hình thức phản ánh cao nhất, chỉ có ở con người)
* Nguồn gốc xã hội: - Lao động:
+ Lao động giúp giải phóng 2 chi trước của con người để thực hiện những động
tác tinh vi hơn, mặt khác cũng giúp con người có khả năng tạo ra công cụ lao động
và sử dụng công cụ ấy phục vụ mục đích sống của con người
+ Việc sử dụng công cụ trong LĐ giúp con người ngày càng tìm được nhiều
nguồn thức ăn hơn và có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Mặt khác, con người đã tìm
ra lửa nấu chin thức ăn khiến cơ thể dễ hấp thu hơn. Điều đó đã giúp bộ não con
người ngày càng phát triển, hoàn thiện về mặt sinh học
+ Thông qua LĐ, con người ngày càng tương tác nhiều hơn với thế giới khách
quan, làm biến đổi TG đó và ngược lại làm biến đổi chính bản thân mình, ngày
càng làm sâu sắc và phong phú thêm ý thức của mình
+ LĐ ngay từ đầu đã mang tính XH, từ đó nảy sinh nhu cầu hình thành ngôn ngữ - Ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ 1 mặt là kết quả của LĐ, mặt khác lại là nhân tố tích cực tác động
đến quá trình lao động và phát triển ý thức của con người
+ Ngôn ngữ giúp con người phản ánh khái quát những đặc tính, những thuộc tính
của sự vật, hiện tượng trong thế giới
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu VC mang nội dung ý thức, là công cụ thể hiện ý
thức, tư tưởng và tạo điều kiện để phát triển ý thức
+ Ngôn ngữ giúp con người trao đổi kinh nghiệm hoạt động sống
Bản chât của ý thức:
-Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan ( thế giới vật chất được phản ảnh, ý
thức là cái phản ảnh, là hình ảnh tinh thần của thế giới khách quan)
-Ý thức là sự phản ảnh năng động sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc của con người.
Có nghĩa: ý thức không bê nguyên si toàn bộ tgvc vào bộ não của con người mà nó có sự
chọn lọc, có sự phản ảnh năng động sáng tạo nó có sự xử lí tgvc. Ý thức chẳng qua là
tgvc được đêm chuyển vào trong bộ óc của con người và được cải biến ở trong đó.
Tính sáng tạo của ý thức nó thể hiện ở 3 ý:
+ Có sự trao đổi thông tin giữa chủ thể với khách thể. Có nghĩa là sự trao đổi mang tích
chất 2 chiều có định hướng, có chọn lọc thông tin cần thiết.
+ Mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần
+ Chuyển mô hình tư duy thành hiện thực khách quan.
-Ý thức mang bản chất xã hội( ý thức có thể hình thành, vận động, phát triển ở trong môi
trường xã hội trải qua quá trình lao động vào thực tiễn thì mới có ý thức).
NGOÀI *Bản chất ý thức:
- Ý thưc là sự phản ánh năng động, sang tạo TG khách quan vào trong bộ óc con
người. Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
- Ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, tưởng tượng ra cái không có thật,
tiên đoán, dự báo tương lai
- Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người trong quá trình cải
tạo TG. QUá trình đó được thống nhất bởi 3 mặt sau:
+ Sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phnr ánh
+ Mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần
+ Chuyển mô hình ra hiện thực khách quan
- Ý thức là sự phản ánh và chính thực tiễn con người đã tạo ra sự phản ánh phức
tạp, năng động, sang tạo của bộ óc
- Ý thức bắt nguồn từ thực tiễn, lịch sử xã hội và phản ánh các quan hệ xã hội khách quan.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận của việc
nghiên cứu mối quan hệ trên.
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
Theo quan điểm Chủ nghĩa duy vật biện chứng vật chất và ý thức có mối quan hệ biện
chứng với nhau ở đó vật chất quyết định ý thức và ý thức có sự tác động trở lại đối với
vật chất ( mối quan hệ 2 chiều).
Quan điểm CNDVBC không chỉ thấy vai trò của vật chất đối với ý thức mà còn thấy vai
trò của ý thức đối với vật chất.
-Vai trò của vật chất đối với ý thức: vật chất quyết định ý thức.
+ Vật chất quyết định bản chất của ý thức.
* Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan
* Ý thức là sự phản ảnh năng động sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc của con người.
* Ý thức mang bản chất xã hội( ý thức có thể hình thành, vận động, phát triển ở trong
môi trường xã hội trải qua quá trình lao động vào thực tiễn thì mới có ý thức).
+ Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: nguồn gốc của ý thức bắt nguồn từ chính
tgvc không có bộ não người thì không phản ảnh hiện thực khách quan được và thông qua
quá trình lao động không có ngôn ngữ thì không thể hình thành ý thức được.
+ Vật chất quyết định xu hướng vận động của ý thức có nghĩa là sự vận động, sự phát
triển của ý thức có tác động đến vật chất.
+ Vật chất quyết định kết cấu của ý thức( 2 chiều): chiều ngang và chiều dọc.
=> Hay nói cách khác vật chất quyết định các nội dung và hình thức của ý thức.
-Vai trò của ý thức đối với vật chất: Ý thức không phụ thuộc thụ động vào yếu tố vật chất
mà nó có sự tác động trở lại tgvc thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
+ Ý thức phản ảnh tự giác các tgvc: đấy là sự phản ảnh năng động sáng tạo thế giới khách
quan vào bộ óc con người.
+ Ý thức tác động trở lại vật chất có thể theo 2 chiều hướng sau:
* Hướng phù hợp: nếu ý thức phù hợp điểu kiện vật chất sẽ thức đẩy điều kiện vật chất
phát triển và bản thân ý thức cũng phát triển => Hướng tích cực.
* Hướng không phù hợp: nếu ý thức không phù hợp điều kiện vật chất sẽ kìm hãm luôn
tgvc và kìm hãm bản thân ý thức.
+ Các yếu tố của ý thức đều tác động trở lại vật chất: các yếu tố là tri thức, tình cảm, ý chí..
+ Ý thức có thể vượt trước vật chất từ điều kiện vật chất đang có đưa ra dự đoán, dự báo
sắp tới trên cơ sở điều kiện vật chất.
Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thức tiễn cần tránh 2 căn bệnh sau: CNKQ và CNCQ
+ Chủ nghĩa khách quan: tuyệt đối vai trò của vật chất mà xem thường ý thức. Mọi thứ
do hoàn cảnh tạo ra và con người sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh. Hay còn gọi là bệnh bó tay trước hoàn cảnh.
+ Chủ nghĩa chủ quan: tuyệt đối vai trò của ý thức mà xem thường hoàn cảnh. Là bệnh bất chấp hoàn cảnh.
=> Khắc phục 2 căn bệnh: hài hòa giữa vật chất và ý thức hay hài hòa giữa CNKQ và CNCQ.
- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tại khách quan,
tôn trọng khách quan đồng thời phải phát huy yếu tố năng động chủ quan => Xuất phát từ
mối quan hệ biện chứng của nó.
4. Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Ý nghĩa
phương pháp luận của việc nghiên cứu các nguyên lý này
Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
-Bản tính của thế giới: đi giải quyết các sự vật hiện tượng trong thế giới này có mối liên
hệ với nhau không? Và nếu có thì các gì quyết định mối liên hệ đấy?
Trả lời câu hỏi thứ nhất:
-Quan điểm siêu hình: các sự vật hiện tượng trong thế giới này không có mối liên hệ tác
động qua lại lẫn nhau nếu có thì làm mối liên hệ bên ngoài không có mối liên hệ bên trong.
-Quan điểm biện chứng: các sự vật hiện tượng trong thế giới này có mối liên hệ với nhau
có sự tác động qua lại lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau. Đó là mối liên hệ bên trong.
Trả lời câu hỏi thứ hai: Cái gì quyết định mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
-Quan điểm duy tâm: các sự vật hiện tượng trong thế giới này có mối liên hệ với nhau,
quy định các mối liên hệ giữa sự vật hiện tượng đó là tinh thần có thể là do ý niệm, ý
niệm tuyệt đối, có thể do nội tâm cảm giác.
-Quan điểm duy vật: các sự vật hiện tượng trong thế giới này có mối liên hệ với nhau, có
sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau đó là tính thống vật chất.
-Khái niệm mối liên hệ: mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự tương tác sự
biến đổi sự quy định sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố bên trong 1 sự vật
hiện tượng hoặc giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
-Tính chất của mối liên hệ:
+ Mối liên hệ mang tính chất khách quan: muốn hay không muốn, có hay không có, thích
hay không thích,.. thì mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng vẫn tồn tại. Bởi vì sự tồn tại
của mối liên hệ độc lập với ý muốn của con người. + Tính phổ biến: vì
* Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có mối liên hệ dù đây là sự vật hiện tượng ở dạng
vô cơ hay hữa cỡ, dù svht thuộc dạng chết hay sống,.. thì cũng đều có mối liên hệ.
* Bất kì ở đâu, vào lúc nào cũng có mối liên hệ tức là mối liên hệ diễn ra trong mọi thời gian, không gian.
* Mối liên hệ diễn ra trong mọi lĩnh vực có cả mối liên hệ trong tự nhiên, xã hội, tư duy.
+ Mối liên hệ mạng tính phong phú đa dạng: có vô cùng mối liên hệ khác nhau.
- Phân loại mối liên hệ + Bên trong và bên ngoài + Chủ yếu và thứ yếu
+ Bản chất và không bản chất
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên
+ Trực tiếp hoặc gián tiếp
Vì có nhiều cặp mối liên hệ nên chúng ta cần phân biệt các mối liên hệ.
Ý nghĩa phương pháp luận
- Quan điểm toàn diện:
+ Cơ sở triết học của quan điểm toàn diện: dựa vào tính chất của mlh mà ta rút ra được quan điểm toàn diện. + Nội dụng quan điểm:
* Xem xét đánh giá sự vật hiện tượng, xem xét nhiều mặc nhiều khía cạnh
* Xem xét đánh giá sự vật hiện tượng phải xem xét có trọng tâm, trọng điểm.
* Tuân thủ quan điểm toàn diện giúp khắc phục các hạn chế sau:
- Khắc phục tư tưởng phiến diện
- Khắc phục tư tưởng cào bằng bình quân chủ nghĩa: không xác định đâu là trọng tâm, đâu là trọng điểm
- Khắc phục tư tưởng chiết trung chủ nghĩa.
- Quan điểm lịch sử cụ thể:
+ Cơ sở triết học từ tính chất môi liên hệ. + Nội dụng quan điểm:
* Xem xét đánh giá sự vật hiện tượng phải gắn liền với điều kiện thời gian, không gian, quan hệ cụ thể.
* Tìm các giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề cụ thể trong tình huống cụ thể.
* Khắc phục các hạn chế
- Căn bệnh quan liêu chủ nghĩa: không thâm nhaajo và cuộc sống mà quyết định điều này, điều kia. - Làm láo báo cáo hay.
Nội dung nguyên lý về sự phát triển - Quan
điểm về phát triển :
+ Quan điểm siêu hình: phát triển là sự tăng lên hay giảm đi về lượng nó không thay đổi
về chất sự vật ra đời như thế nào thì cơ bản nó giữ ổn định cái chất như vậy chứ nó không
có sự thay đổi không có cái mới ra đời.
+ Quan điểm biện chứng: Phát triển là quá trình vận động đi lên của sự vật hiện tượng.
Theo quan điểm biện chứng phát triển là quá trình vận động gồm vận động đi lên, đi
xuống và cân bằng. Nhưng vận động đây là vận động đi lên. Từ thấp lại đến cao, kém
hoàn thiện đến hoàn thiện.
- Tính chất của phát triển
+ Phát triển mang tính khách quan: sự phát triển nằm ngay trong chính bản thân của sự
vật. Mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong khuynh hướng chung của phát triển,không
được con thiệp thô bộ vào sự phát triển của sự vật hiện tượng.
+ Sự phát triển mang tính phổ biến: sự phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực tự nhiên xã hội tư duy.
+ Phát triển mang tính phong phú đa dạng: sự vật hiện tượng khác nhau thì cách thức
phát triển của nó cũng khác nhau.
- Đặc điển của phát triển + Mang tính quá trình
+ Phát triển có tính kế thừa và sáng tạo: phát triển tạo ra cái mới, cái mới không phải
ngẫu nhiên mà có nó dựa trên cái cũ mà ra kết thừa những hạt nhân hợp lý của cái cũ và
đồng thời bổ sung những cái trước do chưa có điều kiện khái quát.
+ Phát triển có cái mới ra đời: cái mới từ cái cũ mà ra trên cơ sở phải thoả mãn ba điều kiện sau:
* Phải phù hợp với bản thân sự vật.
* Phải phù hợp với xu thế thời đại: cái mới là cái tiên tiến.
* Cái mới phải là cái hướng đến giá trị chân - thiện - mỹ.
- Quy luật của sự phát triển:
+ Cách thức của sự phát triển: tích luỹ về lượng mới có sự thay đổi về chất.
+ Nguồn gốc của sự phát triển: giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật.
+ Khuynh hướng của sự phát triển: ít nhất phải trải qua 2 lần phủ định.
Ý nghĩa phương pháp luận
- Cơ sở triết học: từ toàn bộ nguyên lý về sự phát triển đặc biệt là từ tính chất, đặc điểm của sự phát triển. - Nội dung:
+ Xem xét sự vật trong trạng thái động -> mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động biến
đổi nếu có đứng yên thì cũng đứng yên tương đối thoảng qua.
+ Phát hiện được xu thế biến đổi những giai đoạn tồn tại của bản thân sự vật trong sự vận
động phát triển của chính nó.
+ Thông qua thực tiễn chúng ta sử dụng nhiều biện pháp thích hợp để biến đổi những
điều kiện phát huy những khả năng của sự vật theo hướng hợp quy luật.
- Tuân thủ quan điểm phát triển giúp chúng ta khắc phục các hạn chế sau:
+ Khắc phục tư tưởng siêu hình về sự phát triển: nó không tạo điều kiện cho cái mới ra
đời và nó xem sự phát triển chẳng qua là sự thay đổi về lượng chứ không phải sự thay đổi về chất.
+ Khắc phục tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh trong sự phát triển.
* Tả khuynh ở đây chỉ sự nóng g vội, chủ quan duy ý chí có nghĩa là chưa có sự tích
lũy về lượng nhưng là vội vàng thay đổi về chất.
* Hữu khuynh ngược lại tả khuynh bảo thủ, trì trệ tức là lượng đã tích lũy đủ nhưng lẽ
không dám thực hiện bước nhảy để thay đổi về chất.
+ Khắc phục chủ nghĩa giáo điều liên quan đến lí luận suông, chủ nghĩa giáo điều là bóng
ma ảm ảnh mọi chế độ.
+ Khắc phục tư tưởng thành kiến, định kiến.
5. Nội dung Quy luật Lượng – Chất; QL Mâu thuẫn; QL Phủ định của phủ định; ý nghĩa
phương pháp luận của việc nghiên cứu các quy luật trên.
1. Nội dung QL LƯỢNG-CHẤT:
(Hay còn gọi là QL từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại)
***Vị trí và vai trò của QL
-QLLC là QL xuất phát, là QL nền tảng của PBCDV
-QLLC có vai trò chỉ ra cách thức của sự phát triển: một sự vật muốn vận động,
phát triển phải có sự tích lũy về lượng mới có thể thay đổi về chất ***Tóm tắt QL:
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất giữa hai mặt chất và lượng.
Chất là cái tương đối ổn định, lượng là cái thường xuyên biến đổi. Lượng của sự
vật là biến đổi, vượt qua giới hạn độ cho phép. Tại thời điểm điểm nút thực hiện
bước nhảy thì sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Sự vật mới ra đời nó sẽ có
chất mới, lượng mới. Lượng mới lại tiếp tục biến đổi nhưng sự biến đổi của lượng
mới nó khác về cơ bản so với sự biến đổi của lượng cũ trước đó. Qúa trình này
diễn ra thường xuyên, liên tục, phổ biến ở trong các lĩnh vực, tự nhiên, xã hội, tư duy. Phân tích QL:
Các khái niệm cơ bản
-KN chất: + dùng để chỉ độ tốt xấu của sự vật, hiện tượng (tốt gỗ hơn tốt nước sơn)
+ là vật liệu cấu thành nên sự vật, hiện tượng (bàn,gỗ,ghế,nhựa…)
+ theo quan điểm Triết học: chất là phạm trù triết học, dùng để chỉ tính
quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất biện chứng
giữa các thuộc tính của sự vật, là cơ sở để phân biệt sự vật này với sự vật khác.
VD: gạo nấu thành cơm…-> trong gạo có chất cơm, chúng ta có muốn hay
không cũng ko thể thay đổi.
một sự vật, hiện tượng có vô số thuộc tính
-Một chất gồm nhiều thuộc tính nhưng thuộc tính cơ bản có vai trò quyết định sự vật
+ Thuộc tính được chia làm 2 loại:
Cơ bản: là thuộc tính làm nên chất của sự vật
Ko cơ bản: ko làm nên chất của sự vật
VD: trong mối tương quan giữa người với vật thì thuộc tính cơ bản là ngôn ngữ lao động,
văn hóa… nhưng giữa người với người thì là vấn đề liên quan đến nhận dạng, dấu vân tay…
-Một chất của sự vật, hiện tượng ko phụ thuộc vào số lượng mà ở phương thức liên kết giữa
VD: một tập thể mạnh hay yếu ko quyết định bởi số lượng thành viên nhiều hay ít mà
phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các thành viên trong tập thể.
**Số lượng thuộc tính nhiều hay ít có quyết định chất của sự vật ko?
-> Có ảnh hưởng nhưng ko quyết định, mà quyết định nằm ở phương thức liên kết giữa
các thuộc tính quyết định nên chất của sự vật
VD: việc học và đọc sách nhiều ko quyết định đc khả năng chiếm lĩnh mà nằm ở cách
liên kết tri thức trong sách lại với nhau
-Chất là cái để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác VD: số chẵn, số lẻ
+ khái niệm lượng: lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan
vốn có của một sự vật hiện tượng, lượng nó biểu hiện quy mô, tốc độ số lượng, trình độ
của các sự vật, hiện tượng
*Lượng mang tính khách quan (giống chất); lượng biểu hiện số lượng (nhiều hay ít), quy
mô (lớn hay nhỏ), trình độ (cao hay thấp), tốc độ (nhanh hay chậm)
VD: 1 tòa nhà cao 5 tầng, mỗi tầng có 20 phòng khác nhau-> lượng
*sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính chất tương đối, trong điều kiện này là
chất, nhưng trong điều kiện khác nó là lượng
VD: lớp QTKD46 có 12 sinh viên giỏi, muốn biết lượng hoặc chất phải đặt trong mối
tương quan với các sự vật, hiện tượng khác
*lượng có thể đo lường bằng những dụng cụ cụ thể hoặc công cụ khái quát hơn, trừu tượng hơn
+khái niệm độ độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn về sự vật, hiện
tượng vẫn còn lại nó chứ chưa biến đổi thành chất khác
VD: nước ở thể lỏng nằm trong giới hạn 0 < nước < 100 độ C
giới hạn sinh viên trường Đại học Luật: đậu Đại học và chưa tốt nghiệp
*đội (đứng im, tương đối, sớm muộn cũng bị phá vỡ)
+ khái niệm điểm nút: điểm nút là cái thời điểm mà sự vật, hiện tượng không còn là nói
nữa nó đã chuyển sang chất khác
VD: nước ở 0 độ C là thể rắn ->0 độ gọi là điểm nút, 100 độ nước chuyển thành khí
->100 độ là điểm nút
*Xét trong một giai đoạn của sự vật thì có điểm mở đầu, kết thúc nhưng xét trong thế
giới vật chất không có điểm mở đầu, ko có điểm nút kết thúc, kết thúc của giai đoạn này
là bắt đầu của giai đoạn khác
+ khái niệm bước nhảy: bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thay đổi về chất
là do quá trình thay đổi về lượng trước đó gây ra, có bước nhảy tại thời điểm điểm nút (sự
tích lũy về lượng đã vượt quá giới hạn độ cho phép)
*Nếu căn cứ vào quy mô, bước nhảy chia làm: BN toàn bộ, BN bộ phận
BN toàn bộ: là bước nhảy làm thay đổi tất cả thuộc tính của sự vật hiện tượng ;
BN bộ phận là bước nhảy làm thay đổi một mặt, một vài thuộc tính của sự vật, hiện tượng
VD: xét sự việc: 1 sinh viên khi nhận bằng cử nhân-> thực hiện bước nhảy toàn bộ,
nhưng khi cầm tấm bằng so với các giai đoạn trong cuộc đời: BN bộ phận -> BN là tương đối
=>muốn thực hiện bước nhảy toàn bộ phải thực hiện BN bộ phận
*Căn cứ vào tốc độ chia bước nhảy làm 2 loại:
+) bước nhảy đột biến: làm thay đổi nhanh chóng các mặt, các yếu tố của sự vật hiện
tượng (ví dụ cháy chung-> chết người)
+)bước nhảy dần dần là bước nhảy làm thay đổi dần dần yếu tố của chất cũ và từng bước
tích lũy dần yếu tố của chất mới (ví dụ Việt Nam từ nước nông nghiệp tiến lên nước công
nghiệp hiện đại; vượn-> người; quả trứng-> con gà; bào thai-> trẻ sơ sinh)
***Mối quan hệ giữa chất và lượng:
-sự vật hiện tượng tích lũy về lượng vượt quá giới hạn độ cho phép, tại thời điểm điểm
nút thực hiện bước nhảy thì chất mới ra đời thay thế cho chất cũ
->nếu lượng đổi chất đổi: sai, phải vượt qua giới hạn cho phép
->lượng không đổi chất không đổi: đúng, muốn thay đổi chất thì phải thay đổi về lượng
-chất mới ra đời thì sẽ có lượng mới ra đời
->chất đổi dẫn đến lượng đổi: đúng (nước từ lỏng ->rắn)
->chất không đổi lượng thay đổi
-chất là cái tương đối ổn định, lượng là cái thường xuyên biến đổi
(cái đứt đoạn) (cái liên tục, có sự tích lũy về lượng…)
=>quy luật lượng chất diễn ra ở mọi lĩnh vực tự nhiên xã hội tư duy
***Ý nghĩa phương pháp luận:
-Trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn nếu thay đổi về chất phải có sự
tích lũy về lượng (không thay đổi về lượng thì không thể nào thực hiện sự thay đổi về
chất nhưng tích lũy về lượng cần phải có phương pháp, nếu sai phương pháp sẽ thành phá
hoại) (Muốn nhanh thì phải từ từ, phải góp gió thành bão)
-Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tránh hai khuynh hướng tả
khuynh, hữu khuynh -> cần nhận thức được sự thay đổi về lượng của sự vật phải phát
hiện, nhận biết, nắm bắt được thời cơ, tình thế cách mạng
-trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần chú ý các vấn đề về độ, điểm nút và bước
nhảy (phải nhạy bén trước thời cuộc) (tránh làm ra những việc có thể kiểm soát dc) 2. Nội dung QL Mâu thuẫn:
***vị trí và vai trò của quy luật
-quy luật mâu thuẫn là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, trong các quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật thì quy luật mâu thuẫn là quy luật quan trọng nhất.
( Lênin: có thể định nghĩa ngắn gọn phép biện chứng duy vật là quy luật mâu thuẫn)
-vai trò chỉ ra nguồn gốc động lực của sự phát triển -> khác so với quy luật lượng chất
;lượng chất chỉ ra cách thức
***Tóm tắt nội dung quy luật: bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là một chỉnh thể
thống nhất giữa các mặt đối lập, các mặt đối lập tác động qua lại với nhau tạo nên
mâu thuẫn biện chứng mỗi mâu thuẫn biện chứng đều trải qua 3 giai đoạn: sự hình
thành, sự hiện hữu và giải quyết các mặt đối lập. Khi mâu thuẫn biện chứng được giải
quyết thì cái mới ra đời thay thế cho cái cũ, cái mới ra đời thì sẽ có mâu thuẫn biện chứng mới
***Phân tích nội dung quy luật: các khái niệm cơ bản:
1) khái niệm mặt đối lập: mặt đối lập là những mặt, những khuynh hướng trái ngược
nhau, tồn tại đan xen nhau làm tiền đề cho nhau tồn tại (ví dụ âm dương, sở dĩ có âm
là vì có dương; g/c tư sản và vô sản ( đen, trắng ko phải 2 mặt đối lập)
2) khái niệm mâu thuẫn biện chứng: là sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập ở
trong một chỉnh thể thống nhất (muốn có mâu thuẫn biện chứng phải có các mặt đối
lập, các mặt đối lập này phải tác động qua lại trong một chỉnh thể thống nhất)
T/C: tồn tại khách quan, mang tính phổ biến, đa dạng ,phong phú
+)có nhiều loại mâu thuẫn bên trong, bên ngoài, cơ bản, không cơ bản, chủ yếu, thứ
yếu, đối kháng,không đối kháng
+)cần phân biệt mâu thuẫn biện chứng với mâu thuẫn logic
*mâu thuẫn logic: chỉ chấp nhận vấn đề lưỡng trị, một đúng hai là sai (hai giá trị)
*mâu thuẫn biện chứng: đa trị (vừa là nó, vừa không phải là nó thì nó mới chính là nó)
*mâu thuẫn bên trong: sự tác động qua lại giữa các mặt, các thuộc tính đối lập bên
trong một sự vật, hiện tượng (ví dụ: đồng hóa, dị hóa)
*mâu thuẫn bên ngoài: mâu thuẫn giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác)
*sự phân biệt MT bên trong và MT bên ngoài chỉ mang tính chất tương đối
(Ví dụ nếu xét trong nội bộ nền kinh tế quốc dân thì trong các thành phần kinh tế chứa
các mâu thuẫn bên trong, trong điều kiện này là mâu thuẫn bên trong nhưng trong
điều kiện khác là mâu thuẫn bên ngoài)
*việc giải quyết mâu thuẫn bên trong không tách rời việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài
-Nếu căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại phát triển của sự vật có hai loại Mâu thuẫn:
+ MT cơ bản quyết định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển của sự vật trong
tất cả các giai đoạn phát triển của nó, việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản sẽ làm thay
đổi chất của sự vật
+ không cơ bản: không quy định bản chất của sự vật, ko quy định sự phát triển của sự
vật trong tất cả các giai đoạn phát triển của nó việc giải quyết hay không giải quyết
không làm thay đổi cái chất của sự vật
ví dụ: Mâu thuẫn cơ bản của sinh viên là ra trường được hay không ra trường được,
mâu thuẫn không cơ bản là chỗ ăn, chỗ ở, sinh hoạt…
*Nếu Mâu thuẫn cơ bản là cái toàn bộ thì mâu thuẫn chủ yếu là cái bộ phận, bộ phận
nổi lên hàng đầu được giải quyết. Nếu mâu thuẫn chủ yếu cuối cùng được giải quyết
thì Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết
+)mâu thuẫn chủ yếu: là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở trong một giai đoạn phát triển
nhất định của một sự vật, gắn chặt với Mâu thuẫn cơ bản, là một phần Mâu thuẫn cơ bản
+)mâu thuẫn thứ yếu: gắn liền với một giai đoạn nhưng giải quyết hay không giải
quyết nó thì không đóng vai trò đến sự vận động, phát triển
vd: giai đoạn sinh viên ở tỉnh vào thành phố Hồ Chí Minh nhập học thì mâu thuẫn
chủ yếu là chỗ ăn, chi phí sinh hoạt…
-Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích chia mâu thuẫn trong xã hội thành hai
loại: mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
+mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn của những giai cấp những lực lượng mình có lợi
ích đặc biệt là lợi ích kinh tế đối lập nhau ->giải quyết bằng phương pháp bạo lực
(không thể trở thành mâu thuẫn không đối kháng)
ví dụ: trong chế độ chiếm hữu nô lệ: chủ nô- nô lệ; dân tộc bị xâm lược và bọn đi xâm lược
+mâu thuẫn không đối kháng: là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những lực lượng mà
nó có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau ->giải quyết bằng cách đấu tranh (có thể trở
thành mâu thuẫn đối kháng)
ví dụ: mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và nông dân trong chủ nghĩa xã hội; mâu
thuẫn giữa thành thị và nông thôn
-khái niệm thống nhất giữa các mặt đối lập: đó là các mặt đối lập nương tựa vào nhau,
không tách rời nhau, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề
khi các mặt đối lập thống nhất với nhau thì chúng ở trong trạng thái đứng yên, tương
đối, khi các mặt đối lập đứng im tương đối thì nó ở trong khoảng giới hạn độ tức sự
vật cơ bản vẫn còn là nó chưa biến đổi thành cái khác
-đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập theo xu
hướng bài trừ lẫn nhau, gạt bỏ lẫn nhau, phủ định lẫn nhau
*đấu tranh giữa các mặt là tuyệt đối, nó gắn liền quá trình vấn đề với các mặt đối
lập 2 mặt đồng hóa và dị hóa trong thực thể sống tạm thời thống nhất nhưng hàng
ngày hàng giờ gạt bỏ bài trừ nhau đến lúc nào đó sẽ giải quyết được cái còn lại
vd: giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đang tồn tại nhưng chủ nghĩa Tư Bản sẽ không tồn tại mãi được
-hình thức đấu tranh giữa các mặt đối lập rất phong phú và đa dạng: tùy theo phương
diện, lĩnh vực khác nhau mà hình thức đấu tranh giữa các mặt đối lập khác nhau
ví dụ: đấu tranh giữa giai cấp thống trị và bị trị có đấu tranh về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
-khái niệm chuyển hóa giữa các mặt đối lập: là quá trình giải quyết mâu thuẫn biện
chứng và một khi mâu thuẫn biện chứng được giải quyết thì cái mới ra đời sẽ thay thế cái cũ :
ví dụ: giai cấp vô sản đập tan giai cấp tư sản, giai cấp tư sản không còn thì giai cấp vô sản cũng không còn
**nói một tách ra làm hai và hai có thể gộp lại là một: sai
->hai mặt đối lập phải ở trong một chỉnh thể thống nhất mới gộp lại được
mâu thuẫn là nguồn gốc là động lực của sự phát triển, nếu không có mâu thuẫn thì
không có động lực cho sự phát triển (sự vận động phát triển của các sự vật ,hiện tượng
là một chuỗi giải quyết những mâu thuẫn diễn ra phổ biến trong tự nhiên, xã hội, tư duy
=>làm kinh tế phải phát hiện mâu thuẫn, đối diện mâu thuẫn, phân loại mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn.
*** Ý nghĩa phương pháp luận:
-mâu thuẫn tồn tại khách quan nên việc giải quyết mâu thuẫn phải khách quan (mâu
thuẫn của ai thì tự người đó giải quyết), phải nhận thức đúng sự vật, hiện tượng vốn
có mới giải quyết được mâu thuẫn (tự mình thay đổi chính bản thân mình)
ví dụ: mâu thuẫn của Việt Nam thì phải tự Việt Nam giải quyết, các nước khác chỉ tư vấn
-giải quyết mâu thuẫn phải đúng lúc, đúng chỗ, phải gắn liền với điều kiện thời gian, không gian nhất định
ví dụ: mâu thuẫn giữa Việt Nam và Mỹ của trước đây và hiện tại khác nhau nên
cách giải quyết khác nhau; hợp tác với Mỹ nhưng không quên Mỹ từng xâm lược Việt
Nam; phải hợp tác hòa nhập nhưng bên trong vẫn có mâu thuẫn ->không được đem
cách giải quyết mâu thuẫn với người này giải quyết với người khác hoặc lĩnh vực này
giải quyết với lĩnh vực khác
-Mâu thuẫn khác nhau thì phương pháp giải quyết phải khác nhau; phải luôn phân loại
mâu thuẫn-> phương pháp giải quyết khác nhau
=>học cách giải quyết mâu thuẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 1945 – 1946 có nhiều
mâu thuẫn: mâu thuẫn bên trong, bên ngoài, chủ yếu, thứ yếu, Bác xác định Mâu
thuẫn cơ bản của dân tộc ta là mâu thuẫn giữa ta và Pháp -> giải quyết hợp lý -> là bài
học sâu sắc cho dân tộc.
-giải quyết mâu thuẫn phải bằng phương pháp đấu tranh; tạo điều kiện cho cái mới ra
đời tìm cách để giải quyết mâu thuẫn phải tìm ra phương pháp… chỉ giải quyết khi
tình thế đã chin mùi, lượng đã tích lũy, tránh tả khuynh, hữu khuynh.
3. QL PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH:
***vị trí và vai trò của quy luật:
-vị trí: quy luật phủ định của phủ định là vòng khâu, là chu kì của sự vận động, phát
triển… của sự vật hiện tượng
-vai trò: quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển: một sự
vật hiện tượng muốn vận động phát triển ít nhất phải trải qua hai lần phủ định
***Tóm tắt quy luật: quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng đó không đi
theo đường thẳng, cũng không đi theo vòng tròn tuần hoàn mà nó quanh co phức tạp
được biểu diễn bằng đường xoắn ốc đi lên. Chu kì của sự phát triển ít nhất phải trải
qua hai lần phủ định, khi chu kỳ được thực hiện thì sẽ có cái mới ra đời,cái mới ra đời
sẽ có chu kỳ vận động phát triển mới, vấn đề này diễn ra một cách phổ biến ở trong tự nhiên, xã hội ,tư duy. ***Phân tích quy luật:
-khái niệm: Phủ định của phủ định là một phạm trù dùng để chỉ sự thay thế sự vật,
hiện tượng, quá trình này bằng một sự vật, hiện tượng ,quá trình khác trong cái quá
trình vận động, phát triển của chúng
ví dụ: bàn gỗ phủ định cái cây gỗ; trình độ sinh viên phủ định trình độ phổ thông;
trình độ sinh viên sẽ bị phủ định…;cái chết phủ định sự sống, sống là mâu thuẫn giữa
sự sống và cái chết, càng sống nhiều càng nhanh chết-> đời sống ngắn.
-có hai loại phủ định cơ bản:
+phủ định siêu hình: là loại phủ định chấm dứt sự phát triển( là loại phủ định sạch
sành sanh, tuốt tuồn tuột ,triệt tiêu sự ra đời của cái mới)
ví dụ: một con chim đem nhậu; Việt Nam đã từng phủ định kinh tế thị trường
+Phủ định biện chứng: là tự thân phủ định, là loại phủ định tạo điều kiện cơ sở cho sự ra đời của cái mới
ví dụ: nếu đem hạt thóc rang lên -> gạo nấu cháo;
gieo lúa tạo điều kiện cho hạt nảy mầm thành cây lúa
một thủ trưởng không nhìn thấy giá trị của nhân viên
-tính chất của phủ định biện chứng:
+tính khách quan: vì phủ định biện chứng là tự thân phủ định (sự phủ định diễn ra
ngay trong chính bản thân sự vật, hiện tượng-> đang giải quyết mâu thuẫn bên trong->
tạo điều kiện ra đời cho cái mới ->không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người
+tính phổ biến: phủ định biện chứng diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy
ví dụ: vòng đời của con tằm trải qua bốn lần cố định;
quá trình tồn tại phát triển của sự sống này liên tục trải qua nhiều giai đoạn phủ định:
trong xã hội trải qua nhiều hình thái xã hội: công xã nguyên thủy , chiếm hữu
nô lệ ,chế độ phong kiến, xã hội chủ nghĩa;
văn minh công nghiệp phủ định văn minh nông nghiệp văn minh trí tuệ phủ
định văn minh công nghiệp;
trong tư duy: tích cực phủ định tiêu cực, tư duy bản chất phủ định tư duy hình
tượng; tư duy lý tính phủ định tư duy cảm tính +tính phong phú đa dạng
+phủ định biện chứng mang tính kế thừa phủ định biện chứng không bao giờ thực hiện
trên mảnh đất trống không hoặc từ hư vô (không có cái cũ thì không có cái mới ra đời)
ví dụ: Việt Nam muốn phát triển tốt hơn, muốn cách mạng con đường xã hội chủ
nghĩa tốt hơn chủ nghĩa tư bản thì học hỏi tìm hiểu những thành tựu của CNTB
*kế thừa phải có chọn lọc sáng tạo, bổ sung vào cái cũ chưa có điều kiện bổ sung,
phải có cái mới ra đời và thỏa mãn 3 điều kiện: phù hợp với bản thân sự vật, phù hợp
với xu thế thời đại, phải hướng đến chân thiện mỹ .
-chu kỳ của phủ định là ít nhất phải trải qua hai lần phủ định của phủ định: khẳng định
a ->phủ định a ->phủ định của phủ định a
Ví dụ: hạt thóc bị cây lúa PĐ-> cây lúa đơm bông kết trái bị hạt thóc PĐ
*một sự vật hiện tượng phải trải qua ít nhất hai lần phủ định mới có thể vận động phát triển
-quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng không đi theo đường thẳng, nó không đi theo vòng tròn tuần hoàn
->bài học để thành công thì con đường sẽ không phải là thảm đỏ mà là chông gai->
chúng ta cần phải vượt qua, tạo điều kiện cho cái mới ra đời.
***ý nghĩa phương pháp luận:
-trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết phát huy nội lực bởi vì
phủ định biện chứng là phủ định ngay trong chính bản thân của sự vật, hiện tượng tức
là giải quyết những mâu thuẫn bên trong
-trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải đứng nhìn trên tinh thần phủ
định biện chứng (phủ định biện chứng có tính kế thừa, sáng tạo,… có cái nhìn toàn diện)
ví dụ: chủ nghĩa tư bản: *cái tốt: +tạo ra một sự phát triển kinh tế vượt bậc, năng suất ko thể bàn cãi
+ tạo ra sự phát triển KH công nghệ vượt bậc
+ xây dựng được một nhà nước pháp quyền tư sản phát huy được vấn đề dân chủ
+chủ nghĩa tư bản xây dựng, phát triển kết nối được các quốc gia với nhau, cùng
chung tay giải quyết vấn đề toàn cầu
*cái hạn chế: kẻ đã gây ra hai cuộc chiến tranh: chiến tranh thế giới thứ nhất, Chiến
tranh thế giới thứ hai, chiến tranh, xung đột sắc tộc
+ trong hoạt động nhận thức và thực tiễn tạo điều kiện cho cái mới ra đời
6. Khái niệm, các yếu tố cấu thành của LLSX, QHSX, Nội dung quy luật quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ý nghĩa phương pháp luận
của việc nghiên cứu quy luật này.
Khái niệm LLSX: LLSX là phạm trù triết học dung để chỉ sự tác động qua lại giữa
con người với tự nhiên ở trong quá trình sản xuất *Kết cấu của LLSX:
1.người lao động :là con người đòi hỏi phải có 2 năng lực cơ bản: thể chất; trí tuệ
-> lao động chia làm 2 loại: lao động trí óc; lao động chân tay (nhưng chỉ tương đối) 2.tư liệu sản xuất: -đối tượng lao động:
+cái có sẵn trong tự nhiên +cái thông qua chế biến -tư liệu lao động
+công cụ lao động: thể hiện trình độ lao động và trình độ của nền sx
+kết cấu hạ tầng: cầu cống, đường sá, sân bay, bến cảng..
+hệ thống bình chứa: là dụng cụ bảo quản sản phẩm của quá trình lao động
3. Khoa học công nghệ: lực lượng sản xuất trực tiếp
*Khái niệm QHSX: quan hệ sản xuất là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác
động qua lại giữa con người với con người trong quá trình sản xuất (chỉ mặt xã hội
của quá trình sản xuất)
trong quan hệ sản xuất nó tồn tại 3 quan hệ cơ bản:
-quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất: (đóng vai trò quyết định; ai nắm giữ, sở hữu
TLSX -> g/c thống trị, là ông chủ=> quyết định là ông chủ hay người làm thuê)
+công hữu ( chế độ công xã nguyên thủy)
+tư hữu (TBCN, cuối thời kì công xã nguyên thủy)
-quan hệ tổ chức quản lý quá trình sản xuất gồm: +con người
+công việc (quan trọng hơn)
-quan hệ phân phối sản phẩm của quá trình lao động: bình quân, lao động, khả năng tài sản
*mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất
-lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được xem là hai mặt đối lập ở trong một
phương thức sản xuất, ở đó lực lượng sản xuất được xem là cái mặt tự nhiên là cái nội
dung vật chất của phương pháp sản xuất, quan hệ sản xuất được xem là mặt xã hội
(hình thức xã hội của phương thức sản xuất) -> hai mặt này có sự thống nhất, đấu
tranh, chuyển hóa lẫn nhau trong một phương thức sản xuất
-lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất (nội dung vật chất quyết định hình
thức xã hội; :lực lượng sản xuất nào sẽ có quan hệ sản xuất tương ứng; lực lượng sản
xuất thay đổi quan hệ sản xuất sớm muộn cũng sẽ thay đổi theo lực lượng sản xuất
quyết định tính chất và trình độ của quan hệ sản xuất
-quan hệ sản xuất có sự tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất (quan hệ sản xuất
quy định mục đích sản xuất, quan hệ sản xuất ảnh hưởng thái độ người lao động, quan
hệ sản xuất quy định các hệ thống tổ chức quản lý trong quá trình sản xuất
ví dụ: Ông chủ quan tâm nhân viên ->hái độ lao động tốt-> năng suất sẽ tăng
*sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất theo hai chiều hướng:
-Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất -> thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển làm quan hệ sản xuất khẳng định vị thế
- nếu quan hệ sản xuất không phù hợp vs lực lượng sản xuất ->kìm hãm sự phát triển
của lực lượng sản xuất và chính bản thân nó cũng mất đi vị thế của nó => lực lượng
sản xuất không thể vượt khỏi được quan hệ sản xuất (vì hai mặt này đối lập nhau)
nhưng có thể vượt trước.
*ý nghĩa phương pháp luận:
-phải giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, lấy giải phóng và phát triển người
lao động làm cơ bản nhất mới tạo cơ sở thay đổi quan hệ sản xuất, mới có cơ sở tạo sự
thay đổi trong cách thức sản xuất
-phải điều chỉnh quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất (lực lượng sản xuất luôn luôn vận động biến đổi mà yếu tố đồng nhất là người lao động)
ví dụ: cho Đảng viên làm kinh tế tư nhân
7. Cơ sở hạ tầng – kiến trúc thượng tầng: khái niệm, quan hệ biện chứng, ý nghĩa phương
pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ này.
*khái niệm cơ sở hạ tầng: là một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ quan hệ sản
xuất hợp thành cơ cấu kinh tế XH nhất định
- trong một cơ sở hạ tầng gồm 3 quan hệ sản xuất tồn tại
+quan hệ sản xuất tàn dư: (chế độ cũ)
+quan hệ sản xuất thống trị (đóng vai trò chi phối) (tư bản chủ nghĩa)
+quan hệ sản xuất mầm móng (xu hướng của tương lai) ( xã hội chủ nghĩa)
-nói đến cơ sở hạ tầng là nói đến kinh tế
+các hình thức sở hữu: 3 hình thức: toàn dân; tư nhân; tập thể
+các thành phần kinh tế: 4 thành phần: kinh tế Nhà nước; Tư nhân; tập thể; có vốn đầu tư
nước ngoài -> đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo
-trong xã hội có giai cấp thì cơ sở hạ tầng cũng mang tính giai cấp (xã hội có giai cấp đầu
tiên: chiếm hữu nô lệ)
-trong xã hội không có giai cấp thì cơ sở hạ tầng vẫn có thể tồn tại nhưng không mang tính giai cấp
*khái niệm kiến trúc thượng tầng: là một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ những
quan điểm, những tư tưởng được xây dựng trên cơ sở các thiết chế xã hội tương ứng
-trong các quan điểm, tư tưởng thì cái chỉ đạo cho các tư tưởng còn lại là hệ tư tưởng
-các thiết chế xã hội: gia đình, nhà trường, nhà thờ, nhà chùa, giáo hội nhưng cơ bản nhất là nhà nước
->nói đến kiến trúc thượng tầng là nói đến chính trị, nói đến chính trị là nói đến hệ tư tưởng
*mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
-cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng tức kinh tế quyết định chính trị
+cơ sở hạ tầng nào thì nó sẽ có kiến trúc thượng tầng tương ứng (điều kiện kinh tế như
thế nào -> quan điểm, tư tưởng, lối sống tương ứng)
+cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm muộn gì kiến trúc thượng tầng cũng sẽ thay đổi theo
(kinh tế thay đổi thì sớm muộn chính chị cũng sẽ thay đổi)
=>muốn thay đổi chính trị, niềm tin của nhân dân vào chế độ -> phải thay đổi đời sống kinh tế của nhân dân
+mọi mâu thuẫn trong kinh tế sớm muộn cũng sẽ dẫn đến mâu thuẫn trong chính trị mâu
thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; mâu thuẫn giữa giai cấp này và giai cấp khác
+ai nắm kinh tế sớm muộn cũng nắm được chính trị
-kiến trúc thượng tầng có sự tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng
+kiến trúc thượng tầng có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với cơ sở hạ tầng
# Nếu kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng (đường lối chính sách về chính trị
phù hợp với điều kiện kinh tế ->thúc đẩy kinh tế phát triển và khẳng định vai trò của nó
# nếu kiến trúc thượng tầng không phù hợp cơ sở hạ tầng-> kìm hãm sự phát triển cơ sở hạ tầng
+kiến trúc thượng tầng có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới cơ sở hạ tầng (các chủ
trương chính sách có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự phát triển kinh tế)
vd: trong giai đoạn đại dịch covid 19, hoạt động buôn bán sản xuất ngừng nhưng siêu
thị cửa hàng lương thực thực phẩm vẫn mở
+các yếu tố của kiến trúc thượng tầng có sự tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng
ví dụ: văn hóa phương Đông trọng tình cảm, dựa vào mối quan hệ để làm việc, để ý cái
trước mắt nhưng phương tây không xem trọng tình cảm, để ý cái lâu dài